Tào Tặc

Chương 187

Hết mưa rồi. Tháng ba mưa, cuối cùng là như thế: đột nhiên mưa, cũng đột nhiên tạnh. Sương mù trên mặt sông đã tan đi, có thể thấy màu nước sông đỏ ánh mặt trời phía chân trời, nước sông cùng bầu trời hòa thành một màu. Đàn vịt trời xếp thành hàng bơi lội trên sông. Trên bàn tròn phía sau hành lang, chén đũa bừa bộn. Từ Tuyên và Trần Kiều ngả người vào hiên cửa ngủ, còn mấy người Hạ Hầu Lan thì nằm gục trên bàn, nước miếng chảy ra. Ai cũng say! Vốn là Hạ Hầu Lan muốn chuốc Tào Bằng uống say, cho nên đã thúc mọi người uống. Mà Từ Tuyên và Trần Kiểu muốn nhìn thấy Tào Bằng đỏ mặt vì vậy cũng hùa vào giậu đổ bìm leo. Thực ra mọi người không có ác ý gì. Chẳng qua mọi người chỉ muốn chuốc gục Tào Bằng làm xấu mặt mà thôi. Nhưng Tào Bằng lại là người thuộc loại uống một chén thì khuôn mặt sẽ đỏ, uống một trăm chén thì cũng vậy. Nồng độ rượu mơ không cao nhưng mà ngấm. Uống vài hũ rượu lâu năm mà bọn Hạ Hầu Lan đều đã gục. Tào Bằng bâng khuâng tựa ở hành lang. Hắn nhìn khung cảnh đẹp, không khỏi buột miệng khen một câu: -Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. (Ráng chiều rơi xuống, cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.) -Bây giờ rõ ràng là mùa xuân, tại sao lại nói đến thu thủy? Trần Quần không uống nhiều vì từ đầu tới cuối hắn không tham dự vào. Món tam sáo áp khiến hắn cảm thấy ngon miệng, chả bù những món bào ngư mà hắn từng ăn phát chán. Cá tươi cùng đồ gia vị nhắm rượu, xương cá rang khô nấu canh cùng đậu hũ càng khiến hương thơm đậm đà. Ngồi trước những món ngon như vậy, hắn làm gì có tâm trí uống rượu cùng mọi người. Nhưng cho dù Trần Quần không uống rượu thì cũng phải bị lây. Rượu để nguội uống vào hình như càng dễ chịu. Hắn ngồi ở hành lang cười bảo: -Nếu như nói "xuân thủy cộng trường thiên nhất sắc" thì mới thỏa đáng. "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, xuân thủy cộng trường thiên nhất sắc" chứ? Tào Bằng lầm rầm nói một tiếng, hình như cảm thấy không thông suốt. -Xuân thủy không được. -Có gì mà không được? -Xuân thủy và cảnh sắc phía trước hình như không hợp nhau. -Xin chỉ giáo cho. -"Lạc hà", "cô vụ" có ý tịch liêu buồn bã. Ánh chiều vô cùng đẹp đẽ, nhưng là ánh hoàng hôn xế chiều. Nếu như ghép với "xuân thủy" thì có phần không hợp. "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" xuất phát từ bài Đằng Vương các tự (1) Tào Bằng không nhớ được nội dung của bài Đằng Vương Các Tự, ngoại trừ một câu, còn lại chỉ nhớ loáng thoáng. Khi Vương Bột làm bài Đằng Vương các tự là vào mùa thu. Cũng vì như vậy nên Vương Bột có thể dùng câu chữ làm rung động lòng người. Nhưng bây giờ đổi thành "xuân thủy", chỉ sợ khiến lời thơ để lại hậu thế sẽ mất đi mỹ ý. Vốn chỉ là thuận miệng ngâm, vậy mà lại khiến Trần Quần phải đứng lên tranh luận. Tào Bằng cũng đành chịu. Không còn cách nào khác, đành phải dùng chữ "thu thủy". Nhưng hai chữ ấy dùng vào thời tiết hiện nay thì có vẻ không hợp. -Vậy thì "giang thủy cộng trường thiên nhất sắc" vậy? -Có lẽ thu thủy thì hay hơn. -Nhưng thu thủy thì không hợp hiện tại. -Dù sao thì ta cho rằng « thu thủy" mới hay, là "thu thủy cùng trường thiên nhất sắc". Tào Bằng thật sự không muốn xuyên tạc, đem Nam Dương trong "Lậu thất minh" của Gia Cát Lượng đổi thành Tây Thục Tử Vân đình, là đã có phần không phải. Nhưng dù sao lúc này Gia Cát Lượng còn chưa xuất sơn cho nên sửa một chút cũng không sao. Nhưng nếu đi sửa "thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" thì hắn không thể nào chấp nhận được. Tranh luận một hồi, Tào Bằng cũng không phải đối thủ của Trần Quần. Nhưng hắn bất chấp đạo lý. Thực sự, hắn có gian lận lấy thơ người khác thì Trần Quần cũng không biết. "Thu thủy" thì "thu thủy". Dù sao thì cũng là thơ do Tào Bằng làm, Trần Quần chẳng liên quan gì. Nhưng mà không biết mấy trăm năm sau còn có một người tên là Vương Bột để lại bài thơ thiên cổ tên là "Đằng Vương các" có câu thơ như vậy không? Tào Bằng thấp thỏm không yên. Ngày dần tắt nắng. Vương Mãi và Hác Chiêu tỉnh rượu trước, hai người uống một chén rồi cáo từ, sau đó chạy về doanh trại. Hai người hắn thân là chủ tướng doanh trại, đương nhiên không thể rời doanh trại lâu. Trước khi đi thì họ đánh thức Hạ Hầu Lan để y rửa mặt, sau đó mới đi. Sau khi Hạ Hầu Lan tỉnh táo thì cũng uống một chén rồi cáo từ. Trước khi hắn đi còn giúp Tào Bằng đem Trần Kiểu và Bộ Oanh khiêng vào sương phòng, thu xếp chỗ ngủ ổn thỏa. Bộ Loan và Quách Hoàn thu dọn đống bừa bộn trên bàn. Gió từ trên mặt sông nổi lên, tạt vào cửa sổ, thổi tung tấm lụa mỏng. Trần Quần và Tào Bằng ngồi trong phòng sách nhìn nước sông trong đêm, trò chuyện tán gẫu. -Xem ra Tào công đã quyết tâm đoạt lại Từ Châu. -Hả? Trần Quần nói một câu không đầu không đuôi khiến Tào Bằng ngẩn ra. -Tào công đột nhiên đánh Nhương huyện, chắc là quyết tâm đoạt Từ Châu. -Làm sao khẳng định? -Từ lâu Tào công đã dòm ngó Từ Châu. Chẳng qua vì nhiều nguyên nhân nên chưa thể ra tay. Sau trận đánh năm ngoái với Viên Thuật, y lui về Hoài Nam, bây giờ đã không còn uy hiếp gì nữa. Bây giờ Tào công cùng với thiên tử lãnh đạo chư hầu cùng nắm giữ bốn Châu, điều khiển Quan Trung, càng ngày càng cường thịnh. Viên Thiệu khó có đường quay về. Trước đây Tào công luôn thoái lui chính vì luôn có Viên Thuật uy hiếp. Bây giờ Viên Thuật đã thất bại, Kinh Tương và Từ Châu của hắn đã mất. Lần này tiến công Nhương huyện, ngoài mục tiêu giải quyết mối lo ngại còn có thể toàn lực sống mái một phen với Lữ Bố. Tào Bằng cố im lặng không nói gì! Hắn xuyên thời gian, đương nhiên biết rõ. Tào Tháo hợp sức đánh Lữ Bố. Mà hành vi của Lữ Bố trước đó càng dễ để cho Tào Tháo mượn cớ. Nhưng thật không ngờ Trần Quần lại có thể nhìn ra điều đó. Quả không hổ là người nổi danh trong