Thiên Tống
Chương 421
Tông Trạch cũng nói lời công bằng, lão ấy cho rằng lúc điều động hai vạn người đến Tiểu Tần Lĩnh, Lý Cương đang ở cùng với tri châu Ngọc, Châu, Phê Châu và Thông Phán Văn Chuẩn Hứa. Lý Cương đúng là có tội sau khi sự việc diễn ra không chịu điều tra, nhưng việc chuẩn bị chiến tranh ở Tây Bắc gấp rút như vậy, Lý Cương không thể nào còn có thể để ý đến hướng đi của hai vạn người này. Tông Trạch còn nói, lúc đầy hai vạn người này tích cực tham gia sản xuất ở Tây Bắc, mới giúp cho lương thảo của chiến sự Ngọc Châu và chiến sự Tây Bắc Tây Hạ đạt đến sự ổn định, giảm thiểu áp lực cho các vùng khác của Đại Tống. Tông Trạch cho rằng đây chẳng qua chỉ là sai sót ngoài ý muốn. Vả lại mọi chuyện trước mắt đã được dẹp yên.
Nhưng Xu Mật Viện lại không nghĩ như vậy, họ cho rằng nếu không có chuyện này, người Kim sẽ theo như kế hoạch ban đầu mà liên thủ với Đại Tống. Mà cục diện hiện này là Kim – Liêu đang đình chiến. Tuy không biết là bọn họ có ngầm hẹn ước gì với nhau không, nhưng xem ra cũng ảnh hưởng khá lớn đến quân Tống ta.
Sau đó còn có một kiểu lý luận như thế này, cho rằng mặc dù Âu Dương có sơ suất, nhưng là lấy công đền tội. Lý Cương thất trách là tình hữu khả nguyên*. Về nguyên tắc không nên trách tội mà cũng không ban thưởng.
*Tình hữu khả nguyên: về tình thì có thể lượng thứ.
Triều Hội còn có người nhân cơ hội này đề xuất xóa bỏ luật thương nghiệp, lần nữa ức thương trọng nông, luận điều này gặp phải sự phản đối kiên quyết của Triệu Ngọc và đai đa số các quan đại thần. Cái tốt của thương nhân thể hiện hết sức rõ nét, xóa bỏ luật thương nghiệp không chỉ làm mất đi sự bảo hộ đối với thương nhân, mà còn gia tăng sự kiểm soát về thương nghiệp của các quan địa phương. Hơn nữa ai cũng biết rõ chính vì có sự phát triển của thương nghiệp mà quốc lực Đại Tống mới lớn mạnh như ngày nay. Đến các quan đại thần kết tội Âu Dương cũng tuyên bô không thể đem thẳng uốn cho cong được.
Tóm lại thì có thể quy nạp vào ba kiểu luận điệu, Lý Cương gây họa, Âu Dương gây họa, hai người đều không gây họa. Sau cùng thì mỗi một luận điệu đều chỉ có mấy người ủng hộ. Sự tình nháo thành như vậy nên bắt buộc phải có lời giải thích rõ ràng. Bản thân Triệu Ngọc cũng rất mâu thuẫn, Lý Cương vừa mới nhận chức không lâu, hơn nữa sau khi biết được âm mưu của địch, lập tức bắt tay vào việc phân phối vật tư cho tiền tuyến, có thể nói là công lao không nhỏ. Mà Âu Dương thì đã bóp chết âm mưu của địch ngay từ khi nó còn là bào thai, từ sĩ, quan đến công lao đều vô cùng to lớn, người này vốn dĩ là phải thưởng, bây giờ mà phạt cũng không hợp tình hợp lý. Còn có một điểm này nữa, xử phạt không phải là lưu đày hay bãi quan. một khi hạ lệnh, thì tương lai nếu muốn tìm một người đến thương thảo mọi việc cũng sẽ không tìm được nữa.
Triệu hội tạm dừng. Báo Hoàng Gia cũng đồng thời đưa tin đính chính về tin tức giả đã in trên báo trong mấy ngày trước. Lý do đính chính là do phải phối hợp với triều đình dập tắt âm mưu của người Nữ Chân. Trong văn án bắt đầu tường thuật đại khái âm mưu của người Nữ Chân từ vụ án “thi thể chết chìm”. Sau đó là chuyện Âu Dương một mình đến Hà Nam áp chế bạo loạn, mặc dù trước mắt vẫn chưa biết được tình hình cụ thể, nhưng có thể khẳng định rằng bạo loạn đã kết thúc. Báo chí tỏ ý sẽ hoàn thiện và bổ sung các chi tiết trong các kỳ sau, đồng thời tiến hành xin lỗi công khai với dân chúng Đại Tống vì những bất tiện do tin tức giả trước đây đưa tới.
Đối với nguyên nhân dẫn đến sự yên ổn quá mức của phủ Kinh Triệu và phủ Hà Trung, báo chí bày tỏ mình không biết chuyện, mặc dù người ở trong hai phủ này ít đi một chút, người Nữ Chân cũng không quá bốn vạn người, nhưng trong chuyện này thì đến một chút động tĩnh cũng không có. Báo chí còn xuất bản quyết định của triều đình, lấy Âu Dương rời khỏi Hà Nam làm ranh giới, bất kì người Nữ Chân nào không gia nhập Hán tịch sẽ không bổ sung về sau. Cho dù có được bổ sung hộ tịch thì cũng sẽ trở thành đồ bỏ đi. Điều khoản này là cách để Thái Hư Tử bòn rút tiền lương dễ dàng nhất mà không kéo theo sự chú ý của người khác, hắn muốn khiến cho người của tộc Nữ Chân bắt đầu nội chiến kéo dài và chia rẽ.
Báo chí còn báo cáo cuộc tranh luận trên triều hội và những điều tra ghi chép được trong dân gian. Kết quả điều tra cho thấy, có 30% số người cho rằng Âu Dương nên chịu trách nhiệm, 30% cho rằng Lý Cương nên chịu trách nhiệm, 30% cho rằng nên là thông phán với tri châu ra công văn khi đó chịu trách nhiệm, chỉ có mười phần trăm là cho rằng không nên phạt mà phải thưởng. (chưa hết, còn nữa, muốn biết mọi chuyện sau đó thế nào, vui lòng đăng nhập, xem số chương được nhiều hơn, cũng được hỗ trợ tích cực hơn. )
Cửu Công Công hỏi:
“Bệ hạ suy nghĩ kĩ rồi chứ?”
Triệu Ngọc ném một chiếc lá xuống ao, nhìn nó rất lâu rồi hỏi:
“Ngươi nghĩ sao?”
“Bệ hạ, đây là chuyện quốc gia đại sự, gia gia không giám nhiều lời.”
Cửu Công Công nói:
“Nếu không có một lời giải thích nào, e là các Ngự Sử sẽ không phục. Người không thích Lý Cương không phải là số ít. Nhưng việc gia gia thấy lạ nhất chính là không ít các quan đại thần vốn ủng hộ chuyện buôn bán, thông thương của Âu đại nhân cũng muốn kéo Âu đại nhân xuống nước.”
“Sức ảnh hưởng của Âu Dương không nằm ở chỗ hắn ta là tri huyện, mà nằm ở chỗ hắn là lãnh đạo của hai thương hội lớn. Còn có ảnh hưởng của đại học Dương Bình và cống hiến của hắn trong việc mở rộng bờ cõi nước ta ở vùng biên giới. Nếu bản thân hắn không làm quan, chuyên tâm quản lý hai thương hội lớn thì vẫn còn có thể bỏ qua. Vì làm quan không thể không suy xét, không thể không hi sinh lợi ích cơ bản của thương hội. Đối với hai thương hội lớn mà nói là chuyện tốt vô cùng. Cho nên hắn làm quan hay không làm quan, chẳng có ảnh hưởng gì lớn.”
Triệu Ngọc nói:
“Nhưng nếu hắn không làm quan thì trẫm không thể tìm hắn nữa. Người nhìn Ngọc Châu, Tây Hạ, hạm đội Hàng Châu, lại ngó chuyện của Hà Nam thì biết, trẫm không thể tưởng tượng được là hắn lại tài giỏi như vậy. Hắn không chỉ làm việc hợp với ý trẫm, mà còn có thể đem đến cho trẫm niềm vui. Lần đầu tiên tiến đánh Tây Hạ, trẫm chỉ muốn lấy lại hai châu mà thôi, nhưng hắn rất giỏi, cắt luôn một mảnh lớn, để trẫm có thể ung dung mà xây dựng con đường tơ lụa.”
“Vậy, Lý Cương thì sao?”
“Biên cương đang hồi căng thẳng, Lý Cương hiểu rõ việc chính trị của Đại Tống, biết quân sự, hiểu dân tình, là người trung thành tuyệt đối, trước sau như một.”
Triệu Ngọc nói:
“Trước mắt quả thực không thể rời bỏ hắn.”
Việc quân cơ có thể nói một câu ngắn gọn, điều cấm vệ quân nào đến chỗ nào, nhưng người ở bên dưới cần phải theo kịp, những việc này toàn bộ đều giao cho Lý Cương sắp xếp. Lý Cương vừa biết nhìn dân lại biết nhìn quan, là một người ngay thẳng, chính trực.
Truyện khác cùng thể loại
44 chương
871 chương
10 chương
755 chương
458 chương
62 chương