Sau khi ê kíp mổ đi ra khỏi phòng, hai y tá đẩy xe đưa bà Hạnh về phòng nằm. Linh Đan và chị Lan đi theo sau. Y tá dặn cô vài điều, bảo mẹ cô cần nghỉ ngơi, vẫn còn thuôc gây mê nên chưa tỉnh lại ngay được, lúc nào tỉnh nhớ gọi bác sỹ. Cũng đã là giờ trưa, chị Lan xuống căng tin bệnh viện mua cho cô một hộp cơm mang lên phòng. \-Ở lại chăm sóc mẹ nhé, chị về đi làm đây, cần gọi chị vào hộ, mà mày không gọi người nhà xuống giúp à. \-Em gọi cho cậu em rồi, chỉ bảo mẹ em bệnh cần nằm lâu dài chưa về được, nhà neo người cậu mợ em cũng không muốn cậu mợ xuống. Đi lại xa vất vả lắm. Đợt này em cũng nghỉ học dài mà chị. Chị về đi kẻo muộn. \-Ừ, nhớ ăn cơm đi cho nóng. Mẹ mày tỉnh gọi bác sỹ xem ăn được gì không thì mua cho mẹ ăn. Rảnh chị lại vào. Ở một phòng ăn riêng dành cho bác sỹ và y tá trong căng tin bệnh viện. Ba người đàn ông đang ngồi ăn cơm và uống nước ngọt. Vì một người trợ lý kiêm lái xe không uống rượu, một người đang trong giờ làm cũng không uống rượu, còn một người uống một mình thì thôi cũng không uống nữa. \-Xin lỗi nhé lão đại, lão tam, hôm nay chỉ mời hai lão được bữa cơm bệnh viện. Người nói đó là Lâm bác sỹ chính trong e kíp mổ cho mẹ Linh Đan. \-Không sao, tôi ăn gì cũng được chỉ lo lắng cho sếp tôi…à lão đại thôi. Sơn tiếp lời. \-Miễn ăn cùng các cậu, ăn gì cũng được. \-Phong của tôi đây sao? Lâm và Sơn đồng thanh. Không nhận được câu trả lời từ Phong, Lâm nhìn vào cái bản mặt lạnh lùng của Phong hất hàm. \-Này cô gái đó đặc biệt với cậu à? \- Không, nếu có thể giúp được ai đó trong khả năng của mình thì hãy giúp. Vậy thôi. \-Hả? Lâm và Sơn lại tròn mắt nhìn nhau. Sơn thấy lão sếp nhà mình dạo này có hơi đặc biệt và khác lạ mà anh chưa giải thích được. Anh nảy ra ý nghĩ mới nhanh chóng bảo Lâm: \-Phương châm sống mới của sếp nhà tôi. Lão nhị à, cậu thông cảm. Giờ tôi cũng mới biết. \-Ra là thế? Hai người bận vẫn nói chuyện với nhau, còn người nào đó vẫn cứ trầm ngâm. Nhiều lúc Lâm và Sơn tự hỏi nhau tại sao lại chơi với cái người máu lạnh như Phong. Rồi không nhận được câu trả lời lại tự cùng nhau trả lời chắc là tại kiếp trước ba thằng mình là bạn thân nên kiếp này vẫn thân. \-Tối ngày kia tôi mời hai cậu một bữa chia tay nhé. Tôi chuẩn bị sang Nhật học. \- Cậu vẫn chưa chán học à. Cậu giỏi nhất bệnh viện này rồi còn gì? Sơn thắc mắc. \-Tôi muốn học lên Tiến sỹ nữa. Học muôn năm mà. Cuối cùng thì chỉ có lão nhị và lão tam thao thao bất tuyệt cùng nhau, lão đại kia của họ lần nào cũng vậy, ít nói, trầm ngâm nhưng cũng dứt khoát được một câu với Sơn. \-Kệ cậu ta đi, đi học thì đi, mời ăn chúng ta đến.Tôi ăn song rồi về đi. \-Không lên xem cô Hạnh thế nào à? Sơn hỏi Phong. \-Có cậu ta rồi. Có gì cậu ta báo. Phong nhìn sang Lâm đứng dậy đi về. \-Này, tôi ô xin nhà cậu đó hả? Sao tôi lại có loại bạn như cậu chứ? Bác sỹ Lâm đằng đằng sát khí. Sơn vỗ nhẹ vào vai Lâm. \-17 năm nay rồi mà, vẫn chơi còn gì. Còn một người coi như không có chuyện gì đi mất hút luôn. Bà Hạnh sau khi mổ, khôi phục rất nhanh. Ở phòng VIP lại một mình nên căn phòng bệnh thành nhà thứ 2 của hai mẹ con Linh Đan. Sắp thi nên cô mang luôn sách vở vào học. Phương ở quê lên gọi Linh Đan đi ăn, cô bảo ở trong viện với mẹ. Hai người đi thi hết môn có một buổi sáng, còn lại, lại được nghỉ. Phương cũng vào viện ở lại hộ cô chăm sóc mẹ luôn.Thi thoảng chị Lan và mọi người trong xóm trọ cũng lên chơi, bảo Linh Đan về nghỉ nhưng cô không về dù sao mọi người đi làm cả ngày mệt rồi, cô cũng ngại nhờ vả họ. Nằm viện một tuần sau mổ, bà Hạnh được xuất viện. Nhưng trong một tháng đầu tiên sau khi xuất viện, mỗi tuần một lần bà phải lên viện kiểm tra lại. Nên bà phải ở lại Hà Nội, không về quê được. Chiều nay xuất viện Phương và Linh Đan đưa bà về phòng trọ của Linh Đan. Xóm trọ hôm nay vui vẻ hẳn lên, mọi người ở nhà hết, làm cơm mừng mẹ con cô ra viện. Nhiều lần Phương rủ Linh Đan về ở cùng nhưng cô không dọn đi vì ở đây mọi người rất quý nhau như người nhà. Trong khu này phần đa trọ là những người nghèo ở tỉnh lên làm ăn, có nhà còn đưa cả con lên cùng, không có tiền cho đi học. Những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học phải đi bán vé số, hay nhặt ve chai phụ giúp bố mẹ. Cô thấy thương nên những buổi tối không đi dạy thêm cô thường dạy chúng học. Nhà trọ nào cũng chật hẹp, cô phải ra chùa gần đó mượn góc sân nhỏ của nhà chùa làm lớp dạy học.