Kiêu Phong

Chương 476

Lục Thất gật đầu khen ngợi. Nếu như tám vạn Kinh Môn quân phát hiện bị lừa, chắc chắn sẽ tức giận dẫn đến binh biến. Vì vậy Lục Thất nhất định phải đưa tám vạn Kinh Môn quân đến phía nam Đại Giang. Lý do rất đơn giản, phụng mệnh tấn công Sở quốc. Nhưng tám vạn Kinh Môn quân vừa đi thì phòng ngự Kinh Châu lại trở nên trống rỗng, quân Ngạc Châu cũng không thể ở lại Kinh Châu được. Bởi vì quân Ngạc Châu trên thực tế rất thân cận với Lâm Nhân Triệu, Lục Thất không nắm chắc có thể thu hàng, vì vậy hắn hợp nhất quân lực quy hàng Kinh Châu đều là lấy quân lực Tấn quốc làm nòng cốt. - Chủ thượng! Thuộc hạ cho rằng thương lượng với Hán quốc có thể dùng danh nghĩa của Đường quốc và Lâm Nhân Triệu để hành sự, như vậy có thể để Hán quốc nghĩ rằng sau khi Kinh Châu bị Đường quốc chiếm đóng có thể có được quân lực chi viện từ Ngạc Châu. Còn tại sao Hán quốc vẫn không tấn công chiếm đóng Kinh quốc, là bởi vì Hán quốc không muốn gây chiến với Kinh quốc. Kết quả của sự gây chiến đó sẽ làm cho Chu quốc “ngư ông đắc lợi”, một khi Chu quốc có được Kinh Châu, điều đó có nghĩa là đã mở ra cánh cửa tấn công Ba Thục rồi. Ngũ Hải lại góp lời. Lục Thất mỉm cười, nhìn Ngũ Hải nói: - Bổn vương cảm thấy, ngươi thật sự rất thích hợp làm chủ soái. Ngũ Hải ngẩn ra, xấu hổ cúi đầu xuống. Lục Thất cười, nói: - Ngươi có lý tưởng của ngươi, bổn vương cũng sẽ không làm khó ngươi. Ngươi đi đi, sau này đến Tấn quốc thì sẽ nhậm chức Huyện lệnh trước. - Tạ ơn chủ thượng! Ngũ Hải đáp lại, ngẩng đầu do dự một chút, nói: - Chủ thượng! Thuộc hạ nguyện cống hiến sức lực cho việc đi sứ Hán quốc. Lục Thất nhìn Ngũ Hải, chợt gật đầu nói: - Đi sứ Tương Châu thì được! Ngươi đi Tương Châu có thể khiến quân Hán không thể tấn công ở đây trong thời gian sắp tới, điều này giúp bổn vương tranh thủ được thời gian điều quân. - Vâng! Thuộc hạ hiểu rồi! Ngũ Hải cung kính đáp. - Ngươi đi đi! Lục Thất ôn hòa nói, Ngũ Hải sau khi thi lễ thì rời đi luôn. Lục Thất theo quân lệnh, điều mười vạn quân lực Cán Châu, chia thành năm tốp đến Ngạc Châu, sau đó vượt sông trấn giữ Kinh Châu. Kinh Môn quân cũng sẽ chia làm năm tốp điều đến Ngạc Châu, sau đó hợp với quân Ngạc Châu tấn công Nhạc Châu. Mặc dù Lục Thất điều quân đến Kinh Châu, có thể sẽ khiến Giang Châu và Lâm Nhân Triệu biết được nhưng đi đến bước này, Lục Thất cũng đành phải làm vậy. Hắn không muốn mất đi trận địa chiến lược Kinh Châu này. Năm người đưa thư cưỡi ngựa đi rồi. Lúc đến Hạ Khẩu, không còn sự tồn tại của Vu tướng quân, chủ soái một vạn quân cũng không dám ngăn lại hỏi nhiều, còn nghĩ rằng Vu tướng quân vẫn đang tụ hợp lương thực, cũng không biết rằng Kinh quốc đã không còn tồn tại nữa. Ngũ Hải đi sứ đến Tương Châu, Lục Thất lại một lần nữa hạ lệnh các tướng sĩ Tấn quốc ở bên Kinh Môn quân không được nói ra tin tức của Tấn quốc. Sau đó hắn bắt đầu chỉnh đốn cai trị quan lại ở Kinh Châu, bãi miễn và đề bạt quan lại các nơi của Kinh Châu, bãi miễn nói là đề bạt, điều đến Giang Lăng rồi giam lại. Đề bạt chủ bạc làm Huyện lệnh, Huyện Úy bị điều đến giam giữ ở Giang Lăng rồi xử tướng quan khac dẫn binh đến làm Huyện Úy địa phương. Lục Thất vì muốn “mê hoặc” Lâm Nhân Triệu nên cố ý chở ba vạn thạch lương thực đến Ngạc Châu, do binh dũng quân Ngạc Châu chở đến. Mỗi lần chở ba nghìn thạch đến Nam Xương Phủ, với thông tin là đang đánh trận với Kinh quốc. Còn về có thể làm “mê hoặc” Lâm Nhân Triệu - một nhân vật khôn róc đời của Kinh quốc hay không thì Lục Thất không quan tâm. Hắn chỉ mong Lâm Nhân Triệu trong khi nghi ngờ sẽ do dự thêm vài ngày, giúp hắn có thêm thời gian điều động mười vạn đại quân Cán Châu. Trên thực tế, Lâm Nhân Triệu thân ở Nam Xương cũng bị mê hoặc rồi. Nguyên nhân là nhận được tin từ chủ soái đóng quân tại Hạ Khẩu, chủ soái Hạ Khẩu nói Vu tướng quân đang tụ hợp lương thực, Trấn phủ sứ dẫn đại quân đến đột kích Giang Lăng, chắc đang đi chinh chiến. Lâm Nhân Triệu căn bản sẽ không nghĩ tới Lục Thất sẽ mượn danh nghĩa liên quân của Chu quốc và Đường quốc để hù dọa thành Giang Lăng đầu hàng. Y biết rằng thành Giang Lăng rất khó tấn công, vì vậy tin rằng Lục Thất đang chinh chiến ở Giang Lăng. Thấm thoát đã bảy ngày trôi qua, năm tốp đại quân “Đường quốc” từ Cán Châu đến, cuối cùng có hai tốp đã bị thám báo Nam Xương Phủ phát hiện. Sau khi thám báo báo cáo lên thì Lâm Nhân Triệu lập tức thấy kinh ngạc. Y không biết tại sao lại có đại quân Đường quốc ở đây, lặng lẽ theo hồ Bà Dương đến Ngạc Châu, phạm vi thăm dò của thám báo cũng chỉ ở khu vực Hồng Châu, cũng không biết bốn vạn quân Đường đó từ đâu mà đến. Nhưng có thể khẳng định, đó không phải là quân lực triều đình phái tới. Trong lúc Lâm Nhân Triệu kinh ngạc khó hiểu, muốn sai người đến Ngạc Châu điều tra thì Lục Thất đã mệnh lệnh cho mười vạn Kinh Môn quân xuất phát đến Giang Hạ, đồng thời lấy quân lệnh của Trấn phủ sứ lệnh cho quân Ngạc Châu ở Kinh Châu xuất phát đến Giang Hạ, vượt sông quay về Ngạc Châu. Mười vạn Kinh Môn quân và mười vạn quân lực Cán Châu không biết nới giao nhau cách nửa huyện lại xảy ra trận chiến. Lục Thất cũng rời khỏi Kinh Châu, giao nhiệm vụ quan trọng trấn thủ Kinh Châu cho Quan Xung. Quan Xung làm đại soái Giang Lăng quân phủ, trấn thủ thành Giang Lăng. Mười vạn quân lực Cán Châu biến thành Kinh Môn quân, quân soái Kinh Môn mới là Hải Ngu Hầu Cao Thái phụ trách trấn thủ sông Hán Thủy đến việc phòng ngự Giang Hạ nhưng Kinh Môn quân thuộc sở hữu điều hành của Quan Xung. Lục Thất vừa về tới Ngạc Châu, lập tức lấy thân phận của Trấn phủ sứ tiếp quản tám vạn quân Ngạc Châu. Hắn nói Vu tướng quân ở lại Giang Lăng cùng cai quản Kinh Châu với Quan Xung, còn hắn phụng quân lệnh của Lâm Nhân Triệu xuất quân từ Ngạc Châu tiến đánh Nhạc Châu, tiếp đó tiến thẳng đến Đàm Châu thuộc kinh thành Sở quốc. Đàm Châu bị tấn công, quân Sở tấn công Nam Xương Phủ phải rút quân về cứu kinh thành. Lúc đó Lâm đại nhân sẽ xuất quân truy kích, cuối cùng một trận là đánh bại được Sở quốc. Mặc dù Lục Thất giải thích về Vu tướng quân có phần không hợp lý, bởi vì cứ coi như Vu tướng quân ở lại Kinh Châu, thân làm Tiết Độ Sứ Ngạc Châu cũng nên phát quân lệnh thư tay đến cho Ngạc Châu quân, không nên do Trấn phủ sứ nói tiếp quản là tiếp quản. Nhưng Lục Thất lấy danh của Lâm Nhân Triệu, còn có một loạt chiến lược tấn công, Vu tướng quân cũng động viên báo cho tướng soái Ngạc Châu quân biết rồi. Hơn nữa Lục Thất và Vu tướng quân trước đây có mối qua lại thân tình khiến các tướng soái Ngạc Châu cũng không nghi ngờ chuyện Lục Thất quản chế Ngạc Châu quân là có hợp tình hợp lý hay không? Tại sao Lục Thất lại phải vội vàng tấn công Sở quốc, tất nhiên là vì quân lực Cán Châu thiếu mười vạn quân, hơn nữa việc có được Kinh Châu cũng làm cho khai thông liên kết khu vực trở thành một chuyện cấp bách. Kinh Môn quân và Ngạc Châu quân khác, đã có thể lợi dụng, tất nhiên là không thể bỏ qua. Sau khi gửi thư nói về quân tình cho Lâm Nhân Triệu, Lục Thất ngang nhiên rút quân tấn công Nhạc Châu, tổng cộng mười tám vạn đại quân rời khỏi Ngạc Châu, hoàn toàn là vứt bỏ phòng bị Ngạc Châu. Nếu Chu quốc thừa cơ vượt sông, hoặc Vũ Văn thị ở Giang Châu xuất binh đều có thể dễ dàng chiếm được Ngạc Châu. Nhạc Châu còn được gọi là Ba Châu, nằm ở hồ Động Đình, nha phủ nằm ở huyện Ba Lăng ở bờ phía đông của hồ Động Đình. Sở quốc có năm vạn quân Tiết Độ Sứ Bình Giang đóng tại Nhạc Châu, chính là ứng phó và phòng bị Ngạc Châu quân, còn phía tây Nhạc Châu là Lễ Châu. Hiện giờ huyện Công An thuộc Lễ Châu là khu vực đối diện cách bờ với Giang Lăng Kinh Châu, vì vậy Lễ Châu là nơi Lục Thất nhất định phải chiếm được. Nhưng ở Lễ Châu lại có năm vạn quân Tiết Độ Sứ Vũ Bình của Sở quốc chiếm đóng. Mười tám vạn đại quân của Lục Thất vừa xuất phát thì Nhạc Châu rất nhanh đã được tin cấp báo của thám báo, Tiết Độ Sứ Bình Giang của Sở quốc một mặt cấp báo cho kinh thành Đàm Châu, mặt khác lại hạ lệnh lui quân. Năm vạn quân có chênh lệch quá lớn với mười tám vạn quân, đóng giữ huyện thành Ba Lăng nhưng lại sợ bị vây khốn. Tiết Độ Sứ Bình Giang căn bản không thể ngờ tới quân Đường đột kích với mong muốn là đánh nhanh thắng nhanh. Ba ngày sau, đại quân của Lục Thất kéo đến ngoài huyện thành Ba Lăng, dễ dàng chiếm được huyện thành. Quan lại và binh sĩ Sở quốc trong thành Ba Lăng đều chạy hết, cư dân cũng chạy trốn hơn nửa, chiến loạn khiến con người ta sợ hãi nhất, vì vậy đa số đều lựa chọn chạy trốn. Lục Thất thắt chặt kỷ luật quân đội, không cho phép hại huyện thành Ba Lăng. Những người không chạy trốn hiện giờ ở thành Ba Lăng phần lớn đều là dân lành, nếu có vào thành cướp bóc thì cũng không được gì. Trong lúc khởi binh, Lục Thất đã cấp đủ quân lương, hơn nữa Lâm Nhân Triệu trị quân nghiêm khắc, vì vậy mười tám vạn đại quân cũng coi như chấp nhận với quân lệnh không được gây tai họa cho thành Ba Lăng của Lục Thất. Vào đêm, Lục Thất nghỉ ngơi trong huyện nha Ba Lăng, dưới ánh đèn hắn xem tin tức được chuyển đến. Sau khi Thường Châu binh biến, Lý Quốc Chủ ở Giang Ninh hoảng sợ bất chấp tất cả điều động đại quân đến tập kết ở huyện Kim Đàn, cử Hoàng Phủ Kế Huân làm Đô Ngu Hầu đại quân, Anh Vương làm chủ soái Đại tướng quân. Hiện giờ bốn vạn quân Đông Ngô của Chu Chính Phong đã đóng tại huyện Kim Đàn. Trong thư Tiểu Phức gửi đến nói Lý Quốc Chủ tạm thời không có ý đồ liên lụy tội cho Lục Thất, nhưng phủ Quận chúa rõ ràng là bị nhiều người giám sát, cũng khiến cho buôn bán trong kinh thành rơi vào tình trạng ảm đạm, khó khăn, dường như là vô cùng vắng vẻ. Nhưng dư luận trong kinh thành vì có người âm thầm phao tin nên những người chỉ trích và hoài nghi phủ Quận chúa không nhiều mà Phan Hữu lại trở thành người ‘đứng mũi chịu sào’. Mọi người đều chỉ trích Phan Hữu thất tín gạt chủ quốc nên mới xảy ra binh biến ở Thường Châu. Tiểu Phức nói, mặc dù Lý Quốc Chủ tập kết đại quân ở huyện Kim Đàn nhưng rõ ràng là xuất phát từ việc phòng ngự, đa số mọi người trong triều đình đều không tán thành với việc tấn công Thường Châu. Hiện giờ không có người nhắc đến việc liên quân với Chu quốc, tất cả đều kéo dài không quyết. Quân báo phía Thường Châu nói, sau khi mười vạn đại quân đóng tại huyện Tấn Lăng, không dẫn đến khủng hoảng loạn dân, lòng quân cũng rất ổn định. Trương Hồng Ba nói, Giang Âm hầu muốn gặp hắn. Sau khi Lục Thất suy nghĩ một lát thì hồi thư Thường Châu, nói cho Trương Hồng Ba nói đến điều kiện phong Vương với Đường quốc, xin phong Giang Âm hầu làm Trung Ngô Quận Vương. Đợi sau khi xong chuyện của Tây bộ thì sau này hắn sẽ gặp Giang Âm hầu.