Tào Tặc
Chương 241
Trong lúc nhất thời, Tào Tháo dở khóc dở cười, nhìn Quách Gia mà lắc đầu liên tục. Nào ngờ, Quách Gia nghiêm mặt nói:
- Chủ công! Đây cũng không phải là nói bừa, hoàn toàn theo lời Tào Cấp nói. Lúc ấy Văn Nhược cũng ở đó, sau khi nghe nói cũng rất ngạc nhiên. Có điều chúng ta thấy Tuyển Thạch không thể nói bừa bãi. Thậm chí y còn không biết Tào công cũng là hậu duệ của Tào Cung quốc mà chỉ nói chuyện vậy. Sau đó Văn Nhược còn tra xét gia phả của Tuyển Thạch thì tổ tiên tên là Tào Mẫn và năm Chinh Hòa thứ tư ngụ ở núi Trung Dương. Mà Tào Mẫn lại là con trai thứ mười chín của Cung Hầu... Hôm nay nếu Công Đạt không nhắc tới thì suýt nữa ta quên mất.
- Ngươi nói thật sao? - Tào Tháo cảm thấy hứng thú.
Còn Tuân Du thì lên tiếng:
- Vậy cái tên Ẩn Mặc Cự tử...
- Ẩn Mặc Cự tử không phải là tên thật mà do trong phường thị đồn đại. Lần đầu tiên khi ta gặp Tuyển Thạch, hắn có giải thích chuyện này một cách rõ ràng...
- Nếu nói như vậy thì Tào Cấp thật sự là người cùng họ của Tư Không.
- Chuyện này...
Tào Tháo cũng cảm thấy đắn đo.
Năm Chinh Hòa thứ hai, Tào Tông bị tội nên bỏ phong tước, người họ Tào lưu lạc khắp nơi, không ai nói rõ nơi nào có người trong họ ở. Nhưng theo lời Quách Gia nói thì dường như đó là sự thực. Nếu Tào Cấp thật sự là người của họ Tào thì đối với Tào Tháo mà nói đúng là chuyện tốt.
Dòng họ là trên hết. Mà Tào Cấp cũng là người có bản lĩnh, có thể rèn đao, có thể đúc nông cụ. Cả ba người nhà đó đều có công lao. Đối với người họ Tào mà nói thì có thể đón nhận người trong họ lưu lạc là một chuyện tốt.
Tất nhiên, nếu cha con Tào Cấp không có bản lĩnh thì Tào Tháo có thể không nhận.
Nhưng vấn đề là... Tào Tháo trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Việc này tạm thời đặt qua một bên. Đợi khi về Hứa Đô, ta sẽ điều tra. Nếu Tuyển Thạch thật sự là người trong họ của ta thì đối với họ Tào chúng ta thật sự là may mắn.
Tuân Du nghe vậy cũng gật đầu.
Quy tông nhận tổ là một chuyện không hề đơn giản, đúng là phải cẩn thận. Dù sao thì Tào Tông bị tội vào năm Chinh Hòa thứ hai. Tính cho tới bây giờ gần ba trăm năm, không ai có thể nói rõ.
Ngày mùng tám tháng mười hai, Tào Bằng ở trong trướng đứng ngồi không yên.
Hôm nay là thời gian mà hắn ước hẹn với Lữ Bố, cũng là ngày Lữ Bố thể hiện thái độ. Vì vậy mà hắn vẫn thấp thỏm chờ đợi đáp án.
Thời gian chậm chạp trôi qua. Mới qua canh bốn, Hạ Hầu Lan đã xông vào trong trướng.
- Công tử! Ở cửa Bắc xuất hiện ánh lửa...Lữ Bố đã đồng ý.
Tào Bằng lập tức bật dậy chạy ra ngoài nhìn về phía cửa Bắc thì thấy có ánh lửa ngút trời. Hắn liền thở phào một hơi.
Cuối cùng thì Lữ Bố cũng quyết định.
Sau hai ngày suy nghĩ cuối cùng thì y cũng lựa chọn cái người thần bí ngay cả tên cũng không biết.
Nghĩ tới Phụng Tiên năm đó, phu nhân mới xuất giá...nhân sinh như giấc mộng, một ly rượu đền đáp sông núi.
Đúng là đời người như mộng.
Cái cảm giác tri kỷ tự nhiên mà sinh ra.
Điều đó càng khiến cho Lữ Bố tin rằng người thần bí đó là tri kỷ của mình.
Lữ Bố trong đám người, Xích Thố trong loài ngựa. Lữ Phụng Tiên năm đó uy phong rong ruổi nơi Mạc Bắc tới mức người Hồ tan tác. Thế mà nay bị bao vây ở Hạ Bì, chẳng lẽ ngươi cam tâm làm tù binh cho người? Đại trượng phu làm chuyện anh hùng cho dù có chết cũng phải lưu danh trong sử sách. Nếu như không thỏa được ước nguyện thì sao không đánh giết một trận để cho anh hùng trong thiên hạ khen ngợi?
Tính cách của Lữ Bố rất phức tạp.
Vừa có sự tự ti lại kiêu ngạo.
Sau khi tiến vào Trung Nguyên, sự kiêu ngạo từ từ biến thành bảo thủ và tự phụ, còn sự tự ti lại luẩn quẩn trong lòng y. Vì vậy mà ngày xưa dũng cảm đã không còn. Mà nay Lữ Bố như một lần nữa tỉnh lại... Đại trương phu bước chân đi giết cả trăm vạn mới xứng danh anh hùng.
Ánh lửa hừng hực chiếu rõ gần như toàn bộ thành Bắc.
Ánh lửa chiếu vào khuôn mặt của Lữ Bố làm cho những đường nét góc cạnh trên khuôn mặt càng thêm dũng cảm.
- Quần hầu! Người ra đây làm gì?
Trần Cung nhận được tin vội vàng chạy ra.
- Công Đài! Ta định phá vậy.
- Cái gì?
- Hạ Bì không giữ được là chuyện sớm tối. Ta định đánh ra nên mới đốt lửa ở đây định làm kế nghi binh khiến cho Tào Tháo không biết được mục đích của ta.
Vào lúc này, Lữ Bố không hề tin tưởng bất cứ kẻ nào.
Y chỉ tin vào cây kích trong tay và con ngựa Xích Thố mà thôi.
Trần Cung đúng là một mưu sĩ xuất sắc nhưng lại có quá nhiều mưu kế không phải nhân vật Lữ Bố có thể khống chế. Hơn nữa, việc này liên quan tới vợ con nên Lữ Bố lại càng không thể nói rõ với bất cứ ai. Vì vậy mà y đã sớm nghĩ cách để ứng phó với Trần Cung.
Trần Cung ngạc nhiên:
- Nếu quân hầu chịu phá vây thì đúng là chuyện tốt. Nhưng còn các phu nhân...
- Sinh tử do mệnh, thành bại tại trời. Nếu như ta đánh ra, Tào Tháo sẽ không làm khó các cô ấy. Còn nếu ta chết thì làm sao có thể quan tâm tới các cô ấy được? Công Đài! Ta đã nói với các cô ấy rằng khi ta phá vây, các cô ấy phải đóng chặt cửa lại. Nếu ta chết trận thì tự tìm đường cho mình mà không phải vướng bận.
Trần Cung mừng rỡ:
- Đây là việc mà đại trượng phu nên làm.
Y không đồng ý với tư tưởng nhi nữ tình trường của Lữ Bố. Nhưng xem ra hôm nay, Lữ Bố đã nghĩ thông.
- Nhưng không biết là khi nào định phá vây?
- Tạm thời chưa định. Đợi ta nghi binh để cho Tào Tháo không biết thế nào rồi sau đó tìm chỗ quân Tào yếu nhất mà đánh ra.
- Đúng.
Trần Cung gật đầu khen ngợi, lộ rõ sự vui sướng.
Thái độ của y rất kiên quyết, không thể đầu hàng Tào Tháo.
Còn nguyên nhân ở đây thì cũng chỉ có Trần Cung hiểu rõ.
Đợi sau khi lửa trại tàn đi, Lữ Bố trở lại vương thành. Sau khi tiến vào trong cung, y đi thẳng tới hậu trạch. Đốt lửa chừng một canh giờ nhưng vẫn không hề có động tĩnh. Người thần bí không xuất hiện khiến cho Lữ Bố hơi căng thẳng.
- Phu nhân...
- Quân hầu.
Nghiêm phu nhân thấy Lữ Bố lập tức đóng cửa lại rồi đặt một cây mâu ngăn trên án.
- Cái thứ ba?
Nghiêm phu nhân gật đầu rồi lại cười khổ mà lắc đầu.
- Không có ai thấy hay soa?
- Không có.
- Vậy cái này...
- Sau khi quân hầu đốt lửa, Kỳ nhi đi tuần tra bên ngoài có một tên lính đưa cho Kỳ nhi nói là có người phó thác. Khi Kỳ nhi phản ứng thì tên lính đó đã đi mất... Kỳ nhi nói rằng tên lính kia có khả năng là do người thần bí phái tới. Nhưng do lúc đó quá đột ngột nên nó cũng không nhìn rõ hình dạng của người nọ. Chỉ có điều người đó không cao lắm, rắn chắc, thân thủ có lẽ không kém.
- Cố tình làm ra vẻ huyền bí.
Trong lòng Lữ Bố ít nhiều cảm thấy thư thả. Y cũng biết người thần bí kia làm việc mạo hiểm tới tính mạng cho nên cần phải cẩn thận.
Cây mâu ngắn bọc một tấm lụa, Nghiêm phu nhân vẫn chưa tháo ra.
Lữ Bố rút tấm lụa trắng đọc dưới ánh nến, đôi mày hơi giãn ra một chút.
- Quân hầu...
- Phu nhân! Đại sự có thể thành.
- Xin chỉ giáo cho.
- Người này có mưu kế. Ước định với ta từ giờ tới hai ngày nữa sẽ hành sự. Phu nhân dẫn theo đám Linh Hầu tới cửa hông phía Đông Nam mà ra ngoài, hắn sẽ phái người tiếp ứng. Tới lúc đó ta sẽ đánh ra từ của Tây, đó là nơi mà Hạ Hầu Uyên phòng ngự yếu nhất. Sau khi mọi người gặp hắn phải nghe theo sự sắp xếp của hắn. Nếu ta có thể đánh ra ngoài sẽ hội họp với mọi người.
Nghiêm phu nhân lộ rõ sự lo lắng.
- Phu quân! Có cần phải làm vậy không?
- Phu nhân không phải lo lắng. Người này là tri kỷ của ta, tất sẽ không hại ta. Hơn nữa, nếu hắn muốn hại ta cũng không phải làm nhiều trò như vậy. Tâm tư của người này rất cẩn thận, mọi hành động đều nằm trong suy đoán của hắn.
- Nhưng...thiếp vẫn hơi bận tâm. - Nghiêm phu nhân do dự một lúc rồi nói nhỏ:
- Hay là chúng ta nghĩ cách tìm người đưa tin rồi tính toán tiếp?
- Không còn kịp nữa rồi.
Lữ Bố thở dài, nói nhỏ:
- Hiện giờ trong thành chỉ có mấy ngàn quân, Kỳ nhi không nhận ra người đó thì làm sao mà tìm được? Nếu chúng ta đã lựa chọn tin tưởng hắn vậy thì đánh cuộc đi. Phu nhân! Tới lúc đó, ta sẽ cho Cao Thuận dẫn năm mươi người đi theo. Các ngươi không cần phải làm kinh động tới bất cứ kẻ nào. Chỉ cần thay đổi trang phục tới cửa Đông Nam mà gặp Đức Tuần. Nếu có gì không ngờ, Đức Tuần sẽ bảo vệ cho mọi người.
- Phu quân không mang Đức Tuần theo hay sao?
- Lần này là phá vây chứ không phải chiến đấu lâu dài. Võ nghệ của Đức Tuần tuy mạnh nhưng lâm trận cần tùy cơ ứng biến. Nếu như nói quyết chiến trên chiến trường thì không đủ. Đi theo ta có lẽ không có nhiều tác dụng lắm, không bằng đi với các ngươi còn có thể bảo vệ. Ta sẽ cho Đức Tuần điều động năm mươi tinh binh bảo vệ. Các ngươi cũng phải cẩn thận.
Lữ Bố nói một cách quyết liệt khiến cho Nghiêm phu nhân biết không thể bàn được nữa.
Nàng có chút lo lắng:
- Nhưng Linh Hầu chưa chắc đã đồng ý.
- Việc này không cho nó quyết định. Đến lúc đó ta sẽ nghĩ cách làm cho nó hôn mê, các ngươi đưa nó ra ngoài. Chờ sau khi nó tỉnh lại cũng không làm gì được nữa. Có điều, phu nhân phải quản lý nó cho chặt. Dù sao thì người ta mạo hiểm tính mạng để giúp đỡ, không được để liên lụy tới kẻ khác.
Nghiêm phu nhân gật đầu:
- Thiếp thân hiểu được.
Lữ Bở thở ra một hơi rồi lại hít vào vài cái.
- Phu nhân! Ta bắt đầu thấy hứng rồi đấy.
Nghiêm phu nhân nhìn Lữ Bố nóng lòng mà ánh mắt ngân ngấn.
Nàng lẳng lặng đứng dậy ôm lấy eo của Lữ Bố, áp má vào lưng gã không chịu buông ra.
Lữ Bố đè tay Nghiêm phu nhân xuống...
Còn hai ngày nữa là quyết định sinh tử...
Thời gian hai ngày nhanh chóng trôi qua.
Trong hai ngày đó đối với Tào Bằng đúng là một sự dày vò.
Cùng lúc đó, hắn phải phân tâm lo những việc khác, đồng thời phải chú ý tới Tào Tháo. Quách Gia tìm tới nói cho Tào Bằng biết hắn chuẩn bị tới Từ huyện nghĩ cách chiêu hàng Trương Liêu. Tào Bằng lắp bắp đồng ý, đồng thời nói với Quách Gia, Hạ Tương có một đám lương thảo dưa tới Hạ Bì, tới lúc đó cần phải chiếm dụng đường Đông Nam để chuyển hàng, thỉnh cầu sự chấp thuận của Tào Tháo. Quách Gia không hề có lấy một chút nghi ngờ về báo với Tào Tháo.
Buổi chiều, Tào Tháo sai người đưa lệnh chấp thuận cho Tào Bằng sử dụng con đường phía Đông Nam.
Dù sao thì việc vận chuyển lương thảo cũng không phải là chuyện đơn giản. Tào Tháo hạ lệnh cho Trần Quần phối hợp, coi như là một sự tín nhiệm đối với Tào Bằng.
Trời nhanh chóng tối đen.
Khi thời gian bước vào giờ Tý...
Trên con phố dài của Hạ Bì, tám trăm tinh binh tập trung trên con đường.
Lữ Bố mặc giáp trụ, cưỡi ngựa Xích Thố. Ba trăm quân kỵ và năm trăm quân bộ có mặt ở đây chính là đám lính tinh nhuệ nhất trong thành.
Phần lớn trong số đó đều là thân vệ của Lữ Bố, đi theo từ Tịnh Châu cho tới nay.
Trần Cung cũng cởi áo dài mặc trang phục quân đội, cưỡi một con ngựa đen, tay cầm một cây đao dài năm thước. Y lẳng lặng đứng bên cạnh Lữ Bố không nói một lời. Sĩ tử thời Đông Hán cũng không giống như thời Minh Thanh chỉ biết đọc sách. Bọn họ coi trọng lục nghệ, cưỡi ngựa bắn cung là một môn học bắt buộc chứ không phải là loại thư sinh trói gà không chặt.
Vào thời kỳ Đông Hán, rất nhiều nho sinh khi cởi áo thì trở thành võ sĩ. Cho dù là Vương Doãn trước đây cũng từng cầm kiếm.
Kiếm thuật của Trần Cung rất khá nhưng khi lâm trận thì bảo kiếm không có lực sát thương bằng đao. vì vậy mà y bỏ kiếm cầm đao coi như chuẩn bị liều mạng.
Đúng là liều mạng.
Bao gồm cả Trần Cung, tất cả mọi người đều hiểu rõ cho dù có thể theo Lữ Bố đánh ra ngoài thì cũng bị chết rất nhiều. Nhưng nếu đã quyết liều mạng thì ai còn để ý tới việc đó nữa. Đại trượng phu trên đời không phải là vung kiếm giết địch hay sao? Bọn họ ở Hạ Bì đã ngủ một giấc khá dài.
Cơn gió từ cuối phố thổi tới khiến cho áo choàng của Lữ Bố bay phấp phới.
Gió ở Từ Châu mặc dù lạnh nhưng không so được với gió ở Mạc Bắc. Lữ Bố hút một chút không khí trong lành, cố gắng nhiệt huyết sôi trào trong cơ thể.
- Công Đài! Chúng ta đi.
Theo lệnh của hắn, Trần Cung rút đao vung lên về phía thành.
Cửa Tây từ từ mở ra một cái khe hở nho nhỏ.
Xích Thố tung vó không hề phát ra một tiếng động đưa Lữ Bố yên lặng ra khỏi cửa Tây. Ba trăm quân kỵ bám sát theo sau, còn Trần Cung thì dẫn năm trăm quân bộ.
Có điều Trần Cung vẫn có một chút nghi hoặc.
Ngày hôm qua, Lữ Bố đột nhiên hạ lệnh bắt Cao Thuận nhốt vào đại lao rồi đánh.
Nhưng sau đó y lại thả Cao Thuận, bắt y làm một tên lính ở cửa Đông. Theo Lữ Bố nói thì Cao Thuận hình như có ý mưu phản, không thể coi thường. Nhưng Trần Cung cảm giác chuyện này có gì đó hơi cổ quái. Không dám nói người khác nhưng Cao Thuận là một người sắc bén...
Nếu như trước đây, Trần Cung sẽ cố gắng bảo vệ Cao Thuận.
Nhưng nay sắp phá vây, Trần Cung cũng không dám tin người khác một cách dễ dàng. Nhất là nếu Cao Thuận thật sự có ý tạo phản thì sao? Sống hay chết chỉ có một cơ hội. Trần Cung không có thời gian chứng minh sự trong sạch của Cao Thuận cho nên đành lựa chọn im lặng.
Ba ngày đốt lửa liên tục khiến cho quân Tào có chút căng thẳng, không ai biết Lữ Bố có ý định gì mà chỉ thấy ánh lửa. Hắn làm như vậy là muốn phá vây. Cái kết quả này quân Tào có thể hiểu được.
Nhưng chỉ thấy ánh lửa còn Lữ Bố không hành động một hai ngày còn được, nhưng tới ba ngày thì không ai coi đó là chuyện đáng để ý nữa.
Dù sao thì hiện giờ Lữ Bố giống như cá trong chậu, lương thảo trong thành đã hết, làm sao có thể quyết chiến với mình nữa chứ?
Trên con đường ở cửa Tây tối như mực không hề thấy bóng binh lính đi tuần.
Lữ Bố phóng đi trên con đường dài, khi tới đầu phố thì thấy đại doanh của quân Tào.
Lữ Bố giơ cao cây phương thiên họa kích trong tay mà cắn chặt răng rồi phát ra mệnh lệnh:
- Giết.
Ba trăm quân kỵ theo Xích thố gần như cùng một lúc xông vào trong quân Tào. Tiếng vó ngựa vang vọng trong bóng đêm khiến cho đám quân lính canh cửa doanh trại ngẩn người. Bọn họ vội vàng ngẩng đầu lên nhìn chỉ thấy một đội quân kỵ từ trong bóng tối lao ra.
- Địch tập kích.
Một tên binh lính gào lên.
Có điều âm thanh của y còn chưa dứt, Xích Thố đã vọt tới trước mặt.
Phương thiên họa kích giống như một tia chớp giáng xuống, tên lính kia trong nháy mắt đã bị xẻ đôi người. Xích Thố hí lên một tiếng, Lữ Bố ngửi thấy mùi máu tanh chợt quát to:
- Giết.
- Giết!
Ba trăm quân kỵ giống như mạnh hổ xuống núi xông vào trong quân doanh.
Tào Tháo đang ngủ bừng tỉnh, tóc tai rũ rượi chạy ra khỏi trướng.
- Chém giết ở đâu?
- Chủ công! Không hay. Lữ Bố suất binh đánh ra từ cửa Tây, đã xông vào trong đại doanh. Cao An hương hầu đang vội vàng ứng chiến nhưng không ngăn nổi. Tướng quân đã sai người cầu viện, xin Chủ công nhanh chóng xuất binh tương trợ, nếu không khó có thể ngăn cản được Lữ Bố.
Tào Tháo giật nảy mình, ớn lạnh, đồng thời hoàn toàn tỉnh ngủ.
- Trọng Khang!
- Có mạt tướng.
Đêm đó phụ trách phòng ngự là Hứa Chử và quân Hổ Vệ.
Tào Tháo biết rõ sự dũng mãnh của Lữ Bố. Nếu như để y trốn thoát thì đúng là thành cái họa.
- Trọng Khang lĩnh Hổ Vệ tới giúp cho Nguyên Nhường.
Lập tức triệu Quân Minh tới đây để cho quân Hổ Bôn của hắn làm hậu ứng, không thể để Lữ Bố ra ngoài. Lệnh cho Lưu Huyền Đức dẫn nhân mã bản bộ tới cứu viện. Thông báo cho Công Minh ở ngoài thành chuẩn bị sẵn. Nếu Lữ Bố đánh ra ngoài thì phải tiêu diệt, không cần biết sống chết.
- Binh mã các mặt khác thế nào?
- Tạm thời ở yên.
Tào Tháo cũng không phải là cái loại chủ nhân thất kinh không làm chủ được tình hình.
Hiện giờ y nắm chắc phần thắng cho nên càng thêm cẩn thận. Mà gần như trong tích tắc, Tào Tháo cũng đã nghĩ kỹ được đối sách. Có Hứa Chử giúp đỡ là điều không thể tránh được. Nhưng Điển Vi thì không cần phải tham gia chiến đấu, để giữ sức, chờ bất cứ lúc nào cũng phóng ra. Y lại tiến thêm một bước để tiêu hao lực lượng của Lưu Bị. Từ khi có được phong thư Lưu Bị viết cho Trương Liêu, Tào Tháo càng thêm e ngại.
"Ta không thể giết người nhưng có thể mượn đao để giết."
Chẳng phải Lữ Bố phá vây hay sao? Ta sẽ lệnh cho Lưu Huyền Đức ngăn cản. Nếu y tha cho Lữ Bố, ta sẽ gán tội cho ngươi..."
Lúc này, trong thành Hạ Bì, ánh lửa ngút trời, các doanh trại đều đề phòng.
Sau khi Lữ Bố xông vào trong doanh trại, lúc đầu rất thuận lợi. Nhưng khi y đánh tới trung quân thì gặp phải sự phản kháng rất mạnh của quân Tào. Hạ Hầu Uyên cũng không phải là chiến tướng vô địch. Nhưng trên thực tế, Hạ Hầu Uyên thuộc loại thống soái, không chỉ võ nghệ mà còn là một viên tướng có mưu trí. Sau khi bối rối một lúc, Hạ Hầu Uyên liền tổ chức chống cự. Y cùng lúc thu lại đám binh lính bị Lữ Bố đánh tan, đồng thời điều động nhân mã ngăn cản tốc độ của Lữ Bố. Sao khi giao thủ nhiều lần với Lữ Bố, Hạ Hầu Uyên biết một khi để cho Lữ Bố xông lên thì không một ai cản được.
Quân Tào càng lúc càng đông khiến cho tốc độ của Lữ Bố chậm dần.
Nhưng chuyện này cũng khiến cho sự chú ý của quân Tào tập trung hết về phía đại doanh nơi cửa Tây.
Kèm theo đó, việc phòng thủ ở cửa Đông cũng lỏng lẻo theo.
Cánh cửa nội thành phía Đông Nam chợt hé ra một khe hở.
Cao Thuận dẫn theo năm mươi tên lính chờ sẵn.
Khi cửa Tây vang lên tiếng kêu, Cao Thuận cũng nắm chặt tay lại. Y cố gắng kìm nén sự xúc động trong lòng mà chờ đợi.
Ước chừng một nén nhang, một chiếc xe ngựa đi tới cửa Đông Nam.
Nghiêm phu nhân, Tào phu nhân, Điêu Thuyền và Kỳ nhi đều mặc trang phục của quân tào. Trong xe ngựa, Lữ Lam hôn mê bất tỉnh.
- Đức Tuần?
Nghiêm phu nhân thở phào một cái.
Cao Thuận vội vàng xua tay, hai gã binh lính lập tức xông lên tiếp nhận lấy chiếc xe từ tay Kỳ nhi.
- Phu nhân! Chúng ta đi.
Không hề có gì thừa thãi, tất cả giống như luyện tập vô số lần.
Cao Thuận mặc áo giáp, cầm một cây trường mâu. Hắn bảo ba vị phu nhân xuống ngựa rồi nói nhỏ:
- Cưỡi ngựa rất dễ lộ, chúng ta cần phải cẩn thận.
Nghiêm phu nhân gật đầu rồi nhảy xuống ngựa.
Nói tiếp là cũng thật sự may mắn.
Các nàng không ai sinh ra vào thời Tống, Minh cho nên không phải bó chân vì vậy mà đi lại cũng dễ.
Nghiêm phu nhân sống ở Tịnh châu cũng không phải là cô gái được nuông chiều từ bé.
Tào phu nhân mặc dù sống trong gia đình phú quý nhưng phụ thân Tào Báo cũng là tướng. Còn Điêu Thuyền cũng không phải là con nhà giàu. Kỳ nhi lại có kiếm thuật rất cao. Cả bốn cô gái không phải là người ăn không ngồi rồi cho nên sau khi xuống ngựa, được Cao Thuận phái người bảo vệ liền lặng yên đi theo cửa Đông Nam ra ngoài. Tiếng hò hét ở cửa Tây càng lúc càng to khiến cho người ta sợ hãi.
Truyện khác cùng thể loại
20 chương
56 chương
158 chương
173 chương
10 chương
117 chương
14 chương