Nhật ký công chúa

Chương 111 : Tại sao mình lại nói ok???????????????

Tại sao mình không nói ra cảm xúc thật của mình? Rằng mình hiểu đoạn anh ý nói về việc cả hai đứa có nhiều việc riêng cần làm và tạm xa nhau một thời gian... ... nhưng không hiểu đoạn anh ý nói về chuyện chỉ làm bạn và hẹn hò với người khác !!! Tại sao mình không nói ra điều mình đang nghĩ, rằng mình THÀ CHẾT còn hơn là yêu một ai khác, ngoài Michael????? Tại sao mình không nói cho anh ấy biết sự thật???? Mình cũng BIẾT chuyện đó có lẽ sẽ không làm thay đổi đuợc điều gì, và càng khẳng định điều Michael vẫn luôn nghĩ về mình - rằng mình vẫn chỉ là một đứa trẻ con chưa chín chắn. Nhưng ít ra thì anh ấy cũng biết được rằng mình không hề ok với chuyện anh ấy vừa nói. Bởi vì mình KHÔNG HỀ ok với điều đó chút nào Mình sẽ KHÔNG BAO GIỜ ok với điều đó Mình nghĩ mình sẽ không bao giờ còn có thể ok như xưa Thứ Hai, ngày 13 tháng 9, 8 giờ sáng, ở nhà. Mẹ vừa vào phòng an ủi mình. Mẹ nói mẹ rất hiểu và thông cảm với sự đau khổ vô bờ bến hiện giờ của mình, khi mà trong vòng có một tuần vừa chia tay với người yêu vừa mất đi người bạn thân nhất. Rắng mình cần có thời gian để nguôi ngoai sự mất mát lớn lao này. Mẹ còn nói mẹ đã cho mình thời gian và không gian riêng để gặm nhấm nỗi buồn đau tan tác này. Nhưng theo mẹ thì một ngày vật vã trên giường là quá đủ rồi! "Còn nữa, mẹ đã phát ngấy khi phải nhìn con trong bộ đồ ngủ hình Hello Kitty này rồi. Nếu mẹ không nhầm thì con đã mặc nó từ hôm thứ Bảy tới giờ đúng không? Đến lúc ra khỏi giường, thay đồng phục và tới trường rồi đấy!" Mình không còn cách nào khác, đành phải nói cho mẹ biết một sự thật: Rằng mình đang chết dần chết mòn. Tất nhiên mình biết mình không phải chết thật. Nhưng cứ cảm giác như vậy! Mình đã hy vọng mọi cảm giác ê chề sẽ... biến mất. Nhưng không được. Không hề nguôi ngoai đi một tẹo nào. Mỗi lần nhắm mắt đi ngủ, mình lại thầm hy vọng rằng: Khi mình tỉnh dậy, mọi chuyện vừa xảy ra thực chất chỉ là một cơn ác mộng khủng khiếp. Vậy mà không... Mỗi khi thức giấc mình lại thấy bản thân vẫn đang trong bộ đồ ngủ hình Hello Kitty - vẫn bộ quần áo mình đang mặc khi nghe Michael nói anh ấy nghĩ bọn mình nên quay lại làm bạn - và BỌN MÌNH VẪN ĐANG CHIA TAY NHAU. Mẹ bảo chắng hề có chuyện mình sắp chết hay gì cả. Mặc dù mình đã cho mẹ sờ vào hai bàn tay ướt nhoẹt đang run lẩy bẩy. Thậm chí chỉ cho mẹ xem đôi mắt thâm quàng và cái lưỡi trắng bệch (thay vì hồng hào khoẻ mạnh), mà theo như chuẩn đoán trên trang wrongdiagnosis.com thì mình rõ ràng đang bị viêm màng não. Tới lúc đó mẹ mới cuống cuồng bắt mình thay quần áo để đưa mình tới bệnh viện cấp cứu. Mình biết mẹ đã mắc bẫy! Vì thế mình uể oải xin mẹ cho nằm thêm một ngày nữa. Và mẹ cuối cùng cũng đồng ý. Mình sẽ không nói cho mẹ biết sự thật là mình sẽ không bao giờ ra khỏi giường nữa. Đúng vậy đó. Thử nghĩ mà xem: Giờ Michael đã không còn là một phần của cuộc đời mình nữa, mình cũng chẳng còn lí do gì để ra khỏi giường. Đi học chắc??? Mình đường đường là Công chúa xứ Genovia. Mình sẽ MÃI MÃI là Công chúa xứ Genovia, cho dù có đi học hay không. Mà mình học hay không thì quan trọng gì chứ? Mình lúc nào cũng chẳng có sẵn việc để làm - làm Công chúa xứ Genovia chứ sao - Cho dù có tốt nghiệp trung học hay không. Giờ mình đã 16 tuổi rồi, không ai có thể BẮT mình tới trường! Vì thế mình quyết định không đi học. Mãi mãi. Mẹ nói sẽ gọi điện tới trường và xin nghỉ học cho mình hôm nay. Sau đó mẹ sẽ gọi cho bà thông báo là mình sẽ không tới lớp học thêm làm Công chúa chiều nay. Mẹ còn nói sẽ bảo chú Lars nghỉ nguyên ngày và cho phép mình vùi đầu trong chăn thêm một ngày nữa, nếu muốn. Nhưng ngày mai, dù mình có lấy lí do gì đi nữa, thì mình sẽ phải đi học. Tuỳ, MẸ muốn nghĩ sao thì nghĩ! Mình sẽ không đi! Có lẽ bố sẽ đồng ý cho mình chuyển về sống ở Genovia. Thứ hai, ngày 13 tháng 9, 5 giờ chiều, ở nhà Tina vừa ghé qua chơi. Mẹ dắt cậu ấy lên phòng gặp mình. Giá mà mẹ không làm như thế. Hình như vụ mình không tắm gội 2 ngày có vẻ hơi bị dễ nhận thấy thì phải... Tại thấy Tina tròn xoe mắt nhìn mình ngạc nhiên. Nhưng cậu ấy vẫn giả vờ như không để ý thấy mớ tóc bóng lộn như vuốt mỡ của mình. "Mẹ cậu đã kể hết cho mình nghe rồi. Về anh Michael. Mia, mình rất tiếc. Mà bao giờ cậu đi học lại thế? Mọi người ai cũng nhớ cậu!" "Nhưng Lilly thì không" - Mình cười khẩy nói. "À ... ừ, cậu nói đúng" - Tina khẽ nhăn mặt - "Nhưng bọn mình nhớ cậu lắm. Cậu không thể nhốt mình trong phòng như thế này trong suốt phần đời còn lại được, Mia ạ". "Mình biết" - Mình nói - "Mai mình sẽ đi học lại". Đó là một lời nói dối. Vừa nói, mồ hôi từ tay mình túa ra như tắm. Chỉ cái ý nghĩ phải quay lại trường học cũng đủ khiến mình muốn cao chạy xa bay ra khỏi cái xứ này rồi. "May quá"- Tina cười tươi - "Mình biết mọi chuyện với anh Michael không có kết cục như cậu muốn, nhưng có khi như thế lại tốt hơn cho hai người. Này nhé, anh ấy vừa lớn tuổi hơn cậu, vừa có cuộc sống khác xa với cậu. Trong khi cậu vẫn đang là học sinh trung học, còn anh ấy đã là sinh viên đại học". Không thể tin được! Ngay cả đến Tina - người luôn ủng hộ mình và Michael - cũng phản bội mình. Tuy nhiên mình cũng đã cố gắng không để lộ điều đó ra. "Còn nữa" - Tina vô tâm nói tiếp không hề nhận ra nỗi đau mà cậu ấy gây ra cho mình - "giờ cậu có thể hoàn toàn tập trung vào cuốn tiểu thuyết tâm huyết của cậu. Và cậu sẽ có nhiều thời gian cho việc học ở trường hơn. Điểm số của cậu vì thế cũng sẽ khá lên và cậu sẽ được nhận vào một trường đại học danh tiếng - nơi cậu sẽ gặp được một anh chàng tuyệt vời có thể khiến cậu quên đi mọi chuyện liên quan đến anh Michael!" Đó là điều mình ao ước! Quên đi mọi chuyện liên quan đến Michael! Người con trai duy nhất - NGƯỜI duy nhất khiến mình cảm thấy thanh thản và bình an khi ở bên cạnh. Tất nhiên mình không nói điều đó ra cho Tina nghe. Thay vào đó mình nói: " Cậu biết không Tina? Cậu nói đúng. Mình sẽ gặp cậu ở trường ngày mai. Hứa đấy!". Và Tina hồ hởi ra về, nghĩ rằng cậu ấy đã khiến mình vui lên nhiều. Nhưng thực ra không phải như vậy. Mình không tin lắm vào những điều Tina nói. Và mình cũng sẽ không đi học ngày mai. Mình chỉ nói vậy để Tina đi về cho nhanh. Bởi vì nói chuyện với cậu ấy khiến mình cảm thấy mệt mỏi. Mình chỉ muốn được ngủ thôi. Giờ thì mình đi ngủ đây. Ngồi viết nhật ký thế này khiến mình cảm thấy muốn kiệt sức! Không phải, chỉ riêng việc phải sống tiếp cũng đủ khiến mình phải kiệt sức rồi! Có lẽ lần này, khi mình thức giấc mọi chuyện vừa qua thực sự chỉ là cơn ác mộng ... Thứ Ba, ngày 14 tháng 9, 8 giờ sáng, ở nhà Buồn... vẫn không hề có cơn ác mộng nào cả! Thầy G vừa đẩy cửa bước vào, trên tay là một cốc sô-cô-la nóng: "Chào buổi sáng, Mia! Nhìn xem dượng có gì này! Sô-cô-la nóng hổi đây! Còn có kem tươi nữa! Nưng con chỉ được uống li sô-cô-la thơm phức này khi con chịu ra khỏi giường, thay quần áo và lên xe Limo đi học." Thầy ấy sẽ không bao giờ làm như vậy nếu mình không rơi vào trạng thái tuyệt vọng như hiện nay sau khi bị người bạn trai lâu năm đã không thương tiếc. Tội nghiệp thầy G! Thầy ấy thật tốt bụng! Nhưng... mình nói mình không thích uống sô-cô-la. Sau đó giải thích - một cách lịch sự - rằng mình không đi học. Không bao giờ nữa. Mình vừa soi gương kiểm tra tình trạng của cái lưỡi. Nó không còn trắng bệch như hôm qua nữa. Có lẽ mình không bị viêm màng não như mình đã tưởng. Nhưng nếu không phải thế thì mình đang mắc bệnh gì mới được cơ chứ? Bởi cứ mỗi lần nghĩ tới việc Michael không còn liên quan đến cuộc đời mình nữa là tim mình đập loạn xạ, gần như không thể phanh chậm lại. Hay mình bị sốt vi-rút Châu Phi??? Nhưng mình đã bao giờ đặt chân đến vùng Tây Phi đâu. Thứ ba, ngày 14 tháng 9, giờ chiều, ở nhà Chiều nay sau khi tan học Tina lại ghé qua. Lần này cậu ấy còn mang theo cả bài tập về nhà các môn mình đã nghỉ. Và Boris. Boris có vẻ hơi ngạc nhiên khi thấy bộ dạng bây giờ của mình. Cậu ấy nói thẳng như vậy: "Mia, phải thú thực là mình hơi ngạc nhiên khi thấy một người theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền như cậu lại đau khổ đến thế này, chỉ vì một người con trai ruồng bỏ". Sau đó cậu ấy giật mình kêu lên "AAÁ!" vì bị Tina thụi cả cái cùi chỏ vào mạng sườn. Boris không hề tin vào câu chuyện sốt vi-rút của mình. Vì thế, mặc dủ không muốn làm ai tổn thương - bởi chỉ có Chúa mới hiểu mình đang phải chịu đựng nỗi đau to lớn đến thế nào, đủ để chia sẻ cho tất cả mọi người trên thế giới này - Nhưng mình buộc phải nhắc lại cho Boris nhớ bộ dạng nát bét của cậu ta khi bị cô bạn gái cũ "nào đó" ruồng rẫy. Chính cậu ta chứ không phải ai khác đã ngu ngốc thả một quả địa cầu bằng sắt xuống đầu, với hy vọng có thể níu kéo lại chút tình cảm với cô nàng kia. So với việc làm đó của Boris thì việc mình không chịu tắm gội hay ra khỏi giường trong vài ngày chẳng đáng là gì. Cậu ấy cũng phải gật gù thừa nhận điều đó, trong khi không ngừng nhìn quanh phòng, khụt khịt mũi gợi ý: "Mình có thể mở một cánh của sổ được không? Trong này có vẻ hơi ... ấm quá thì phải?" Mình cũng chẳng quan tâm xem có phải thực ra là vì người mình bốc mùi hay không. Sự thật là mình chẳng quan tâm tới bất cứ điều gì nữa.Thảm thế đấy!!! Tina cũng chật vật ngồi nói mấy chuyện bâng quơ với mình, dưới sự điều khiển từ xa của mẹ. Cậu ấy tìm mọi cách thuyết phục mình quay trở lại trường... kể rằng cả anh J.P và Kenny hỏi mình suốt. Anh J.P thậm chí còn nhờ Tina chuyển cho mình một ờ giấy gập đôi - mà mình không hề có hứng thú muốn đọc. Sau khi nói bã bọt mép mà thấy không hề lay chuyển được mình, Tina và Boris đành lủi thủi đi về. Mình mở tờ giấy J.P gửi ra đọc: " Thôi mà em, chuyện làm gì tồi tệ tới MỨC ĐÓ? Tại sao em không nghe điện thoại của anh? Anh sẽ dắt em đi xem phim Tarzan! Hàng V.I.P luôn! Đi học lại nhé em. Anh rất nhớ em!". J.P thật dễ thương Nhưng khi mọi thứ trong đời bạn đều vỡ vụn , nơi bạn không muốn đến nhất là trường học... dù cho có bao nhiêu anh chàng đẹp trai nói nhớ bạn đi chăng nữa. Thứ Tư, ngày 15 tháng 9, 8 giờ sáng, ở nhà. Mẹ vừa đẩy cửa lao vào phòng. Hai môi mím chặt gần như là một đường thẳng, chứng tỏ mẹ đang rất tức giận. Mẹ nói mẹ hiểu là mình đang rất buồn, rắng mình thấy không còn muốn sống nữa vì vừa bị bạn trai đá lại vừa bị đứa bạn thân nhất không thèm nói chuyện cùng, và rằng mình không thể lựa chọn tương lai cho riêng mình. Mẹ cũng nói mẹ hiểu là hai tay mình không ngừng ướt nhoẹt, trái tim mình không ngừng đập mạnh, cái lưỡi mình có màu kì dị... Nhưng... "Con có ba ngày vật vã khóc than trên giường là quá đủ rồi! Nếu con không chịu ra khỏi giường, tắm rửa sạch sẽ và tới trường ngay thì mẹ sẽ lôi cổ con vào nhà tắm và xả nước vào mặt con cho tới khi tỉnh thì thôi!" - mẹ nói rất to. Mình vẫn cứ nằm nguyên, không nhúc nhích tại nơi mà mình vẫn nằm trong suốt 72 giờ vừa qua - trên giường - và ngước mắt nhìn mẹ, không nói tiếng nào. Không thể tin được là mẹ có thể lạnh lùng đến như vậy. Thật đấy! Và thế là mẹ phải thay đổi chiến thuật khác. Mẹ bắt đầu bật khóc. Mẹ nói mẹ rất lo lắng cho mình và không biết phải làm gì nữa. Mẹ nói chưa bao giờ mẹ thấy mình thê thảm đến như vậy - mình thậm chí không hề có chút phản ứng nào khi thấy Rocky đặt một đồng xu lên mũi. Bởi bình thường nếu gặp tình huống như vậy mình sẽ cuống cuồng la hét khắp nhà vì sợ Rocky sẽ bị ngạt thở. Vậy mà giờ nhìn thấy thế mình cũng bất động, chẳng ý kiến ý cọt gì. Không hẳn là vậy... Trong thâm tâm mình không muốn Rocky bị làm sao cả. Mình cũng không muốn làm cho mẹ phải khóc. Nhưng đồng thời mình không biết phải làm sao để ngăn mấy chuyện như vậy không xảy ra. Và rồi mẹ lại thay đổi chiến thuật. Thôi không khóc lóc nữa. "Mẹ không muốn làm phiền đến bố vì bố đang bận họp với Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, nhưng con khiến mẹ không còn sự lựa chọn nào khác. Con muốn mẹ làm như vậy đúng không? Làm phiền bố vì một chuyện cỏn con như thế này hả?". "Mẹ cứ gọi cho bố, nếu mẹ muốn. Con cũng muốn bàn với bố về chuyện chuyển hẳn về sống ở Genovia đây. Con không muốn sống ở Manhattan nữa" - mình thều thào nói. Mình nói vậy chỉ là muốn mẹ để cho mình yên tĩnh một mình vật vã với nỗi đau khổ này. Và kế hoạch của mình có vẻ như đã có tác dụng... nếu không nói là quá thành công. Bởi chưa kịp dứt lời đã thấy mẹ chạy ra khỏi phòng, bật khóc tức tưởi. Thực lòng mình không hề muốn làm cho mẹ khóc. Cũng không muốn làm mẹ buồn phiền, nhất là khi mình không hề có ý muốn chuyển về sống ở Genovia. Chắc chắn ở đó sẽ không có chuyện mình được phép nằm oằn oè trên giường cả ngày như bây giờ đâu. Cả ngày nằm trên giường cũng hay ra phết, chẳng phải chạy ngược xuôi với các lịch trình hoạt động thường ngày. Sáng sáng mình thức dậy trước tất cả mọi người trong nhà và ăn sáng - thường thì là ăn nốt những gì còn lại trong tủ lạnh của bữa tối trước đó - Kế tới, cho Louie Mập ăn và dọn ổ cho nó. Sau đó mình sẽ quay lại giường cùng với Louie Mập. Cả hai bọn mình sẽ xem Top 10 bài hát hay nhất của MTV. Rồi khi mẹ và thầy G đi vào phòng nài nỉ mình đi học, mình sẽ cứ nằm ườn một chỗ một mực không chịu... riêng việc này thôi cũng khiến mình tốn khá nhiều năng lượng rồi. Do đó mình lại phải đi ngủ để lấy sức. Mình sẽ dậy kịp xem chương trình talk-show The View và hai tập liên tiếp phim Thẩm phán Amy. Khi chắc chắc rắng không còn ai trong nhà, mình sẽ mò vào bếp kiếm gì cho bữa trưa - một cái bánh nhân thịt hoặc bắp rang bơ hay món gì đó. Mình cũng không quan trọng là món gì. Tiếp đó mình sẽ quay lại giường cùng với Louie Mập và xem thẩm phán Milian trong bộ phim Toà án của Nhân dân và sau đó là phim Thẩm phán Judy. Cuối ngày, khi mẹ cử Tina tới, mình sẽ giả vờ vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi cậu ấy ra về mình sẽ lại phải ngủ, bởi tiếp chuyện với Tina khiến mình mệt lử. Và khi mẹ và mọi người trong nhà đã say giấc nồng mình sẽ dậy kiếm đồ ăn khuya và xem TV tới 2 hoặc 3 giờ sáng. Để rồi vài tiếng sau, tiếp tục lặp lại tất cả những công việc trên thêm một vòng nữa, sau khi nhận ra rằng mình không phải đang mơ và rằng mình thực sự đã chia tay với Michael. Mình hoàn toàn có thể lặp đi lặp lại chu trình sống như thế này tới năm 18 tuổi và hằng năm nhận được một khoản lương cố định cho việc làm công chúa của mình. Mình sẽ chỉ được nhận khoản tiền này khi đủ tuổi và thực hành các nghĩa vụ của một người thừa kế hợp pháp. Sẽ không dễ gì để triển khai công việc quốc gia từ trên giường. Nhưng mình sẽ tìm cách. Haizzzzz... mình thấy thật khó chịu trong lòng khi khiến mẹ phải khóc. Chắc mình phải thiết kế tặng cho mẹ một cái thiệp an ủi mới được. Nhưng như thế này mình sẽ phải bước xuống giường tìm bút, giấy và kéo... Mà mình thì quá, quá mệt, không đủ sức làm mấy việc đó. Thứ Năm, ngày 16 tháng 9, 11 giờ trưa, trên xe Limo của bố. 9 giờ sáng nay mình vẫn quằn quại trong chăn, hai mắt nhắm tịt (mặc dù có nghe thấy ai đó đi vào phòng, nhưng mình không muốn tiếp). Bỗng nhiên cả cái chăn bị lật tung đầy thô bạo, một giọng nói ồm ồm vang lên: "Dậy ngay!" Mình nheo mắt nhìn lên, ngạc nhiên khi thấy bố lù lù trước mặt trong bộ vest lịch lãm. Mùi thơm mát của những cơn gió thoảng mùa Thu ùa vào khắp phòng. Đúng là mình ở trong phòng hơi bị lâu thì phải, quên luôn cả mùi không khí bên ngoài như thế nào rồi. Chỉ cần nhìn nét mặt của bố cũng hiểu bố muốn gì. "Không!" - mình bướng bỉnh nói, quờ tay kéo chăn trùm đàu ngủ tiếp. "Lars, làm ơn" - Bố dõng dạc nói. Ngay lập tức mình thấy cả người bị bê bổng lên khỏi giường - đầu vẫn trùm kín chăn - và ra khỏi nhà của mẹ. "Bố đang làm gì thế?" - mình gào lên, đầu vẫn bị mắc kẹt trong chăn, nhưng mắt vẫn hé nhìn được ra ngoài. Lúc chú Lars bê mình ra khỏi hành lang, mình thấy chị Ronnie - người hàng xóm cạnh nhà - đang mắt tròn mắt dẹt nhìn cảnh tượng trên. "Chỉ để tốt cho con thôi" - bố đi đằng sau nói vọng lên. "Nhưng..." - mình gào lên - "Con vẫn đang mặc đồ ngủ mà." "Thì bố đã nói con tự dậy đi mà không chịu." "Bố không thể làm thế này với con!" - mình hét lên trong khi chú Lars vẫn điềm nhiên bê mình và chăn ra khỏi toà nhà, đi về hướng xe Limo - "Con là công dân Mĩ! Con biết quyền của con!" "Sai! Con vẫn còn trong tuổi vị thành niên" - bố nghiêm nghị nói. "Cứu tôi với!" - mình hét toáng lên, cầu cứu mấy anh chị sống ở khu lan cận đang trên đường về nhà sau một đêm quậy tưng bừng ở hộp đêm - "Hãy gọi cho Tổ chức Ân xá Quốc tế! Tôi đang bị bắt giữ bất hợp pháp!!!!!" "Lars!" - bố bực mình quát lên, khi thấy đám sinh viên Đại học New York dáo dác nhìn quanh xem có cái máy quay bí mật nào đặt gần đó không (vì trong phim Law anh Order cũng từng có cảnh tương tự đang quay trên phố Thompson) - "Quẳng nó vào trong xe đi!" Và chú Lars làm y như lời bố dặn! Chú ý quẳng mình vào trong xe! Kế đến là cuốn nhật kí. Và cái bút. Và đôi dép hoa đi trong nhà của Trung Quốc. Đây là cách người ta đối xử với một công chúa sao? Với người bình thường cũng không được phép, chứ đừng nói là với một công chúa! Bố vẫn không chịu nói cho mình biết đang đi đâu. Mình phải lèo nhèo mãi bố mới nói một câu: "Rồi con sẽ biết!" Bình tĩnh lại sau cơn sốc ban đầu trước cách đối xử phũ phàng của bố và chú Lars, mình cũng nhận ra rằng mình cũng chẳng quan tâm lắm đến điều đó. Dù cho mình có đang phải ngồi trên xe Limo với bộ đồ ngủ hình Hello Kitty, chăn và ga giường quấn quanh người. Không hề cảm thấy phẫn nộ hay uất ức. Mình nghĩ đó mới chính là vấn đề. Mình cũng chẳng còn thiết bất cứ điều gì nữa. Mình nghĩ là như vậy, nhưng mình cũng không quan tâm lắm! Thứ năm, ngày 16 tháng 9, phòng khám của bác sỹ Knutz Bố con mình đang ngồi trong văn phòng của bác sỹ tâm lý. Mình không đùa đâu. Nói thật đấy! Bố không phải là đưa mình ra máy bay bay về Genovia. Mà là đi lêm khu phố Đông gặp bác sỹ tâm lý. Mà không phải là bác sỹ tâm lý bất kì nào đâu, mà là một trong những chuyên gia hàng đầu đất nước về tâm lý trẻ vị thành niên và trẻ em. Ít nhất thì đấy là điều mà các học vị, giải thưởng treo đầy trên tường bên ngoài phòng khám ám chỉ tới. Chắc hẳn mục đích của nhưng học vị học hàm xuất sắc đó là để gây ấn tượng với những vị khách như mình. Hoặc ít nhất là để trấn an. Nhưng thú thực mình chẳng hề thấy thoải mái chút nào. Nhất là khi phát hiện ra bố, mẹ, thầy G đều cho rằng mình bị điên. Ừ thì có thể trông mình bây giờ có hơi thế một tí (trong bộ đồ ngủ xộc xệch, tóc tai bù xù). Nhưng đó là lỗi tại ai chứ? Đáng ra bố mẹ phải đợi mình thay quần áo chỉnh tề mới đúng. Mặc dù chưa chắc là mình sẽ chịu. Nhưng nếu biết là mình sẽ bị lôi ra khỏi nhà như thế này thì mình đã mặc áo chíp rồi. Cô lễ tân - hay y tá gì đó - ở bên ngòai phòng khám của bác sỹ Knutz có lẽ không bận tâm đến cách ăn mặc của mình. Cô ấy hồ hở tiếp đón: "Chào buổi sáng thưa hoàng tử Philippe" - Khi vừa nhìn thấy bố, đi đằng sau là chú Lars đang cắp mình theo trên tay. Cũng tại khi nãy mình nhất quyết không chịu ra khỏi xe. Không đời nào mình chịu đi bộ trên phố trong bộ đồ ngủ hình Hello Kitty như thế này! Có thề là mình bị điên nhưng chưa điên tới mức mất trí thế. Vì thế chú Lars đã phải bế bổng mình lên. Cô lễ tân cũng không ngạc nhiên khi thấy bệnh nhân mới được "khuân" vào phòng khám như vậy: "Bác sỹ Knutz sẽ tiếp các vị ngay. Trong lúc chờ đợi, cháu hãy điền vào tờ giấy này giúp cô được không?". Mình cũng không hiểu tự dưng sao mình trở nên khó bảo và ương bướng đến như vậy: "Không! Đó là cái gì ạ? Một bài kiểm tra à? Cháu không thích". Tim mình đập thình thịch như muốn vỡ tung, khi nghĩ tới 2 chữ "kiểm tra". Cô lễ tân tròn xoe mắt nhìn mình: "Đây chỉ là bản đánh giá tâm lý của cháu thôi. Không có câu trả lời đúng hay sai đâu. Chỉ mất một phút của cháu là cùng". Nhưng mình không muốn đánh giá tâm lý, không cần biết đúng sai lằng nhằng gì sất. "Không" - mình lắc đầu - "Cháu không thích". Bố chìa tay về phía cô lễ tân: "Cho tôi một tờ nữa. Tôi cũng làm. Giờ con thấy thoải mái hơn rồi chứ, Mia?" Hừm, vậy thì khác. Có bố như vậy cũng khiến mình thấy thoải mái hơn thật. Nếu mình có làm sao thì chắc cũng thừa hưởng chút ít từ bố. Cứ nhìn xem bố có bao nhiêu đôi giày trong tủ là biết. Bố là đàn ông cơ mà!!! Và thế là cô lễ tân đưa cho bố một tờ giấy giống y chang như mình. Nội dung của nó là danh sách dài dằng dặc các loại cảm xúc, suy nghĩ của con người mà mình chỉ cần đánh dấu vào câu nào phù hợp nhất với mình. Kiểu như với câu Tôi cảm thấy không còn mục đích sống, sẽ có 5 đáp án: Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thỏang Hiếm khi Không bao giờ Dù sao cũng chẳng có gì để làm và đằng nào trong tay mình cũng đang sẵn có bút, mình quyết định ngồi làm cái bản đánh giá này cho xong. Câu trả lời của mình hầu hết luôn là "Luôn luôn" và "Thường xuyên". Ví dụ, "Tôi luôn có càm giác mọi người ghét tôi", ... "Thường xuyên" và "Tôi cảm thấy mình thật vô dụng" ... "Thường xuyên." Còn bố thì đánh dấu phần lớn vào câu "Hiếm khi" và "Không bao giờ". Kể cả với những câu kiểu như "Tôi cảm thấy như thể đã để vụt mất tình yêu đích thực của mình." Mà mình thừa biết đó hòan tòan là lời nói dối trắng trợn. Bởi bố đã kể cho mình nghe tình yêu đích thực duy nhất của cuộc đời bố chính là mẹ. Và bố đã để mẹ ra đi để rồi luôn day dứt, ân hận. Đó là lý do tại sao bố khuyên mình không nên hành động ngu ngốc và để Michael đi. Bời vì bố biết mình sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một tình yêu đẹp như vậy nữa. Đáng tiếc là mình đã ngu muội không nhận ra điều đó, cho tới khi quá muộn. Cũng dễ hiểu tại sao bố không bao giờ cảm thấy bị mọi người ghét bởi làm gì có trang web nào tên là toighethoangtuphillipexugenovia.com đâu. Cô lễ tân - Cô Hopkins - lại lấy bản đánh giá và cầm vào trong văn phòng đóng im ỉm cạnh bàn làm việc của cô ấy. Mình không nhìn được vào trong. Chú Lars đang thản nhiên đọc tờ Sports Illustated số mới nhất ở chỗ bàn nước, như chưa từng khiêng công-chúa-mặc-áo-ngủ tới văn phòng bác sỹ tâm lý. Dám chắc trong hồ sơ xin việc của chú Lars khi mói tốt nghiệp từ trường huấn luyện vệ sỹ không hề có công việc tương tự như vậy. "Bố nghĩ con sẽ thích bác sỹ Knutz, Mia a!"- bố nói - "Bố đã gặp ông ấy tại một buổi gây quỹ từ thiện hồi năm ngóai. Ông ấy là một trong những chuyên gia hàng đầu quốc gia về tâm lý trẻ vị thành nhiên và trẻ em". Mình liếc mắt về mấy cái bằng khen và giải thưởng treo tứ tung trên tường: "Vâng con cũng biết". "Ừ, ông ấy được đánh giá rất cao. Đừng để cách hành xử của ông ấy làm con căng thẳng". Cách hành xử của ông ấy??? Là sao??? Cô Hopkins vừa quay lại. Cô ấy nói bác sỹ Knutz đang đợi. Tuyệt chưa! Thứ Năm, ngày 16 tháng 9, 2 giờ chiều, trên xe Limo của bố . Đời mình chưa bao giờ gặp phải một người lạ lùng đến như vậy. Bác sĩ Knutz... thật không giống như mình tưởng tượng là nhỏ thó, già, hói, râu dê, đeo kính to sụ và nói giọng Đức. Và ông ấy dúng là già thật. Cỡ tuổi bà. Nhưng ông ấy không hề nhỏ thó. Cũng không hề hói hay để râu dê. Giọng hơi có âm điệu miền Tây, bởi trước đây ông không phải làm việc ở New York mà tại nông trại gia đình ở Montana . Haha. Bác sĩ Knutz là một cao bồi. Một bác sĩ tâm lí cao bồi. Văn phòng của ông cũng được trang trí như nhà nông trại. Trên các tấm ván ốp tường quanh phòng là những bức ảnh của những chú ngựa hoang thả rông. Tác giả của những cuốn sách trên giá sánh đặt ở góc phòng chủ yếu là Louis LAmour và Zane Grey. Đồ nội thất được bọc da và tô điểm bởi các bức tượng ngựa giống bằng đồng thau. Trên cái móc đằng sau cửa thậm chí còn treo lủng lẳng một cái mũ cao bồi. Thảm trải sàn là tấm thảm của người Navajo. Chỉ cần nhìn qua một vòng căn phòng này là đủ hiểu: Bác sĩ Knutz còn điên hơn cả mình. Chắc chắn đây là một trò đùa của bố. Làm gì có chuyện người lập dị như thế này lại là một trong những chuyên gia hàng đầu quốc gia về tâm lí trẻ em vị thành niên và trẻ em. Hay mình đang là nạn nhân của trò chơi "Đùa với người nổi tiếng"? Và Ashton Kutcher sẽ xông ra bất cứ lúc nào, cười hô hố vào mũi mình: "Công chúa Mia! Cô là nạn nhân tiếp theo của chương trình Punkd! Người đàn ông này không phải là bác sĩ tâm lí gì hết! Ông ấy là chú Joe của tôi thôi!" "Xem nào..." - bác sĩ Knutz nói, giọng sang sảng, sau khi mình và bố ngồi xuống cái ghế bành to đùng bằng da đối diện - "Công chúa Mia. Rất vui được gặp cháu. Nghe nói ngày hôm qua cháu đã đối xử tốt tới mức khó hiểu với bà của mình." Mình choáng váng không thốt nên lời. Không giống như các bệnh nhân khác của bác sĩ Knutz - chủ yếu là trẻ con - mình có quen với hai bác sĩ tâm lí hơi bị giỏi đấy - hai bác Moscovitz chứ ai! Do đó mình không hề lạ lẫm với mấy câu mở màn giữa bác sĩ và bệnh nhân. Đặc biệt là bác sĩ phải được biết những thông tin chính xác ngay từ ban đầu. "Hoàn toàn không. Cháu chẳng đối xử tốt với ai. Cháu chỉ làm đẹp lòng bà để bà có thể mau mau chóng đi về thôi." "Ồ. Nếu vậy thì lại khác. Ý cháu là mọi chuyện với cháu vẫn bình thường và ổn đúng không?" "Rõ ràng là không ạ" - mình nói - "Cháu đang bị tống vào phòng làm việc của bác trong bộ đồ ngủ bệ rạc, bác thấy đấy?" "Ừm, bác có nhận thấy điều đó" - bác sĩ Knutz từ tốn nói - "Nhưng bọn con gái trẻ các cháu vẫn thường ăn mặc rất kì dị nên bác nghĩ cháu chỉ là đi theo trào lưu đó thôi." Chuyện này không ổn chút nào. Làm sao mình có thể tin tưởng thổ lộ những suy nghĩ thầm kín nhất của mình với một người gọi mình và đám bạn mình là "bọn con gái trẻ" sẵn sàng đi ra ngoài đường trong bộ đồ ngủ hình Hello Kitty và quấn chăn lông???? "Thôi thôi, vô ích thôi bố ạ." - mình đứng bật dậy nói với bố - "Về đi bố ơi, con xin..." "Đợi chút, Mia" - bố kéo tay mình - "Chúng ta vừa mới tới thôi mà. Con phải cho bác sĩ có cơ hội nói chuyện chứ." "Bố!" - mình thốt lên, không tin vào tai mình. Nếu thực sự mình cần phải đi điều trị tâm lí, tại sao bố mẹ không tìm cho mình một bác sĩ tâm lí đúng kiểu, chứ không phải một bác si tâm lí CAO BỒI? - "Đi về thôi. Trước khi bác ấy ĐÓNG MỘC lên người con." "Cháu có vấn đề gì với người ở nông trại hả, cô gái nhỏ?" - bác sĩ Knutz nheo mắt hỏi. "Với việc cháu là một người ăn chay" - mình ngẩng cao đầu nói, mặc dù một tuần trước đây mình đã không còn là người ăn chay nữa - "thì đúng là thế đấy ạ!" "Xem ra cháu vẫn còn đầy nhiệt huyết đấy chứ. Đâu có như trong bản đánh giá tâm lí của cháu đã thể hiện - một người không còn muốn quan tâm tới bất cứ điều gì nữa." Vừa nói bác ý vừa gõ gõ vào cái xấp giấy lúc nãy mình vừa điền ở bên ngoài. Mình chán nản ngồi phịch xuống ghế, nhận thấy bản thân đã đuối lí và khó có thể thoát ra khỏi đây trong vài giờ tới. "Cháu nghĩ bác cần biết một điều: cháu đã nghiên cứu các học thuyết của nhà tâm lí học Carl Jung khá lâu rồi. Cháu cũng đang trong quá trình hoàn thiện bản thân sắp xong rồi. Cháu không còn lạ lẫm gì với mấy môn tâm lí kiểu này. Cháu biết rất rõ vấn đề của mình" - mình buột miệng, trước cả khi não mình kịp nhận ra là mình đang nói. "Ồ, vậy sao?" - bác sĩ Knutz mỉm cười - "Hãy kể ta nghe xem nào." "Cháu chỉ là đang hơi buông xuôi một chút thôi. Đó là phản ứng tâm lí rất bình thường sau hàng loạt biến cố tâm lí xảy ra với cháu tuần vừa qua." "À, đúng rồi - bác sĩ Knutz cúi xuống đọc tờ giấy trên bàn - "Cháu vừa chia tay với bạn trai của mình... Tên là Michael đúng không?" "Vâng" - mình uể oải - "Đúng là sự chia tay này của cháu có hơi khác so với các bạn tuổi teen bình thường khác, bởi vì cháu là một Công chúa, còn Michael là một thiên tài. Anh ấy cần phải đi Nhật hoàn thành cánh tay rô-bốt phẫu thuật để chứng tỏ cho gia đình cháu thấy rằng anh ấy hoàn toàn xứng đáng với cháu. Nhưng sự thật là cháu không hề xứng đáng với anh ấy. Và tận sâu thẳm cháu biết chính cháu là người phá hỏng mối quan hệ này." "Có lẽ điều đó đã được báo trước ngay từ đầu, khi mà theo như kết quả phân loại tính cách (dùng công cụ kiểm tra của Myers-Briggs) cháu thuộc nhóm người có tình cách dẫn dắt INFJ (Hướng nội, Trực giác, Tình cảm, Nguyên tắc) trong khi Michael thuộc dạng người có tính cách thể hiện ENTJ (Hướng ngoại, Trực giác, Lí trí, Nguyên tắc). Giờ anh ý chỉ muốn làm bạn và hẹn hò với người khác - điều cháu không bao giờ muốn. Nhưng cháu tôn trọng mong muốn của anh ấy và cháu biết nếu muốn hoàn thiện bản thân, cháu sẽ cần nhiều thời gian hơn... và... và... và... thế thôi ạ. Có lẽ cháu bị viêm màng não hoặc sốt vi-rút. Đó là vấn đề duy nhất của cháu. Và cháu cần thời gian để khỏi bệnh. Còn lại thì cháu hoàn toàn ổn. Rất ổn." "Cháu ổn ư? Nếu ổn sao cháu bỏ học suốt gần một tuần liền trong khi chẳng hề ốm đau gì cả? Quần áo cũng chẳng thay. Chúng ta sẽ phải đến bênh viện để kiểm tra vụ viêm màng não, tất nhiên rồi. Và giờ cháu nói cháu ổn?" "Vâng" - mình nói, hai mắt rưng rưng như sắp khóc. Tim thì đập thình thịch liên hồi - "Giờ thì cháu về được chưa ạ?" "Cháu về làm gì?" - bác ý vẫn chưa chịu buông tha cho mình - "Về để lại chui vào trong chăn làm một kẻ quái dị á? Đây chính là một dấu hiệu điển hỉnh của căn bện trầm cảm đấy." Mình chớp chớp mắt nhìn bác sĩ Knutz sửng sốt. Không thể tin được một người như bác ý - chẳng quen biết gì với mình, lập dị với mấy món đồ MIỀN TÂY hoang dã - lại đi nói một điều khủng khiếp như vậy với mình. Bác ý nghĩ bác ý là ai chứ? Ngoài việc là một trong những chuyên gia hàng đầu quốc gia về tâm lí trẻ vị thành niên và trẻ em. "Cháu định bỏ qua tình bạn lâu năm với cô bạn thân nhất Lilly và những người bạn khác, bằng việc không đi học, không tham gia các hoạt động xã hội có thể khiến cháu chạm mặt với họ, tại sao?" - bác sĩ Knutz vừa nhìn tấm giấy trên bàn vừa đủng đỉnh nói. Mình lại tiếp tục chớp mắt nhìn ông. Ừ thì cứ cho là mình điên theo cái cách nói chuyện này của bác sĩ Knutz thì bác ý cũng chẳng bình thường gì hơn mình. Thứ nhất mình không phải không đi học vì sợ gặp Lilly hay sợ tiếp xúc với mọi người. Không hề!!! ĐÓ cũng chẳng phải lí do tại sao mình muốn đi Genovia. "Cháu định bỏ qua những việc làm yêu thích trước nay của mình - ví dụ như nhắn tin với cô bạn Tina - để mà ngủ ngày đêm thức suốt sao? Còn nữa, cháu muốn bị tăng cân vùn vụt khi vì ăn uống một cách vô độ vì nghĩ không có ai nhìn thấy mình sao?" Khoannnnnnn... làm sao bác ý biết được CHUYỆN ĐÓ? LÀM SAO BÁC Ý BIẾT CHUYỆN MÌNH VỚI TINA? HAY CHUYỆN ĂN VỤNG TRONG BẾP???? "Đến bao giờ thì cháu mới chịu ngừng ngay việc nói dối những điều mà cháu nghĩ là mọi người muốn nghe, cốt là để họ đi ra chỗ khác và để cháu yên một mình? Cháu thậm chí quên luôn cả những nguyên tắc vệ sinh cá nhân tối thiểu của con người - đó lại là một ví dụ điển hình của chứng trầm cảm của tuổi vị thành niên." Mình ngán ngẩm nhìn lên trần nhà. Chuyện này thật lố bịch. Mình không hề bị trầm cảm. Mình chỉ là đang buồn rầu mà thôi. Bởi mọi chuyện đang xảy ra với mình thật chẳng ra so cả. Rất có thể mình bị viêm màng não, và không ai nhận thấy các triệu chứng của bệnh. Nhưng có một điều chắc chắn là: mình không hề bị trầm cảm. "Cháu định thu mình lại, rũ bỏ hết những thứ yêu thích trước kia - như viết nhật kí, em trai bé bỏng, bố mẹ cháu, các hoạt động ở trường, bạn bè - trùm chăn than thân trách phận một mình ở xó phòng, không muốn thay đồi hay tận hưởng cuộc sống nữa sao???? - bác sĩ Knutz càng nói càng to, ầm ầm như sấm - "Ta vẫn có thể liệt kê thêm nữa, cháu muốn nghe tiếp không?" Nước mắt mình chực trào ra. Không thể tin nối. Thật không thể tin nổi! Mình không hề bị viêm màng não. Cũng chẳng bị sốt vi-rút. Mình bị trầm cảm. Mình bị trầm cảm thật rồi. "Có thể" - mình hắng giọng nói, cố gắng không oà khóc trước mặt người lạ - "tinh thần của cháu hơi xuống dốc một chút." "Cháu nghe này, không có gì sai trái khi thừa nhận bản thân bị trầm cảm cả" - Bác sĩ Knutz nhẹ nhàng nói - "Rất nhiều người bị trầm cảm. Và trầm cảm không có nghĩa là cháu bị tâm thần hay là một kẻ thất bại, kém cỏi." Nước mắt mình bắt đầu trào ra, không kìm lại kịp. "Vâng" - mình khó nhọc nói. Bố với tay ra nắm lấy tay mình. Nhưng cử chỉ âu yếm đó chỉ khiến mình khóc tợn hơn mà thôi. Hai tay thì ướt nhoẹt mồ hôi. "Khóc cũng là một phản ứng rất tự nhiên, không có gì phải xấu hổ" - bác ý vừa nói vừa đưa cho mình một hộp giấy. Tại sao bác ý có thể làm được điều đó? Tại sao bác ý có thể đọc được suy nghĩ của mình như vậy? Có phải ngày xưa bác ý suốt ngày chơi với bọn hươu và linh dương không? Mà không hiểu con linh dương trông như thế nào nhỉ?? "Việc cháu cảm thấy phiền muộn và cần có người tâm sự sau tất cả những gì vừa xảy ra là rất bình thường và tốt cho sức khoẻ của cháu. Đó là tại sao bố mẹ cháu đưa cháu tới gặp ta. Nhưng nếu bản thân cháu không chịu thừa nhận mình có vấn đề và cần giúp đỡ thì ta e là sẽ chẳng làm gì được giúp cháu. Do đó, sao cháu không kể cho ta nghe điều gì thực sự khiến cháu khó chịu và cháu thực sự cảm nhận thế nào về điều đó? Và lần này thì đừng có lôi cái lí thuyết của ông Carl Jung vào đây." Giờ thì mình không quan tâm có phải mình đang xuất hiện trong chương trình "Đùa với người nổi tiếng" nữa rồi. Có lẽ tại cái tấm thảm Navajo. Hoặc cái mũ cao bồi đằng sau cửa. Hoặc có thể mình nhận ra rằng bác ý đã nói đúng: Mình không thể nhốt cả đời mình trong phòng được. Và thế là mình kể cho ông bác sĩ cao bồi và già nua kia tất tần tật mọi chuyện. À, tất nhiên không phải MỌI CHUYỆN bởi vì BỐ cũng đang ngồi bên cạnh mà. Yêu cầu của bác sĩ Knutz đối với các bệnh nhân chưa tới tuổi vị thành niên là trong những buổi điều trị tâm lí, bố/mẹ hoặc người bảo trợ cần phải có mặt. Nếu là bệnh nhân thường xuyên thì không cần. Nhưng mình đã kể cho bác ý nghe điều quan trọng nhất - điều mà mình không thể nào bỏ ra khỏi đầu từ Chủ Nhật tuần trước, sau khi nói chuyện với Michael qua điện thoại. Điều khiến mình nằm bẹp trên giường suốt từ hôm đó tới nay. Lần đầu tiên khi mẹ và mình về thăm ông bà ngoại ở Versailles, Indiana, ông ngoại đã cảnh báo mình không được lại gần cái bể chứa nước bỏ hoang ở sau khu nhà cỏ bởi ông chưa tìm được người đến lấp. Vấn đề là, có đứa trẻ nào đã từng đọc qua câu chuyện Alice và xứ sở thần tiên mà không tò mò với những thứ có hình thù giống với cái hang thỏ đâu. Tất nhiên mình đã gỡ tấm gỗ dán trên nóc bể chứa và trèo lên miệng bể nhòm xuống cái hố sâu đen ngòm đó, tự hỏi không biết nó có dẫn tới Xứ sở thần tiên hay không... Mình đã trượt chân ngã xuống dưới. Và chẳng thấy có xứ sở thần tiên nào hết. Mình cũng không bị thương ở đâu cả. Lồm cồm bò dậy và nắm mấy cái rễ cây khô bám đầy hai bên thành bể và leo lên. Sau đó đậy miếng gỗ dán lại chỗ cũ và đi về nhà trong bộ dạng hôi hám, bẩn thỉu, quần áo dính đầy đất cát, Mình chưa bao giờ kể cho ai nghe về chuyện này vì nếu ông ngoại biết, chắc sẽ giận lắm. Cũng may là không ai phát hiện ra vụ việc lần đó. Và giờ vấn đề của mình là: Kể từ sau buổi nói chuyện với Michael hôm Chủ Nhật vừa rồi, mình có cảm giác như đang rơi xuống cái hố đó thêm một lần nữa. Cảm giác như khi mình ngồi dưới đó, ngước nhìn lên bầu trời phía trên và tự hỏi tại sao mình lại rơi vào tình cảnh như vậy. Chỉ có điều lần này không có cái rễ cây nào cho mình bám để thoát khỏi cái hố đó. Mình đang bị mắc kẹt ở dưới đáy hố. Mình vẫn có thể nhìn thấy cuộc sống ngày ngày trôi qua trước mắt - tiếng cười nói vui vẻ, ánh nắng mặt trời rực rỡ, tiếng chim hót véo von, mây trôi hững hờ trên bầu trời xanh - nhưng mình không thể quay lại đó và hoà mình cùng mọi người. Mình chỉ có thể ngồi chồm hỗm nhìn lên, từ dưới cái hố đen và sâu thẳm đó. Sau khi nghe mình giải thích xong những điều này - thực ra mình không thể nói thêm được nữa vì còn mải khóc rưng rức - bố hậm hực lẩm bẩm gì đó trong họng, hình như là tính sổ gì đó với ông ngoại nếu họ gặp lại nhau.(^^) Trong khi đó, bác sĩ Knutz chăm chú lắng nghe từng câu, mắt nhìn thẳng vào mắt mình và nói một câu rất hay: "Đôi khi trong cuộc sống cháu ngã xuống cái hố mà không thể tự mình leo lên được. Đó là lúc cháu cần tới sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình. Tuy nhiên họ sẽ không thể giúp cháu nếu cháu không cho họ biết là cháu đang bị mắc kẹt ở dưới đó." Mình ngẩng đầu ngước mắt nhìn bác sĩ Knutz. Thật là lạ, nhưng... mình chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Nghe thì có vẻ hơi dở hơi. Nhưng ý tưởng nhờ người khác giúp đúng là mình chưa bao giờ nghĩ tới. "Giờ chúng ta đều biết là cháu đang bị mắc kẹt trong cái hố đó" - bác sĩ Knutz nói tiếp, bằng cái giọng đặc sệt miền Tây - "Cháu có đồng ý để chúng ta giúp cháu một tay không?" Vấn đề là - mình không chắc là ai đó có thể giúp mình trèo lên khỏi cái hố tăm tối này. Mình đã rơi quá sâu và mình cũng đã quá mệt rồi... Dù có người ném cho mình một sợi dây thì mình cũng không buồn cầm vào luôn. "Vâng, vậy thì tốt quá. Ý cháu là, nếu có ai đó có thể giúp được." "Chắc chắn là giúp được mà - ông bác sĩ nói như đinh đóng cột - "Việc đầu tiên cháu cần làm ngay sáng mai là: đến bệnh viện thử máu để đảm bảo chắc chắn không có bệnh tật gì. Bởi có một số căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, vì thế chúng ta cần loại trừ các bệnh đó ra, kể cả bệnh viêm màng não. Sau đó cháu có thể bắt đầu buổi trị liệu đầu tiên tại văn phòng này, sau khi đi học về. Ở đây cách trường cháu có vài toà nhà rất thuận tiện cho việc đi lại." Miệng mình đắng nghét, khô không khốc: "Cháu... Cháu nghĩ... cháu không thể quay lại trường học ngày mai đâu?" "Tại sao không?" - bác sĩ Knutz ngạc nhiên hỏi. "Chỉ là..." - tim mình lại đập nhanh rồi - "Cháu không thể... Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu cháu bắt đầu đi học lại từ Thứ hai sao? Như một sự khởi đầu mới?" Ông bác sĩ nheo đôi mắt xanh hiền từ nhìn qua cặp kính lão gọng bạc. Khuôn mặt hằn sâu những vết nhăn của tuổi già. Một đôi mắt đậm chất cao bồi! "Hoặc nếu có thể bác kê cho cháu cái đơn thuốc, như thế sẽ đơn giản hơn nhiều." - mình gợi ý. Giờ mình chỉ muốn có một loại thuốc nào có thể khiến mình tê liệt mọi xúc cảm, không phải đau đầu suy nghĩ bất cứ chuyện gì, từ giờ cho tới lúc tốt nghiệp. Lại một lần nữa, bác sĩ Knutz đọc được ý nghĩ đó của mình. "Bác là một bác sĩ tâm lí chứ không phải một bác sĩ tâm thần. Bác không thể kê đơn thuốc. Nhưng đồng nghiệp của bác thì có thể, nếu bác cảm thấy bệnh nhân của mình cần dùng tới thuốc. Mà cháu thì bác nghĩ là không cần." Không phải chứ? Bác ý sai rồi! Mình mới là đứa cần tới thuốc nhất! Thật nhiều! Còn ai cần dùng tới thuốc như mình? Không ai cả! Bác ý từ chối không cho mình thuốc là vì bác ý chưa bao giờ gặp bà nội của mình mà thôi! Đột nhiên mình thấy bố vặn vẹo một cách khó chịu trên ghế, còn bác Knutz nhìn mình chằm chằm không chớp mắt. Thì ra mình vừa nói tồng tộc những suy nghĩ vừa rồi ra khỏi mồm. Úi! "Ờ.. ừm..." - mình quay sang biện hộ với bố - "Bố biết con nói sự thật mà." "Ừ, bố biết." - bố nhìn lên trần nhà thở dài cái thượt. "Bác cũng rất muốn được gặp bà cháu một lần" - bác sĩ Knutz nói - "Dường như bà ấy rất quan trọng đối với cháu. Và bác muốn xem mối quan hệ giữa hai bà cháu khăng khít đến thế nào. Nhưng, nói thật... trong bản đánh giá này của cháu không hề có dấu hiệu nào chứng tỏ cháu muốn tự sát. Bởi vì khi được hỏi có bao giờ có ý muốn tự sát không cháu đã đánh dấu vào câu Chưa bao giờ." "Để vì tự sát cháu sẽ phải bước khỏi giường mà cháu thì không muốn bước xuống khỏi giường." Bác Knutz mỉm cười nói: "Ta không cho là thuốc có tác dụng với trường hợp của cháu." "Nhưng cháu cần một cái gì đó. Bởi vì nếu không cháu không biết sẽ sống sót qua một ngày như thế nào. Cháu nói thật đấy. Không phải cháu có ý gì đâu nhưng trường học thời nay không còn như thời của bác đâu. Nó đáng sợ lắm, cháu không đùa đâu!" "Cháu biết bà Eleanor Roosevelt chứ? Bà ấy đã nói "Mỗi ngày nên làm ít nhất một việc khiến ta sợ hãi" "Thật vô lí! Tại sao chúng ta phải làm những điều khiến ta sợ hãi?" - mình lắc đầu phản đối. "Bởi vì đó là cách duy nhất" - bác Knutz giải thích - "Có thể khiến chúng ta trưởng thành và độc lập hơn. Đúng là có rất nhiều thứ thật đáng sợ - ví dụ như lần đầu tập xe đạp; lần đầu đi máy bay, phải quay lại trường học sau khi chia tay với người bạn trai lâu năm và tấm hình chụp mình với bạn trai của người bạn thân nhất bị in đầy trên các mặt báo... Nhưng nếu cháu không mạo hiểm thì mãi mãi cháu sẽ không thể trưởng thành được. Và cháu nghĩ lẩn trốn có thể khiến cháu thoát khỏi cái hố đen mà cháu đang rơi xuống ư? Cháu không cho rằng cách duy nhất dể cháu có thể thoát khỏi cái hố đen đó chính là phải tạo ra một sự thay đổi sao?" Mình hít một hơi rất sâu. Bác ý nói đúng. Mình biết là bác ý nói đúng. Chỉ là... để làm được điều đó thật khó! "Hơn nữa cháu nghĩ mà xem, còn điều gì tệ hơn có thể xảy ra nữa nào? Cháu có một vệ sĩ rất trung thành. Cháu còn có nhiều bạn khác, ngoài Lilly đúng không? Cô bạn nào đó tên là Tina mà mẹ cháu nói đến đó?" Mình đã quên mất Tina. Không ngờ việc rơi xuống hố đen có thể khiến người ta mụ mị tới mức quên đí cả những người sắn sàng làm mọi thứ - mọi thứ trên đời - để giúp bạn thoát ra khỏi đó. "Vâng" - mình vui vẻ nói, trong lòng bỗng loé lên một tia hy vọng - "Cháu còn có Tina." "Đó, cháu thấy chưa. Ai mà biết được" - bác Knutz nháy mắt cười với mình - "có khi các cháu sẽ còn thân thiết hơn ý chứ?" Ông bác sĩ này nhiều khi nói những câu chẳng ra đâu vào đâu, không ai hiểu ý gì!!! Lập dị kinh người!