Dò theo địa chỉ ghi trong khăn tay, Phước lái xe vòng mấy lượt mà vẫn chưa tìm ra. Sau cùng anh phải dừng xe lại hỏi một bác đánh xe ngựa: - Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường Đợi Chờ là ở đâu? Nghe Phước hỏi, ông lão đánh xe phá lên cười: - Ai cho cậu cái địa chỉ này đúng là muốn thử trí thông minh của cậu rồi. Bởi ở thành phố này làm gì có tên đường đó! Trâm buột miệng: - Vậy chẳng lẽ địa chỉ ma sao? Ông lão đáp: - Địa chỉ không ma, nhưng đó là nơi ở... của ma! Ông lão lại phá lên cười rồi mới nói tiếp: - Địa chỉ thì đúng, nhưng cái tên đường thì người ta muốn đánh đố cô cậu. Vậy cô cậu có muốn tới đó không? Trâm mau miệng: - Dạ muốn, cháu phải tới! Ông già nghiêm giọng: - Đó là nghĩa địa thành phố. Nơi đó còn được người ta gọi vui là “Thành phố đợi chờ”, cô cậu hiểu rồi chứ! bẩm: Đáp xong, ông ra roi cho ngựa chạy nhanh, Phước nhìn Trâm vừa lẩm - Anh đã tới đó rồi. Nơi đó có mộ cô Dã Lan... Lát sau, Phước dừng xe trước cổng vào nghĩa địa, anh nhìn địa chỉ ghi ở cổng thì quả đúng như ông đánh xe ngựa vừa rồi nói. Lưỡng lự một lát, chính Trâm đã giục: - Mình vào trong coi! Phước miễn cưỡng bước theo với đầu óc hoang mang. Trâm hình như có người dẫn đường, cô đi thật nhanh và thỉnh thoảng còn quay lại giục: - Anh đi nhanh lên! Đã mấy lượt đi vòng nghĩa trang này nên Phước không khó để đi theo, nhưng việc Trâm đi sâu vào tận cùng khu vực có những dãy mộ làm cho anh phải lên tiếng: - Em đi chi sâu quá vào đây vậy? - Tìm chỗ của cô Hồng Hạnh! Lúc này từ phía sau nhìn tới, thấy Trâm trong bộ đồ lụa của Hồng Hạnh tự dưng Phước có cảm giác đó chính là Hạnh chứ không phải Trâm! Cho đến khi Trâm đứng lại trước một ngôi mộ thì Phước mới giật mình: - Mộ này là... Anh chưa hỏi hết câu thì Trâm đã tránh sang một bên để Phước nhìn rõ được chữ trên mộ bia: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tử ngày… Phước kêu lên: - Cô ấy được chôn ở đây! Trâm vẫn thản nhiên như đã biết rồi: - Chỉ có anh là tin cô ấy còn sống thôi. Bây giờ anh giúp em đi. Phước ngạc nhiên: - Làm gì? Trâm đột ngột quỳ xuống trước mộ. Thấy Phước còn đứng, cô giục: - Nhanh lên! Phước ngạc nhiên: - Sao phải quỳ? Bỗng như có ai cầm cây đánh mạnh vào khuỷ chân, khiến cho Phước không muốn cũng phải quỳ xuống thật nhanh! Trâm nhìn sang anh rồi gật đầu: - Như vậy là được đó! Giọng của cô nàng bỗng dưng rất lạ, Phước phải lên tiếng hỏi: - Sao giọng em không như… em vậy? - Là sao? Vậy em giống ai? Phước cố nhớ xem mình đã từng nghe giọng này của ai? Cuối cùng anh nhớ ra: - Hồng Hạnh! - Người nằm dưới mộ bây giờ là... Ngọc Trâm của anh đó! Hãy khấn cô ấy vài tiếng, xin phép để chúng ta được thành thân từ hôm nay. Nhanh lên đi kẻo không kịp! vẹt: Phước còn chưa biết tính sao thì như có ai xúi giục, anh lên tiếng như con - Chúng tôi xin thề là ăn đời ở kiếp với nhau, có chết cũng không chia lìa! Nàng quay sang mỉm cười: - Vậy là được rồi! Nàng cũng nói: - Cám ơn. Trâm đã giúp tôi thoát được nạn tai này. Từ bây giờ tôi mượn xác của cô để hoàn dương và sẽ thay cô để chăm sóc cho anh chàng người yêu của cô chu đáo. Bảo đảm là ngày trước anh ta mê cô bao nhiêu thì với tôi, anh ta sẽ có mê hơn chứ không kém. Nói xong, nàng ta ngả đầu sang Phước, rồi như cái xác không hồn, cô ta nằm luôn trên tay Phước. Hốt hoảng, Phước kêu lên: - Trâm! Em sao vậy? Nàng vẫn bất động, sờ vào da thì lạnh như băng! Phước quýnh lên, bế xốc nàng lên tay chạy thẳng ra ngoài cổng. Nhưng khi ngang qua ngôi nhà quản trang thì anh nghe có tiếng gọi của ai đó: - Cậu đưa cô ấy vào trong này, chậm một chút là nguy! Phước đành phải đưa Trâm vào trong. Ngôi nhà của ông quản trang nhỏ, nhưng cũng có một chiếc giường nằm ở bên trong. Khi Phước đặt Trâm nằm xong rồi, ông già quan trang mới gọi anh ra ngoài, ông nói: - Sao cậu dám đưa người yêu vào đó. Cậu không biết đó là mộ của ai sao? Phước vờ như không biết: - Dạ, tụi cháu chỉ tình cờ đi thăm mộ người quen, rồi đi ngang qua… - Mộ đó là của cô gái từng dính vào một vụ thảm sát trên đồi thông cách đây chưa lâu, cậu không nghe? Phước lắc đầu: - Dạ, cháu ở xa tới nên không biết gì. - Đó là cô Hồng Hạnh, một trong hai cô do hiềm khích riêng nên đã dẫn nhau lên đồi thông ở gần hồ Tuyền Lâm rồi quần thảo, cho đến khi say máu, ôm cứng lấy nhau và cùng lăn xuống vực sâu, cùng chết! Ngừng kể một lúc, rồi ông lại tiếp: - Khi ấy tôi đi đốn cây ở đó, tình cờ tôi phát hiện ra vụ việc, tôi cố leo xuống vực để cứu họ, nhưng khi xuống tới nơi thì đã muộn, cả hai đã chết! Sau đó tôi theo giấy tờ tuỳ thân của cả hai, tìm cách đi báo cho gia đình họ biết để đến lấy xác. Nhưng chỉ có mỗi cô kia, tức cô Dã Lan, thì có người nhà ở Trại Hầm là tới nhận xác con rồi đưa về làm lễ an táng. Cô còn lại tuy có giấy tờ tên Hồng Hạnh, nhưng khi tôi tới địa chỉ ghi trong giấy thì người ta nói cả nhà cô ấy đã dọn đi từ lâu rồi! Bí quá nên sau đó tôi đưa về nghĩa trang và chôn bên cạnh ngôi mộ của cô Dã Lan vừa mới chôn, nghĩ là làm như vậy sẽ ổn, bởi đã chết cùng nhau thì nằm cạnh nhau là phải. Nào ngờ đó lại là một rắc rối lớn, khiến tôi phải mất ăn mất ngủ nhiều ngày! Ông ta kể mà cứ rùng mình hoài, Phước phải hỏi: - Có chuyện gì sao? - Nửa đêm khi tôi đang ngủ thì nghe tiếng quần thảo nhau tưng bừng bên ngoài! Tôi mở cửa nhìn ra thì thấy hai cô gái đang nắm tóc nhau đánh đấm không nương tay! Nhìn kỹ tôi ngạc nhiên quá đỗi, bởi họ chính là hai cái xác chết mà tôi thấy bữa trước! Có nghĩa là họ đã đội mồ dậy đánh nhau tiếp. Ông ta lại phải ngừng kể để thở, bởi hình như kể chuyện ấy làm cho ông căng thẳng, phát mệt. Phải một lúc sau ông mới tiếp được: - Mà không phải chỉ một lần đó. Cứ vài đêm thì lại diễn ra một trận như vậy. Hình như giữa họ đã có sự hiềm thù gì đó dữ dội lắm, cho nên khi đã chết rồi mà vong hồn vẫn không từ bỏ chuyện hằn thù! Không để chuyện ấy cứ tiếp diễn, cho nên tôi mới quyết định theo cảm tính, bằng cách bốc một trong hai ngôi mộ đó, đem chôn ở một lô khác. Tôi nghĩ, không cho họ gần nhau nữa thì họ sẽ thôi, không gặp nhau, có nghĩa là thôi không còn đánh nhau! Không ngờ ý nghĩ chủ quan của tôi mà lại đúng. Bởi từ hôm dời mộ cô tên Dã Lan đi thì không còn cuộc đánh nhau nào nữa. Tuy nhiên, vong hồn cô tên Hồng Hạnh ấy dữ lắm, cô ta không chịu yên, cứ đêm đêm thì hiện ra rú vang cả nghĩa địa này như còn ấm ức, uất hận lắm! Bởi vậy cả mấy năm nay rồi, tối nào tôi cũng đặt trước mộ cô ta một bó hoa tươi để cúng! Nhờ vậy mà cô ấy đỡ quậy phá hơn. Nhưng được cô này thì lại chọc giận cô kia! Vong của cô Dã Lan lại hiện về đòi tôi phải cho cô ta một bó hoa lay-ơn màu vàng, tôi đành phải làm theo… Phước buột miệng: thắm! - Thảo nào trên mộ cô ấy ngày nào cũng có một bó lay-ơn vàng tươi - Trên mộ cô Hồng Hạnh cũng có một bó hoa hồng vàng, nhưng chẳng hiểu sao bó hoa trên đầu mộ cô tên Hạnh thì vừa để là bị mất! Tới nay tôi còn thắc mắc... Ông quản trang vừa nói tới đây thì bỗng Trâm trở người, kêu ú ớ gì đó trong miệng, khiến Phước phải kề tai sát lại, vừa hỏi: - Em tỉnh rồi phải không? Giọng không phải của Trâm rót vào tai Phước: - Tìm cách giữ chân ông ta ở đây, còn anh chạy nhanh ra chỗ mộ của Dã Lan, lấy bó hoa ở đó qua đặt trên đầu mộ của em. Làm ngay đi thì mới hy vọng em còn được ở bên anh, bằng không... Cô nói tới đó thì có vẻ gấp gáp và sợ hãi lắm, khiến cho Phước phải hành động ngay. Anh giả vờ bảo với ông già: - Cháu bỏ quên món đồ ngoài mộ, bác làm ơn giữ cô ấy giùm, đừng để cô ấy tỉnh lại và chạy đi. Anh không đợi ông quản trang đồng ý đã vụt chạy đi. Anh đã biết mộ của Dã Lan, nên chạy ngay tới đó một cách dễ dàng. Trên mộ quả có một bó lay-ơn như thường lệ. Anh cầm lấy ngay và vòng qua phần mộ của Hồng Hạnh lúc nãy. Vừa đặt bó hoa xuống, bỗng Phước nghe về phía ngôi mộ của Dã Lan có một tiếng rú nghe thê lương lắm! Không dám chần chừ, Phước chạy trở về liền chỗ nhà của người quản trang. Vừa thấy anh, ông ta đã nói liền: - Cô bạn của cậu tỉnh lại rồi, cô ấy đòi đi mà tôi chưa cho! Phước bước vào và đứng khựng lại! Bởi trước mặt anh lúc đó không phải là Trâm nữa, mà là... Hồng Hạnh! - Em... Cô... Cô nàng lấy tay che mặt rồi ra dấu cho Phước đi ngay. Phước phải tìm cách nói: - Tụi cháu cám ơn bác giúp đỡ và xin phép bác. Anh dìu một bên nàng đi nhanh ra cổng nghĩa trang. Họ lên xe chạy đi một quãng khá xa rồi Phước mới thở phào nhẹ nhõm. Anh quay sang nàng, lo lắng hỏi: - Như vậy tôi biết phải nói với bà chủ nhà sao đây? Cô nàng vẫn bình thản: - Có sao đâu! Anh không nhớ là trước đây tôi đã ở trọ đó nhiều tháng mà! Bà chủ đâu có biết tôi là một hồn ma mà lo… - Nhưng... còn người yêu của tôi? Làm sao tôi giải thích với bà ta, cũng như với mọi người... Nàng bỗng phá lên cười: - Khéo lo xa quá! Như thế này được chưa? Nàng nói xong thì Phước đã một phen nữa há hốc mồm: - Cô là… Nàng lại cười: - Vẫn gọi bằng cô sao? dặn: Trước mặt Phước lúc này lại là... Ngọc Trâm! Chỉ có giọng là khác. Cô ta - Em thoát được tai kiếp rồi, nên từ nay có thể sống với anh, lúc thì em là Hồng Hạnh, còn khi cần thì em vẫn là Ngọc Trâm của anh! Phước chỉ len lén nhìn, nhưng anh thấy cô nàng không chút gì khác với Ngọc Trâm. Anh yên tâm nên nói: - Mình về nhà đi. Rồi mai tìm cách dọn đi nơi khác. Nàng ta vẫn giữ ý ban đầu: - Em vẫn thích ở chỗ đó. Chính nơi ấy em đã cải trang ở đó chờ anh và đã quen rồi. Phước trố mắt: - Cô chờ tôi là sao? - Thì em đoán thế nào anh cũng tới, nên mai phục để chờ. Người cõi âm biết trước hết mọi sự việc tương lai. Em còn biết số cô gái tên Ngọc Trâm đã tận, nên mới khiến cô ấy đi tìm anh, để rồi nhờ vậy mà em mới có cơ hội dùng hồn cô ấy mà qua mặt được kẻ thù của em!