Bắc Tống Nhàn Vương
Chương 34 : Đại dịch sau thiên tai
- Quận… Quận vương thứ tội, tiểu lão nhân… tiểu lão nhân bỗng nhiên đau bụng, muốn đi nhà xí một chút!
Chu Hồng cố nén cơn đau nói rồi ôm bụng khom người bỏ chạy đến phía sau một bụi cỏ khô, ra sức tạo ra một trận âm thanh “bủm bủm” khiến cho người ta ghê tởm. Nhưng con người có ba cái gấp, không ai có thể trách tội vì chuyện này được.
Triệu Nhan ngừng thở, cách xa bụi cỏ khô một chút nữa để đảm bảo không ngửi thấy mùi thối nữa rồi mới quan sát toàn bộ khu vực, nói:
- Nhiều người như vậy ở cùng nhau, tại sao đến một cái nhà xí cũng không có?
Lão Phúc nghe Triệu Nhan nói, đầu tiên là sửng sốt, sau đó thì cười nói:
- Khởi bẩm Quận vương, những nạn dân này chỉ là ở tạm, hơn nữa quanh đây cũng đều là ruộng, tùy tiện tìm một chỗ để giải quyết là được rồi, căn bản không cần phải làm nhà xí làm gì.
Nghe lão Phúc nói vậy, Triệu Nhan cũng không nói gì nữa. Chỉ thấy hắn nhìn về phía chỗ ở của các nạn dân, phát hiện có rất nhiều nạn dân múc nước trong thùng đựng nước cạnh đó uống. Nước bên trong không những là nước lã mà còn hơi đục, trên mặt nước có xác một vài con ruồi bọ nổi lên trên. Nhưng dường như không ai để ý, đến đám trẻ con cũng uống nước đó, thậm chí có một vài đứa nhóc còn tiểu tiện ngay bên cạnh. Vì thế, xung quanh khu lều ở ngập tràn một mùi khó tả.
Khi Triệu Nhan đang quan sát điều kiện sống không hợp vệ sinh của các nạn dân, Chu Hồng đi giải quyết vấn đề đã trở lại. Nhưng vừa rồi còn là một ông lão đầy phấn chấn thì lúc này đã trở nên uể oải, sắc mặt vàng đi giống như vừa trải qua một đợt ốm nặng.
- Chu Hồng, có phải ông bị tiêu chảy không?
Triệu Nhan nghiêm túc hỏi.
- Đúng vậy, có lẽ là do hôm nay ăn rau dại chưa nấu chín kỹ.
Chu Hồng uể oải nói. Ba thứ gấp của con người đến hảo hán cũng không chịu nổi, huống hồ là một ông già. Đáng sợ nhất chính là tiêu chảy, thậm chí nếu nghiêm trọng thì tính mạng còn khó giữ.
- Đưa ta đi xem!
Triệu Nhan càng nghiêm túc ra lệnh.
- Hả? Xem cái gì?
Chu Hồng sửng sốt hỏi. Chẳng những ông không hiểu mà đến lão Phúc ở bên cạnh cũng không hiểu chuyện gì. Triệu Nhan lúc này trong lòng lại nóng như lửa đốt. Hắn lo nếu sự việc đúng như mình đoán thì phải sớm chuẩn bị. Nếu chậm một chút thì sẽ không kịp.
Nghĩ đến đây, Triệu Nhan cũng không để ý tới vẻ mặt sững sờ của Chu Hồng và Lão Phúc nữa mà tự mình đến đằng sau bụi cỏ khô mà Chu Hồng vừa giải quyết. Mặc dù cũng hơi buồn nôn nhưng bác sĩ chính là phải làm mấy chuyện này. Môn giải phẫu còn kinh khủng hơn chuyện này gấp nhiều lần. Vậy mà trước kia, Triệu Nhan và bạn gái không nghỉ một tiết nào, thậm chí đã đạt đến cảnh giới có thể ngồi ăn thịt kho tàu ở bên cạnh thi thể. Cho nên cảnh tượng này đối với hắn không có gì đáng kể.
Quả nhiên, Chu Hồng không phải bị tiêu chảy bình thường mà là kiết lỵ. Triệu Nhan nhớ rõ khi hắn học y đã từng nghe một vị giáo sư nói, thời cổ đại, phần lớn sau thiên tai đều bị đại dịch. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống của nạn dân không đảm bảo, điều kiện vệ sinh cũng rất kém, đặc biệt người cổ đại còn có thói quen uống nước lã. Cho dù nước ở thời cổ đại không bị ô nhiễm do công nghiệp nhưng trong nước cũng có không ít vi khuẩn, hơn nữa các nạn dân lại không được ăn no, thể chất giảm sút. Nhiều tác động đó đồng thời đem đến cho bệnh kiết lỵ một môi trường truyền nhiễm thuận lợi.
- Chu Hồng, phiền phức rồi. Ông mau tập hợp tất cả nạn dân lại, nhớ kỹ là tất cả, ta có mấy lời muốn nói!
Triệu Nhan vẻ mặt nghiêm túc nói. Nếu Chu Hồng bị kiết lỵ thì rất có thể những người khác cũng đã bị. Giai đoạn đầu kiết lỵ rất khó phân biệt với tiêu chảy thông thường, nhưng khi đã nghiêm trọng thì có thể đã muộn.
Chu Hồng cũng bị vẻ mặt nghiêm túc của Triệu Nhan làm cho hoảng sợ, lập tức không dám hỏi lý do mà chạy đi tìm mấy người con trai để tập hợp mọi người lại. Nhân lúc Chu Hồng tập hợp mọi người, Triệu Nhan nói Lão Phúc trở về gọi ngự y trong vương phủ tới. Dù sao với điều kiện hiện tại, hắn cũng không biết phải làm sao với những bệnh nhỏ như kiết lỵ, cứ để ngự y ra tay thì tốt hơn.
Khi Lão Phúc đưa ngự y tới thì Chu Hồng và mấy người con trai cũng đã tập hợp đông đủ các nạn dân lại. Triệu Nhan đứng trên một bụi rơm, nhìn xuống dưới, lớn tiếng nói:
- Các vị, tất cả mọi người đều vì thiên tai mà tránh tới đây. Bổn vương thấy mọi người đều là con dân Đại Tống nên mới đồng ý để mọi người ở lại Thượng Thủy Trang này. Nhưng hôm nay ta phát hiện, trong số nạn dân đã có người nhiễm kiết lỵ. Nếu điều trị chậm trễ thì chẳng những tất cả mọi người đều sẽ nhiễm bệnh mà đến người trong Thượng Thủy Trang và biệt viện của bổn vương cũng sẽ nhiễm bệnh.
Triệu Nhan nói tới đây thì cố ý dừng lại một chút. Nạn dân phía dưới nghe thấy hai chữ “kiết lỵ” đều biến sắc. Đối với người đời sau, bệnh này không là gì nhưng trong hoàn cảnh vừa trải qua thiên tai, đặc biệt là lũ lụt thì kiết lỵ là căn bệnh có thể lấy mạng tất cả mọi người.
- Tuy nhiên, mọi người cũng không cần lo lắng quá. Kiết lỵ tuy rằng hung ác nhưng bổn vương có đưa theo ngự y tới. Chữa bệnh này cũng không khó, hiện gờ tất cả những người đã tiêu chảy hoặc sốt thì đứng sang một bên. Bởi vì rất có thể mọi người đã bị nhiễm kiết lỵ. Để không lây nhiễm cho người nhà của mình, hy vọng mọi người hãy chủ động đứng sang một bên!
Triệu Nhan lại nói tiếp. Hắn lo những nạn dân này không tin tưởng mình nên cuối cùng không quên nhắc nhỏ họ hãy chủ động để không lây cho người nhà.
Dân chúng thời điểm này đều nhát gan, đặc biệt là đối mặt với một quận vương như Triệu Nhan. Sau khi nghe hắn nói, Chu Hồng và một số người bị tiêu chảy đã chủ động đứng ra. Tuy nhiên, điều khiến Triệu Nhan thở phào là số người mắc bệnh cũng chưa nhiều, chỉ hơn ba mươi người. Có lẽ thời gian xảy ra lũ lụt ngắn nên kiết lỵ cũng mới bắt đầu phát tác, chưa lây truyền sang nhiều người. Cũng may mà Triệu Nhan phát hiện sớm, nếu không, không biết sẽ có bao nhiêu người phải chết.
- Chu ngự ý, phiền ông khám và chữa bệnh cho những người này. Ta biết trong biệt viện có thuốc, cần dùng thì cứ dùng, không cần phải tiếc. Nếu không, bệnh lây lan ra thì tất cả chúng ta đều nguy hiểm!
Triệu Nhan dặn dò ngự y đứng cạnh mình. Chu ngự y này tuy là kẻ xảo quyệt nhưng y thuật cũng không thể chê. Ít nhất, cơ thể của Triệu Nhan sau khi được ông ta chữa trị cũng đã khỏe hơn nhiều. Hơn nữa lão Phúc và những người lớn tuổi trong vương phủ đều hết lời khen y thuật của Chu ngự y.
- Quận vương yên tâm, hạ quan biết nên làm thế nào!
Chu ngự y cũng biết dịch bệnh sau thiên tai quả thật rất đáng sợ, cho nên sau khi biết nguyên nhân Triệu Nhan gọi mình tới đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Ông ta cho người đem bàn ghế tới, khám và chữa bệnh cho tất cả. Thật ra, bệnh tình của những người này đều không khác nhau, chỉ có điều thể chất không giống nhau nên kê đơn cũng khác một chút, như vậy sẽ giúp họ hồi phục nhanh hơn.
Trong lúc Chu ngự y khám cho những người bị bệnh, Triệu Nhan cũng không rảnh rỗi. Hắn chỉ huy hộ vệ bên cạnh và các nạn dân quét tước nơi ở. Hễ nhìn thấy chỗ nào có người đi vệ sinh thì đều được dọn sạch sẽ, sau đó rắc vôi lên. Ngoài ra, đồ ăn nước uống của các nạn dân cũng vô cùng quan trọng. Theo mệnh lệnh của Triệu Nhan, tất cả mọi người đều phải uống nước đun sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Ăn rau dại cũng phải nấu chín kỹ, tránh xảy ra chuyện trúng độc thực vật.
Ngoài những chuyện đó, Triệu Nhan lại cho người đem vôi sống thả vào trong hơn mười thùng nước, sau đó để các nạn dân lần lượt ngâm người vào trong nước vôi. Đặc biệt nhất định phải gội qua đầu, đương nhiên cần chú ý không để nước bắn vào mắt. Vì nước vôi có tác dụng sát trùng mà trên người những nạn dân này phần lớn đều có một số ký sinh trùng, chẳng hạn như rận, bọ chó. Những ký sinh trùng đó có thể lây truyền bệnh kiết lỵ, bởi vậy nhất định phải giết sạch. Thậm chí, ngay cả đồ dùng và quần áo của các nạn dân cũng phải ngâm qua nước vôi.
Qua một hồi sửa sang của Triệu Nhan, toàn bộ khu vực nạn dân cuối cùng đã trở nên sạch sẽ. Hơn nữa, ở hai bên khu vực lều ở còn có một đám thanh niên cường tráng đang dựng hai nhà vệ sinh lớn. Sau này tuyệt đối không cho phép người dân đại tiểu tiện bừa bãi nữa. Trong nhà vệ sinh còn có vôi dùng để sát khuẩn.
Ngoài ra, Triệu Nhan còn cho người dọn một lò gạch để làm chỗ ở cho những người đã mắc bệnh như Chu Hồng. Họ đã mắc bệnh, rất dễ lây truyền cho người khác nên cần phải cách ly, chờ sau khi họ khỏi thì mới được trở lại khu lều trại.
Sau khi Chu ngự y kê đơn cho những người đã mắc bệnh lại sai người về biệt viện lấy thêm thuốc, đun thuốc luôn tại chỗ để cho mấy người Chu Hồng uống. Ngoài ra, Chu ngự y còn nấu thêm mấy nồi thuốc to, nói là có thể phòng trừ kiết lỵ, tất cả mọi người ở đây đều phải uống. Triệu Nhan là người đầu tiên uống nên những nạn dân khác đương nhiên cũng không có lý do gì để cự tuyệt.
Đối với loại bệnh như kiết lỵ, Trung y sớm đã có nhiều cách chữa trị, cũng có rất nhiều phương thuốc đặc biệt. Cho nên Chu ngự y chữa trị cũng không mấy khó khăn. Sau khi những người này uống thuốc xong, bệnh tình lập tức chuyển biến tốt lên. Giống như Chu Hồng, ông cảm thấy trong người đã khỏe lên, bụng cũng không còn đau đớn như trước nữa.
Nhưng, kiết lỵ quan trọng không phải điều trị mà là đề phòng. Nếu ít người mắc bệnh thì điều trị không khó, nhưng kiết lỵ lây lan rất nhanh, thời cổ đại lại có ít thầy thuốc. Cho nên khi đã có nhiều người nhiễm bệnh, chẳng những không đủ thầy thuốc mà thuốc cũng e rằng không đủ dùng. Hơn nữa, kiết lỵ phát bệnh khá nhanh, đến giai đoạn cuối cùng, người mắc bệnh sẽ đi ra máu, mất nước và trúng độc, lúc này muốn chữa trị cũng đã muộn. Tổng hợp lại các nguyên nhân trên chính là lý do rất nhiều người tử vong vì kiết lỵ.
Triệu Nhan là người thế hệ sau, hơn nữa lại biết một chút y thuật nên biết rõ cách kiết lỵ lây lan, cũng biết một số cách phòng bệnh hữu hiệu. Cho nên, những cách làm của hắn vừa hay bổ sung những điểm yếu của trung y trong việc phòng bệnh. Sau khi sửa sang và chỉnh đốn một lượt, bệnh kiết lỵ trong nạn dân đã được khống chế nhanh chóng. Tuy rằng sau đó có xuất hiện một số người bệnh, nhưng số lượng không nhiều lại được Chu ngự y điều trị đúng lúc, khiến cho dịch kiết lỵ biến mất nhanh chóng.
Nhưng khi Triệu Nhan vừa khống chế được dịch kiết lỵ trong nạn dân thì biệt viện của hắn một lần nữa lại phải tiếp một vị khách không mời mà đến.
Truyện khác cùng thể loại
91 chương
152 chương
163 chương
87 chương
32 chương
668 chương