Tào Tặc
Chương 277
Nếu Trình Dục cũng thừa nhận Trần Quần rồi thì Tào Tháo tất nhiên sẽ không lo nghĩ nữa.
Một lát sau, Trần Quần được đưa tới sảnh đường thi lễ. Y đã nghe nói bản thân rất có thể được nhậm chức Tuy Dương lệnh. Cho nên, sau khi Tào Tháo bổ nhiệm, y không hề bất ngờ.
-Trường Văn, ngươi đi Tuy Dương, trách nhiệm rất nặng nề. Ngươi phải nhanh chóng khôi phục trật tự ở Lạc Dương, không để tái diễn như bây giờ. Thứ hai, tình hình Tuy Dương bây giờ tương đối bất ổn. Sau khi Đổng Trác dời đô Trường An, đốt cháy Tuy Dương, thành Tuy Dương hoang tàn đổ nát. Nếu như có chiến tranh, nơi này khó mà giữ lâu được. Tuy Dương lệnh tiền nhiệm nhậm chức đã bốn năm nhưng chưa tạo ra được nhiều thay đổi lớn cho nơi này. Lần này, ngươi nhậm chức không được giống như người tiền nhiệm, ăn không ngồi rồi bỏ bê công việc. Thứ ba, có lẽ ngươi cũng nghe nói đến. Tuy Dương bắc bộ úy Chu Tán bị đầu độc ly kỳ, nguyên nhân đến nay vẫn chưa thể điều tra. Ta muốn ngươi mau chóng điều tra việc này, tìm ra hung thủ. Trường Văn, ngươi có nguyện vọng gì không? Nếu có thì hãy nói ra.
Những lời này nói ra cũng đủ thấy quyết tâm kiên định muốn sửa đổi Tuy Dương của Tào Tháo.
Trần Quần trầm ngâm một lát rồi ngẩng đầu lên nói:
-Tư Không, Trần Quần đi Lạc Dương cần một người. Mà nhất định người này phải đảm nhiệm chức Tuy Dương bắc bộ úy.
-Hả?
Tào Tháo không khỏi nhướng mày tò mò. Trình Dục nói:
-Ngươi muốn tiến cử ai nhậm chức bắc bộ úy?
Trần Quần cười mà không nói, nhìn về hướng Quách Gia.
-Không được. Phụng Hiếu làm sao có thể nhận chức Tuy Dương bắc bộ úy được?
Tào Tháo còn chưa dứt lời thì Quách Gia đã lắc đầu cười:
-Chủ công, Trường Văn cũng không có ý này. Cho dù ta đồng ý thì e rằng y cũng thấy ta chướng mắt.
-Vậy…
-Ta nghĩ là ta đã đoán được Trường Văn muốn tiến cử ai rồi!
************
Chỉ trong chớp mắt, cuối hạ đã qua, đầu thu sắp tới. Trời vẫn chưa có giọt mưa nào.
Nhưng do Tào Cấp chế tạo ra Tào công xa, cũng nhờ Tuân Úc tự mình đốc thúc, nhanh chóng phổ biến khắp Dự Châu. Tới đầu tháng sáu, Tào Cấp liên tục nhanh chóng mang theo quan dân tào đi phổ biến ở các địa phương bị hạn hán nghiêm trọng Trần quận và Lương quận. Khoảng hơn ba trăm cái Tào công xa đã được dựng lên cấp nước chống hạn. Ba trăm cái Tào công xa, nghe số lượng thì cũng không nhiều đối với hai quận, thực ra có thể nói là như muối bỏ biển.
Vì thế, tới cuối tháng sáu, Dự châu có tổng cộng hai nghìn cái Tào công xa đã được làm hoàn chỉnh, ít nhiều giảm bớt tình hình hạn hán. Cũng vì vậy mà Tào Cấp được nhậm chức Dân Tào đô úy.
Tào Tháo tự mình thông qua, cho Tào Cấp nhậm chức Phụng Xa hầu, khen thưởng trong vòng ba năm gã đã có không ít cống hiến.
Rèn đao.
Xây dựng Hà Nhất Công phường.
Chế tạo ra Tào công lê, rồi Tào công xa, hiến tam bảo (yên ngựa, bàn đạp và móng ngựa sắt). Tất cả các cống hiến đều giúp ích lớn cho Tào Tháo.
Tuy rằng rất nhiều người phản đối nhưng cũng rất nhiều người tỏ ý tán thành. Điều không ngờ nhất chính là, mọi người vẫn tưởng là Khổng Dung sẽ là người kịch liệt phản đối, vậy mà hắn lại giữ im lặng.
Chuyện này có chút quan hệ đến việc Tào Bằng viết bài văn tám trăm chữ trước kia, rồi lại bái Hồ Chiêu làm sư phụ. Theo mức độ nào đó thì Khổng Dung cuối cùng đã thừa nhận tài văn của Tào Bằng. Đồng thời, Phụng Xa hầu bất quá cũng chỉ là một cái hiệu hầu, không hề có thực quyền, không hề được phong ấp, cũng không đảm đương sự việc trọng đại nào. Từ thời Hoàn đế tới nay, tên hiệu hầu nhiều không kể xiết. Ngay cả hoạn quan cũng có thể nhận chức hầu. Tào Cấp làm nhiều chuyện như vậy, vì sao lại không thể có một cái danh xưng hầu? Đối với việc này, Khổng Dung cũng không có ý kiến gì.
******
Trong triều đình có nhiều biến cố, cũng không ảnh hưởng quá lớn tới Tào Bằng. Bản thân hắn ở núi Lục Hồn, mỗi ngày đến thư viện đầm Ngọa Long nghe giảng bài. Khi nhàn rỗi thì hắn mang theo Quách Hoàn và Bộ Loan du sơn ngoạn thủy, thưởng thức cảnh đẹp của Ngọa Long cốc. Trong núi gió mát hiu hiu, đi dạo khiến người ta vui vẻ thoải mái.
-Chu Kỳ, đang tập võ à?
Sáng sớm tinh mơ, Tào Bằng đã thấy Chu Kỳ cùng mấy người thanh niên đang luyện võ bên dòng nước. Tào Bằng đi qua bắt chuyện với bọn họ. Bọn Chu Kỳ sôi nổi nói:
- A Phúc, hôm nay tập quyền hơi chậm.
Người miền núi dân phong thuần phác nhưng lại rất thích tranh đấu quyết liệt. Sau khi Tào Bằng đi tới đầm Ngọa Long liền cảm nhận được điều này. Vì thế hắn chủ động truyền thụ quyền pháp cho bọn Chu Kỳ. Đương nhiên, hắn không thể truyền thụ cho bọn Chu Kỳ giống như với Vương Mãi và Đặng Phạm, dù sao thì sự thân thiết cũng khác biệt.
Ngay từ đầu, Chu Kỳ không chịu. Vì thế gã liền so chiêu với Tào Bằng. Quyền cước của bọn họ đa phần chỉ là đánh lung tung, không có chiêu số gì. Tuy nói rằng bình thường họ vẫn hay đánh nhau nhưng không thể nào so sánh được với một cao thủ từng trải qua chiến trường giết chóc, thử thách sinh tử như Tào Bằng. Một mình Tào Bằng dễ dàng đánh thắng bốn năm người Chu Kỳ,không cần tốn nhiều sức. Cũng may là mấy người Chu Kỳ thua không sâu cay. Sau khi bọn họ bị Tào Bằng đánh bại liền bắt đầu chịu nghe Tào Bằng chỉ dạy, mỗi ngày luyện tập quyền cước.
Thường xuyên qua lại với nhau, quan hệ của Tào Bằng với những thanh niên này rất tốt.
-Chỗ nào chậm?
Tào Bằng cười nói:
-Trong núi có sương mù, có hơi nước, không thích hợp để luyện công. Luyện công phải có trình tự quy tắc, không thể tùy tiện luyện tập được. Về sau nếu gặp khí trời có nhiều sương mù thì tốt nhất đừng luyện tập, ở nhà tĩnh dưỡng cho tốt. Trong sương mù khó tránh khỏi tạp chất. Vì thế cho nên khi luyện công khi có sương mù rất dễ dẫn đến phản tác dụng.
Tào Bằng dứt lời liền treo y phục trên cây, đi tới bên sông rồi tiến hành luyện tập bạch hổ thất biến. Bạch hổ thất biến thật ra là mô phỏng theo bảy động tác của mãnh hổ. Hồ phác, hổ khố, hổ hống, hổ tọa, hổ vồ, hổ phiên thân (xoay mình), hổ vẫy đuôi. Bảy động tác tưởng như độc lập nhưng lại có quan hệ qua lại với nhau. Đây là sơ khai của hổ quyền, mỗi một động tác đều dung hợp đạo gia tu luyện, nhọc tâm mà nghĩ ra.
Loại công phu này ban đầu có thể giúp cho cường thân kiện thể, bảo dưỡng nguyên khí.
Tào Bằng căn cứ vào loại luyện pháp này cuối cùng có thể cô đọng lại, tạo thành thứ quyền pháp hiện nay, cũng là loại công pháp hắn cần nhất hiện giờ.
Bảy động tác này luyện rất khó khăn. Mỗi lần Tào Bằng luyện xong cũng mồ hôi nhễ nhại.
Khí huyết lưu thông, xương cốt rắn chắc. Sau đó, bộ Thái Cực lại giúp khí huyết của hắn càng lúc càng lưu thông tốt hơn, xương cốt càng thêm rắn chắc hơn. Mỗi ngày luyện tập giúp cho Tào Bằng có thể đạt được khí huyết mạnh mẽ, thân thể cường tráng. Phong cảnh đầm Ngọa Long cũng rất thích hợp cho việc tu luyện đạo gia công pháp.
Hai ngày nay, Hồ Chiêu xuống núi nên tạm ngưng không giảng bài. Thời gian này Tào Bằng có thể thoải mái luyện công tùy thích.
Chung quy mà nói, lần này tới núi Lục Hồn, Tào Bằng có thể mơ hồ cảm nhận được sự nhiệt tình của Tư Mã Ý không còn giống như lúc ban đầu.
Như lời Chu Kỳ nói:
-Tư Mã Ý rất cao ngạo, không để ai vào trong mắt.
Nhưng Tào Bằng lại không nghĩ vậy. Tư Mã Ý không có gì quái lạ, cũng không phải là một người khó tiếp xúc. Cơ bản hắn cảm thấy, sự thay đổi của Tư Mã Ý chủ yếu là do lòng kiêu ngạo của y. Hoặc là khi Tào Bằng vừa tới thư viện đã lộ rõ tài năng nên càng gây áp lực cho Tư Mã Ý. Người như Tư Mã Ý, nhất định sẽ không cho phép bản thân thua kém người khác. Cả ngày y đọc sách, có thể hiểu được y muốn vượt qua Tào Bằng. Dù sao thì xuất thân của y tốt, tuổi tác lại lớn hơn nên rất khó chịu cảnh thua kém Tào Bằng.
Tư Mã Ý này vẫn chưa sánh bằngTư Mã Ý sau này.
Luyện xong quyền cước thì Tào Bằng cùng đám người Chu Kỳ vừa đi về nhà vừa nói chuyện. Hắn thay đổi y phục, ngồi ở trước cửa hiên trúc đơn sơ, cầm một quyển sách, đọc kỹ càng. Tào Bằng càng đọc lại càng cảm thấy quyển sách này vô cùng ảo diệu. Hắn như nhìn thấy Trọng Ni ngồi đối đáp cùng các đệ tử, trong đó có bao hàm vô số đạo lý làm người.
Bây giờ Tào Bằng đang rất thoái mái với cuộc sống nhàn nhã này…
-Công tử!
Ngay lúc Tào Bằng vừa mới tĩnh tâm được thì Bộ Loan đã vội vàng chạy đến:
-Tiên sinh đã trở về. Người muốn ngài lập tức gặp người.
-Lão sư đã trở về?
Tào Bằng ngẩn ra, có chút kinh ngạc.
Hồ Chiêu vội vàng đi nên Tào Bằng không biết ông xuống núi có việc gì, bây giờ lại vội vã trở về, hơn nữa lại cho người đi tìm hắn. Chẳng lẽ là có chuyện gì?
Tào Bằng vội vàng khoác áo rồi đưa sách cho Bộ Loan để nàng đem đi cất, sau đó đi thẳng đến thư viện. Ở ngoài cửa, Tư Mã Ý đang chờ hắn. Thấy Tào Bằng đi tới, hắn liền bước lên hai bước nói khẽ:
-Hữu Học, lão sư đợi ngươi ở thư phòng đã lâu.
-Sư huynh, rốt cuộc là có chuyện gì mà lão sư tìm ta gấp vậy?
-Không rõ lắm. Có điều lão sư trở về cùng với ba người. Mau đi đi.
Tào Bằng không dám trì hoãn, vội vàng đẩy cửa vào thư phòng. Bỏ áo khoác, hắn bước vào cửa hiên. Vừa vào thư phòng thì Tào Bằng liền ngẩn ra người.
Truyện khác cùng thể loại
20 chương
56 chương
158 chương
173 chương
10 chương
117 chương
14 chương