Tào Tặc

Chương 662

Tuy rằng Tuân Úc có chức trách ở Kinh Nam nhưng dù sao thì cũng là mưu chủ dưới trướng Tào Tháo, phải nghe theo sự sai bảo của Tào Tháo. Còn Tào Bằng đi đâu cũng có mưu chủ đi theo. Bất luận là Pháp Chính nhiều mưu, Bàng Sơn Dân điềm đạm chững chạc với Trương Tùng hoạt ngôn thì đều có thể thỏa mãn nhu cầu trước mắt của Tào Bằng. Khi Tưởng Uyển đi theo Tào Bằng đến Lâm Nguyên thì đã được Tào Bằng đề bạt với Lại Cung. Cũng không nên xem thường tình cảm đồng hương. Trên thực tế, ở những năm cuối thời Đông Hán, loại tình cảm cùng quê cha đất tổ rất quan trọng còn hơn hẳn loại tình cảm đồng hương gặp đồng hương có thể đâm một đao sau lưng ở đời sau này. Tình cảm thời xưa thật sự rất thân thiết. Nguyên quán của Lại Cung là quận Linh Lăng, huyện Linh Lăng và phía tây nam của Linh Lăng, còn Tưởng Uyển lại là người Tương Hương, ở phía đông bắc quận Linh Lăng, không thể nói là quá gần nhưng sau khi hai người gặp lại nhau thì vô cùng thân thiết. Tào Bằng tiến cử Tưởng Uyển với Lại Cung, ý tứ là muốn Tưởng Uyển làm Trường Sử. Nào ngờ Lại Cung không nói hai lời phong Tưởng Uyển làm Lâm Nguyên Trường, Tư Mã Võ Lăng. Ba nghìn binh mã trong tay mình đều giao cho Tưởng Uyển thống lĩnh. Một mặt, thì hai người là đồng hương, còn về phương diện khác là thể hiện tâm ý của mình với Tào Bằng. Nói cho cùng, trên lịch sử thì Lại Cung sau này quy hàng Lưu Bị, nhưng bây giờ do Hoàng Trung nói tốt cho y nên y lại đầu phục Tào Tháo. Nhưng nếu theo phe phái mà nói thì Lại Cung thuộc dưới quyền của Tào Bằng. Về điểm này thì Tào Bằng đã sơ sót. Cổ nhân có một cách kiến giải, Lại Cung bởi vì Tào Bằng mà quy thuận Tào Tháo. Ở mức độ nào đó y đã có phần nào dính líu với Tào Bằng. Nếu mạo muội thay đổi vị trí thì chưa chắc được người khác tiếp nhận. Hơn nữa rõ ràng Tào Bằng vô cùng tôn kính Lại Cung. Nếu không, theo đạo lý mà nói thì tuy rằng Lại Cung nắm giữ một đội binh mã trong tay, nhưng đội binh mã này chính là thủ hạ của Tào Bằng - Hoành Dã tướng quân, Đô đốc quân sự Kinh Nam, Đại đô đốc Hổ Báo kỵ. Nhưng Tào Bằng không hề thu lấy binh quyền của Lại Cung, mà còn bày tỏ đủ thiện ý. Hành động như vậy sẽ khiến cho Lại Cung tự nhiên cũng hiểu ý. Tưởng Uyển xuất hiện là một sự dẫn dắt, Lại Cung giao binh mã cho Tưởng Uyển thì cũng không ai dám nói nhiều. Dù sao thì Tưởng Uyển cũng là đồng hương với Lại Cung. Nếu Lại Cung không tin tưởng Tưởng Uyển thì còn tin tưởng ai được nữa? Vấn đề là Tưởng Uyển lại là thủ hạ của Tào Bằng. Cứ như vậy thì chẳng khác nào Lại Cung giao binh quyền trong tay y trả lại cho Tào Bằng. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Tào Bằng tỏ vẻ tôn trọng việc chính vụ và quyết định của Lại Cung. Dù Tào Bằng là Đô đốc Kinh Nam thì cũng sẽ không nhúng tay vào sự vụ của Kinh Nam. Việc Kinh Châu thì do người Kinh Nam làm. Một lần nữa Tào Bằng thể hiện thái độ của mình với Lại Cung rằng Lại Cung là người Kinh Châu thì tự nhiên sẽ hiểu hành động này của Tào Bằng. - Lệnh Minh, về sau Nguyên Nam sẽ giao cho ngươi. Giục ngựa đến bên sông Nguyên Thủy, Tào Bằng ghìm ngựa lại, ngón tay chỉ bờ sông đối diện: - Ta sẽ bảo Công Diễm hạ trại ở bắc ngạn, đảm bảo hậu phương cho ngươi. Mười ngày sau Bá Hầu sẽ tiến vào chiếm lĩnh Động Đình. Đến lúc đó, ta sẽ bảo Bá Hầu đi thuyền tới thượng nguồn sông Nguyên Thủy để vận chuyển vật tư, còn ngươi thì bảo vệ ven sông để ngừa quân Lưu Bị xuất quân từ Nguyên Lăng. Nhiệm vụ của ngươi chính là thu hút sự chú ý của Lưu Bị về đây. Chí ít thì phải bám trụ gắt gao binh mã Ích Dương cho ta. Người đóng quân ở Ích Dương là Lưu Bàn. Bàng Đức nghe được thì lập tức khom người trên ngựa: - Xin công tử yên tâm, Đức sẽ tuyệt đối không để một binh một tốt ra khỏi Ích Dương. Tào Bằng gật đầu, quay đầu ngựa, đưa mắt nhìn ra xa thấy dãy nũi ẩn hiện sau làn sương mù dày đặc. Quận Trường Sa lúc này hoang dã hơn rất nhiều so với mảnh đất thời sau này. Sau một hồi trầm ngâm, hắn đột nhiên hỏi: - Lại thái thú! - Vâng thưa đại đô đốc. - Nay ở Võ Lăng phần lớn là người miền núi. Nếu không thể nghĩ cách giải quyết thì nhất định sẽ là tiềm tàng đại họa. Ta biết rằng Bá Khiêm rất giỏi, cần phải sớm nghĩ ra biện pháp giải quyết chuyện này. Nếu có thể bình ổn được mấy người miền núi đó thì thứ nhất có thể an tâm triển khai kế hoạch, thứ hai cũng có thể tăng thêm nhân khẩu cho Võ Lăng. Việc này cũng quan hệ trọng đại đến đại sự của Kinh Nam. Xin nhờ thái thú tốn chút tâm tư để sớm giải quyết việc này. Nếu thành công thì sau này ta sẽ ở trước mặt thừa tướng bẩm báo công lao của Bá Khiêm. Lại Cung lập tức mừng rõ: - Xin đại đô đốc yên tâm. Cung sẽ dốc hết khả năng để làm tiêu tan đi nỗi buồn phiền của đại đô đốc. Tào Bằng cười cảm tạ. Hắn xoay người xuống ngựa, đi bộ đến một gò đất. Kiếp trước hắn chưa từng đi Hồ Nam. Nhưng bây giờ hắn đã nhận thức được phong tình nguyên thủy nhất ở Hồ Nam. Trong thời kỳ nam bắc Ngụy, Lưỡng Hồ được khai thác và phát triển nên có một số lượng lớn nhân khẩu di chuyển, bù cho sự khiếm khuyết nhân khẩu ở phía nam, tạo nên thế diện đông đúc nhân tài ở Lưỡng Hồ đời sau. Có thể đến Điền Hồ khai thác, phát triển? Vấn đề là số lượng nhân khẩu ở Lưỡng Hồ căn bản không cần phải khai thác phát triển với quy mô lớn. Nếu muốn phát triển Lưỡng Hồ thì chỉ có thể làm đến nơi đến chốn. Hành động của Tôn Quyền ở Giang Đông gợi cho Tào Bằng một suy nghĩ. Nhân khẩu ở Giang Đông không nhiều lắm, nhưng trải qua gần trăm năm chinh chiến vẫn có thể duy trì số lượng người không hề sai biệt nhiều. Trong đó, tất nhiên có Thiên Tiệm ở Trường Giang khiến cho chiến sự của Giang Đông gặp ít nguy cơ. Tôn Quyền ở Giang Đông chinh phạt bốn phía Sơn Việt, bắt người cướp của miền núi mang về nạp vào nhân khẩu, cũng là một nguyên nhân chính để củng cố nhân khẩu ở Ba Thục ở Giang Đông. Bắt người cướp của người miền núi và chính sách mua bán Khương Hồ của Tào Bằng ở Hà Tây cũng có những hiệu quả như nhau. Mà số lượng người miền núi ở Kinh Sở không giống như Giang Đông, rất thưa thớt. Bất luận vùng nào thì trong sự phát triển của một quốc gia đều không thể tránh khỏi những thủ đoạn đẫm máu. Tào Bằng không biết có nên kiến nghị đó với Lại Cung hay không. Nhưng ý nghĩ này đã khắc sâu vào bên trong đầu hắn. Đến thời cơ thích hợp thì Tào Bằng sẽ đưa ra đề nghị này. Nếu như Lại Cung không đồng ý thì hắn cũng không cần để ý. Hắn sẽ đề nghị với Tào Tháo cách chức Lại Cung thay bằng một thái thú khác mạnh tay hơn. Tuy nhiên trước mắt nói như vậy có phần hơi sớm. - Văn Trường! - Có mạt tướng! Ngụy Diên lên tiếng bước lên phía trước. Nếu nói về lý thì Tào Bằng phải gọi Ngụy Diên một tiếng huynh trưởng. Nhưng nhiều lúc hắn luôn giữ sự oai nghiêm của một Hoành Dã tướng quân. - Ngươi cần lưu ý một việc khi đóng quân ở Linh Dương. Ta nhớ hồi đó huynh trưởng thường dẫn võ tốt Nghĩa Dương đi xâm nhập rừng núi và tác chiến với người miền núi phải không? - Đúng vậy. - Bây giờ quân lính của ngươi phải lấy đao thuẫn làm chính, thường xuyên luyện tập. Ngụy Diên nghe được thì đồng ý. Sự an bài này của Tào Bằng, nói thẳng ra chính là muốn Ngụy Diên làm chệch hướng của binh mã Ngũ Khê Man. Đây chính là lúc thích hợp để có thể bao vây tiêu diệt, thậm chí là hoàn toàn tiêu diệt. Đồng thời, Ngụy Diên còn nhận trách nhiệm ngăn cản Trần Đáo ở Sung huyện. Văn Sính là người thích hợp để hỗ trợ cho Ngụy Diên dẹp yên những loạn ở miền núi. Dưới trướng hạ của Ngụy Diên có năm nghìn quân tốt. Trong đó có hai nghìn người thuộc về đao thuẫn binh. Tất cả những trang bị đều là hoành đao mới được vận chuyển từ Hà Nhất xưởng đến, thích hợp nhất với việc giao chiến trên núi. Còn có một ngàn năm trăm câu liêm thủ và một ngàn năm trăm cung tiễn thủ. Tuy rằng vấn đề không lớn nhưng Tào Bằng cũng biết rằng cuộc chiến này sẽ là một cuộc trường kỳ chiến đấu. Có lẽ phải mất hai ba năm, có lẽ năm sáu năm, thậm chí còn lâu hơn vậy. Nếu những trang bị này có thể phù hợp với địa hình chiến đấu miền núi thì Tào Bằng sẽ đề xuất với Tào Tháo phải tăng cường luyện tập trên địa hình núi. Nói cách khác, bắt đầu từ bây giờ, Ngụy Diên và Văn Sính sẽ phải trú một thời gian rất dài ở vùng Kinh Nam. Đối với những yêu cầu của Tào Bằng, Ngụy Diên luôn tỏ ý tuân mệnh. Bát giáo Kinh Nam? Tào Bằng đi xuống núi xoay người leo lên lưng ngựa. - Chúng ta đi lên phía trước để quan sát địa hình một chút. *** Tôn phủ ở Phú Xuân. Từ ngoài nhìn lại thì Tôn phủ dường như có chút hoang tàn. Tuy nhiên Tôn thị quật khởi tại Giang Đông nên bên trong tòa nhà tổ tiên này vẫn còn rất hoa mỹ tráng lệ. Phía sau nhà, trong võ đường, một thiếu niên cầm bàn long thương trong tay múa võ với kình khí kinh người. Bên cạnh có vài tên gia đinh vạm vỡ đứng yên lặng nhìn người thiếu niên múa võ, trong mắt không có nhiều vẻ kính trọng lắm, ngược lại lộ ra một chút khinh thường. Người thiếu niên hét lớn một tiếng, thu hồi bàn long thương lại. Toàn thân hắn ướt đẫm mồ hôi. Hắn bỏ đại thương vào giá binh khí rồi sải bước bỏ đi. Từ đầu đến cuối, người thiếu niên không hề để ý đến mấy tên gia đinh to lớn kia. Người thiếu niên không những khinh thường không thèm để mắt bọn gia đinh, mà còn xem như bọn chúng không hề tồn tại. Mấy tên gia đinh vội vàng đi theo sau thì thấy thiếu niên đột nhiên dừng bước lại, ánh mắt ánh lên một tia nhìn sắc nhọn: - Thế nào, muốn theo ta đi vào trong nhà sao? Tên gia đinh lộ ra vẻ xấu hổ, vội vàng nói: - Công tử chớ hiểu lầm, chẳng qua ta chỉ muốn… - Hừ! Không đợi gia đinh nói xong thì thiếu niên kia đã đi vào trong nhà. Khi bóng dáng thiếu niên hoàn toàn biến mất thì tên gia đinh đột nhiên nhổ một ngụm nước bọt xuống đất: - Nếu không có Ngô hầu chăm sóc thì tiểu tử ngươi dám kiêu ngạo như thế sao. - Lão tam, im miệng! Nhìn qua thì dường như đó là người đứng đầu gia đinh, đang trầm giọng nói: - Đó là đại công tử, là Ô Trình Hầu công tử, cũng là cháu trai của chủ công. Sao ngươi có thể thốt ra lời bất kinh như vậy. Nếu như bị người khác nghe được thì không khéo rước vào cái họa sát thân. Chủ công bảo chúng ta phải bảo vệ công tư, không phải bảo ngươi bực tức ở đây. Chỉ cần đại công tử ở trong nhà thì ngươi cần gì phải quản hắn? Để cho hắn mắng hai câu thì không được sao. - Dạ biết, ca ca! Mấy tên gia đinh xoay người bỏ đi. Còn người đứng đầu thì nhìn vào trong cánh cửa, khẽ thở dài. Y hiểu rất rõ vì sao chủ công phái bọn họ tới nơi này. Thiếu niên kia tuy còn nhỏ tuổi nhưng gia thế rất phi phàm. Sáu quận Giang Đông là thiên hạ của Tôn thị mà không phải là giang sơn do chủ công đánh hạ được. Đây là giang sơn do Ô Trình Hầu Tôn Bá Phù đánh hạ được. Tuy nói rằng bây giờ vị trí của chủ công đã ổn định nhưng vẫn luôn rất kiêng kị thiếu niên kia. Nguyên nhân vì sao? Lý do rất đơn giản. Vì phụ thân người thiếu niên này là một người thanh danh hiển hách, được tôn là Giang Đông tiểu bá vương, trước kia là người đứng đầu Giang Đông. Vị thiếu niên này chính là con trai của Tôn Sách Tôn Bá Phù, Tôn Thiệu. Tuy rằng Tôn Sách đã chết nhưng sức ảnh hưởng của ông ta vẫn còn tồn tại. Cho dù tám năm đã trôi qua nhưng rất nhiều người vẫn còn nhớ uy phong của Tôn Bá Phù năm đó. Những lão thần Giang Đông như Trình Phổ, Hàn Đương, Hoàng Cái không cần nói nhiều, năm đó đã đi theo Tôn Sách giành quyền tướng lãnh. Bây giờ bọn họ ở Giang Đông đều có địa vị hết sức quan trọng. Chu Du càng không cần phải nói, đã là đại đô đốc thủy quân Giang Đông, là dượng của Tôn Thiệu. Còn những người còn lại như Hạ Tề, Tưởng Khâm, Thái Sử Từ cũng đều là những trọng thần của Tôn thị, cầm quyền chức to lớn trong tay. Trong những văn thần đều có rất nhiều người được Tôn Sách đề bạt. Ví như Trương Chiêu, Trương Hoành, người nào không phải là tâm phúc của Tôn Sách năm đó? Nội sự không quyết thì hỏi Trương Chiêu. Ngoại sự không quyết thì hỏi Chu Du. Đây là lời dặn dò của Tôn Sách trước khi lâm chung năm đó. Nhưng trên thực tế cũng vì muốn giữ gìn thực lực cho con trai Tôn Thiệu của hắn. Tôn Quyền phái Chu Du đi Sài Tang, đồng thời ra sức mời chào người hiền, đề bạt trưng dụng đám người Lỗ Túc, Gia Cát Cẩn. Nếu Tôn Thiệu trưởng thành thì ai dám nói là những người như Chu Du không lập Tôn Thiệu lên? Chỉ cần có một người đứng ra thì sẽ có hơn một nửa thần tử Giang Đông tỏ vẻ ủng hộ. Làm sao Tôn Quyền không thể không có phòng bị? Nếu vị Tôn Thiệu Tôn công tử này không có bản lĩnh thì thôi. Nhưng hắn lại có bản lĩnh, lại có hơi hướng giống phụ thân. Trước kia khi lão tướng Trình Phổ đến thăm, sau khi nhìn Tôn Thiệu thì đã không kìm nổi nước mắt giàn giụa, nói rằng Tôn Thiệu rất giống Tôn Sách. Thêm việc võ nghệ Tôn Thiệu không tầm thường thì càng khiến cho Tôn Quyền lo lắng. Việc đem Tôn Thiệu giam lỏng ở Phú Xuân cũng chỉ là việc bất đắc dĩ. Nếu có khả năng Tôn Quyền sẽ giết Tôn Thiệu để diệt hậu hoạn. Nhưng mẹ kế của Tô Thiệu vô cùng quan tâm đến Tôn Thiệu, cũng được Ngô Quốc Thái sủng ái khiến cho Tôn Quyền không thể nào xuống tay. Nếu như thật sự giết Tôn Thiệu thì Tôn Quyền cũng lo lắng về thái độ của đám người Chu Du Hạ Tề. Nếu phải vào bước đường cùng thì chỉ còn cách nhốt Tôn Thiệu ở Phú Xuân cho hắn tự sinh tự diệt. - Mẫu thân! Tôn Thiệu đi vào nhà thì thấy một người phụ nữ đẹp đang ngồi thêu trong vườn. Bên cạnh người phụ nữ còn có hai cô bé, là hai em gái của Tôn Thiệu. Con gái lớn tên là Tôn Diễm, con gái nhỏ tên là Tôn Lễ. Trong đó thì con gái lớn Tôn Diễm chính là vợ của Lục Tốn trong lịch sử. Tuy nhiên bây giờ Tôn Diễm chỉ mới mười tuổi, vẫn còn ngây thơ và không biết lòng người hiểm ác. Người phụ nữ đẹp kia chính là thiếp của Tôn Sách, Đại Kiều. Thê tử của Tôn Sách chết sớm, chỉ để lại cốt nhục Tôn Thiệu. Tôn Sách cưới Đại Kiều chưa kịp lập Đại Kiều làm chính thất thì đã chết oan chết uổng. Hai người con gái này là cốt nhục của Đại Kiều và Tôn Sách. Tuy rằng Tôn Thiệu không phải do Đại Kiều thân sinh nhưng từ đáy lòng hắn lại rất tôn kính Đại Kiều. Hắn biết, nếu không có Đại Kiều liều mạng bảo vệ thì nói không chừng bây giờ hắn đã là một người chết rồi. Hai năm sau khi Tôn Sách chết thì thiếu chút nữa Tôn Thiệu cũng chết theo. May là cứu được kịp thời nên có thể bảo toàn tính mạng. Sở dĩ xảy ra chuyện này là do trúng độc mà ra. Theo như Tôn Quyền nói với người ta là do nghịch đảng gây nên đã chặt đầu mấy người. Nhưng trong lòng Đại Kiều có thể hiểu được rằng Tôn Thiệu đang ở trong phủ thái thú, bảo vệ thâm nghiêm, từ trong ra ngoài tất cả đều là người của Tôn Quyền, sao có thể có nghịch đảng đầu độc được. Sau đó Đại Kiều đã cầu xin Ngô Quốc Thái để được trở về Phú Xuân. Hơn nữa Tôn Thiệu được người cô Tôn Nhân bảo vệ nên mới có thể an toàn trưởng thành. Về chuyện này thì đã khiến Đại Kiều tổn hao rất nhiều tâm tư. Đại Kiều năm nay hai mươi bốn tuổi, dung mạo vô cùng xinh đẹp, đoan trang hiền thục. Nàng hòa nhã nói: - Thiệu, con đã luyện thương pháp xong rồi à? - Vâng. Tôn Thiệu nhìn một loạt thùng bên cửa hiên thì nhíu mày, nhẹ giọng hỏi: - Mẫu thân, mấy thùng đó ở đâu mà có? - Là do thúc thúc con phái người đưa tới. Đại Kiều cười, đột nhiên nói: - Đúng rồi, tiểu cô con hôm nay sẽ tới thăm. Lát nữa ta sẽ bảo người chuẩn bị chút rượu và đồ ăn để khoản đãi cô của con. Về mấy cái thùng đó… Thiệu, có lẽ không lâu nữa con có thể rời khỏi nơi này, được tự do tự tại. - Cái gì? - Thúc thúc con đã đồng ý việc hôn sự giữa con với con gái của thừa tướng đương triều. Trước đây Tào thừa tướng phái người đến cầu hôn, hy vọng gả con gái cho con. Con đã mười ba, xem như đã là một người lớn. Ý của thúc thúc con là cho con đi Hứa Đô, đến lúc đó có thể cầu được công danh. Ta nghĩ rằng nếu ở nơi này thì thà rằng đi ra ngoài tốt hơn. Hứa Đô ngoài kia… Cuối cùng cũng có thể giữ được tính mạng. Như trong lời Đại Kiều nói, Tôn Thiệu đã trưởng thành. Có rất nhiều chuyện hắn hiểu rất rõ trong lòng nhưng có điều không nói ra mà thôi. Trước đó vài ngày, Trình Phổ tới thăm Tôn Thiệu. Tôn Thiệu trả lời rằng rất tốt. Nhưng thực tế thì thế nào. Hắn chỉ là chủ nhân trên danh nghĩa tòa nhà tổ tiên này. Tất cả những người phái tới hầu hạ đều là của Tôn Quyền, đều âm thầm giám sát hắn. Nhưng hắn không thể nói cho Trình Phổ. Vì hắn biết có nói ra cũng vô dụng. Bây giờ nghe Đại Kiều nói hắn phải rời khỏi nơi này đi Hứa Đô, Tôn Thiệu cảm thấy một niềm vui bất ngờ, có thể thấy rõ trên mặt. - Mẫu thân, con nghe người ta nói rằng Tào Tháo là Hán tặc, vì sao phải đồng ý hôn sự? - Thiệu, Tào Tháo là người tốt hay người xấu, đối với ta và con không quan trọng. Thực ra, tốt hay xấu có thể dễ dàng nói rõ sao? Ta chỉ biết rằng con có thể rời khỏi nơi này, chung quy có thể được an toàn hơn nhiều. Nếu như con ở lại nơi này lâu, ta lo lắng một ngày kia con sẽ nguy hiểm đến tính mạng. - Mẫu thân, vậy người và muội muội sẽ ở đâu? - Chúng ta… Đại Kiều do dự một chút, hạ giọng nói: - Con thành thân, ta và hai muội muội con sao có thể đi theo được? Tuy nhiên con hãy yên tâm, chúng ta rất an toàn. Chờ khi con đi rồi, ta tính toán rằng sẽ mang hai muội muội của con đến nhà của dượng con ở Lư Giang. Tuy rằng bây giờ đang có chiến loạn ở Lư Giang, nhưng trong nhà vẫn an toàn, dù sao cũng tốt hơn ở trong này không có người thân nào. Phụ thân của Đại Kiều vẫn còn đang có thế là Kiều quốc trượng. Bây giờ Lư Giang phân thành hai. Một nửa thuộc về Giang Đông, nửa còn lại thuộc về Tào Tháo. Thái thú Lư Giang hiện tại tên là Đổng Tập, cũng là tâm phúc của Tôn Quyền. Tuy nhiên quan hệ giữa Đổng Tập và Kiều quốc trượng không tồi. Nếu Đại Kiều mang hai con gái về nhà thì không có gì là phiền toái. Hợp Phì, Cam Ninh gần đó cũng sẽ không có hành động gì. Cho nên ở Lư Giang kia tương đối là an toàn. - Mẫu thân, con sẽ không đi Hứa Đô nữa. - Vì sao? Tôn Thiệu do dự một chút rồi hạ giọng nói: - Chẳng lẽ mẫu thân không nhìn ra tâm tư của thúc thúc? - Hả? - Là thúc thúc muốn mượn dao giết người. - Cái gì mà mượn dao giết người? Tôn Thiệu nói: - Trước đây vài ngày con đã xem “ba mươi sáu kế” của Tào Tam Thiên trong đó có một kế sách là mượn đao giết người. Con ở Giang Đông tuy rằng nguy hiểm nhưng chung quy thúc thúc vẫn phải kiêng dè. Nhưng nếu con đi Hứa Đô, danh nghĩa là thành thân nhưng thực sự là đường chết. Tương lai nếu chẳng may có biến cố gì thì con sẽ chết không có chỗ chôn. Thúc thúc sẽ mượn cơ hội này diệt trừ con, không để bất cứ sơ hở nào. Hơn nữa con vừa đi khỏi thì mẫu thân và hai muội muội làm sao bây giờ? Mặc dù dượng có thể là thần tử của thúc thúc. Nhưng hai năm gần đây dượng rất ít liên lạc với chúng ta, làm sao có thể bảo vệ an toàn cho mẫu thân được chứ? - Nhưng nếu con không đồng ý thì chẳng phải là càng nguy hiểm sao? Đại Kiềi nhẹ nhàng thở dài một tiếng: - Tâm tư của thúc thúc con, chẳng lẽ con không hiểu? Con ở Giang Đông lâu một ngày thì hắn sẽ kiêng kị với con nhiều hơn. Bây giờ hắn có nhiều đố kỵ. Chỉ khi nào tìm được cơ hội rồi thì tuyệt đối sẽ không giữ lại tính mệnh của con. Phụ thân của con ra đi, ta phải chiếu cố tới con nhiều hơn. Những năm gần đây, mặc dù mẫu thân đã dốc kiệt toàn lực nhưng vẫn không thay đổi được gì nhiều. Vị trí của thúc thúc con càng củng cố thì ý nghĩ muốn giết con càng mạng mẽ. Thiệu, nếu ở lại Giang Đông thì con chỉ còn con đường chết thôi! - Đây là giang sơn mà cha con gây dựng được. Vì sao con không thể ở lại nơi này. - Nguyên nhân chính vì là cơ nghiệp do phụ thân con gây dựng được nên thúc thúc con càng lo lắng. Tôn Thiệu trầm mặc. Sau một lúc lâu thì hắn đột nhiên mở miệng nói: - Mẫu thân, chúng ta cùng nhau rời khỏi nơi này đi. - Hả? - Mang theo muội muội, chúng ta cùng nhau bỏ đi. Cho dù bên ngoài kia khốn khổ, dù sao vẫn dễ chịu hơn mùi vị sống trong lồng chim. Càng không cần phải nói, không lo nghĩ bảo vệ tính mạng. Con thực sự không muốn ở lại nơi đây. Trước đây vài ngày con đọc “tam thập lục kế”, thì trong đó có một kế là “tẩu vi thượng” Tả thứ vô cữu, vị thất thường dã. (Người làm tướng phải biết tiến, biết lui, như vậy mới có thể bảo toàn được lực lượng) Nếu Giang Đông không phải là chỗ ở lâu dài thì sao không tìm con đường thoát? Người cũng nói, địa vị của thúc thúc càng củng cố thì càng kiêng kị con. Một khi đã như vậy thì chúng ta hãy rời khỏi nơi này. Con có võ nghệ, có thể tìm được chỗ an thân. Mẫu thân, nếu như người và muội muội tiếp tục ở Giang Đông thì sớm muộn gì cũng sẽ bị thúc thúc lập một tội gì đó gán cho người. Tôn Quyền tuyệt đối là một người không từ mọi thủ đoạn. Về điểm này, Đại Kiều phu nhân không phải là không biết. Chỉ có điều thiên hạ này to lớn, sao lại không có chỗ dung thân? Tôn Thiệu không muốn đi tới Hứa Đô, muốn cùng trốn đi với mẹ con nàng, nhưng nói dễ hơn làm. - Thiệu, bây giờ thiên hạ đại loạn. Có nơi nào có thể làm chỗ dung thân cho mẫu tử chúng ta? Tôn Thiệu trầm mặc! Sau một lúc lâu, hắn hạ giọng nói: - Mẫu thân, con có một nơi để đi. Thúc thúc cho dù biết được cũng không làm gì được. Chỉ có điều không biết mẫu thân có bằng lòng đi hay không. Đại Kiều ngẩn ra, vội hỏi: - Đó là nơi nào? Tôn Thiệu mỉm cười.