Tôi nghe vợ Duy nói chuyện mà bất ngờ, không nghĩ đến cậu bạn thời đi học của mình lại tốt phúc đến thế. Vì sao ư?Duy học hết cấp ba, lập tức đi bộ đội, ra quân rồi về nhà làm nông, chính thức trở thành nông dân. Xã hội đã thay đổi, để một cô gái trốn thành thị, sẵn sàng bỏ lại sự hấp dẫn của chốn phồn hoa để đến một thị xã nhỏ làm vợ người nông dân chỉ học hết cấp ba. Trong thời đại vật chất lên ngôi này, cô ấy thật sự quá dũng cảm và đáng nể.Nhất là cô gái được ăn học đàng hoàng, gia đình khá giả, cô ấy hoàn toàn có thể xin được một công việc ổn định tại thành phố. Lý do gì khiến một cô gái như vậy sẵn sàng chạy theo Duy trở thành nông dân?“Chị không biết đâu, anh ấy nhìn thế mà lại hay xấu hổ. Lúc trước đều là em nhắn tin gọi điện đến, mãi sau mới chịu trả lời.” Vợ Duy tên Ngọc, tay bế em bé cười tươi roi rói.Ngọc ít hơn chúng tôi một tuổi, quen Duy trong lần câu lạc bộ sinh viên đến biểu diễn chương trình văn nghệ giao lưu ở đơn vị của Duy.“Em thích nụ cười tỏa nắng của anh ấy, sao mà duyên thế không biết được.” Ngọc nhắc lại, ngập tràn vui vẻ.“Gia đình em cản ghê lắm, mẹ em còn lấy cái chết ra dọa em ý chứ.” Ngọc nói đến đây, tôi thoáng run sợ.“Thật ra mọi người chỉ nhìn anh ấy học hết cấp ba, không biết rằng Duy rất thông minh, có ý tưởng. Anh ấy trong lúc đi nghĩa vụ đã thường xuyên đọc sách học kiến thức nuôi trồng. Nhà em có ý tưởng làm mô hình trang trại lớn, lại muốn nhân rộng quảng bá đặc sản nông nghiệp quê hương.”“Khó khăn ở chỗ, để vào được siêu thị, những nơi kiểm soát chặt chẽ thì phải có chất lượng đồng đều.”“Làm sao để không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, mà vẫn phải đảm bảo không sâu bệnh.”“Anh ấy nhiều khi thức đêm đọc sách, tìm cách thay đổi, có những ngày ngủ chưa được bốn tiếng.”Giọng nói của Ngọc lúc này, thật dịu dàng, tràn ngập yêu thương.“Chị cũng phải nhanh chóng tìm cho ra chân ái của đời mình mới được.” Ly nghe xong tỏ ra hâm mộ.Sau cuộc điện thoại nhắc đến hôn nhân kia, Ly có hỏi tôi thêm một hai lần về chuyện lấy chồng, tôi biết là Kiên nhắc Ly dò hỏi ý tôi.Chúng tôi ngồi câu cá ở bờ ao, Kiên hỏi Duy: “Chỗ mình chưa có điểm hồ câu nào đâu nhỉ?”“Có nhiều mà, thiếu gì?” Ly nghe vậy trả lời thay Duy.“Ý tớ là hồ câu kiểu dịch vụ ấy, khách câu được phục vụ ăn uống ngay tại điểm câu.” Kiên nói rõ ý với Ly, xong quay sang Duy: “Gần đây địa phương bắt đầu quảng bá nhiều đến du lịch về nguồn.”“Tính ra chỗ mình không có điểm vui chơi nào đặc biệt cho người dân địa phương.”“Ngày trước bọn mình còn đi học, loanh quanh chạy đến sông suối ao ngòi. Người lớn khó quản lý.”“Bây giờ xã hội thay đổi rồi, trẻ em được quan tâm nhiều hơn, khó có chuyện tự ý lang thang đi chơi.”“Có tiền mở một khu du lịch sinh thái cũng được đấy.”Ly nghe vậy khó hiểu: “Cậu vừa nói đâu đâu cũng là cây cối sông ngòi rồi, người dân địa phương còn cần gì đi du lịch sinh thái nữa.”Kiên móc mồi vào lưỡi câu nói: “Ai cũng cần có nhu cầu giải tỏa, đi làm mệt nhọc rồi sẽ nghĩ đến vui chơi.”“Tớ đâu nói chỉ phục vụ người dân địa phương, bây giờ xe cộ đi lại quá dễ dàng. Từ tỉnh vào đây đáng mấy thời gian, cuối tuần đến một nơi vui chơi cho cả gia đình.”“Vừa được phục vụ, vừa không phải lo trẻ con thiếu chỗ chơi.”“Địa phương mình không thiếu cảnh vật thiên nhiên, nhưng thiếu điểm vui chơi có người phục vụ.” Kiên giật ngược cần câu lên, bắt lấy chú cá rô phi vừa cắn mồi, giọng nói đều đều, không hề ngắt quãng vì phân tâm khi làm hai việc một lúc.“Bảo sang ao bên kia bắt cá trắm thì không nghe, thiếu gì cá to đâu mà cứ đòi ăn mấy con rô đồng này.” Duy lắc lắc xô cá nhìn vào nói.“Tôi với ông hôm khác ngồi nói chuyện lại, bàn bạc kỹ xem nào.” Duy đặt xô cá xuống rồi ngẩng lên nói với Kiên.Bữa tối Duy thịt một con gà trống, Kiên rán cá rô vừa câu được một đĩa giòn rụm, Ngọc làm một đĩa nộm hoa chuối, thêm một bát canh cá nấu măng chua, cùng với đĩa rau ban tôi và Ly đi hái quanh nhà Duy. Mâm cơm đầy đặn mà đậm hương vị quê hương vô cùng.Bố mẹ Duy hiền lành chất phác, rất yêu thương con dâu, tôi nhớ mấy clip trên facebook hay được chia sẻ gần đây. Hầu như làm quá lên cảnh mẹ chồng nàng dâu, bên dưới bình luận tiêu cực không ít, khiến mình càng phản cảm với chuyện lấy chồng.Hình ảnh hôm nay ở nhà Duy làm tôi phải thay đổi con mắt.“Ôi dào ơi, mẹ chồng nàng dâu là chuyện ngày xưa rồi, cuộc sống khó khăn quá nên đôi khi con người ta hay xét nét nhau. Thời bây giờ mấy ai còn làm khó con dâu nữa.” Mẹ Duy sau khi nghe con dâu thành phố nịnh mình, cười xòa chia sẻ.“Vẫn có, nhưng không nhiều.” Bố Duy uống hết chén rượu, khà một tiếng rồi nói.“Con cái là để yêu thương, làm khó chúng nó thì được cái gì? Đi lấy chồng đã phải xa bố mẹ đẻ.” Mẹ Duy sau khi cuống quýt và vội bát cơm, đã quay sang bế cháu cho Ngọc được ăn thoải mái hơn.Tôi đã từng chứng kiến em bé nhà cậu mợ hồi đầu tôi mới chuyển lên, lúc ấy mẹ con tôi chưa có nhà nên vẫn ở nhờ cậu mợ. Hai vợ chồng trẻ ở với nhau, ông bà ngoại tôi già nên không bế cháu giúp được, tôi quen được chiều nhiều khi còn chưa ý thức được một số việc.Trong bữa cơm em bé quấy nghịch, cả nhà ăn cơm không ai để ý, mợ hết đứng lên ngồi xuống dỗ dành, em bé lại tè với ị phải đi thay. Ngoảnh đi ngoảnh lại đặt được con ngủ thì cả nhà đã ăn xong hết.Sự tủi thân của mợ khi ấy tôi không hề biết, cho đến khi thấy mợ rớm nước mắt ăn cơm dưới bếp, vừa nghe con khóc lại vội đặt bát xuống chạy lên xem.Tôi không muốn lấy chồng, không phải chỉ vì mỗi việc của bố mẹ..