Thiên Tống

Chương 233

Âu Dương ở bên này không ngừng khuyên răn: "Huynh đệ, không phải là ta cố tình dây cà ra dây muống, nhưng ta cảm thấy các huynh đang phạm phải sai lầm đấy. Muốn mua pháo gì đó thì tốt nhất nên đầu tư mua thuyền, mua lấy hai mươi chiến thuyền từ đường biển tạt qua hậu lộ của chúng, đánh vào hậu phương của chúng." Sứ giả Liêu quốc lắc đầu: "Ý của Hoàng Thượng nước ta là mong triều Tống không bán vũ khí cho người Nữ Chân, nếu không sẽ làm tổn hại đến tình nghĩa huynh đệ chi bang của hai nước Tống - Liêu." "Cái này... Mua một ít đi mà. Nếu không muốn mua thuyền thì huynh có thể suy nghĩ đến việc mua thêm một lô mìn." "Âu đại nhân, mìn của người chỉ có thể chôn dưới đất trong bảy ngày, nếu như trời đổ mưa thì ngày hôm sau đã không nổ được nữa rồi." "Đó là chuyện của trước kia, chứ giờ đã cao cấp hơn nhiều rồi." Âu Dương cầm ra một bản vẽ và nói: "Đây là mìn đơn binh mới nhất, có thể chôn trong vùng đất ẩm ướt mười lắm ngày, giá tiêu thụ cũng không quá cao, mỗi quả một quan tiền, một còn ngựa có thể đổi lấy mười mấy quả rồi." "Thật chứ?" "Thật đấy!" Âu Dương nói: "Nói suông thì chẳng ai tin, chi bằng chúng ta đến thao trường Đông Kinh để thử hiệu quả của nó được không?" "Được." .................. Trương Huyền Minh trách Âu Dương: "Ngươi mau đi gặp cái cô Hoàn Nhan Lan gì đó đi, nói cả một ngày trời, cổ họng của ta khô cong luôn rồi, người ta chỉ muốn mua hàng hóa của Dương Bình thôi." "Gặp cô ta để làm cái gì kia chứ? Dù sao triều đình cũng không đồng ý xuất khẩu vũ khí cho họ, nói chỉ tốn nước bọt, tốn thời gian mà thôi." Âu Dương cười khoái chí và nói: "Hôm nay người của Liêu quốc lại đặt thêm một vạn quả mìn kiểu mới, mỗi quả có giá một quan tiền." "Không phải chứ, ngươi chỉ thay đổi kíp nổ, mà mỗi quả đã đắt hơn sáu trăm đồng?" Âu Dương cười và nói: "Họ nguyện ý mua, thì ta cũng chẳng còn cách nào khác. Nhưng nói gì thì nói, mặt hàng lần này quả thật rất tốt. Hơn nữa còn không cần phải chôn lấp. Tại nơi có diện tích lớn, địch lại không ngừng xung kích, lúc mình chạy thoát thân thì sẽ ném về sau mấy quả là xong, khi đó, việc đuổi theo chỉ còn là chuyện ngồi chơi xơi nước mà thôi." Trương Huyền Minh nói: "Cái cô quận chúa kia thật khó hầu hạ, ta có cảm giác như cô ta đã biết rõ chúng ta không thể bán cho họ bất cứ thứ gì vậy. Mục đích đến đây lần này của cô ta chắc chỉ có một, chính là ước thúc việc xuất khẩu hỏa khí của chúng ta với Liêu quốc. Nếu như không có hỏa khí thì Liêu quốc quả thật không phải là đối thủ của Kim quốc." Một tên thái giám tiến đến và nói: "Hoàng Thượng cho mời hai vị đại nhân." ....... Mục đích mà Triệu Ngọc tìm Trương Huyền Minh và Âu Dương chính là chuyện xuất khẩu vũ khí. Triệu Ngọc đương nhiên chẳng ham gì chút tiền cỏn con ấy, nhưng lần tiêu thụ trường kì này nàng lại thấy rất hài lòng. Chiến lược là cái gì kia chứ? Chính là cái này đây. Từ lúc có Hoàng Đế võ công gì đấy, còn có sự xuất hiện những lời bàn về công đức của người này so với Hán Vũ Đế, thì Triệu Ngọc càng có thêm nhiều dã tâm hơn so với trước kia. Tuy trong lòng vẫn là an phận thủ thường, nhưng nhìn chung cũng đã có ý tiến thủ. Mà theo như phỏng đoán của Âu Dương, thì thu nhập quốc khố của Bắc Tống vào năm ngoái đã gấp năm mươi lần so với Liêu quốc và bảy trăm lần so với Kim quốc. Cho nên chưa chắc không có khả năng là bắt đầu từ lúc ấy, hắn đã có một niềm tin trước sau như một, có tiền là có tất cả. Mà việc xuất khẩu vũ khi lần này, các đại thần đều không có quyền được luận ngôn, chỉ có sự tham dự của Xu Mật Viện và Âu Dương. Triệu Ngọc nhìn hai người rồi nói: "Tình hình hiện nay các khanh cũng đã biết hết cả rồi. Dân tộc Nữ Chân đồng ý nhường Tô Châu cho chúng ta, đổi lại là việc chúng ta ngừng tiêu thụ vũ khí ở Liêu quốc. Các khanh nghĩ thế nào?" Âu Dương nói: "Cho dù chúng ta không cấm tiêu thụ vũ khí ở Liêu quốc, thì dân tộc Nữ Chân cũng sẽ nguyện ý đem Tô Châu tặng cho chúng ta. Tô Châu cằn cỗi, giáp với biển nhưng ngư nghiệp lại không phát triển. Nghề chế tạo thuyền bè, vận chuyển hàng hải cũng không có. Nhân khẩu thưa thớt, tình hình kết hôn cận huyết lại diễn ra rất nghiêm trọng, tố chất nhân khẩu rất thấp. Với dân tộc Nữ Chân nói, có hay không có mảnh đất Tô Châu cũng chẳng hề gì. Mà sau khi tặng nó cho Đại Tống, chúng ta có thể xây dựng Tô Châu trở thành một thành phố thương nghiệp, phải bỏ vào đó một lượng lớn nhân lực và vật lực. Về phần Kim quốc khi đó có lấy lại nó hay không, hay là khiến cho Tô Châu bị cô lập với bên ngoài thì đều là khả năng trong tầm với của họ cả. Cho nên vi thần thấy, mong muốn lớn nhất của dân tộc Nữ Chân có khả năng là bòn rút cho cạn giá trị của phế phẩm Tô Châu này. Cho dù chỉ đổi lại được một rương pháo súy thủ thôi cũng là rất tốt rồi." Trương Huyền Minh gật đầu: "Vi thần đồng ý với cách nghĩ của Âu đại nhân. Địa hạt thuộc quyền quản lí của dân tộc Nữ Chân hiện nay tuy không nhỏ, nhưng lại vô cùng nghèo nàn, nhân khẩu lại ít ỏi. Bộ tộc phân cư, căn bản không hình thành một quốc gia toàn vẹn và thống nhất. Nhưng mọi kiêng kị của chúng ta về năng lực chiến đấu trong chiến tranh của họ quả thực không thừa. Dũng mãnh, không sợ chết. Mà họ cũng biết, từ sau khi Liêu quốc có được hỏa khí, giá trị của cái gọi là dũng mãnh trong chiến đấu của họ đã bị giảm đi rất nhiều, một tướng quân dũng mãnh, có thể bị một tên binh sĩ vừa mới được chiêu mộ tòng quân của địch giết chết, khiến cho những người lấy mạnh làm đầu như họ rất khó chịu. Nhưng mặt khác, họ cũng không muốn làm nhái hỏa khí của Liêu quốc, bởi vì họ không muốn từ bỏ tính tinh thông của từng dân tộc trên lãnh thổ nước mình. Cái họ hi vọng chính là trên chiến trường Kim - Liêu sẽ không xuất hiện hỏa khí có uy lực lớn như vậy nữa. Mà thần nghĩ, điểm này chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho dân tộc Nữ Chân ban đầu muốn hành thích Âu đại nhân. Bởi vì họ biết rất rõ, Liêu quốc vẫn còn có năng lực sản xuất nhất định, còn Kim quốc họ thì sao? Cho dù cho muốn sản xuất đi chăng nữa, thì vật tư, kĩ thuật của họ đều không đủ đáp ứng. Một khi vũ khí của Liêu quốc ngày một tiên tiến hơn, thì dân tộc Nữ Chân sớm muộn gì cũng sẽ không còn chỗ dung thân."