Thiên kiều chi nữ: thái tử phi đại giá đáo

Chương 139 : Đại công chúa hồi cung 3

Diệu Khánh Điện. Diệu Khánh Điện là tẩm cung riêng của đại công chúa - Dạ Linh Tê. Sáu năm trước, cung điện này rực rỡ màu đỏ của hôn lễ kèm theo sự không nỡ của chủ nhân nơi này. Bây giờ, Diệu Khánh Điện là trong cảnh nở rộ của hoa chào đón công chúa trở về cùng với dâng trào hạnh phúc. Hai niềm hân hoan, hai lần cảm xúc, chủ nhân cũng về rồi! Dạo bước trước Diệu Khánh Điện đoàn người chậm bước lại. Hoàng thượng ngắm nhìn một lúc, vẻ mặt người áng lên chút hoài niệm. Sáu năm trước tại nơi này, chính thân người đã đưa tiễn trưởng nữ của mình đi, bây giờ cũng chính thân người đón nàng ta về lại nơi này. Hoài niệm kết thúc, người quay sang Dạ Linh Tê cười nhu hoà: "Linh Tê, Diệu Khánh Điện này từ ngày con đi trẫm luôn cho người dọn dẹp nó với mong muốn ngày nào đó con sẽ về. Bây giờ điều trẫm muốn đã thành hiện thực, và ngay lúc này trẫm muốn đích thân đưa con vào đó." Dạ Linh Tê ngâm trầm một lúc, đôi mắt ngọc ngà kia chăm chăm nhìn người đàn ông trước mắt. Tình cảm phụ tử thực không dễ gì rạn nứt a. Tuy thân là bậc đế vương nhưng tình cảm mà người dành cho đại nữ nhi này lại vô cùng lớn. Ngày nhỏ cũng rất mực cưng chiều, nâng nịu, cũng chính do người đích thân dạy dỗ, thử hỏi những điều này các bậc đế vương mấy ai làm được? Đôi mắt khẽ cụp xuống, đôi môi đỏ mọng kia mỉm cười ưng thuận. Dạ Linh Tê nhẹ nhàng để Lâm ma ma thay thế nàng ta đứng bên thái hậu, còn bản thân di chuyển từng bước đến gần hoàng thượng. Nàng ta cúi đầu lễ phép: "Nữ nhi nguyện ý." Bàn tay phải của hoàng thượng đưa ra, Dạ Linh Tê như hiểu ý mà đặt tay mình lên đó. Ấm! Rất ấm! Nhiều năm rồi nàng ta chưa được cảm nhận hơi ấm này, bây giờ quả thực trong lòng có chút kích động. "Đi thôi." Câu lời vừa dứt, Dạ Linh Tê cũng hoàn hồn, nàng ta xoay người đi bên cạnh hoàng thượng vào trong Diệu Khánh Điện. Những người đứng bên ngoài cũng vậy mà tiến vào trong. Sân viện của Diệu Khánh Điện tương đối rộng, cỏ xanh non thơm mùi sữa, hòn non bộ thù dạng tuyệt mĩ, hoa sắc rực rỡ ngây ngất hương thơm. Trên hết Diệu Khánh Điện đặc biệt còn có cầu đá nối liền với hồ sen ở Ngự Hoa Viên, nhìn kĩ cấu trúc này cũng khá tiện để đi lại a. Bên trong Diệu Khánh Điện trang hoàng nguy nga, vật dụng chạm khắc đều là từ gỗ trầm hương, hương thơm nhè nhẹ có chút dễ chịu. Bình phong bằng ngọc lại chạm khắc đầy đủ hình thù, màu sắc, cũng đủ thấy là vô cùng sống động. Bạch hạc trắng từ bạch ngọc vươn đôi cánh rộng hướng lên bầu trời, một vẻ cao quý, ngất ngưởng không kém gì phượng hoàng. Điện chính của Diệu Khánh Điện khá rộng, đồ dùng cũng tương đối quý giá. Chỉ là một bức tranh phúc đồ thôi cũng có giá trị niên thành, chưa kể ngọc ngà, gấm vóc hay những vật dụng như lưu ly phỉ thúy ở bên trong cũng là đồ mà các nước chư hầu cống nạp hằng năm. Nổi bật nhất là đá phong thủy được làm từ bạch ngọc được đặt ở giữa điện kia. Thoạt nhìn đẹp đẽ tinh xảo lại trắng nõn ngọc ngà, kích thước phải nói là bằng một cái bàn có lẽ đây là khối bạch ngọc lớn nhất. Và trên hết còn có một hương thanh dịu, thu hút, bạch ngọc đẹp nhất là ngọc không tì vết. Quả thật vậy! Khối ngọc phong thủy mà hoàng thượng ban cho đại công chúa thực khiến người ta ái mộ, không chỉ về kích thước mà chất liệu làm nên cũng thượng hạng khó cầu, hơn thế một vết xước cũng không hề có. Những thứ đồ của Diệu Khánh Điện quả thực hoa mắt, chỉ bằng đây thôi giá trị cũng chiếm đến ba phần của phủ Công Chúa. Hoàng thượng sủng ái đại công chúa vô vàn a. "Phụ hoàng khối bạch ngọc này..." Dạ Linh Tê trố mắt kinh ngạc, nàng ta không dám tin vào mắt mình. Đây quá là quý giá rồi! Nhận thấy nét kinh ngạc của đại nữ nhi, hoàng thượng chỉ ung dung mỉm cười: "Con là nữ nhi của trẫm, công chúa Tinh Thiên Quốc, thân phận tôn quý có gì không xứng? Bạch ngọc này trấn áp yêu tà, giữ khí thanh tịnh, con lại có công hoà thân giúp hai nước có mối giao hảo, thứ này con dùng là thích hợp nhất." Dạ Linh Tê đờ người, ai cũng biết bạch ngọc rất quý giá so với lưu ly thì hơn cả ngàn lần. Vậy mà hoàng thượng lại không giữ để dùng lại trực tiếp tặng cho đại công chúa, thật khiến người khác phải đố kỵ. Lâu một hồi Dạ Linh Tê mới hoàn thần, nàng ta vội vã quỳ xuống: "Linh Tê tạ ơn phụ hoàng!" Thấy vậy hoàng thượng vội đỡ nàng ta đứng dậy. Cảnh tượng ấy được thu hoài trong ánh mắt của Kỷ Nguyệt. Tình cảm phụ tử của hai người họ thật tốt biết bao, dù là người hoàng thất, nhưng còn nàng thân mẫu trưởng công chúa chỉ ở bên cạnh nàng chưa đến năm năm, Dương thị trừ lão phu nhân thì không một ai đối xử tốt với nàng cả. Trước lúc chưa biết bản thân không phải thân thích với đám người đó thì nàng đã từng coi bọn họ là người thân. Nhưng bây giờ dù biết mẫu thân còn sống nhưng lại không biết người ở đâu, đến cả thân phụ là ai cũng không biết thì khác nào chỉ là một cô nhi? Nghĩ đến đây tim nàng siết chặt lại. "Hoàng tổ mẫu, Nguyệt nhi thấy không khoẻ muốn về Tuyết Điện nghỉ ngơi." Sắc mặt Kỷ Nguyệt trầm xuống, từ tươi sắc hiện giờ trở lên nhợt nhạt khó coi, nàng nhỏ giọng như có gì đó nghẹn lại ở trong cổ họng. Thái Hậu khi này mới để ý đến nàng đang ở bên, nghe giọng người liền nhìn sang: "Nguyệt nhi, sắc mặt con khó coi quá không phải là đổ bệnh rồi chứ?" Thần sắc trở lên lo lắng vội hỏi han. "Con không sao, chỉ thấy không khoẻ chút thôi nghỉ ngơi một chút là ổn." Đôi mắt như đang hạ dần xuống, khuôn miệng cố gắng nở nụ cười. "Được, được, mau về nghỉ ngơi nếu thấy không ổn phải gọi thái y đến." Thái hậu nhăn mày, người lo lắng rồi! Lắng giọng ấm áp nhắc nhở nàng một cách ân cần. "Con nhớ rồi." Kỷ Nguyệt buông thái hậu ra hạ người xuống hành lễ. "Ngân Tuyền ở lại bên ai gia, nha đầu này sắp làm Quận Chúa nên ở lại học hỏi, ai gia sẽ chăm sóc thay con." Người ra hiệu cho Ngân Tuyền lại gần và dụ ý với Kỷ Nguyệt. Nàng gật nhẹ đầu rồi nhanh chóng rời đi tránh gây chú ý với dàn người trong điện. Từ đầu đến cuối cuộc nói chuyện giữa Kỷ Nguyệt và thái hậu vốn rất nhỏ chỉ đủ hai người nghe thấy, rời đi không ai biết cũng tốt ít nhiều tránh được thị phi. Còn về phần Ngân Tuyền, có thái hậu đảm bảo nàng cũng yên tâm, nha đầu đó dẫu sao cũng cần học lễ nghi, ở lại học hỏi cũng tốt. Hôm nay nàng cũng có một chút thời không an nhàn yên tĩnh.