Bước vào trong phòng là lão phụ nhân tầm năm mươi tuổi, gương mặt có nét phúc hậu, Dương thị có nhiều nét giống lão phụ nhân. Trúc Mẫn mở cặp mắt tròn xoe nhìn lão phụ nhân khẽ đoán đây là mẹ đẻ của nương, bà ngoại mình, Ngô thị. Ngô thị cười cười nói với Tuệ Cẩn:" con khỉ con này, đừng lôi nữa, đừng lôi nữa, con làm bộ xương già của ta sắp không chịu nổi nữa rồi". Lâm Hải trừng Tuệ Cẩn:" còn không mau buông bà ngoại ra, lại muốn bị phạt hả?" Tuệ Cẩn nghe vậy vội ôm chân Ngô thị trốn ra đằng sau. Ngô thị cười nói với Lâm Hải " không việc gì, trẻ nhỏ đứa nào cũng hiếu động mà". Lâm Hải chắp tay cúi chào Ngô thị:" nhạc mẫu, người ngồi chơi với nương tử, con ra ngoài tiếp nhạc phụ và đại ca" Ngô thị gật đầu nói:" con đi đi". Dương thị thấy nương mình đến thì bao nhiêu tủi hờn trong mấy ngày qua như sóng trào dâng lên, nước mắt thi nhau rơi xuống. Ngô thị thấy thế thì vẻ mặt khó coi nhìn con gái:" con nín đi, đang trong cữ đừng có khóc ảnh hưởng đến mắt về sau. Có chuyện gì từ từ kể nương nghe, ta tính toán gần đến ngày con sinh nên định đến chăm con mấy ngày, như thế nào sinh cũng không báo một tiếng cho ta và cha con biết? Không phải nói cuối tháng hai mới sinh sao? Thế nào đầu tháng đã sinh rồi". Dương thị lấy lại bình tĩnh, ngừng khóc bắt đầu kể cho Ngô thị nghe. Ra là sáng mùng một tháng hai, nhị tẩu La thị than đau đầu, chóng mặt, không bê được đồ nặng, nhờ Dương thị cho heo ăn giúp. Dương thị định nói Cẩn Minh đi gọi Lâm Hải về bê thùng cám heo giúp vì nhị ca và đệ đệ là người đọc sách không làm việc tay chân. Lý thị thấy vậy mắng Dương thị té tát, nói ở nông thôn chứ không phải trong thành làm thiên kim tiểu thư mà có thùng cám heo cũng không bê được. Dương thị cắn răng bê, ai ngờ gần tới nơi thì giẫm phải tảng đá bám rêu, trượt chân ngã. Dương thị gọi bà bà giúp đỡ, bà bà còn cho là nàng giả đau. Nhị tẩu nàng chạy ra coi, thấy có máu mới hoảng thần đi gọi đại phu, rồi gọi Lâm Hải về tìm bà đỡ. Cũng may là mẫu tử bình an, không thì giờ Ngô thị đến đây cũng chẳng gặp được con gái nữa. Ngô thị nghe vậy thì giận tím mặt. Con gái mình gặp hung hiểm như vậy mà nhà thông gia lại có thái độ không ra gì thật đáng giận. Dương thị lại nói:" nương, con không tham vinh hoa phú quý từ nhị ca thi đỗ công danh, con bây giờ chỉ muốn được ra ở riêng thôi. Nương, người giúp con nghĩ cách đi". Nói xong thì nước mắt thi nhau rơi xuống. Mẫn Trúc nghe xong mà cũng đau lòng thay cho Dương thị, có phải đứa bé đã không còn nên cô mới xuyên về đây? Mẫn Trúc như cảm thấy được Dương thị đã phải chịu rất nhiều ấm ức. Cô khẽ hạ quyết tâm, lớn một chút sẽ thay nương đối phó bà bà nàng. Ngô thị khuyên con gái một lúc rồi đi ra ngoài. Ra phòng ngoài thấy không có ai nên Ngô thị đi lên nhà chính. Ngô thị nhìn khắp khu nhà đăm chiêu. Ngôi nhà chia làm 4 khu, góc phía tây là để nuôi gà, heo; góc phía nam có một vườn rau tầm nửa mẫu, góc phía bắc là nơi để chuồng trâu và nhà kho, góc phía đông xây nhà ở: một gian nhà chính và ba gian nhà kề. Gia đình Lâm Sơn ở khu nhà kề phía bên phải rộng rãi nhất, có bốn phòng vì Lâm Sơn đã có ba con trai, đứa lớn nhất là Cẩn Phong cũng 14 tuổi rồi, đứa thứ hai là Cẩn Hạ 11 tuổi, đứa thứ ba là Cẩn Sâm cũng được 8 tuổi. Lâm Sơn năm nay 31 tuổi đã đỗ cử nhân, đang chuẩn bị dự kì thi Đình vào tháng tư năm nay. Còn hai gian nhà phía bên trái thì mỗi gian có hai phòng cho huynh đệ Lâm Hải và Lâm Giang. Lâm Giang thì 20 tuổi cũng đã là cái tú tài rồi, cũng có một cô con gái 2 tuổi tên Mẫn Lan. Ngô thị suy nghĩ, con gái có muốn phân gia cũng không phải không được. Nhưng đây lại không phải việc bà nói được hay không là có thể giải quyết. Ngô thị thở dài, đâu phải con rể bà không có năng lực, Lâm lão gia tử hy sinh con rể bà ở nhà lo đồng áng để cho Lâm Sơn và Lâm Giang đi học. Cũng không phải làm nông dân không tốt, nhưng lòng bà là cũng nghẹn khuất. Vì cái gì con gái và con rể bà phải chịu cực chịu khổ như vậy, hy sinh lớn như vậy cho cái nhà này? Vậy mà ân báo đâu không thấy, chỉ có oán báo. Một lũ bạch nhãn lang mà. Ngô thị ngẩn người một lúc lâu trước mấy gian nhà mới dợm bước chân về chính phòng. Trong phòng lúc này không khí cũng không mấy tốt, cha con Dương lão gia tử trầm mặt, Lâm lão gia tử và Lý thị vẻ mặt khó coi. Lâm Sơn thì đúng phong thái cử nhân đại lão gia,ánh mắt giảo hoạt, gương mặt hắn cũng khá ưa nhìn, nhưng thái độ như mình là người ngoài cuộc, một bộ mọi chuyện không liên quan đến ta, La thị vẻ mặt bối rối, còn Lâm Hải đầu cúi thật thấp. Thấy Ngô thị bước vào, không ai lên tiếng. Ngô thị thấy vậy thì vội mở miệng chào hỏi Lâm lão gia tử và Lý thị. Lúc này Lâm Sơn mới hành lễ vãn bối với Ngô thị. Ngô thị ngồi xuống kế bên Dương lão gia tử. Lúc này Dương lão gia tử mới cất lời:" ông bà thông gia, con gái đã gả đi chúng tôi cũng không thể quản quá nhiều. Nhưng Lâm Hải cũng coi như một nửa con trai của tôi, vợ nó vì lý do gì sinh non cũng xin ông bà cho chúng tôi được rõ ràng". Lý thị nghe vậy thì quát to:" ý ông thông gia là nhà chúng tôi ngược đãi để con dâu sinh non sao? Tôi đã nói là chuyện ngoài ý muốn, tự con dâu té ngã chứ có phải ai hại nó sao?" Nghe lời vô lý của Lý thị thì Lâm Hải đầu cúi càng thấp hơn nữa. Hắn làm con, sao dám cãi lời cha mẹ, chữ hiếu còn ngay trên đầu. Nương hắn lại không chịu nói lý, tuy nói chữ hiếu đứng đầu nhưng lần này tâm Lâm Hải cũng thật lạnh rồi Dương lão gia tử nghe vậy thì nhìn Lý thị trầm mặc, nhưng ánh mắt của ông tỏ rõ vẻ không hài lòng với lời nói đó. Con gái ông chịu uất ức, thử hỏi người làm cha như ông không thể nói vài câu đạo lý sao? Nếu không phải lo con gái còn phải ở nhà chồng ông đã làm cho chuyện này huyên náo lớn rồi. Ông càng nhìn Lý thị thì nỗi thương xót con gái càng lớn, đứa con gái nhỏ nhất của ông, ông thương còn không hết, sống ở nhà chồng không biết đã chịu bao nhiêu uất ức rồi. Lâm lão gia tử thấy Lý thị như vậy thì nghiêm giọng nói:" bà im ngay" rồi quay qua Dương lão gia tử giọng nói hòa hoãn:" ông thông gia, bất kể như thế nào thì cũng do nhà chúng tôi không đúng. Tôi đây bồi tội với nhà thông gia. Nói xong đứng lên hành lễ với Dương lão gia tử. Lâm lão gia tử cũng biết lần này do Lý thị sai, ngày đó ông nói Lý thị xuống phòng Dương thị canh chừng cùng với Lâm Hải nhưng bà sống chết không chịu đi. Làm cha chồng như ông làm sao lại đứng canh trước cửa phòng con dâu được. Còn con dâu La thị của ông thì ỷ thế mình là tẩu tẩu lại còn là vợ cử nhân, thật không để em dâu là Dương thị vào trong mắt. Chuyên kiếm cớ lười nhác. Con dâu nhỏ Tô thị cùng con trai ông thì đang ở nhà Tô thị trên trấn để chuẩn bị cho kì thi hội năm nay. Giờ lại đang đầu mùa xuân, nông vụ bắt đầu bận rộn, trong nhà tuy có ba người con trai, lại chỉ có Lâm Hải là làm ruộng, hai người còn lại thì không thể làm ruộng được vì vừa là có công danh trên người, lại cũng không biết chút gì về trồng trọt. Lại nói, Lý thị không hề thương yêu vợ chồng đứa con thứ ba này, mà chuyện phụ nữ trong nhà, ông một cái lão nam nhân cứ mãi xen vào thì còn ra thể thống gid? Ông cũng thật không có cách nào...