Trọng Sinh Tiêu Dao Đạo

Chương 286 : Nước Ô Chuy

Dịch: Thích ăn bánh bao *** Trên người Bạch Dịch có Tụ Linh đan, nó nằm ở trong túi trữ vật của Tào Cửu Tiễn. Cho dù không có, hắn cũng có thể luyện chế ra nhưng đối với những tu sĩ Trúc Cơ khác mà nói Tụ Linh đan thực sự quá quý giá, quý giá đến mức có thể khiến cho bọn họ dùng tính mạng để đánh đổi. Hễ là đệ tử Thương Vân, sau khi Kết Đan lập tức trở thành trưởng lão. Tài nguyên nhận được phong phú hơn đệ tử thông thường, ở Đại Phổ hoặc ngay cả toàn bộ Thanh châu này chỉ khi nào đột phá Kim Đan mới có tư cách được người khác kính trọng. Về phần Kim Đan, có rất nhiều tu sĩ Trúc Cơ trông mòn con mắt, vô số Tu Chân giả đến chết cũng không thể sờ tới cánh cửa của cảnh giới Kim Đan. Hôm nay có cơ hội nhận được Tụ Linh đan, dù là đệ tử bình thường hèn yếu nhất ở trước mặt kẻ địch cũng sẽ trở thành một con sói đói. Có trọng thưởng ắt sẽ có dũng phu, cuộc chiến lần này tổng cộng có khoảng hơn ba nghìn đệ tử Thương Vân tông tham dự, có một chút kì lạ là trong cuộc tranh đoạt Linh mạch này ngoài tư chất ra còn có một phần nhiệm vụ đặc thù do tông chủ đích thân ban bố. Tiêu diệt đệ tử Thất Sát môn. Mỗi một đệ tử Thất Sát môn ngã xuống sẽ được thưởng ngàn khối linh thạch. Mấy nghìn năm qua, lần đầu tiên Thương Vân tông ban bố nhiệm vụ tông môn đẫm máu như thế. Xem ra Thương Vân tông và Thất Sát môn đã đến tình trạng không chết không thôi. Phía bắc dãy núi Thái Hằng có một trấn nhỏ quái dị, trấn nhỏ thường ngày không người cư trú nhưng mà cách mỗi mười năm, nơi hoang vắng này sẽ nghênh đón vô số Tu Chân giả. Những người tu chân này đến từ khắp mọi miền của Thanh châu, mục đích tập trung ở chỗ này lại chỉ có một, đó chính là tham dự cuộc chiến giành Linh mạch diễn ra mười năm một lần tại Thanh châu. Cuộc chiến tranh đoạt Linh mạch này không phải tập trung đệ tử các đại tông môn lại để thi đấu mà là tiến vào hiểm địa tìm kiếm một số tư liệu qúy hiếm. Tông môn nào giành được nhiều hơn sẽ là kẻ thắng cuộc. Cửa vào hiểm địa này nằm ở một trong ba hiểm địa lớn phía dưới vực Đề Huyết tại dãy núi Thái Hằng. Rừng Mê Vụ, cốc Táng Hồn, vực Đề Huyết. Ba chỗ hiểm địa này là những khu vực nguy hiểm nhất trong dãy núi Thái Hằng. Hai nơi trước có thể còn có tu sĩ Trúc Cơ dám tìm kiếm, chỉ riêng cái cuối cùng là vực Đề Huyết ngoài tu sĩ Kim Đan ra sẽ không có bất kỳ tu sĩ Trúc Cơ nào dám tiến vào một bước. (Rừng Mê Vụ, cốc Táng Hồn, vực Đề Huyết: Mê Vụ lâm, Táng Hồn cốc, Đề Huyết nhai) Nơi đó là vách núi quanh năm suốt tháng bị bao phủ trong màn sương, sương mù không những có màu đỏ quái dị mà còn chứa một lượng khí huyết sát kinh khủng. Tu Chân giả chưa đạt tới Kim Đan một khi bị sương máu bao phủ, chịu đựng không được bao lâu sẽ trở nên điên loạn, đến khi khí huyết sát này xâm nhập vào tâm mạch chỉ có một con đường chết. Phía dưới vực Đề Huyết có một hang núi, đó là cửa vào để tham gia cuộc tranh đoạt Linh mạch. Hang núi này đi thông đến một khu vực bất kỳ, nghe nói là hóa cảnh, hơn nữa không gian lối đi vô cùng trắc trở, đường biên men theo con đường gần như sắp sụp xuống. Chỉ có tu sĩ Trúc Cơ trở xuống chưa đạt được trình độ thông hành khí tức như Kim Đan mới có thể đi qua bình an. Truyền thuyết thuật lại rằng vạn năm trước đây nơi hóa cảnh này thuộc về Quốc chủ của một nước nhỏ. Vị Quốc chủ kia có tu vi cao thâm, sau khi mở ra hóa cảnh đã cất giấu rất nhiều bảo vật quý hiếm ở trong đó. Cho đến tận mấy trăm năm trước mới bị Tu Chân giả ở Thanh châu phát hiện. Về phần vì sao lại lấy nơi giấu bảo vật của vị Quốc chủ kia để tổ chức cuộc tranh đoạt Linh mạch là bởi vì ở đây có một loại tư liệu kỳ lạ gọi là "Nham Tủy Tinh". Nham Tủy Tinh là do *cự nham có tuổi đời hơn một nghìn năm uẩn hóa ra tinh hoa của đất, nó cực kỳ quý hiếm, ẩn chứa tinh túy của Thổ linh khí. Nó là tư liệu để luyện chế pháp bảo tuyệt giai hệ Thổ, ngoài ra còn hỗ trợ tu luyện đạo pháp hệ Thổ. Nham Tủy Tinh còn có một tên gọi khác là Dưỡng Mạch Sa, bởi vì chính là do tinh hoa của loại cự nham này nuôi dưỡng tinh túy Linh mạch. *cự nham: nham thạch lớn. Trong suốt mấy nghìn năm, Linh mạch cao cấp của Thanh châu liên tục bị khai thác, không chỉ như thế, suốt những năm tháng ấy Linh mạch cao cấp duy nhất của Thanh châu trải qua vô số lần bị cường giả tranh đoạt, ngay cả tinh túy Linh mạch cũng dần hao mòn. Tinh túy Linh mạch cao cấp sớm đã bị tổn hại, tin tức này ngoại trừ những cường giả đạt trên cảnh giới Nguyên Anh của các đại tông môn ra thì ngay cả tu sĩ Kim Đan cũng không được biết, nhưng mà Nham Tủy Tinh lại có thể giảm bớt sự hao mòn của tinh túy Linh mạch. Vì vậy, nơi diễn ra cuộc tranh đoạt Linh mạch mười năm một lần này chính là nơi hóa cảnh Nham Tủy Tinh bên dưới vực Đề Huyết. Người giành được nhiều Nham Tủy Tinh nhất chính là người thắng trong cuộc tranh đoạt này. Quốc chủ bảo tàng ấy đã từng cất giữ rất nhiều Nham Tủy Tinh, nhưng mà không gian hóa cảnh lại không ổn định, khiến cho phần lớn Nham Tủy Tinh biến thành những phiến đá rất nhỏ. May mà trong nơi hóa cảnh có nồng đậm thổ linh khí, cự nham lại san sát nhau, lúc này mới bảo tồn được nhiều Nham Tủy Tinh. Nếu không e rằng Linh mạch cao cấp của Thanh châu đã vỡ vụn và sụp đổ từ nhiều năm trước rồi. Phía bắc dãy núi Thái Hằng có một trấn nhỏ không tên, một tháng trước cũng đã bắt đầu có tiếng người huyên náo, bình thường tiểu trấn này âm u vắng vẻ, hiện tại người đi đường qua lại đông đúc, chen lấn nhau. Một số tửu lâu vừa mới tạm thời được dựng lên cũng kín người hết chỗ, có một số Tu Chân giả mở gian hàng ở bên lề đường, lượng người kéo dài không dứt, liếc mắt cũng nhìn không thấy đích cuối. ("Ma kiên sát chủng" thành ngữ Hán ngữ: Ý là miêu tả người đi đường qua lại đông đúc, chen lấn nhau. Lấy từ trong quyển《 Yến tử xuân thu 》) Mỗi mười năm mở ra cuộc tranh đoạt Linh mạch một lần, cũng là một lần diễn ra hội họp giao dịch lớn nhất khắp Tu Chân Giới Thanh châu. Mặc dù rất nhiều tu sĩ không tham dự cuộc tranh đoạt Linh mạch cũng sẽ từ khắp mọi nơi ở Thanh châu chạy tới trấn nhỏ này. Bán ra hoặc mua một ít linh thảo và tư liệu, thậm chí ngay cả những tu sĩ của hai châu lớn bên ngoài cũng sẽ ngẫu nhiên xuất hiện. Về chi tiết cuộc tranh đoạt Linh mạch không cần cố ý đi tìm hiểu, chỉ cần ngồi ở trên tửu lâu phồn hoa nhất trấn nhỏ này là có thể nghe được nội dung vô cùng rõ ràng. Trong tửu lâu có một chỗ ngồi gần cửa sổ, Bạch Dịch đang tự rót nước uống, một ngày trước hắn đã tới trấn nhỏ này. Một đám đệ tử Thương Vân tông được xem như là đến trễ nhất, ba ngày sau sẽ chính thức mở ra cuộc chiến giành Linh mạch. Sau khi biết nơi hóa cảnh bên dưới vực Đề Huyết là nơi diễn ra cuộc tranh đoạt, Bạch Dịch thoáng kinh ngạc, bởi vì vạn năm trước hắn đã rất quen thuộc với vực Đề Huyết. Vạn năm trước, vực Đề Huyết đích thực là hiểm địa nhưng lại không có khí huyết sát. Hiện nay đã qua vạn năm, khí huyết sát không thể tiêu tán là do Bạch Dịch gây ra. Vạn năm trước trong vực Đề Huyết tồn tại một nước chư hầu, đó là nước Ô Chuy, Quốc Chủ là một vị tu sĩ Nguyên Anh. Nước Ô chuy được lập ở dưới núi, địa hình hiểm trở, đường duy nhất để đi vào chính là men theo một lối nhỏ vào Bàn Sơn. Nước chư hầu này nằm sâu trong dãy núi Thái Hằng có chút kỳ lạ, người dân ở đây thái độ hung hãn, thích cướp bóc người sống trên núi và thành trấn xung quanh dãy núi Thái Hằng, ngay cả những đứa trẻ vài tuổi cũng có thể ra trận giết địch. Nếu như ở những địa phương khác, chuyện trẻ con giết người nghe ra có vẻ không tưởng nhưng ở nước Ô Chuy lại không như thế. Bởi vì nước chư hầu thi hành quy tắc tự sinh tồn giống như việc dưỡng cổ, mỗi đứa trẻ khi đến mười tuổi sẽ được nghe một đoạn huyết chiến rợn người. (Thiên phương dạ đàm: Là một thành ngữ Hán ngữ, ý là bất luận nỗ lực bao nhiêu cũng không thể làm được việc đó. Ví dụ mới sinh yếu ớt, chuyện lạ lùng.) Không phải huyết chiến với kẻ thù bên ngoài mà là tất cả đứa trẻ bên trong nước Ô Chuy. Mỗi năm nước Ô Chuy sẽ tổ chức huyết chiến một lần cho mấy trăm đứa trẻ tham dự, những đứa trẻ có thể sống sót chưa tới mười đứa! *Huyết chiến: cuộc chiến đấu quyết tử Tập tục tàn nhẫn như vậy khiến dân số nước Ô Chuy mãi không thể tăng trưởng được. Quanh năm chỉ duy trì được một vạn người, không chỉ có mỗi tập tục huyết chiến nghe rợn người này thôi mà nước Ô Chuy còn có một đặc trưng tàn bạo, đó chính là bọn họ đặc biệt không nhận định được cách ăn uống. Người nước Ô Chuy ăn mọi thứ, mọi loại trái cây hoang dã, các loại dã thú, thậm chí ngay cả yêu thú cũng sẽ xuất hiện trên bàn ăn của bọn họ, kinh khủng nhất là bọn họ ăn luôn cả thịt người. Ở vạn năm trước, Bạch Dịch vì muốn tìm một loại linh thảo nên từng đến nước Ô Chuy, chẳng những tận mắt nhìn thấy những đứa trẻ ở đây tham gia huyết chiến mà còn thấy được bọn họ đang chế biến thịt người dân sống trên núi thành món ăn quái dị và thưởng thức một cách say mê. Nếu như nói những đứa trẻ huyết chiến là tập tục đẫm máu của nước Ô Chuy, thế thì việc ăn thịt đồng loại khiến nước Ô Chuy thoát khỏi phạm trù của loài người. Yêu thú và dã thú ăn thịt người, không cần gì ngoài máu thịt để bảo đảm cho sự sinh tồn của chúng. Thế nhưng người Ô Chuy lại coi những đồng tộc nhân loại khác như một món ăn mỹ vị, vậy có thể nói bọn họ chẳng khác gì ác quỷ. Khi Bạch Dịch tận mắt thấy rõ một đứa bé của người dân trên núi bị quay thành món ăn vàng rực rỡ, lúc đó chỉ có cảnh giới Nguyên Anh Tiêu dao Tiên Quân không chút do dự cúng tế pháp bảo của hắn. Vì vậy, một ngày sau đó tính luôn cả vị Quốc chủ kia, toàn bộ nước Ô Chuy hoàn toàn bị xóa tên khỏi Thanh châu. Một nước chư hầu có vạn người bị Bạch Dịch tự tay giết hàng loạt biến chỗ này thành vùng đất chết, khí huyết sát quanh năm không tiêu tan chính là do máu người Ô Chuy hung tàn lưu lại.