Nước Chảy Trào Trước Cửa ChùaBên này xưa nay không có nước lại tự nhiên có.
Chẳng lẽ thật sự đây chính là do tôi mang lại?Hôm nay là lễ đức Bồ-tát, tuy Chùa Tây Lạc Viên (Hồng Kông) xây ở trên núi xa xôi, phải leo ba trăm bậc thang cấp mới lên tới được; song quý-vị tới đây tham gia đả thất thì vô cùng vui sướng, đủ thấy rằng quý-vị có tâm chân thành, tinh thần dũng mãnh tinh tấn.Kể về số lượng người tham gia đả thất thì mỗi năm mỗi đông hơn.
Nhiều người ở đây sau khi lạy Phật về cho biết rằng công việc làm ăn của họ thuận lợi hơn xưa.Như vị cư sĩ Viên Quả Lâm, từ ngày đến chùa công việc càng ngày càng phát đạt.
Còn cư sĩ Ðàm Quả Bộc từ ngày quy y thì tăng phước diên thọ, năm nay tám mươi tuổi ngoài mà thân thể vô cùng tráng kiện.Có một em què từ bốn tuổi đến chín tuổi chẳng đi được, nhưng khi đến đây lạy Phật thì chân lành bịnh, có thể đi đứng được.
Con gái nhà họ Viễn chân cũng bị bịnh, tìm thuốc bắc, uống thuốc tây nhưng bịnh chẳng lành, sau khi lạy Phật thì bịnh khỏi ngay.
Do vậy nên nhiều người tuyên truyền rằng tôi có thể trị bệnh, thực sự chẳng qua đó là do công đức lạy Phật mà ra.Còn một chuyện đáng gọi là kỷ niệm: Trước khi chùa Tây Lạc Viên thành lập thì khu đất nầy là một hố sâu bảy tám thước.
Sau đó mấy người thợ mới đổ đất san bằng để làm chùa.
Chỗ đất nầy xưa nay chẳng có nước, nhưng đạo tràng xây xong rồi thì có nguồn nước chảy ra bất tận.
Có người nói rằng nước nầy là do tôi đem từ núi Phù Dung lại.
Vì khi tôi ở núi Phù Dung động Quán Âm thì ngoài động có nước, nhưng kỳ quái thay khi tôi đến chùa nầy thì nước bên kia lại cạn mất.
Bên nầy xưa nay không có nước lại tự nhiên có.
Chẳng lẽ thật sự đây chính là do tôi mang lại? Ðó chắc chắn là do sự cảm ứng của Phật, sự ủng hộ của Thiên Long.Hôm nay quý-vị vui mừng, hăng hái như vậy, song cuộc vui chóng tàn, phải chờ tới sang năm mới thực hành khóa khác.
Sang năm, quý-vị muốn tham gia đả Quán Âm Thất thì phải sớm ghi danh đồng thời phát nguyện đả toàn thất.
Ðến tháng mười một thì sẽ có A Di Ðà Thất, quý-vị cần phải dũng mãnh tinh tấn tham gia chẳng có phóng dật giải đãi.Nay tôi có pháp môn vô thượng nói cho quý-vị nghe, song trước khi nói Pháp, quý-vị phải biết rằng cầu Pháp không phải dễ.
Nên quý-vị phải đáp ứng lời tôi rằng sau khi nghe xong phải y Pháp tu hành thì tôi mới nói cho nghe.Pháp môn nầy quý-vị mỗi ngày phải trước mặt Phật mà phát nguyện:Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.Bốn đại nguyện nầy quý-vị đều hiểu rõ, chư Phật thành Ðạo đều từ bốn lời nguyện này.
Chư Bồ-tát lại cũng từ nơi nguyện đây tu.
Lại còn mấy lời nguyện mà quý-vị am tường hơn, tức là:Nguyện sinh Tây-phương Tịnh-độ trung, Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu.Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.Nếu như quý-vị mỗi ngày có thể phát nguyện như vậy, thì tôi tin chắc rằng quý-vị sẽ được gặp mặt đấng Từ-tôn, sẽ không lùi bước trên đường học Ðạo, và sẽ sớm được thành Phật.Giảng ngày 19 tháng 6 năm 1958Gia Phong của Kim Sơn Thánh TựHai giờ sáng thức dậy tọa thiền đến nửa đêm mới ngủ.
Cả buổi chỉ có một giờ nghỉ ngơi.Kim phùng nhất cửu thất lục niên,Thập phương đại chúng lại tham thiền.Thời khắc phân thiền đương ái tích, Hành trợ tọa ngọa tế toàn nghiên.Hư không đã phá minh tâm địa,Pháp-giới y nhiên kiến tánh thiên.Bổn lai diện mục hà xứ mịch, Trực hạ thừa dương Kim Sơn Tự.
Nghĩa là:Nay nhằm năm một chín bảy sáu,Mười phương đại chúng về tham thiền.Giờ phút tích tắc cần quý giữ,Ði đứng nằm ngồi khéo dũa mài.Ðập nát hư không tâm địa sáng, Y nhiên Pháp-giới thấy tánh thiên.Bổn lai diện mục ở đâu tìm?Ngay đây, tức khắc: Kim Sơn Tự.Hôm nay là ngày rằm tháng 12 năm 1976, quý-vị có thiện căn ở mười phương tới cái lò lửa của Kim Sơn Thánh Tự để tham thiền.
Tham thiền không phải là chuyện đùa, phải chịu nhiều sự khốn khổ.
Buổi sáng bắt đầu dậy từ hai giờ để ngồi thiền (tọa hương).
Ngồi một mạch đến 12 giờ đêm mới ngủ, trung gian chỉ có một giờ đồng hồ để nghỉ ngơi.
Ðây là gia phong của Kim Sơn Thánh Tự.Trong thời kỳ tham thiền, mình phải quên thân, quên tâm, quên cả thế giới; tất cả mọi thứ đều quên hết; tức là không còn cái "ngã" nữa, cũng có nghĩa mọi thứ đều là không.
Khi tới được cảnh giới chân không như vậy, thì mới sinh được diệu hữu.
Quývị phải chú ý! Trong lúc tu hành, mình không thể tùy tiện nói chuyện, tùy tiện nghỉ ngơi, không được vọng tưởng, cũng không được lười biếng hoặc tìm cách đi ngủ.
Mỗi một giờ mỗi một phút mỗi một giây đều phải biết quý trọng nó, nuối tiếc nó, cho nên người ta nói rằng:Nhất thốn thời quang, nhất thốn mệnh quang.Nghĩa là:Một chút thời gian là một chút mạng sống.Bởi vậy, khi đi cũng tham thiền, khi đứng cũng tham thiền, khi ngồi cũng tham thiền và khi nằm cũng tham thiền.
Ði đứng nằm ngồi đều là tham thiền.
Nên nói phải cần khéo lấy cái tâm mà mài dũa.
Mài qua dũa lại, càng mài càng dũa thì càng sáng suốt.Mài dũa là tham thoại đầu, không được đình chỉ, không được ngừng nghỉ.
Lúc nào cũng tham câu "Niệm Phật Là Ai?" hoặc là tham câu "Khi cha mẹ chưa sinh ra ta, thì bộ mặt ta như thế nào?" Bởi vậy, nên nói mình cần phải dùi mài, đục dũa cho tới một ngày nào đó mình sẽ "đập nát đi cái hư không" (ám chỉ sự vô minh ngu muội).
Ðến lúc đó thì mình sẽ hiểu rõ tâm địa của mình.
Hư không tuy bị mình đập phá đi nhưng Pháp-giới thì vẫn y nhiên tồn tại.
Pháp-giới đó tức là mười Pháp-giới, vẫn tồn tại, không có tạp loạn gì hết.
Ðó là lúc mình thấy được tánh thiên nhiên của mình.
Cái bản lai diện mục của quý-vị thì phải tìm ở đâu? Quý-vị nên đến Kim Sơn Thánh Tự để tìm lại bản lai diện mục của mình.
Quý-vị tới chỗ khác sợ rằng sẽ tìm không thấy đâu.Tám câu kệ tôi nói hôm nay, hy vọng quý-vị lưu tâm nhớ nó, theo đó mà tu hành, không thể ăn mà không tiêu hóa, đó thật là vô lý.
Chớ xem việc nầy như gió thổi qua tai, nghe rồi cũng như chưa nghe, chẳng có ích lợi gì cả.
Giảng ngày 15 tháng 12 năm 1976 nhân dịp Thiền-thất tại Kim Sơn Thánh TựHọc Phật Cần Có Chân TâmNhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hạnh, đều phải chân thật.Học Phật-pháp mình cần phải có tâm chân thật, nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hạnh đều phải chân thật.
Ðừng nên như kẻ thế tục, một nửa thật nửa giả.
Nói năng thì lúc có chút thiệt thà; lúc lại đầy giả dối.
Người tu Ðạo lúc nào cũng phải nói thật, làm chuyện thật, không được nói láo.
Mỗi một ý niệm, phải bỏ đi điều lỗi lầm; trừ tập khí trong vô lượng kiếp và cố gắng cải đổi nó đi.
Tội lỗi mình đã tạo trong vô lượng kiếp phải sám hối cho hết sạch.Tại sao có kẻ học Phật lâu năm như vậy mà không có một chút tương ứng nào cả? Là bởi vì mình còn bao che lỗi lầm của mình, không chịu đem tâm chân thật ra mà tu hành.
Cho nên thời gian trôi qua uổng phí mà mình không khai được trí huệ chân chính, và cũng không được định lực chân chính.
Thời gian trôi qua một cách oan uổng, mà mình đạo nghiệp chẳng được thành tựu, đó là điều thật đáng tiếc thay.Sống trong chùa, mình cần phải cần kiệm tất cả những thứ vật chất.
Có câu rằng:Ái tích thường-trụ vật, Như hộ nhãn trung châu.Nghĩa là:Hãy quý vật của chùa,Như gìn giữ con ngươi (trong mắt).Ðồ vật của chùa như gạo, dầu, tương hay dấm, mình đều phải quý nó, không được lãng phí bừa bãi.
Cho đến những cái mình dùng, một đầu ngọn cỏ, một khúc gỗ, một trang giấy mình cũng phải biết quý, biết tiếc kiệm.
Nếu ở những chỗ nầy mình không cẩn thận, chẳng biết tiếc phước thì làm tiêu hao công đức biết bao.
Rằng:Sở tu, bất như sở tạo, Sở đắc, bất như sở đâu.Nghĩa là:Công mình tu không bằng nghiệp mình tạo,Ðiều mình được ít hơn thứ mình mất.Thêm một điều nữa là nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hạnh mình chớ tổn hại đến người khác.
Khi nói thì phải dùng lời lẽ đức độ; không được nói lời ỷ ngữ (lời thêu dệt), lời dối trá, lời ác ôn hay lời hai đằng.
Miệng là cái mà mình cần phải chú ý đặc biệt.
Thân thì không được sát sinh, không được trộm cắp, không được tà dâm.
Ý thì không được phạm tham sân si, đừng nên coi trọng tấm thân thịt da hôi hám nầy.
Nếu tâm tâm niệm niệm mình vì thân này lén trộm đồ ăn, tìm áo quần trang sức, hoặc tìm cách để thân nầy hưởng thụ, khoái lạc thì đó đều là điên đảo! Mình phải nghĩ làm sao mà xuất ly tam-giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), thoát ra khỏi lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A-tu-la, người và trời) luân hồi nầy, làm sao cải biến sửa đổi tập khí của mình.
Phải làm cạn sạch bể ái tình.
Lúc ấy mình mới toại tâm mãn nguyện thành tựu đạo quả Bồ-đề được."Tu đạo, mình không được hưởng phước." Hãy nhớ lại gương các vị lão Tổ tông của Phật-giáo.
Ðức Phật Thích Ca là một vị thái tử quyền quý cao sang nhất, song Ngài có thể bỏ tất cả để xuất gia tu Ðạo.
Nếu nói đến thân phận, thì dù Ngài xuất gia rồi, Ngài cũng có thể ăn ngon mặc đẹp, ở chùa thật tốt thật sang; song Ngài đâu có làm vậy.
Ngài tới núi Tuyết Sơn chịu khổ sở, đói khát, nóng lạnh, tu hành suốt sáu năm.
Trong sáu năm đó, Ngài không ăn đồ ngon, chẳng ở chỗ đẹp, cũng không có kêu người ta tới cúng dường.
Ngài chỉ ở đó kham chịu mọi khổ cực.Thử ngẫm nghĩ xem thân phận quyền quý của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, người tự ý chịu khổ tu hành như vậy; rồi hãy thử ngẫm đến thân phận của mình ra sao? Mình bất quá chỉ là kẻ phàm phu thì tại sao đòi ăn ngon, mặc đẹp, ở chỗ tốt, tham hưởng thụ, không chịu cực lại còn sợ khổ! Quý-vị thử nghĩ xem mình so sánh với Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, thật chẳng hết sức hổ thẹn sao?Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ TâmPhải làm như chẳng hề làm.
Khi làm xong việc gì, đừng chấp trước rằng có được công đức gì.Tác lễ vô trụ hóa vãng sanh.Vô cùng vô tận nghĩa di phong.Thập phương Như Lai đồng nhiếp thọ.Ly khổ đắc lạc xuất hỏa khanh.Nghĩa là:Không trụ lễ lạy, độ vãng sanh.Nghĩa lý phong phú chẳng tận cùng.Mười phương Như Lai đồng tiếp thọ.Thoát hầm lửa khổ được an vui.Ðạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
Do đó khi giảng Chú Lăng Nghiêm, tôi có nói rằng: "Tác lễ vô trụ hóa vãng sanh." Chữ "sanh" này có nghĩa là sanh sanh không ngừng, hóa hóa chẳng dứt.
Tác lễ là lễ lạy chư Phật.
Vô sở trụ có nghĩa là không chấp trước.
Quý-vị nói: "Nếu tôi không tu hành gì hết thì sẽ chẳng có gì chấp trước!" Như vậy là lầm! Khi tu hành, quý-vị chớ chấp trước là mình có tu.
Quý-vị nói: "Nếu lúc không ăn uống mà tôi chẳng chấp trước là tôi không ăn uống, thì cái bụng tôi có chịu đồng ý đâu." Song le nếu quý-vị ăn no rồi, mà cứ muốn ăn thêm, thì cũng chẳng đúng.
Kinh Kim Cang nói: "Khởi tâm niệm song chẳng trụ trước vào đâu cả."Hôm nay có một người nghĩ rằng câu "Khởi tâm niệm song chẳng trụ trước vào đâu cả" thì cho rằng không cần tu hành, không cần niệm chú, cũng chẳng cần tụng kinh; vậy thì mới không chấp trước.
Không phải vậy đâu! Mình phải "hành sở vô sự" - làm mà như chẳng hề làm.
Khi làm việc gì rồi, quý-vị đừng nên chấp trước rằng mình được công đức này nọ, thì đó chính là vô sở trụ.
Khi có chỗ trụ trước thì có chỗ dính mắc, chỗ kẹt cứng, không thể siêu thoát được.
Do đó, thâm tâm mình chớ trụ trước vào đâu cả, quét sạch hết mọi pháp, xa lìa hết mọi tướng.
Lúc đó thì sự sanh sanh hóa hóa (cảnh do chân tâm hiển hiện) sẽ vô cùng vô tận.
Do đó câu: "Vô cùng vô tận nghĩa di phong" là nói sự vô cùng tận của ý nghĩa câu Chú Lăng Nghiêm.
Ý nghĩa của câu Chú nhiều đến nỗi không còn gì nhiều hơn nữa.Bởi vì thế khi mình niệm một câu Chú Lăng Nghiêm thì "Thập phương Như Lai đồng nhiếp thọ," mười phương chư Phật đều nhiếp thọ mình, hệt như khi mình đối xử với một em bé vậy: "Con ơi đừng khóc nữa! Ta cho kẹo đây nè.
Ðừng khóc! Chờ một tí ta sẽ cho con trái táo!" Khi em bé nghe trái táo tai nó vễnh lên, chú ý nghe.
Cũng vậy, chư Phật mười phương nhiếp thọ quý-vị, khiến quý-vị "ly khổ đắc lạc, xuất hỏa khanh.".
Truyện khác cùng thể loại
80 chương
87 chương
53 chương
93 chương