Thiết Huyết Đại Minh
Chương 296
Ngày hôm sau, quân Quan Ninh quả nhiên đã lui về phía sau mười dặm bày trận.
Ngô Tam Quế đã chia quân Quan Ninh còn không đầy bốn vạn thành mười mấy phương trận hình chữ nhật, chạy dọc theo Trường Thanh tạo thành nhất tự trường xà trận, ở giữa trường xà trận là phương trận hỗn hợp do trường thương binh và đao thuẫn thủ tạo thành, ba hàng phía trước là trường thương binh, phía sau là đao thuẫn thủ, hai cánh phương trận còn lại là thiết kỵ Quan Ninh.
Tin rằng quân Quan Ninh đã rút toàn bộ ra khỏi cửa ải, đại quân lưu tặc bắt đầu đi xuyên qua Trường Thành.
Mượn cổng thành quan ải và mấy trăm chiếc thanh, sau không đến hai canh giờ, sáu vạn bộ binh lưu tặc toàn bộ đều đã vượt qua khỏi Trường Thành. Đến đúng ngọ, gần hai vạn kỵ binh lưu tặc cũng vượt qua cửa ải. Gần tám vạn kỵ bộ lưu tặc triển khai trường xà trận không lồ dọc theo Trường Thành. Hai cánh cũng là kỵ binh, ở giữa cũng là trường thương binh và đao thuẫn thủ, tuy nhiên hậu trận của lưu tặc còn có hai vạn cung tiễn thủ!
Sau ba hồi trống, Lý Tự Thành ngồi trên lưng ngựa đứng trước trận rút đao trên hông chỉ về phía trước, gần tám vạn đại quân kỵ binh lập tức cuốn về phía quân Quan Ninh như hồng thủy xô vỡ đê. Tên thảo khẩu Lý Tự Thành này đã đưa chiến thuật “Không có kết cấu gì” độc đáo do y sáng tạo ra đến một mức độ nhuần nhuyễn.
Theo lý thuyết, chiến thuật hiệu quả nhất để phá giải nhất tự trường xà trận của quân Quan Ninh phải là hai cánh kiềm chế rồi tập kết binh lực ưu thế đột phá ở giữa, hoặc là dùng binh lực ưu thế đánh tan một cánh của quân địch trước. Nhưng Lý Tự Thành không biết những chiến thuật kinh điển này, cứ bất chấp tất cả mà tấn công mãnh liệt.
Đây cũng là tác phong nhất quán của lưu tặc, đánh thắng thì sẽ đánh cho người không còn manh giáp, đánh cho tè ra quần, đành không thắng thì lão tử chạy.
Tuy nhiên, từ sự phong phú về kinh nghiệm chiến đấu của lưu tặc, cùng với lượng lớn tân binh trở thành lão binh, thêm vào sự cải tiến của trang bị, đã rất ít có quân đội nào có thể đứng vững trước đợt tấn công mãnh liệt của lưu tặc.
Luận về tố chất của từng binh sỹ, lưu tặc của Lý Tự Thành và quân Quan Ninh của Ngô Tam Quế có thể nói là một chín một mười, Kiến Nô ở Quan Ngoại có lẽ sẽ mạnh hơn một chút, nhưng ưu thế này không rõ ràng. Sức chiến đấu của ba đội quân này trên cơ bản nằm ở cùng một trình độ, nhưng về mặt tran bị, quân Quan Ninh lại kém nhất.
Thêm vào ưu thế binh lực đông gấp đối, trận kịch chiến không đến nửa canh giờ, quân Quan Ninh đã ắt đầu cảm thấy ăn không tiêu. Tuy rằng trường xà trận phòng ngự chính diện dài, thêm vào đánh vu hồi, nhưng do trận hình kéo quá dài, binh lực của mỗi phương trận ít ỏi, nên dưới đợt tấn công mãnh liệt của lưu tặc đã đứng bên bờ sụp đổ.
Quân Quan Ninh đã tiến đến bờ vực sụp đổ, Kiến Nô thì lại vẫn chưa có bất cứ động tĩnh gì, Ngô Tam Quế vừa nôn nóng vừa giận dữ, trong bụng đã đem mười tám đời tổ tông của Đa Nhĩ Cổn thăm hỏi mấy lần. Đương nhiên là y biết Đa Nhĩ Cổn có chủ ý gì, Đa Nhĩ Cổn định để cho quân Quan Ninh tiêu hao hết nhuệ khí của lưu tặc, rồi mới ngồi làm ngư ông đắc lợi!
Trên thực tế, sáu vạn đại quân Kiến Nô do Đa Nhĩ Cổn suất lĩnh sớm đã lặng lẽ di chuyển ra phía sau triền núi ở phía bên trái của quân Quan Ninh.
Mắt thấy quân Quan Ninh của Ngô Tam Quế sắp chống cự không nổi, Đa Nhĩ Cổn liền ra lệnh một tiếng. Năm ngàn thiết kỵ gồm Chính Hồng Kỳ, Chính Lam Kỳ làm tiên phong, hai vạn Bát Kỳ Triều Tiên và hai vạn Bát Kỳ Hán Quân là chủ lực, bắt đầu tiến công quân đoàn kỵ binh của cánh hữu lưu tặc. Đa Nhĩ Cổn ít nhiều gì cũng có chút coi thường lưu tặc, nhận thức của y đối với lưu tặc vẫn còn dừng lại ở đám ô hợp ở ngoài thành Đại Đồng.
Theo tính toán của Đa Nhĩ Cổn, trước tiên dùng năm vạn thiết kỵ Chính Hồng, Chính Lam Lưỡng Kỳ xông vào quân đoàn kỵ binh cánh hữu của lưu tặc, sau đó dùng bốn vạn Bát Kỳ Triều Tiên và Bát Kỳ Hán Quân đánh vu hồi vào sườn của trung quân lưu tặc, hiệp đồng với quân Quan Ninh bắt đầu phản kích, một kích đánh bại lưu tặc. Có như thế, Đa Nhĩ Cổn liền có thể dùng cái giả nhỏ nhất để đổi lấy thắng lợi lớn nhất.
Kỵ binh cánh hữu của lưu tặc khoảng tám ngàn kỵ, chủ tướng lãnh quân là Lý Quá và Lý Nham.
Tuy rằng đã cùng thiết kỵ Quan Ninh hỗn chiến nửa canh giờ, nhưng kỵ binh chủ lực của lưu tặc vẫn còn, nhuệ khí chưa mất. Năm ngàn kỵ binh của Chính Hồng Kỳ và Chính Lam Kỳ đột nhiên xông ra, trên mặt chiến thuật tương đối có tính bất ngờ, nhưng điều khiến Đa Nhĩ Cổn thất vọng là kỵ binh lưu tặc ở đối diện lại không dễ dàng sụp đổ!
Trên thực tế, kỵ binh nổi sát tính đã khiến cho lòng tin tăng vọt, chẳng những không dễ dàng sụp đổ, trái lại còn đánh cho năm ngàn kỵ binh Chính Hồng, Chính Lam Lưỡng Kỳ chỉ có thể chống đỡ, vô lực hoàn thủ! Bốn vạn Bát Kỳ Triều Tiên và Bát Kỳ Hán Quân kế tiếp do kỵ binh chặn trước trận nên không thể tiến công, lại vì hai quân cùng ở một chỗ nên không cách nào dùng cung tiễn chi viện, đành phải bày trận rồi giương mắt nhìn.
Lúc này Đa Nhĩ Cổn mới chấn động, khẩn trương điều chỉnh bố trí, hạ lệnh cho Bát Kỳ Triều Tiên và Bát Kỳ Hán Quan6 chi viện cho trung quân của quân Quan Ninh. Sau đó xuất ra hết hai vạn thiết kỵ của năm kỳ còn lại là Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Hoàng, Tương Hoàng, Tương Hồng, bất đầu tấn công với thế như Thái Sơn áp đỉnh!
Ngoài ra, Đa Nhĩ Cổn còn lệnh cho kỵ binh Mông Cổ quấy rầy cánh tả của quân đoàn lưu tặc, khiến cho đầu đuôi không có thể liên hệ nhau.
Lý Quá, Lý Nham mắt thấy tình thế không ổn, khẩn trương cầu viện Lý Tự Thành, Lý Tự Thành đưa cung tiễn thủ đi chi viện, đáng tiếc chiến tuyến kéo quá dài, cung tiễn thủ hành động chậm chạp. Đợi lúc một vạn cung tiễn thủ lưu tặc chạy đến, quân đoàn kỵ binh cánh hữu của lưu tặc đã tan tác. Một vạn cung tiễn thủ mất đi sự bảo hộ rất nhanh đã bị thiết kỵ Kiến Nô tàn sát hầu như không còn.
Quân đoàn kỵ binh cánh hữu tan tác, quân đoàn kỵ binh cánh tả thì lại bị kỵ binh Mông Cổ cuốn lấy không cách nào phối hợp tác chiến, bộ binh lưu tặc ở trung tuyến lập tức lâm vào thế tiền hậu giáp kích của quân Quan Ninh và Kỳ Binh Kiến Nô, sau gần nửa canh giờ miễn cưỡng chống cự, cuối cùng đã không chịu nổi mà tan tác. Đến đây đã lộ ra sự thâm độc khi Ngô Tam Quế lui ra phía sau mười dặm quyết chiến với lưu tặc, bởi vì quân Quan Ninh chủ động lui mười dặm, chiến trường quyết chiến ở bên ngoài Trường Thành, một khi lưu tặc an tác, cổng thành quan ải chật hẹp liền trở thành tuyệt lộ của bại binh lưu tặc!
Cuối cùng, Lý Tự Thành chỉ dẫn hơn tám mươi kỵ và hơn hai ngàn tàn binh bại tướng trốn thoát qua cửa ải, đám lưu tặc còn lại hoặc là bị giết, hoặc là bị bắt, hoặc là chạy đến rơi xuống biển, hoặc là trốn trong núi rừng sâu thẳm là dã nhân rồi.
Sau khi Lý Tự Thành hội hợp cùng hơn vạn tặc binh của Lý Song Hỷ, không đợi thở ra một ngụm, dưới sự bức bách của đại quân Kiến Nô và Đa Nhĩ Cổn, Ngô Tam Quế liền dẫn hơn hai vạn tàn quân Quan Ninh và hai vạn Bát Kỳ Hán Quân đuổi theo sau đuôi. Dưới cơn giận dữ Lý Tự Thành lại triển khai tư thế quyết chiến cùng Ngô Tam Quế.
Ngay sau khi Lý Tự Thành sắp thắng lợi, đại quân Kiến Nô của Đa Nhĩ Cổn lại đánh tới, lưu tặc lại bại.
Sau khi bị đánh bại, Lý Tự Thành không tiếp tục tham chiến nữa, giao gần vạn tặc binh cho Lý Nham, ở lại đoạn hậu, bản thân thì dẫn theo Lưu Tông Mẫn, Tống Hiến Sách, Cố Quân Ân và thân tín trực tiếp chạy về Bắc Kinh.
Hai trận đánh này có ảnh hưởng trí mạng đến sỹ khí của lưu tặc, từ đây về sau, đối với đội quân Hán gian của Ngô Tam Quế, lưu tặc khi nào cũng có thể đánh được chiến tích như thế, chỉ khi gặp đại quân Bát Kỳ của Kiến Nô, lưu tặc chưa đánh đã sợ thua, thậm chí chỉ cần nghe đến tiếng vó ngựa của kỵ binh Kiến Nô thì sẽ chạy vắt giò lên cổ.
Nam Kinh.
Sau khi Giảng quan Đông Cung Vương Đạc giáp mặt xác nhận, quan viên Nam Kinh không còn tiếp tục hoài nghi nữa. Dưới sự chủ trì của Binh bộ Thượng thư Sử Khả Pháp, năm đó, vị Thái Tử mười bốn tuổi Chu Từ Lãng thuận lợi lên ngôi, nhưng đại lễ đăng cơ chính thức lại cần Lễ bộ chọn ngày lành tháng tốt để cử hành, cho nên hiện tại trên danh nghĩa Chu Từ Lãng vẫn chỉ là Giám quốc, vẫn dùng niên hiệu Sùng Trinh như cũ.
Khi Chu Từ Lãng thuận lợi lên ngôi, việc tái phân phối không thể tránh khỏi dấy lên nhật trình nghị sự.
Chính trị trước giờ chính là trò chơi dơ bẩn nhất, mà chính trị gia lại là những người chơi dơ bẩn, cho đến nay giữa những chính trị gia không có ôn hòa, chỉ có lợi ích trần trụi. Vì có công cứu giá, hộ giá, cha con Tôn Truyền Đình, Vương Phác đã trở thành người thu lợi lớn nhất từ Thái Tử ban cho, tràng tái phân bố quyền lực này đương nhiên cũng do hai người làm chủ.
Tham gia tràng tái phân bố quyền lợi chủ yếu có bốn thế lực: thế lực phương bắc do cha con Tôn Truyền Đình, Vương Phác đại diện chiếm địa vị chủ đạo; tập đoàn quan liêu cố Minh do Sử Khả Pháp, Mã Sỹ Anh, Cao Hoằng Đồ dẫn đầu, cùng với thế lực quân phiệt địa phương do Lưu Trạch Thanh, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Tả Lương Ngọc làm đại diện cũng là người tham dự vào cuộc đua quyền lợi này; thế lực sỹ lâm phương nam căn cơ thâm hậu do phục xã Đông Lâm đại diện, nhưng bởi vì Chu Tiêu ở trên đại sảnh đổi trắng thay đen, khiến cho thanh danh của phục xã Đông Lâm giảm đi nhiều, nên trở thành kẻ thua cuộc trong tràng tranh giành quyền lợi này!
Vấn đề trước mắt của cha con Tôn Truyền Đình, Vương Phác là làm sao để phân phối quyền lợi này?
Độc chiếm quyền lực không màng đến ba thế lực thế lực hiển nhiên là không sáng suốt. Tập đoàn Tôn Vương có căn cơ, mạng lưới quan hệ ở Giang Nam cũng còn nông, không có đủ thực lực giữ quyền to một mình, vì vậy, lựa chọn sáng suốt nhất chính là lôi kéo một hoặc hai thể lực, đả kích phân hóa một hoặc hai thế lực còn lại.
Tôn Truyền Đình là một trung thần, năng thần, lương thần, nhưng cho đến bây giờ lão không phải là chính trị gia xuất sắc, bởi vì lão không đủ vô sỷ, không đủ ác độc. Chân Hữu Tài đủ vô sỷ cũng đủ ác độc, nhưng y không có cái nhìn đại cục, về mặt chiến lược thiếu đi cái nhìn xa trông rộng, cho nên hai người đó đều không giúp gì được cho Vương Phác.
Ngay khi Vương Phác đóng kín cửa cân nhắc nên tiến hành phân phối quyền lợi như thế nào, thì Trần Viên Viên dẫn theo Liễu Như Thị vào phòng của hắn.
Truyện khác cùng thể loại
39 chương
54 chương
21 chương
339 chương
26 chương
71 chương
52 chương