Tôi lững thửng xách chiếc xe đạp dắt ra cổng. Đám bạn lớp tôi đang hào hứng rủ nhau đi ăn chè trôi lẫn bánh chuối chiên, khí thế bàn bạc đằng sau. Tôi chẳng để tâm lắm, bởi vì Ngữ Yên cũng đang chuẩn bị chào Thầy, à quên Chào Chú ra về. -Dạ, cháu xin phép về trước ạ! -Ừm, đi xe về cẩn thận nha!-Thầy tôi có vẻ quý mến cô cháu lắm. Đám bạn tôi tất nhiên đứa nào cũng ham hố nhanh nhẹn nhấn pê-đan đạp thật nhanh. Tiếng huyên náo phá tan sự im lặng của con hẻm nhỏ, leo lét ánh đèn vàng. Để mặc một thằng con trai-vâng đó là chính tôi chậm rãi bám theo đằng sau không một cách quan tâm. Cũng may chúng bạn không quan tâm, bởi vì mục đích của tôi là đối chất với Ngữ Yên. -Hù!-Tiếng người con gái đi sau tôi vang lên. Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình lạng tay lái, lảo đảo suýt té. Hoàn hồn lấy lại thế cân bằng, tôi nghe rõ tiếng cười nhẹ nhàng vang lên bên cạnh. -Nghĩ gì mà tập trung vậy? -Ơ, Yên à?-Tôi là chúa giả bộ mà. -Không Yên thì ai? Ông tướng nghĩ ra ai vậy? Tôi chầm chậm đạp xe, gió lùa ngược lạnh căm. Nhưng hôm nay không phải là hôm qua, tôi làm gì có cơ hội thể hiện màn ga-lăng nữa chứ. Ngữ Yên đi bên cạnh với chiếc áo khoác ấm ấp, nhìn cô nàng chẳng khác gì con gấu bông dễ thương. -Thầy là…? -Là chú ruột Yên đó-Ngữ Yên đáp lời như biết rõ tôi đang định hỏi gì? -Thế sao Yên không học bên lớp Thầy? -Hì hì, không thích bàn ra tán vào thôi mà! Tôi hiểu cái cảm giác này một phần. Khi mà người thân bạn đứng dạy bạn thì mọi thành quả của bạn sẽ một phần nào bị nghi ngời. Ngay chính bản thân tôi khi chuyển qua lớp giữa chừng chẳng bị bàn ra tán vào và phải trải qua một tháng thử thách đấy sao. -Sao Tín chưa thấy Yên học Toán ở đây lần nào vậy? -Yên học lúc rảnh thôi, giờ vô năm Chú không có thời gian nên học chung với lớp Tín đó. Hai chiếc xe đạp song song với nhau, thời gian trôi qua thật chậm. Cô gái với chiếc xe mini đi bên cạnh tôi khẽ suýt xoa trước những cơn gió lùa qua. Chẳng ai nói với ai một câu gì, chỉ đi như thế cho đến khi trước mặt hai đứa là một cái ngã ba. -Tín giờ đi với bạn hả? -Ừ…à, mà sao Yên biết! -Nãy thấy lớp Tín bàn mà…! -Vậy Yên? -Hì hì, Yên về nhà nhé, tạm biệt! Trong đêm tối, một cô bạn đạp xe, ngoái lại nhìn bạn nở nụ cười thật đẹp, thật ấm áp, giơ một tay lên vẫy tạm biệt. Đó không khác nào một bức thanh trật đẹp, thật tươi sáng trong bóng đêm yên tĩnh, một đốm lửa sưởi ấm trong đêm gió lạnh. Bạn còn cảm thấy lạnh và cô đơn không? Bóng đêm nhanh chóng ôm trọng bóng hình Yên vào lòng. Tôi ngoái đầu nhìn cho đến khi miếng phản quang sau xe Yên cũng biến mất rồi mới nhanh nhẹn nhấn pê-đan đạp phăng phăng. Chẳng hiểu sao tôi muốn hét lên thật lớn. Cứ thế tôi cắm cúi đạp, đạp nhanh chứ không tụi nó ăn hết phần thì toi. Sáng hôm sau, tôi lê thân đến lớp với bộ mặt còn ngái ngủ. Đến phiên tôi trực nhật vì cái tội danh “giúp bạn đánh nhau”. Xách nước, lau bảng, quét dọn lớp trông đến buồn cười. Đám bạn tôi thì thay phiên nhau mà chọc quê, đã thế chúng nó còn xài chiêu “gậy ông đập lưng ông nữa”: -Cán bộ cứ để em làm cho, cán bộ lau tay lên bàn ngồi được rồi! -Ấy, thằng nào dám bắt cán bộ quét lớp thế này?-Kiên cận trực nhật hôm qua nên cười nhe răng. -Thằng Nhân xuống quét lớp cho cán bộ, mày ngồi đó mà cười!-Thằng Hoàng cũng không thiếu phần. Chúng nó cứ mở miệng ra là nhại tôi, một tiếng cán bộ, hai tiếng cán bộ. Thế mới đau đớn thay cơ chứ, tụi nó cứ ôm bụng cười ngặt nghẽo để mặc tôi mồ hôi toát ra. Trời bên ngoài thì hơi se lạnh mà trong lòng tôi ấm ức đến phát nóng, chỉ muốn túm thằng nào đó, cốc đầu nó vài phát, đá đít nó vài cái cho đỡ tủi thân. -Tụi mày cứ cười đi, coi chừng sau này tao làm công an thì lại cán bộ cho xin điếu thuốc thì tao tát chết! Lũ bạn tôi chẳng màng câu đe doạ xa vời phi thực tế đó. Tính khí tôi yêu tự do, thế nên không thích hợp, hoặc theo lời đánh giá của tụi nó: -Nhân phẩm chưa đủ để đứng trong hàng ngũ Công An đâu cán bộ ơi! Chỉ có thằng Hải là cười đắc chí lắm. Cái thằng ác nhơn, chắc vẫn còn cay cú vụ tôi mỉa nó cán bộ với sếp nên giờ thấy tôi đồng cảnh ngộ thì rung đùi đắc chí. Thỉnh thoảng ném cho tôi một cái nhìn còn hơn cả sự tự đắc. Nóng máu đỏ hết mặt, tôi thở phì phò, nhanh tay hoàn thành công việc rồi lẻn ra ngoài múc nước rửa tay cho giáo viên, tranh thủ lau mặt cho tỉnh táo. -Bài thơ này……! -Tùng tùng, tùng…!-Tiếng trống trường vang lên, cắt ngang tiếng giáo viên dạy Văn, chẳng khác nào tiếng trống mở đại tiệc cả. Hai tiết văn đằng đẵng trôi qua trong chục cơn ngáp sái quai hàm của tôi và nằm gục xuống vì không nhồi nhét nổi của mấy thằng bạn. Chưa kịp yên thân, mấy thằng bạn đã nhắc khéo: -Cán bộ ơi, lau bảng kìa! -Cán bộ đâu rồi! Tôi nhảy qua bàn, như một thằng tù khổ sai, bị bọn bạn canh dịch hành hạ, lết thết đi lên bảng. Bạn bè cả lớp ăn theo phong trào cũng hỏi han quan tâm lắm: -Cán bộ lau bảng à? -Mệt không cán bộ! Với bạn bè trong lớp, không thân bằng xóm nhà lá thì càng khó xử hơn. Tôi chỉ biết nhe răng ra cười chứ sao. Đang khom người lau ở góc bảng dưới, Dung đi ngang qua tôi, hơi gần và nói với tôi một câu. Câu nói đó đủ nhỏ nhẹ để mình tôi nghe thấy. -Ra về đợi Dung nhé! Chính vì câu nói đó, tôi mong cho hai tiết kỹ thuật đằng sau trôi qua thật nhanh chóng. Trên bảng cô cứ dạy, bao nhiêu bệnh về gà, vịt, bao nhiêu chi tiết mặt cắt đều đi bên tai này lọt qua tai kia của tôi hết. Tôi đang nghĩ không biết có chuyện gì mà Dung có vẻ nghiêm túc với tôi như vậy? Chợt giật mình: -Chết!-Tôi mơ màng nói lớn giữa lớp. -Bệnh này không chết được Tín nhé, em không được nói leo! Tôi mặt xanh như tàu lá chuối, còn đám bạn thì thằng nào thằng nấy bò ra bàn mà cười. Đặc biệt như thằng Phong mập, nó còn lau cả nước mắt. Hú hồn, suýt nữa là ngồi vào sổ đầu bài. Chẳng là tôi thốt ra câu chết vì hơi ớn chuyện giữa Tôi và Nàng. Có khi nào mà Dung thu thập được tin tức rằng tôi và Ngữ Yên thân nhau hơn không nhỉ? Chẳng biết đâu đấy, điệp viên nằm vùng đầy rẫy ra, tai vách mạch rừng mà. Tôi thốt ra câu “chết” là vì lí do ấy. May sao lúc đó đang học về bệnh gia cầm. Thế là Giáo viên tưởng tôi nói leo là bệnh này sẽ chết. Hú vía, đúng là qua cơn đại hoạ. Giờ ra về, tôi và Dung đều nán lại, cố tình làm ra vẻ bận rộn chờ tụi bạn bước ra khỏi lớp trước. Số lượng học sinh trong lớp tỉ lệ nghịch với tâm trạng bất an của tôi. -Chừa nhé! Một cái véo ngang hông khi trong lớp chỉ có hai đứa tôi. Tôi thất kinh hét ầm lên trong phòng. Trời lạnh mà Nàng chơi ác thiệt, nhéo phát nào thì đảm bảo kinh hoàng phát đấy. -Hôm qua đi ăn với lớp mà không kêu Dung nhé? -Ơ, ơ,.thì Dung có đi học đâu?-Tôi thở phào nhẹ nhõm. -Không biết đâu đấy, coi như Tín nợ Dung nhé! Ác quỷ nay trở thành thiên thần với vẻ mặt giả bộ ngây thơ không thể tả nổi. Tôi gật đầu lia lịa, gì chứ mọi chuyện trái với suy đoán là may rồi. Tôi xoay người xoa xoa vết “ác quỷ” vừa để lại trên người. Bỗng tôi nhận ra Dung vừa nhón chân và quang tay qua cổ tôi. Tay Nàng để hẳn lên vai tôi. Có cái gì đó ấm áp, nó xua đi hẳn cái giá rét thông thường.Một làn nữa, mùa đông không lạnh chăng? Trong phút chốc, tôi nhìn thấy gương mặt của Nàng không còn băng phong và cũng chỉ cách tôi chưa đầy một gang tay. Dung ngượng ngùng, và tôi cũng ngượng ngùng. Hai đứa tôi tách nhau ra. Cảm giác ấm cúng vẫn còn hiện hữu. Dung bối rối hơn tôi nhiều, vì Nàng là người chủ động mà. Tôi nắm lấy tay Dung, tay còn lại nhanh chóng cầm luôn chiếc cặp của Nàng và nhằm hướng cổng trường mà bước tới. -Đi đậy vậy? Bỏ tay Dung ra, người ta nhìn kìa! -Đi trả nợ lúc nãy đó! Vẫn cứ hành động đó, tôi như lôi Dung đi trước mắt bàn dân thiên hạ. Một số học sinh khoá dưới trông thấy cảnh tượng ấy vì trầm trồ mắt to mắt dẹt. Chắc là các học sinh mới vào khâm phục cách thể hiện tình cảm của tôi lắm. -Vừa không Tín?-Nàng không vội thưởng thức món chè trôi nóng trên bàn mà quay sang hỏi tôi ngay. Tôi sờ sờ chiếc khăn len quàng cổ màu đen có hoạ tiết trắng nổi lên giữa, cảm giác nó quan trọng với tôi lắm. Tôi ưng ý ra mặt. Vừa được Dung tặng khăn len, vừa được Nàng tự tay quàng cho, thì dù cho nó như thế nào, với tôi vẫn đẹp và dường như chiếc khăn len này được tạo nên chỉ cho riêng tôi quàng hay sao ấy. Tôi đưa tay nhìn mấy đường len đan lỗi. Cái mộc mạc chân tình của Dung đều được thể hiện hết qua đấy. Nó không phải là thứ hoàn chỉnh, nó không đẹp và đều như những chiếc khăn được bày bán đầy ngoài các cửa hàng. Tôi không yêu sự hoàn hảo đó, tôi yêu những đường đan lỗi này, yêu luôn màu đen, yêu luôn cái sự quan tâm của người đan ra nó. Nó có lỗi, nhưng là độc nhất, là khác biệt, chỉ dành cho tôi. Vậy thì nó chắc chắn là hơn cả sự hoàn hảo rồi! -Dung ăn đi! -Ừ, Dung có nợ phải đòi mà! Tôi bỏ dở chén chè, mải mê ngắm nhìn Dung. Cô Nàng vén tóc và ý tứ lẫn yêu kiều đưa chiếc muỗng lên đôi môi tươi tắn. Thỉnh thoảng còn đặt nguyên chiếc thìa lên môi, lè lưỡi như con nít, hối thúc tôi ăn cùng. Chè hôm nay ngon ngọt một cách lạ kỳ. -À, quên, Dung xin Thầy chủ nhiệm học Toán rồi đó! -Ơ, sao vậy? Tôi bất ngờ, lơ đễnh đánh rơi chiếc muỗng. Cuống cuồng lật đật nhắc chị chủ quán cho xin chiếc muỗng khác. Tất cả hành động đấy, không qua mắt được Dung. -Sao thế, tôi học chung không vui à? -Nào có, Nào có! -Xí, không tin! Bọn bạn giỡn chán chê rồi mới trả lại khăn len cho tôi. Nhanh như chớp, tôi cầm chiếc khăn len phóng ra ngoài chỗ ghế đá quen thuộc. Chắc giờ Dung buồn lắm. -Trả khăn len cho Dung! -Ơ, sao lại trả, tặng rồi mà! -Nhưng mà…..! -Nhưng nhị cái gì, cái khăn này giờ là của Tín, đâu phải của Dung…! -Nhưng mà….nó..xấu..!-Mắt Dung ướt nhoè. Hình như Dung tâm huyết với nó lắm, vì đó là món quà Nàng tặng tôi. Công tâm mà nói, chiếc khăn này cũng đẹp, chẳng qua là bị mấy thằng bạn tôi chọc dữ dội quá nên Nàng tưởng nó xấu thật. Nước mắt ngắn dài, ướt đôi mắt long lanh, lần đầu tiên thì phải, tôi thấy Dung khóc. Chẳng để tôi an ủi, Dung quệt nước mắt rồi đi vào lớp. Tôi lại lững thững đi đằng sau. Cả lớp tôi ngơ ngác, chẳng hiểu tôi làm gì mà Dung lại khóc thế kia. Ai khóc thì không biết chứ Dung nổi tiếng là băng phong thì đào đâu ra nước mắt cơ chứ? -Sao thế mày? -Mày làm gì Dung à? Tụi bạn chụm đầu lại bàn tôi hỏi han, mà đâu biết chúng nó vừa gây ra tội và mà tôi phải mang tiếng gánh chịu. Vài bạn nữ gần Dung an ủi, còn lườm tôi với ánh mắt hơn cả hận thù. Tôi gắt gỏng: -Vâng, nhờ ơn bọn mày đấy! Đám nhà lá thấy tôi gay gắt như vậy cũng giãn ra, một thằng đi về một góc. -Đại ca, em mời đại ca đi uống nước nhé! -Dẹp, tao còn học bài! -Thôi mà, ra chơi ai còn học, nghỉ ngơi đi đại ca! Thằng Hoàng còn ra đằng sau bóp vai cho tôi, tôi hất tay nó ra, thể hiện lập trường cứng rắn. -Thôi mà, đại ca, em biết lỗi rồi, em xin mời đại ca chầu nước này. -Dẹp…à quên, đi mày! Nói thật là lần đầu tiên Dung khóc nên cả lớp chúng tôi hơi ngỡ ngàng. Bình thường trong mắt mọi người Dung có sức ảnh hưởng to lớn nên việc Nàng khóc là một việc ghê gớm lắm. Thế nên hễ tôi có rục rịch gì là bao nhiêu ánh mắt lại chĩa hết về tôi: -“Mày làm gì mà Dung phải khóc?”. Thế nên, dù còn giận mấy thằng bạn nhưng tôi cũng nén lòng mà đi ra khỏi lớp, tránh sự soi mói và các kiểu giận dữ ném vào người. -Ơ, thế là của Dung đan à? -Mày chê xấu cho đã, Dung khóc cho tao lãnh đòn!-Tôi gằn thằng Mập. -Sao mày không nói sớm? -Bọn mày đè tao, chưa hỏi đã chê mà còn trách tao à? -Thế giờ tính sao! -Biết tính sao thì tao đâu có phải than-Tôi đưa ly nước chùa lên hút một hơi cái roạt, thở dài. Tôi từ trước tới giờ có thể là thằng học sinh có lắm trò quậy phá nhất, nhiều khi chẳng sợ trò gì, thế nhưng đối diện với những giọt nước mắt của con gái , bao nhiêu chiêu trò đều tan biến đi đâu sạch. Đầu óc cứ mụ mị rối như bòng bong. Nước mắt của con gái thật là lợi hại. Nỗi đau chưa dừng lại ở đó. Hai tiết cuối còn bi thảm hơn. Thầy chủ nhiệm nhìn thấy sự khác biệt và nổi bật của tôi ngay, lên tiếng hỏi han trước: -Gì mà kín mít vậy Tín, trời đâu có lạnh lắm đâu? -Ơ……dạ. -Nó bị mệt đó Thầy ơi!-Thằng Kiên cận cứu tôi. -Học hành cũng giữ gìn sức khoẻ nha mấy đứa. Thầy quay qua Dung, cô học trò bàn đầu luôn nghiêm túc, giờ khuôn mặt nhợt nhạt đi. -Dung sao vậy, mệt hả em? -Dạ..không thầy? -Hai đứa mệt cùng lúc à?-Thầy tôi pha trò cho không khí lớp thêm vui. Một số đứa khẽ cười nhìn hai đứa tôi, còn đám nhà lá thì im ru. Thầy chủ nhiệm nào biết rằng, Thầy vừa vô tình khơi lại nỗi đau hồi sáng của Dung cơ chứ. Chắc Dung đang tự trách mình vô tình biến tôi thành một kẻ lập dị trong lớp học, bị bạn bè trêu chọc vì khoác lên mình cái khăn lên xấu xí. Thỉnh thoảng Dung quay xuống nhìn tôi, “ thẩm định” giá trị hình thức bên ngoài, rồi rất nhanh quay lên, tránh đối mặt với tôi.