Trí Huệ Quang Minh Từ Vô LậuKhi lòng có dục niệm, thật giống như của cải bị bọn cướp đoạt mất.Chư Phật Bồ-tát hiền thánh tăng đều có trí huệ quang minh vô lượng.
Trí huệ đó là trí huệ vô lậu vô tận.Người thường ai cũng là hữu lậu bởi vì có vô minh.
Phật Bồ-tát là vô lậu bởi vì các Ngài không còn vô minh nữa.
Vô minh nghĩa là không hiểu biết, hồ đồ, không biết cái nào đúng cái nào sai, không phân biệt được trắng với đen.Cái lậu lớn nhất là dục lậu (lòng dâm dục), nếu mình có lòng dâm thì cũng giống như tài sản (công đức) của mình bị bọn cướp (lòng dục vọng) đoạt mất đi.
Cũng giống như thân cây bị sâu khoét không còn dùng đặng.
Lại cũng giống như mâm đồ ăn thơm ngon lại bị bỏ một đống phân ở bên trên làm cho người ta buồn nôn đến ba ngày.Có người lại nói: "ồ, tâm dâm dục nầy ai cũng có cả mà." Ðúng, bởi vì do có lòng dâm đó, nên mình mới phải tu hành.
Nếu mình không còn dục vọng thì bản lai trí huệ quang minh mới hiện ra.
Nên "vô lậu" là chỗ mà người tu hành muốn tới; đó là đồ quý nhất người tu muốn đắc.Quý-vị phải hết sức chú ý! Trong sáu thứ thần thông (Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Thần túc thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Lậu tận thông) Lậu-tận-thông nầy nghĩa là gì? Chính là không còn dục lậu nữa, hoàn toàn không còn lòng dâm dục nữa.
Nên nói rằng mình phải "đoạn dục khử ái" (Cắt đứt lòng dâm dục, chặt phăng tâm ái tình), nếu có thể tu đến chỗ "lô hỏa thuần thanh" (công phu chín mùi) thì mình sẽ tự tại.
Nếu không đoạn dục, không khử ái thì mình luôn bị vô minh chi phối làm điên đảo.
Từ sớm đến tối không được tự tại, không được sung sướng là bởi vì lòng dâm dục cứ phá phách mình.Các vị thiện-tri-thức! Ðây là chỗ thiết yếu mà mình cần phải đặc biệt dụng công.
Bởi do nó mà mình phản bổn hoàn nguyên, khôi phục bản lai diện mục của mình, chứng được trí huệ vô tận; cái nguồn đó không bao giờ cạn, lấy không hết, dùng cũng không xuể.Quý-vị cần phải phát tâm bồ-đề mới có thể phá được cửa sinh tử.
Tự mình phải phản tỉnh hỏi lòng mình: Tại sao ta cần phải tin Phật? Tại sao ta muốn xuất gia? Tại sao xuất gia rồi mà mình không tu hành? Tại sao xuất gia rồi ta vẫn còn đủ thứ vọng tưởng? Ðó là những vấn đề mà mình đừng nên bỏ qua, phải nghĩ cho thông suốt thì mới thoát khỏi Tam-giới, liễu sinh thoát tử, đến chỗ Niết-bàn an lạc được.Tu Ðức - Tạo NghiệpTrong cuộc sống hằng ngày, ta giống như kẻ sống trong say đắm, chết trong mộng mị.
Không tu một chút công đức nào, thì làm sao thành Phật được?Quý-vị thử nghĩ xem: Phật xưa kia, do tu vô lượng vô biên công đức, nên mới thành Phật được.Chúng ta tại sao chưa thành Phật? Là bởi chúng ta chưa có tu vô lượng vô biên công đức.
Công đức của mình so với Ngài thật quá sai lệch.
Bởi vì một mặt thì mình tu hành, một mặt thì tạo tội nghiệp; do đó "Công tu không bằng tội nghiệp tạo ra."Từ sáng đến tối mình tạo thân nghiệp, tạo khẩu nghiệp, tạo ý nghiệp.
Thử xét tư tưởng của mình: Hết tưởng người nầy không tốt lại tưởng người kia đối với mình không đẹp; tưởng người nọ đối với mình nghĩ như vầy, nói thế kia, cho nên trong lòng tạo ra đủ thứ nghiệp tham, sân, si.
Ở nơi miệng, mình cũng tạo nghiệp, nào là nói thị phi (kẻ đúng người sai), hoặc là nói láo, nói lời thêu dệt, nói điều ác ôn, nói điều đâm chọc hai đầu làm cho người nầy người kia bất hòa.
Có những người một ngày không nói những chuyện thị phi thì giống như một ngày họ không sống vậy.
Một ngày không nói láo giống như ngày đó họ không có cơm ăn vậy, họ cảm thấy rất là khó chịu, nên từ sáng tới tối phải nói chuyện thị phi, nói chuyện láo lếu thì họ mới sống được.
Các vị coi thử mấy người nầy có kỳ quái chăng? Thật làm cho người ta tốn công giải thích!Những người có tật xấu mà tự mình không nhận lỗi, lại còn che đậy, bao che cho cái tội của mình.
Cho rằng mình đâu có nói dối, mình nào có vọng tưởng, mình cũng chẳng có dục niệm, đeo cái mặt nạ giả để đi lừa người khác.
Kỳ thật ở đời nầy làm sao mình có thể lừa được ai? Chẳng những mình không lừa được người khác mà tự mình cũng không lừa được chính mình.
Tại sao vậy? Tại vì khi mình có vọng tưởng, thì thử hỏi xem mình có biết hay không? Nếu mình biết thì mình không cách gì lừa được mình.
Nếu không lừa được chính mình, thì làm thế nào để lừa người khác chứ? Chỉ có người ngu si thì mới đi lừa kẻ khác thôi.Người không thật sự tu hành thì mang mặt nạ, lòng dạ đen tối, không giữ quy luật, chẳng làm chuyện quang minh chính đại, song không chịu thừa nhận.
Do đó trong sự sinh hoạt hằng ngày, y giống như kẻ được sinh ra trong say đắm, chết đi trong mộng mị (túy sinh mộng tử).
Không tu một chút công đức nào, thì làm sao thành Phật được? Những người nầy cách xa Phật đến trăm ngàn vạn dặm.Nói cách khác, công đức mà mình tu được ít hơn tội nghiệp mình tạo ra, tức là "Phần thu hoạch không nhiều bằng phần mất đi." Thử hỏi như vậy thì làm sao thành tựu được?Vạn Vật Ðều Nói Pháp Cho MìnhHễ tỏ rõ thì mới buông bỏ đặng.Không tỏ rõ thì cứ mãi chấp trước.Trong Kinh Hoa Nghiêm có dạy rằng: "Phật thị hiện bách thiên ức chủng âm thanh, vi chúng sanh diễn thuyết diệu Pháp." Nghĩa là Phật thị hiện trăm ngàn ức loại âm thanh, để diễn nói Pháp mầu cho chúng sinh.
Chúng ta cần giác ngộ tất cả các âm thanh trên thế giới, vì tất cả đều là tiếng thuyết Pháp.
Rằng:Khê thanh tận thị quảng trường thiệt, Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân.Nghĩa là:Suối reo là tiếng lưỡi rộng dài,Non xanh là bóng thanh tịnh thân.Tiếng âm thanh của con suối, con lạch giống như tiếng nói từ nơi lưỡi rộng dài của đức Phật diễn thuyết diệu Pháp; màu xanh của núi, cũng chính là màu của thanh tịnh Pháp-thân, khiến kẻ trông thấy sinh lòng hoan hỷ.
Nếu hiểu được triết lý này, thì trên đời, tất cả mọi thứ đều đang nói Pháp cho mình nghe.Người thiện nói Pháp thiện.
Người ác nói Pháp ác.
Con ngựa thì nói Pháp làm ngựa, con trâu thì nói Pháp làm trâu.
Chúng làm mình hiểu nguyên nhân làm thân ngựa, thân trâu.
Thì ra, những con ngựa, con trâu này kiếp trước là kẻ không hiếu thảo với cha mẹ, không cung kính với sư trưởng, hoặc không muốn nghe lời cha mẹ, ân sư giáo huấn, quay lưng nghịch lại cha mẹ, ân sư, nên giờ đây sinh ra làm loài súc vật, chúng không thay đổi gì mấy.Nói tóm lại, trì Ngũ-giới và hành Thập-thiện thì mình sinh làm người hay lên trời.
Khi có tham, sân, si, thì bị đọa ba nẻo ác (địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh).Con mèo đuổi bắt con chuột.
Con cọp rượt ăn con thỏ.
Kẻ mạnh hà hiếp kẻ yếu.
Tất cả đều nói Pháp cho mình nghe.
Sự gì cũng đều có nhân quả của nó.
Mỗi việc đều có lập trường riêng, đều nói lên Pháp kỳ-diệu cho mình nghe.
Ông thầy thì nói Pháp của ông thầy.
Học trò thì nói Pháp của học trò.
Vị Tỳ-kheo thì thuyết Pháp của vị Tỳ-kheo.
Vị Tỳ-kheo-ni thì thuyết Pháp của Tỳ-kheoni.
Hữu tình thuyết Pháp, vô tình cũng thuyết Pháp.
Nếu nhận thức được thì núi xanh, mây trắng, bông vàng, trúc biếc, vạn sự vạn vật đều thuyết Pháp cho mình nghe cả.Kẻ thổ phỉ đi ăn cướp tài vật của người khác là bởi vì trong quá khứ y từng bị kẻ khác cướp, nên bây giờ tới đòi nợ.
Nếu xưa không bị người cướp mà bây giờ đi cướp của người, thì tương lai y sẽ bị người cướp lại.
Ðó gọi là hoàn trái (tức là trả nợ).
Ðây là đạo lý chân thật về sự báo ứng trong vòng tuần hoàn nhân quả.Do đó, làm người mình phải biết "chánh đại quang minh, đại công vô tư" (đại công nghĩa là việc chung, vô tư nghĩa là không có lòng ích kỷ, tư vị riêng).
Bất cứ mọi nơi, mọi lúc mình không nên nghĩ cách chiếm tiện nghi, không chịu thua thiệt.
Thật sự thì "chịu thua thiệt là cách để được tiện nghi." Phải nhớ lấy, quý-vị, hãy ghi nhớ lấy.
Ðừng nên tìm cách để chiếm tiện nghi, mình phải nhường cho người khác, chịu thua thiệt đi.
Khi được tiện nghi mà mình không nhận, mình nhường lại cho người khác, thì đó chính là mình tồn giữ được cái đức.Mọi người phải làm đúng với cương vị, tận tình vì chức vụ của mình.
Ðừng tham những thứ mình không xứng đáng hưởng, đừng uống quá lố những thứ rượu chè.
Ðó cũng là thuyết Pháp vậy.
Nên nói:Thanh thanh thúy trúc tổng thị pháp thân, Uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã.Nghĩa là:Xanh xanh trúc biếc đều lộ Pháp thân.Lấp lánh cúc vàng không chẳng Bát-nhã.Mình phải quan sát tất cả mọi sự việc như vậy.
Hễ hiểu rồi thì hãy buông bỏ mọi thứ.
Không hiểu thì sẽ mãi chấp trước..
Truyện khác cùng thể loại
80 chương
87 chương
53 chương
93 chương