Thần Nhãn - Mắt Âm Dương

Chương 36 : Sập Rồng Đền Vua Đinh

Vừa đi vừa nghỉ nên đến mười giờ sáng bọn hắn mới đến nơi. Việc đầu tiên cần làm là đến đền Vua Đinh thắp hương và xem xét cái Long sàng đá. Ngôi đền cổ kính, ám màu thời gian. Đúng là kinh thành đá có khác, khắp nơi kiến trúc xây dựng được kiến tạo bằng đá. Từ cổng ngoài dẫn vào đền, trên vòm cửa cong là hai con Lân vờn mây. Hai tầng mái che với tám đao mái cong vút. Qua Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo tới Nghi môn nội đều có kết cấu giống nhau, ba hàng chân cột - Sao cái chỗ này lắm cổng thế nhỉ. Tùng kều thắc mắc lẩm bẩm - Hai lớp cổng nội, cổng ngoại tượng trưng cho hai vòng thành khi xưa. Ngọc Tiên đáp - Cái kia có phải Long sàng không? Hương giơ tay chỉ về đằng trước Bọn hắn còn đang nghếch mắt ngó ngược ngó xuôi bèn quay đầu theo hướng tay Hương chỉ Bọn hắn còn đang nghếch mắt ngó ngược ngó xuôi bèn quay đầu theo hướng tay Hương chỉ. Thấy giữa sân có một bệ đá lớn nhìn từ xa trông giống một cái sập đá được trạm nổi hoa văn cầu kỳ tinh sảo. Hai bên có hai con nghê đá được tạc bằng đá xanh nguyên khối đang chầu vào. Bọn hắn chạy lại gần xem xét thì thấy, bên hông sập đá trạm nổi hình đầu rồng. Tay vịn hai bên sập đá được tạc hai con rồng đang uốn mình trên tầng mây, đầu rồng ngẩng cao bờm bay phấp phới trong gió, râu dài thả rủ về phía trước. Trông vô cùng cao ngạo mà khí phách. Trên mặt sập đá trạm trổ hình một con rồng uốn khúc dáng vẻ uy dũng. Hương nghiêng nghiêng cái đầu, nhăn trán lẩm bẩm chỉ vào cái tay thứ ba nhỏ hơn hẳn hai cái tay kia nằm sát mép sập -  Rồng năm móng là đại biểu cho bậc đế vương. Chỉ có điều nếu nói những cái tay này ám chỉ ảnh hưởng của Vương hậu với hai vị vua, thì lý ra chỉ nên có hai cái tay thôi chứ. Cái tay thứ ba đang vuốt râu rồng nằm ở sát mép dưới này không phải là thừa hay sao? Hắn đưa mắt nhìn ba người nêu lên nghi vấn -  Thực ra thầy Lê có từng nói với em nghi vấn về cái tay thứ ba này. Có nhiều thuyết cho rằng Hoàng hậu Dương Vân Nga trước khi trở thành Vương hậu của Vua Đinh đã lấy chồng là Ngô Văn Xương - Vua Hậu Ngô. Nhưng thầy Lê cho rằng không phải như vậy vì dựa theo các căn cứ lịch sử, cũng như mốc thời gian thì không đúng. Ngọc Tiên nói -  Thế thì trong ba cái tay với một cái chân rồng, có cái tay thứ ba này là đáng nghi nhất. Không rõ hàm ý của nó là gì. Tùng kều chen miệng vào nhận xét Bọn hắn phân tích nát óc một hồi cũng không thấy manh mối gì. Hắn đành đề nghị -  Giờ cứ vào thắp hương thăm quan quanh đền đã, đêm nay quay lại, biết đâu có thể nhìn ra điều gì Cả đám lục tục kéo nhau vào bên trong. Phía sau sập rồng là Bái đường và Chính cung. Ngay giữa Chính cung ngai thờ được trang trí sơn son thiếp vàng đặt trên bệ đá trạm hình rồng. Tượng Vua Đinh được đúc bằng đồng đen, đặt trên bệ đá xanh nguyên khối, hai bên có hai con rồng tạc theo thế yên ngựa chầu vào. Một cảm giác linh thiêng uy vũ bao trùm gian điện thờ. Trong lòng bọn hắn một cảm giác run run, hồi hộp mơ hồ, như ép chặt xuống. Đây không phải nỗi sợ hãi đơn thuần mà là cảm giác quy phục trước sự uy nghiêm của linh khí nơi đây. Rời khỏi đền Vua Đinh bọn hắn dắt díu nhau lên Lăng mộ Vua Đinh ở trên núi Mã Yên. Leo hết hai trăm sáu mươi lăm bậc đá thì lên đến Sơn Lăng – nơi đặt lăng mộ Vua Đinh. Nơi này là thung lũng đá vôi, vùng trũng xuống bằng phẳng giữa hai ngọn núi nên được gọi là núi Yên Ngựa (Mã Yên). Ngôi mộ đơn sơ, trải bao mưa gió đã nhuốm màu rêu phong. Cây cối um tùm, cỏ lau cao ngút. Mặc dù cũng biết đây không phải là mộ thật của Vua Đinh nhưng trong lòng ai nấy đều dâng lên một hoài cảm trong lòng Yên ngựa chon von ngất đỉnh đèo Sơn lăng dấu cũ đá cheo leo Đìu hiu ngọn gió cờ lau phất Văng vẳng sườn non tiếng mục reo Nền miếu Tràng An còn vững đá Tấm bia Tiên đế chửa mờ rêu Non sông Cồ Việt nào đâu đó? Bảng lảng thành Hoa bóng ác chiều Bài thơ của Văn nhân Đông Châu lúc này quả thật như nói hộ lòng của mấy người bọn hắn. Đứng từ trên núi yên ngựa đưa mắt nhìn ra trông xa xa bát ngát, nơi Kinh thành đá xưa. Hắn chợt hiểu vì sao khi xưa Đinh Bộ Lĩnh lại chọn nơi này để đóng đô. Từ trên cao nhìn xuống, những dãy núi lô nhô chạy vòng quanh, khum lại, khép vòng thành hai tay Thanh Long và Bạch Hổ ôm lấy kinh thành Hoa Lư. Dưới chân núi có các huyệt sinh khí dồi dào. Con sông Sào Khê có một luồng long mạch vàng rực ào ào chảy qua các huyệt to, huyệt nhỏ. Thầy Hùng đã từng nói với hắn ở đây có ba mươi mốt huyệt mạch chính và mười tám huyệt phụ. Dãy núi Tam Điệp như con rồng chầu về. Vị trí núi Mã Yên này đúng thực là án sơn. Dòng sông Sào Khê đoạn chảy qua kinh thành có chỗ nước chảy ngược ôm vòng rồi mới xuôi xuống tạo ra thế đất quý. Dù là về Phong thủy hay quân sự thì địa thế này cũng vô cùng phù hợp để đặt Kinh đô tại đây.