Tử vong chi địa
Chương 1 : Ngày thê thảm
Màu trời đã khuya lắm, chừng như đã quá nửa đêm thì phải. Vạn vật như chìm sâu trong màn đêm đen kịt, trong giấc ngủ êm đềm.
Gió đêm lạnh buốt từng luồng vi vút như những mũi tên xía thẳng vào da thịt con người.
Trong thung lũng Tử vong, bóng đêm càng dày đặc hơn xòe bàn tay ra trước mặt không thấy chi cả.
Mùi máu tanh, mùi thịt rữa trộn hòa theo cơn gió bốc lên một mùi nồng nặc, mới ngửa qua đã muốn lượm giọng ngay.
Giữa đem khuya vắng vẻ, bên ngoài thung lũng khiủng bố hiểm trở và chớn chở ấy, thình lình xuất hiện ra hai bóng người, vun vút băng mìn tiến về hướng thung lũng khủng bố nọ.
Phải chăng họ định đến để hiến xác thân mình làm cao thêm những đống thi hài đãm áu kia. Mỗi lúc hai bóng đen lại tiến gần hơn. Và cuối cùng họ đã dấn bước vào trong, chân họ dẫm lên những mảnh xương khô vang lên những tiếng răng rắc rợn người.
Thêm vào đấy tiếng lá cây xào xạc trong làn gió bấc, mường tượng như mổ bản đàn ma quái khiến người nghe phải rợn gáy lạnh mình.
Chừng như đã mệt, hai bóng đen nọ dừng bước ngồi nghỉ trên đống lá khô, nơi cao nhất trong thung lũng.
Đột nhiên, một tia chớp chạy ngoằn ngoèo trên nền trời, ngời lên vạn vật như một ánh sáng trắng xáo quái đản và tắt phụt trong khoảng khắc.
Tuy thế cũng đủ chiếu rõ lên hai bóng lạ, cho thấy là một già và một trẻ.
Người trử dung mạo tuấn tú phong nhã như một chàng thư sinh, đoi nhãn tuyến long lanh sáng quắc như hai ánh tinh cầum chứng tỏ nội công chàng đã đến độ tuyệt luân.
Người già tuổi tuy đẫ ngoài tứ tuần, nhưng đôi mắt vẫn sáng lạ lùng, mày kiếm mũi thẳng, từ dung diện phát ra một khí thế oia vũ khiến người nhìn phải kính nể.
Thiếu niên chợt nhíu chặt đôi mày, giọng cất lên gần như nài nỉ !
- Thưa sư phụ, cư phụ không thể bỏ hẳn ý định đi vào tron rừng Tử Vong được sao ?
Người già chầm chậm lắc đầu :
- Khôngthể bỏ được.
Đột nhiên, môt tiếng thét ghê rợn vang dài trong gió, xé ra bầu không khí tĩnh mịch.
Tiếp theo đấy, một bóng đen sì lao thẳng về phía chàng thiếu niên đang ngồi.
Với một thái độ thật trầm tĩnh, chàng thiếu niên khẽ khoát tay phải lên đã xớt gọn vật vừa bay đến.
Thiếu niên mặt liền đổi sắc, khẽ kêu lên :
- Sư phụ ! Xác chết là một vị cao tăng thì phải ? Lại một nạn nhân của Rừng Tử Vong.
Ngươi lớn tuổi gật đầu :
- Đúng thế ! Vị này là một trong tám vị Đại Hộ Pháp của Thiếu Lâu. Đáng sợ chưa?
Thiếu niên nghiến răng căm phẫn :
- Sợ cũng chẳng ích gì ! Đánh hận thì đúng hơn !...
Chàng ngừng lời vứt xác chết qua một bên, nói riếp :
- Cho đến nay con vẫn chưa biết ý nghĩa của Rừng Tử Vong là thế nào. Sư phụ nhận được vị tăng nhân kia là một trong tám Đại Hộ Pháp Thiếu Lâm, chắc hiểu võ công của người ấy so với sư phụ ra sao chớ ?
Người già lại nhè nhẹ gật đàu :
- Khác nhau xa lắm !
- Như vậy…
Người già cười khẽ chặng ngang lời thiếu niên :
- Con khỏi nói. Thầy đã biết ý con rồi ! Con định nói như vậy có khác gì đưa dê vào miệng cọp ! Phải thế không ? Đúng như vậy con ạ ! Thầy đang làm một chuyện đưa dê vào miệng cọp đó !
- Như vậy…
Thiếu niên chỉ lắp bắp được hai tiếng, đưa đôi mắt ngơ ngác nhìn người lớn tuổi như định hỏi gì mà không dám.
Người lớn tuổi buồn buồn tiếp lời :
- Con chớ hỏi. Đêm nay thầy sẽ đem hết sự thực ra nói cho con rõ ! Con còn nhớ thành ngữ có câu : “Lá rụng về cội, chim mỏi về tổ” đấy chứ ? Tâm tình của thầy lúc này là như thế. Con bó biết namnythaayf ao nhiêu tuổi không ?
- Thiếu niên đáp không cần suy nghĩ :
- Ngoài bốn mươi !
Người lớn tuổi cười thương hại :
- Con đã lầm ! Phải tăng lên gấp đôi mới đúng !
- Ngoài tám mươi ? Sư phụ không nói đùa chớ?
Người lớn tuổi lắc đầu giọng nghiêm nghị :
- Thầy không đùa ! Sự thật đúng là như vậy ! Chắc con còn hoài nghi, vì mặt của thầy chỉ phỏng độ hơn bốn mươi, phải không ? Thầy hôm na nói thật cho con rõ, đó chỉ là mặt giả !
- mặt giả ?
- Phải ! Đúng là mặt giả, chắc con lại thắc mắc khso hiểu lắm phaie chăng ? Thầy trò ta xưa nay thân thích hơn tình cha con, tại sao thầy lại mang mặt giả nhau phải không ? Thầy cho con biết là trong việc này có một đoạn ẩn tình thật bi thảm…
Thốt đến đây, người lớn tuổi đưa tay phải lên mặt kéo “xoạt” Một tiếng, chiếc mặt giả lập tức rớt ra, để lộ trước mắt người thiếu niên một ông lão hiền lành đầu sói, râu bạc, với một gương mặt ốm xanh.
Người lớn tuổi thở dài tiếp lời :
- Thầy trò ta đêm nay, kể như lần đầu tiên nhìn thấy nhau một cách thành thực, thành thực trên mọi việc, ngoài chiếc mặt giả đã rơi trên mặt đất !
Tiếng thở dài ảo não của ông, khiến thiếu niên bàng hoàng xúc động :
- Như cậy sư phụ.
Người lớn tuổi đưa ánh mắt hiền từ nhìn chàng một cách trù mến, giọng cũng thật ôn tồn :
- Chẳng biết con muốn hỏi gì ? Để thầy trả lời cho con nghe, đúng như ý con muốn hỏi, những điều trước đây thầy đã nói với con về thân thế đều hoàn toàn là bịa đặt cả. Vũ nhi, con có trách thầy không ?
Thiếu niên lộ vẻ kinh hoàng vội đáp :
- Ơn sư phụ giáo dưỡng quá dày, lẽ nào…
Người lớn tuổi cắt ngang :
- Con đừng nói nữa. Thầy biết rõ lòng dạ của con. Nhưng Vũ Nhi nên biết tại sao, thầy lại đối xử với con như thế ?
- Bẩm sư phụ con biết ! Bởi vì sư phụ đã có một dĩ vãng thật bi thảm…
- Đúng thế ! Một dĩ vãng vô cùng bi thảm. Đêm nay, trước khi thầy vào trại Chí Tôn, thầy kể rành rọt hết cho con nghe
Thiếu niên vội vàng sửa áo ngồi ngay ngắn lại, thần sắc lộ vẻ rất mực cung kính, nghiêng tai chờ đợi…
Người lớn tuổi nhè nhẹ thở dài, giọng buồn buồn như đang chìm vào quá khứ.
- Những chuyện cũ quả thật hết sức thương tâm, Vũ nhi nghe chưa chắc đã tin. Khu rừng được mệnh danh là Tử Vong này, xưa kia là vật sở hữu của thầy. Ý thầy muốn nói là : Từ nay khu rừng này thuộc về con quản trị. Con đã hiểu chưa ?
- Nếu con đoán không lầm, thì trước đây sư phụ là chủ nhân khi Tử Vong này ?
- Đúng thế. Nếu bàn về võ công, lúc bấy giờ, thầy hơn bị hộ pháp hồi ấy những bốn lần ! Về sau… về sau… Ôi ! Để thầy từ từ kể lại cho con nghe.
Chắc con rất thắc mắc taịu sao khu rừng này lại mang tên là khu rừng Tử Vong phải không ? Việc mới xảy ra từ mười năm nay thôi. Thực ra, khu rừng này chỉ là một cửa ngõ hay một tấm bình phong của mặt trước không hơn không kém !
Thầy muốn nói phái sau khu rừng này có một dinh trại lớn, gọi là “trại Chí Tôn” Trại ấy truyền đến đời thầy là được mười một đời. Xưa kia, trước trại chỉ có một khoảng đất trống. Vị tổ sư sáng lập ra trại mới trồng lên khu rừng sầm uất này đấy !
Thiếu niên chợt hỏi :
- Sư phụ định nói khu rừng này không phải tự nhiên mà có sao ?
- Đúng vậy ! Rừng này đã được trồng theo phương bị Ngũ hành, Kỳ môn, Độn giáp. Đến nay đã được mấy trăm năm rồi, cho nên ngày nay mới trở thành sầm uất như thế. Vì thầy đia ra ngoài đã lâu, nhân vật giang hồ lại quen gọi thầy Thủy Cảnh tiên sinh, nên ít ai biết được thầy là chưởng môn đời mười một của Chí Tôn Bảo. Cũng không ai ngờ rằng phía sau khu rừng nàu lại có một trng trại bao la hùng vĩ.
Trong trại chia ra làm năm sảnh, mười hai phòng, tất cả đều vô cùng quan trọng. Nhưng hiện gờ thầy chỉ cần giải rõ, tại sao võ công của Chí Tôn Bảo lại lấn át cả võ lâm ? Chỉ vì vị tổ sư khi sáng nghiệp đã may mắn gặp được hai bộ võ kinh. Vũ nhi có biết không ?
- Cói phải bộ Huyền Kinh không ?
- Phải ! Nhưng do đâu Vũ nhi đoán được ?
- Bẩm sư phụ rất dễ ! Vì trước khi truyền dạy võ công cho Vũ nhi, sư phụ đã trịnh trọng dặn dò : trừ khi gặp cảnh vô cùng nguy hiểm, không được bừa bãi đem ra dùng, thưa sư phụ có phải như vậy không ?
- Phải ! Vũ nhi quả rất thông minh. Quyển một và quyển hai của bộ Huyền kinh chỉ có “Huyền Âm Thần Công” và “Lục Âm Lục Chưởng” thầy đã luyện thành cả hai môn ấy đến mức độ có thể là tinh vi rồi. Vũ nhi có tin lời thầy không ?
- Bẩm sư phụ con hoàn toàn tin như thế !
- Tốt lắm ! Nhưng theo lời di ngôn của vị tổ sư sáng nghiệp khi đã có Âm tất phải có Dương. Tại sao vậy ? Vũ nhi thử suy luận xem sao ?
- Theo như Vũ nhi biếy, địa ssanh Lưỡng nghi gọi là Âm Dương. Dã có trời, là có đất. Nếu có trời mà không có đất hoặc có đất mà không có trời, làm gì có chúng sanh ?
- Đúng, điều ấy hết sức đúng ! Vũ nhi cũng nên hiểu rằng tại sao thầy lại mang con đi lưu lạc khắp góc bể chân trời đề làm gì ?
- Vũ nhi biết lắm, đó là để tìm cho được hai quyển Huyền Kinh thứ ba và thứ bốn, tức là hai quyển Huyền Dương Thần Công và Huyền Dương Lục Chưởng.
- Sự mẫn tiệp của Cũ nhi thật không làm cho thầy thất vọng, nhưng con có biết tại sao thầy gấp muốn tìm hai quyển Huyền Kinh ba và bốn ấy không ?
- Thưa biết, tại vì sư phụ có những dĩ vãng thật bi thảm !
- Đúng như vậy ! Và bây giờ thầy muốn thuâth lại chuyện buồn thảm ấy cho con nghe ! Chao ôi ! Tương lai còn mịt mù như giấc mộng, thì chuyện dõ vãng càng chẳng khác khói mây. Nhắc tới chỉ thêm đau lòng người kể…
Năm ấy, khi thầy kế nghiệp tiên sư làm Bảo Chủ Bảo Chí Tôn, thầy mới được hai mươi lăm tuổi. Sau một trận ác đấu dữ dội trên ngọn Hoa Sơn, thầy diệt được “Công Lai Lưỡng Quái” hai tên hung thần kẻ thù chung của giới võ lâm. Do đó, thầy được quần hào hai cánh chánh tà tặng cho mỹ hiệu là Càn Khon chưởng – Thủy Cảnh tiên sinh, Thật ra, võ công của thầy không kém chưởng môn phái Tiếu Lâm, một môn phái đã lãnh đạo võ lâm từ mấy trăm năm nay. Cũng năm đó, thầy kết duyên với Tuyết Lý Hồng, một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn và được giới võ lâm công nhận là đệ nhất mỹ nhân.
Đến năm sáu mươi tuổi, vì sư mẫu con qua đời, thầy buồn quá, mới rời Bảo đi châu du khắp danh môn thắng cảnh trong thiên hạ
Tình cờ thầy gặp được một đứa con gái bị bỏ rơi bên vệ đường, mặt mày xinh xắn dễ yêu. Động lòng trắc ẩn, thầy mang đứa bé này về Bảo nuôi dưỡng.
Mười tám năm sau, đứa bé ấy trở thành một thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời, da tuyết môi đào, không những có một dung mạo ngư trầm lạc nhạn mà cốt cách phong độ cũng nghiêng nước đổ thành.
Thấy nó đã lớn khôn, trong khi thầy ngày đã già thêm rồi, thầy mới nói hết sự thật về thân thế nó cho nó nghe. Rồi hai năm sau, ní yêu cầu thầy cho nó xuất trại du lịch. Vì đã hai mươi năm nó chưa hề bước chân ra khỏi trại.
Một năm trôi qua, nó y hẹn trở về. Sau ngày về trại, nó vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường như xưa.
Nhưng điều lầm lớn của thầy vì quá tin yêu nó mà không tra vấn gì cả vrrf một năm xuất ngoại cảu nói.
Nửa năm sau, bỗng nhiên nhiều người kéo đến phá rối khi rừng Tử Vong. Lúc ấy, vì quá giận, thầy đã phát lời thề độc, quyết điểm vào huyệt câm bất cứ kẻ nào xông vào khu rừng Tử Vong rồi đuổi ra ngoài.
Song những người kéo đén rừng Tử Vong càng lúc càng nhiều khiến thầy hong mang không hiểu tại sao cả.
Thầy bắt đầu hoài nghi đứa con gái nuôi. Điều đó không có chi lạ, vì trong gần năm mươi năm kế nghiệp làm chủ Bảo Chí Tôn, thầy luon luôn bình an vô sự, chẳng có một sự phiền hà. Từ ngày nó xuất trại du lịch trở về, những sự tình rắc rối ấy mới xảy ra, như vạy, chẳng phải nó vì ra ngoài tạo nên sao ?
Đã mấy lần thầy kêu nó gạn hỏi nhưng nó một mực chối dài. Trong tình thế bất đắc dĩm thầy đành phải ra ngoài một chuyến để tìm hiểu chân tướng sự tình.
Chẳng ngờ, trước đêm mà thầy sắp sửa lên đường, tai họa đã xảy ra…
Thầy còn nhớ rõ việc cảy ra đêm ấy và suốt đời thầy không sao quên được.
Đó là một đêm trời trong mây đẹp, như thường lệ, thầy ngồi tại thư phòng đọc sách. Nó rón rén bước vào trên tay bưng một bát chè sen. Điều ấy cũng là thường sự, nên thầy đón lấy uống cạn vào trao bát không lại cho nó.
Nó cầm lấy bát đặt xuống một bên, chưa chịu đi ra. Thầy cũng không chú ý đến nó làm gì, tiếp tục đọc đoạn sách dở
Nhưng ngay lúc đó thầy cảm thấy tâm thần càng lúc bất an, lửa dục tự nhiên phừng phừng xông lên đòi hỏi. Lý tính bị dao động dữ dội. Biết là có khác thường, thầy đứng phắt dậy, lớn tiếng hỏi :
- Liên ! Con muốn hại cha sao ?
Nó lắc đầu mỉm cười. Ôi chao nụ cười của nó thầy vẫn còn hình dung được đến bây giờ, không phải nụ cười ngoan ngoãn của đứa con đối với người cha, mà là nụ cười mê hồn, nụ cười quyến rũ ma quái của giống hồ ly để thu hút tâm thần đối tượng.
Giọng nó cũng trở lên nồng thắm khác thường :
- Thưa không ! Thân mẫu con chết đã lâu năm, cha sống một mình cô đọc quá. Liên nhi tự biết mình không phải máu mủ của cha, nên muốn thay mẹ an ủi cha trong một đêm…
Vừa nghe xong, cơn giận thầy bừng sôi lên, thầy vung tay quật thẳng về phía nó một chưởng.
Nhưng hỡi ôi, chính thầy đã lâm nguy tại chưởng ấy !
Vì đáng lý ra, thầy phải dùng nộic ông tạm thời tập trung thuốc khiêu dâm ào đơn điền trước, giả như chẳng có gì lạ và tiếp tục đọc sách. Đợi đến khi thuốc tan hết, bấy giờ mớii tìm nó trị tội sau.
Nhưng lúc bấygiờ vì quá giận, chưa kịp nghĩ suy, thầy đã dùng sức quá mạnh, do đấy, chất thuộc được dịp công thẳng vào tim, lửa dục càng nung đốt thầy đến muốn điên người. Lại thêm… lại thêm…
Thốt đến đấy, ông nuốt ực nước bọt vào cuống họng, ngập ngừng một lúc mới tiếp lời được :
- Lại thêm… sau khí nó né tránh khỏi thế chưởng của thầy thì đồng thời nó đã lẹ làng trút tất cả lớp xiêm y bên ngoài, để lộ ra một thân hình nõn nà như một pho tượng ngọc tinh anh, rừng rực dục tình.
Thầy… thầy lúc ấy lý trí đã mê muội, chất thuốc dục lại nung đốt bản năng, thầy phải bặm chặt môi đến rướm máu để đè nén thú tính đang nổi dậy dòi hỏi dữ dội. Ngời thầy rung lên, chân tay thầy lẩy bẩy, thầy không hề muốn mà đôi chân thầy cứ tự dưng nhích lần tói bên nó.
Nụ cười trên đôi môi nó lúc ấy trông càng quyến rũ lạ thường.
Cuối cùng… cuối cùng…
Vị lão nhân nói đến đây, chừng như không kèm lòng được nữa, hai hàng nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn vết phong sương…
Gã thiếu niên, trái lại, ánh mắt bùng lên giận dữ !
Thật lâu, vị lão nhân mới nén đợc cơn xúc động, tiếp lời :
- Thầy đã không tự chủ làm ra một việc không hơn loài cầm thú ! Thật không ngờ… không ngờ chỉ trong vòng một năm tiếp xúc với bên ngoài mà nó lại biến sinh như thế ấy !
Khi tỉnh dậy, cũng chính tại nơi này, nơi mà thầy trò ta đang ngồi đây và lúc bấy giờ. Thầy kịp biết ra là toàn thân tinh lực hoàn toàn mất hết!...
Sự tủi thẹn xen với lòng căn hậm làm cho thầy muón tự hủy mình… Vũ nhi, bây giờ con đã hiểu cả rồi chứ ?
Gã thiếu niên nghiến răng cúi mặt :
- Vâng !...
Vị lão nhân lại thở dài :
- Nhưng, thầy lại không chết được … Tại sao ? Vũ nhi cơnthr đoán xem ?
- Vì thầy muốn tìm cho ra hai quyển thứ ba và thứ tư của bộ “huyền kinh” để trừ diệt đứa con gái nuôi dâm ác ?
- Chỉ đúng được phân nửa !
- Còn phân nửa ?
- Con phân nửa khiến thầy chưa chết được là tại vì con !
Gã thiếu niên trố mắt :
- Tại vì con ?
- Phải…
Vị lão nhân gật đầu nói tiếp :
- Nhưng có lẽ con không còn nhớ… Vũ nhi năm nay con bao nhiêu tuổi rồi nhỉ ?
- Dạ đúng mười tám tuổi !
- Đúng rồi… Con theo thầy đã mười hai năm chẵn ! Mười hai năm trước, con chỉ mới sáu tuổi đầu…
Đôi mắt của vị lão nhân nhìn vào khoảng trống xa xa, tâm trí như lùi về dĩ vãng :
- Khi thầy tỉnh dậy, sau câu chuyện đồi bại năm xưa, ngoài việc phát goác bản thân tinh lực hoàn toàn tiêu mất. Thầy còn thấy một chuyện lạ lùng… chuyện lạ ấy là con…
Như để giải quyết mau chõ gã thiếu niên những điều khúc mắc, vị lão nhân nói tiếp :
- Lúc bấy giờ , thầy thấy con ở bên thầy mà khi hỏi, con nói cho thầy biết tên con là “Tần Quan Vũ”…
Nhưng khi hỏi tiếp, thì con không hiểu được thêm điều gì nữa vì lúc đó con còn bé quá… Cả tên cha mẹ con, co cũng không biết. Con chỉ trỏ vaog “Rừng tử vong “ mà bảo rằng mẹ con theo cha con vào trong ấy và bảo con hãy đợi ở nơi đây…
“Thế rồi thầy buộc phải chăm sóc cho con và đợi mãi ở đây luôn ba tháng…
Ba tháng vằng vặc trông qua, vẫn không thấy một bóng người trở lại… Thầy biết rằng cha mẹ con không bao giơ ra được khỏi Tử Vong Lâm…
Sự tình như đã sẵn an bày, duyên phận thầy trò chúng ta đoe đẳng xuốt mười hai năm…
Vị lão nhân thoáng vẻ trầm ngâm giây lát :
- Ngày nay, đúng là lúc mà thầy cần cho con biết qua lai lịch của con, chỉ tiếc rằng tên cha mẹ của con thì không cách nào biết được !
Qua phút bàng hoàng về thân thế, đôi mắt Tần Quan Vũ vụ long lên một vẻ căn hờn :
- Sư phụ, cha mẹ con nhất định chết bởi tay con tiện từ dâm ác ấy rồi !
Vị lão nhân điềm đạm lắc đầu :
- Vũ nhi, thầy đã từng dạy con về thái độ đối với sự việc trong đời, thái độ ấy là gì con nhỉ ?
Tần Quan Vũ cúi đầu đáp nhỏ :
- Phải cẩn trọng tìm ra chứng cớ !
- Đúng rồi và cứ theo đó mà nói, cha mẹ cin sống chết thế nào, chính thầy cũng chưa dám có luận điệu quyết đoán !
Lòng căm hận tuy sục sôi cực độ, song Tần Quan Vũ cũng đành cúi đầu im lặng.
Vị lão nhân nói tiếp :
- Vũ nhi, có lẽ con chưa biết rõ dụng ý của thầy, thật ra, gặp được con thầy mới có đủ can đảm để mà sống, bây giờ… bây giờ kiếp sống đã quá đủ rồi và “chim mỏi mệt phải quay về tổ ấm”
Thầy trò ta đã đến lúc phải chia tay. Cho nên muốn cho con theo thầy đến đây, nơi hội ngộ đầu tiên biến thành chỗ đối diện cuối cùng…
Vị lão nhân thờ dài một tiếng nặng nề im lặng.
Sự oán hận và bi thương khiến cho Tần Quan Vũ nghẹn ngào :
- Sư phụ…
Vị lão nhân đưa bàn tay khẳng khiu vuốt nhẹ đầu đứa học trò yêu mến, đôi môi đượm vẻ hiền hòa :
- Con nên biết rằng người trong phái Chí Tôn của ta không thể để cho ai dễ dàng rơi lệ. Vũ nhi, thầy biết lòng con đau đớn lắm, nhưng con ạ, trên cõi nhân gian này, không có buổi tiệc nào mãi mãi không tan.
Phải, xin hãy ngồi xuống đây, hãy chậm khô dòng lệ thảm, vì trước khí vĩnh biệt, có nhiều trách nhiệm trọng đại là thầy muốn chính con gánh vác… chẳng những con phải hết sức bình tĩnh mà còn phải nghiêm túc thừa hành, nếu không, nếu cứ bi lụy thườn tình teho xúc động của tuổi thiếu niên thì làm sao có thể xứng đáng với tư cách vị chưởng môn đời thé mười hai của Chí Tôn Bảo ?
Cương quyết dũng cảm, là những điều mà dưới suối vàng thầy sẽ mỉm cười yên nghỉ, khi thấy nó có đầy đủ trong tâm hồn của đứa học trò yêu.
Giọng nói của vị lão nhân trầm trầm mà cứng rắn, đôi mắt sáng của người chứa đầy niềm vui tưởng mai sau…
Gió vẫn vi vu, cành lá vẫn nhẹ đưa theo nhưng không một tiếng khua động mạnh, như lặng lẽ âm thầm chứng gián lời trăn trối.
Truyện khác cùng thể loại
75 chương
74 chương
87 chương
32 chương
5 chương
33 chương
2897 chương
12 chương