Thông Thiên Chi Lộ
Chương 1113
Như Lai thần mang, vô thượng cường pháp từng khiến Đông Như Lai bước lên đỉnh cao này sau cùng cũng ở trước mặt Ngụy Tác.
Thần thức, là tinh thần và ý thức, Như Lai thần mang sát phạt, giao phong ở tầng nấc này, như trực tiếp trảm sát đi của đối phương tinh lực, cảm tri, phán đoán, phản ứng, thậm chí ký ức... Vô thượng cường pháp này hoàn toàn thoát ly nhục thân, mở ra cho gã một cánh cửa mới.
Gã không vội chìm vào thuật pháp liên quan đến sinh tử của nhiều người mà nhìn tiếp đạo thuật pháp này.
Vì còn một môn thuật pháp, Động Thiên thần hỏa.
Đông Như Lai để lại một câu thập phần giản đơn, nhưng Ngụy Tác cảm giác rõ niềm hoan hỉ của y khi xưa. Động Thiên thần hỏa do Đông Như Lai để lại sau khi thành tựa, có lẽ còn hơn Động Hư bộ pháp và Như Lai thần mang.
Hiện tại gã đang gặp hung hiểm đến cực điểm, các đại năng truy sát có thể đến bất cứ lúc nào, nếu Động Thiên thần hỏa có tác dụng hơn thì tham ngộ trước.
"Dùng Động Hư bộ pháp cùng Như Lai thần mang dẫn chuyển... Động Thiên thần hỏa cũng là một môn cường pháp!"
Ngụy Tác đọc kinh văn Động Thiên thần hỏa, bất giác lầm bầm đọc, bất tri bất giác cả kinh, lưng toát mồ hôi lạnh.
Hóa ra Động Thiên thần hỏa là cảm ngộ từ Động Hư bộ pháp và Như Lai thần mang thành, là vô thượng cường pháp xuyên hư không!
Kinh văn có ý hữu hình chi vật muốn đột phá hư không hạn chế thì phải khắc phục trở ngại kinh nhân, như một phi độn pháp bảo đạt tới tốc độ kinh nhân, chỉ sóng âm xung kích khí lưu cũng hao tổn không ít uy năng, nhưng quét thần thức thì muốn tới đâu là tới, so với hữu hình chi vật thì bớt nhiều trở ngại. Hư không cường pháp này thuần túy dùng tinh thần và ý thức, vô hình chi vật đâm xuyên hư không, rồi dẫn phát uy năng.
Thiên kinh văn này, trừ bản thân uy năng thuật pháp thì mở ra cho gã mấy thế giới khác nhau, khiến gã ngộ đạo, phát hiện mình vì hiểu biết hữu hạn mà thậm chí có sai lầm.
Đề hồ quán đỉnh, Ngụy Tác toát mồ hôi lạnh từ tận đáy lòng.
Tinh thần và ý niệm là vô hình chi vật, nhưng theo kinh văn Như Lai thần mang chú giải thì là uy năng đặc biệt: thần hồn chi lực. Thần thức có thể điều động nhục thân tu sĩ, chân nguyên lưu động, mạnh đến mức độ nào đấy khi cảm tri và uy năng túc chạm đến nguyên khí pháp tắc tất nhiên có thể phát ra uy năng.
Động Thiên thần hỏa nói đơn giản là nếu đặt một chậu rau lên bàn cũng chưa chắc phải đem vào bếp nấu nướng mà nấu luôn trên bàn cũng được. Nhưng quan trọng là phải nắm được nguyên khí quy tắc, đặt lên bàn nguyên liệu phù hợp.
Trước kia Ngụy Tác cho là uy năng thuật pháp thì cần vận chân nguyên, hóa ra uy năng để phát ra, tấn công đối phương nhưng kinh văn của Đông Như Lai lại khiến gã đốn ngộ, biết mình mù tịt về động hư và toái hư chi lực.
Động hư và toái hư chi lực không phải là phát cường uy đánh tan hư không, mà điều động nguyên khí pháp tắc khiến hư không tự vỡ.
Nếu muốn đập vỡ một miếng bảo thạch cực cứng tất rất phí sức, nhưng khiến bản thân bảo thạch thay đổi, mềm như cục băng thì đập vỡ đơn giản hơn nhiều.
Có thể nói Động Thiên thần hỏa khiến gã chạm đến sức mạnh cao nhất của tu đạo giới, "Toái hư" trong truyền thuyết.
"Đạo thuật pháp này biến thần thức thành chân nguyên, thần thức cũng có uy năng như thế... Với thần thông của ta, đến Thần huyền ngũ trọng điên phong không biết đã đủ sử dụng chưa. Hiện tại tuyệt đối không thể."
Đọc xong thiên kinh văn, Ngụy Tác liên tưởng đến hắc sắc thần quang của cổ đế thi, đâm xuyên hư không đối địch, gã hiểu đạo thuật pháp của cổ đế thi cũng có cùng đạo lý, uy năng càng mạnh thì đột phá giới hạn giáng vào hư không càng gặp trở lực, thuật pháp kiểu này đều dùng vô hình thần thức ấn vào hư không, kích phát uy năng, gần như biến thần thức thành chân nguyên.
Động Thiên thần hỏa e phải tới Thần huyền ngũ trọng điên phong mới thi triển được nên gã đành tu luyện Như Lai thần mang.
Bất quá Ngụy Tác trừ hoan hỉ vì đốn ngộ thì không hề ảo não, Như Lai thần mang tương đương với cơ sở của Động Thiên thần hỏa, không sử dụng được Như Lai thần mang thì nói gì nữa.
"Động Thiên thần hỏa dồn thái dương chân hỏa vô cùng tại hư không, tụ phá liệt chi lực của hư không ại, uy năng khẳng không kém hơn thiên cấp đỉnh giai cường pháp, nếu ta nắm vững thì Hư không kim hồ cũng thành vô dụng, Trạm Đài Linh Lan trốn vào hư không, thì ta cũng như cổ đế thi, vẫn truy sát được!" Ngụy Tác đồng thời biết Động Thiên thần hỏa là thuật pháp đâm xuyên hư không, đối phó Trạm Đài Linh Lan mà gã cần.
"Tiếc là Như Lai thần mang và Động Thiên thần hỏa, không có thuật pháp phụ trợ ôn dưỡng hoặc đề thăng thần thức."
Quay về kinh văn Như Lai thần mang, Ngụy Tác khẽ thở dài, biết tình hình vẫn chưa lạc quan, sau này mà gặp hoa y thanh niên thì phải tìm cách tiên phát chế nhân, không thì bị y phát động thần thức sát phạt chi pháp, dù thắng cũng thảm thắng.
Hiện tại gã hi vọng những kẻ đó đến chậm một chút, để gã tham ngộ xong thuật pháp và có thêm thời gian ôn dưỡng thần thức.
Như Lai thần mang vốn của Linh tộc, bị Hoang tộc đem làm mồi câu thì uy năng đối địch cao hơn thần thức sát phạt chi pháp của hoa y thanh niên.
Đạo thuật pháp đó như nhát đao, Như Lai thần mang không chỉ chém ra một đao mà vết thương không ngừng cháy lửa, thần thức tổn thương càng nặng.
Tung đòn trước tất hoa y thanh niên không còn gì uy hiếp nữa.
Ngụy Tác không nghĩ gì nữa, toàn bộ tinh thần triệt để chìm vào tham ngộ Như Lai thần mang.
Không biết bao lâu sau, gã thấy thần hồn tựa hồ thoát khỏi nhục thân, như ở trong hư không mênh mông, nhìn tinh thần, ý thức có cảm giác vô biên.
Vù! Vù! Vù! Vù!
Đột nhiên tiếng xé không gian vang vọng, gã tỉnh khỏi ý cảnh, mi tâm nhói lên, một sợi lửa bắn ra.
"A!"
Cơ hồ đồng thời, Ngụy Tác thấy mi tâm như có lửa cháy, khác nào nhói tận cốt tủy, ý thức như găm vô số trường đinh nóng bỏng.
Đồng thời, trong lòng Ngụy Tác dâng tràn niềm hớn hở.
Gã nhận ra thần niệm trực tiếp giáng vào liễu hư không, dấy lên uy năng khôn tả.
"Cói như dùng ý chí và ý niệm sát phạt đối địch, có Như Lai thần mang mà tìm được đường sống thì sau này ta có thể cảm ngộ thần thông như Kiếm vương lão tổ, vạch ra thần niệm, khác nào thần chi!"
Như Lai thần mang! Đấy là Như Lai thần mang! Môn thuật pháp này sau cùng cũng bị Ngụy Tác lĩnh ngộ. Lúc thi pháp thì tròng mắt đau nhói, cũng do bản thân thần thức thụ thương, tương đương với chạm vào vết thương đó. Ngụy Tác liên tưởng đến thần niệm của Thiên Kiếm tông Kiếm vương lão tổ suýt giết chết gã, nhờ thế có thêm cảm ngộ.
Nơi này là chỗ Đông Như Lai đột phá ngộ đạo khi xưa, sau mấy nghìn năm, gã lại cảm ngộ, còn nhiều hơn y.
"Đông Như Lai, các hạ là nhân vật siêu phàm nhập thánh, tiếc là Đông Hoang tông không ra gì, mỗ được các hạ truyền thừa, coi như là thân truyền đệ tử."
Lóe lên ý niệm này, gã hành đại lễ với ba kinh văn rồi nhắm mắt, thi triển thuật pháp ôn dưỡng thần thức.
Không có linh dược hỗ trợ, muốn triệt để khôi phục thần thức tổn thương là bất khả thi, nhưng đã nắm vững Như Lai thần mang thì chỉ cần thần thức khôi phục đến mức có thể thi triển là tu đạo giới hiện thời, chỉ còn Tứ tí hoang tộc đại năng và cổ đế thi uy hiếp được gã.
...
Lại xếp bằng bất động không rõ bao lâu, thân thể Ngụy Tác đột nhiên rung lên, mở bừng mắt.
"Từ lúc ta luyện Như Lai thần mang đến giờ là bao lâu?" Mở mắt là Ngụy Tác thần sắc bình tĩnh giải khai cấm chế cho Hắc Bồ Đề thiên mẫu nói năng được.
"Không ngờ ở đây có vô thượng cường pháp như thế." Hắc Bồ Đề thiên mẫu được giải khai cấm chế thì cười thê thảm, không còn gào lên như trước.
"Ngươi muốn nhìn ta chết thế nào nhưng đáng tiếc không được, ta để ngươi xem kết quả những kẻ truy sát ta." Ngụy Tác nheo mắt, "Ngươi muốn chết thống khoái một chút thì đừng lắm lời."
"Nếu ta truyền mọi thuật pháp thì ngươi sẽ tha cho Đại Hỉ tông?" Hắc Bồ Đề há miệng, có nhiều thứ định hỏi nhưng rồi nói ra câu này.
Truyện khác cùng thể loại
402 chương
250 chương
32 chương
31 chương
55 chương
9 chương
66 chương
380 chương
124 chương