Tào Tặc
Chương 14
Ở nàng có một nét điển hình của con gái Trung Quốc truyền thống, chịu khó chịu khổ, cần kiệm... Mà trong trí nhớ của Tào Bằng thì Tào Nam rất ít khi to tiếng với người khác. Cho dù có tức đến mấy thì nàng cũng không cãi nhau với người khác.
- Nương! Người đừng có lo, tỷ tỷ không sao đâu.
Thấy Trương thị hoang mang lo sợ, Tào Bằng vội vàng an ủi.
Đồng thời, hắn ngẩng đầu nhìn về phía phụ nhân vừa mới báo tin thì thấy người đó chưa đi mà đang tò mò nhìn chiếc xe trong sân.
Tuổi của người đó chừng ba mươi, xấp xỉ với mẫu thân của hắn.
Quần áo cũng mộc mạc nhưng được cái sạch sẽ...
- Đại thẩm! Chưa hỏi đại danh của đại thẩm?
Phụ nhân ngẩn người vội vàng trả lời:
- Tôn tính đại danh cái gì? Ta họ Hồng là người nhà của Đặng Cự Nghiệp. Người trong thôn còn gọi ta là Hồng nương tử.
Hồng nương tử?
Tào Bằng không cười được.
Có điều nét mặt hắn thể hiện một sự cung kính, chắp tay vái chào:
- Đa tạ! Thím Hồng tới báo tin.
Đặng Cự Nghiệp là ai?
Tào Bằng chưa bao giờ nghe nói qua, cũng không thể nào biết.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì Đặng Cự Nghiệp chắc chắn là người của Đặng Thôn và địa vị cũng không cao.
Hồng nương tử vội vàng khách sáo:
- Chỉ là tiện mà thôi, không có gì phải đa tạ. Tào nương tử là một cô nương tốt, bình thường hiền lành. Nếu chúng ta có khó khăn gì cô cũng đều giúp đỡ tận tình. Ôi! Nếu như không phải... Đúng rồi! Còn chưa hỏi các ngươi là...
- Tào Nam là tỷ tỷ của ta.
Tào Bằng mỉm cười, sau đó liền hỏi:
- Tỷ tỷ của ta bị ai đánh?
Hồng nương tử cũng là người nhạy bén đã ở lại chỗ này cũng đoán được người nhà chắc chắn sẽ hỏi nàng nguyên nhân.
Chỉ có điều nàng không ngờ được rằng hai đại hán kia nghe thấy Tào Nam bị đánh liền nổi điên. Vốn tưởng rằng chính người nhà ra hỏi nhưng ai ngờ đó lại là một thiếu niên gày gò. Còn thiếu niên khôi ngô thì đứng im một bên.
- Ôi! Chẳng phải là vợ của Đặng Tài hay sao?
- A!
- Các ngươi là người nhà của Tào nương tử vậy không coi là người ngoài. Chắc các ngươi cũng biết hai huynh đệ Thúc Tôn và ca ca Đặng Tài của y có quan hệ không tốt. Trước kia Thúc Tôn được Vương Chủ Bộ quan tâm cho nên mới vượt được Đặng Tài. Chuyện đó vẫn bị y ghi hận trong lòng luôn gây chuyện với Thúc Tôn... Hiện giờ, Vương Chủ Bộ bị điều tới Tương Dương, huyện lệnh được đổi người khác. Mà huyện lệnh mới tới nghe nói là người của Khoái gia. Đặng Tài và Khoái gia có quan hệ với nhau nên quan tâm một chút. Đặng Tài được thể nên không tha cho Thúc Tôn... Vợ của Đặng Tài là một người hung dữ. Trước kia khi Thúc Tôn đang thuận lợi thì thường xuyên tìm Tào nương tử gây sự. Hiện giờ Đặng Tài đắc thế, vợ của y lại càng không bỏ qua. Tào nương tử ra cổng thôn mua đồ, không cẩn thận cản đường của y nên bị y chửi ầm lên. Tào nương tử bị chửi quá nên trả lại hai câu. Không ngờ con đàn bà hung dữ đó đưa tay đánh, lại còn đẩy Tào nương tử xuống đất.
- Bà nương đó khinh người quá đáng.
Hồng nương tử còn chưa dứt lời, Vương Mãi đã nổi giận.
Gã gầm lên một tiếng rồi bước đi ra ngoài.
Tào Bằng vội vàng mở miệng nói:
- Hổ Đầu ca! Đứng lại.
- A Phúc! Bà nương đó dám ức hiếp Nam tỷ, ta không tha cho cô ta.
- Đó là tỷ tỷ của ta. Chuyện này để cho ta xử lý.
Ngày thường, Vương Mãi không để ý tới chuyện gì nhưng hiện tại đối với Tào Bằng nói gì nghe nấy.
- Hồng thẩm! Tam lão nói thế nào?
Tam lão của Đặng Thôn chính là tộc trưởng cũng là phụ thân của tướng quân Đặng Tế ở Tân Dã.
Nghe Tào Bằng hỏi chuyện này, Hồng nương tử cũng do dự.
Thấy không có ai là người ngoài, nàng nhỏ giọng nói:
- Lão thái công có chút khó chịu... Nhưng hiện giờ Đặng Tài mới có quan hệ với Khoái gia, ngay cả đại công tử cũng phải e ngại vài phần, cho nên lão thái công cũng chỉ đành phải giả vờ câm điếc. Tiểu huynh đệ! Nghe ta nói, chuyện này có thể nhẫn được thì nhẫn.
- Nói thế thì lão thái công cũng bất mãn với Đặng Bá Tôn.
- A! Ta chưa nói gì cả.
Hồng nương tử là một người kín đáo nên không thể nói rõ được.
Trong lúc họ đang nói chuyện Tào Cấp và Vương Mãnh đã cõng Tào Nam quay về...
- Con của ta... A Nam làm sao vậy?
Trương thị vừa thấy Tào Nam hôn mê nên cuống lên.
- Ta không biết. Vừa rồi khi ta và đại ca tới nơi thì thấy a Nam nằm hôn mê.
- Vậy làm thế nào bây giờ?
Trương thị cuống không biết làm thế nào mà Tào Cấp và Vương Mãnh cũng vậy.
Tào Bằng nói:
- Hồng thẩm! Xin hỏi trong thôn có thầy thuốc không?
- A! Trong cái thôn này thì lấy đâu ra thầy thuốc? Nếu có chuyện gì thì chúng ta đều vào trong huyện thành để mời thấy thuốc tới đây. Chỉ có điều chi phí...
- Chi phí không thành vấn đề.
Tào Bằng cười cười rồi nói:
- Vương bá bá! Phiền bá bá vất vả một chuyến, chuẩn bị xe, chúng ta vào trong thành.
- Được.
Vương Mãnh vội vàng lên tiếng rồi đi ra chuẩn bị xe.
Tào Bằng tới chỗ Trương thị lấy một chút tiền rồi đưa cho Hồng nương tử.
- Hồng thẩm! Chúng ta ở đây không quen nên còn phải phiền thẩm thẩm một chút.
Ánh mắt Hồng nương tử sáng lên, nhanh tay cầm lấy năm đồng tiền rồi cho vào trong tay áo:
- Chuyện này có gì đâu? Đều là người cùng quê đó là điều phải làm.
- Cha! Nương! Hai người ở đây chăm tỷ tỷ.
Hổ Đầu ca, giúp một chút... Chẳng may có người nào tới gây rồi thì ngươi cứ ra tay. Chỉ cần không giết người, hậu quả do ta chịu.
Vợ chồng Tào Cấp không để ý nhưng Hồng nương tử lại nghe thấy có gì đó không tầm thường.
Tào nương tử có kể cha mẹ của mình đều là thường dân, không có quyền thế gì cả. Nhưng thiếu niên này nói chuyện một cách khí khái như vậy cho dù là lão thái công cũng không so được. Thoáng nhìn, người nhà của Tào nương tử chỉ sợ còn có bối cảnh khác. Nếu không thì một đứa bé như hắn lại nói to như vậy? Mà chiếc xe ngựa của họ thì không phải người thường cũng có được...
Trong nháy mắt Hồng nương tử có tính toán.
- Hồng thẩm! Sau khi vào thành còn có việc phải nhờ.
Ta có việc phải tới nơi khác, làm phiền thẩm đi một chuyến mời thầy thuốc. Tiền xe ngựa do ta bỏ ra. Nếu phải chi tiêu gì nhiều thì mời thầy thuốc chờ ta quay lại.
- Được! Được...
Ngồi trên xe ngựa, Hồng nương tử gật đầu như gà mổ thóc.
Một chiếc xe ngựa rộng như thế này, không phải người bình thường có thể dùng. Chỉ cần nhìn tấm da sói trong xe, Hồng nương tử biết nó có lai lịch.
Một cái gia đình nhỏ bé như nàng mà có thể ngồi trên chiếc xe tốt thế này hay sao?
Thế cho nên nàng ngồi trên xe như ngồi trên đống lửa, thậm chí không dám đụng vào tấm da làm cho nó bẩn.
Tới thành Cức Dương, sau khi xuống xe, Hồng nương tử nhìn theo chiếc xe ngựa rời đi.
Nàng suy nghĩ một chút rồi lập tức có chủ ý đi theo con đường rải đá vụn vào bên trong.
- A Phúc! Ngươi muốn đi đâu?
- Tới huyện nha.
- A?
Vương Mãnh ngồi trên xe nghe vậy mà giật mình:
- Đi tới huyện nha làm gì?
- Tất nhiên là tới gặp huyện lệnh.
- Bái phỏng huyện lệnh?
Vương Mãnh lắp bắp nói:
- A Phúc! Chúng ta như thế này sợ là ngay cả huyện nha cũng không vào được.
Tào Bằng vén rèm lên, cười nói:
- Vương bá bá! Chúng ta không vào được nhưng không có nghĩa là xe của chúng ta không vào được. Trên thành xe có dấu hiệu, đó cũng là dấu hiệu của họ Bàng núi Lộc Môn. Vị huyện lệnh họ Khoái kia không nhận ra chúng ta nhưng chẳng lẽ không nhận ra thượng thư của Lộc môn?
Tư Mã Huy đưa cho Tào Bằng chiếc xe ngựa, trên thành xe có một ký hiệu rất lạ.
Đó là hình của một cuộn thẻ tre, bên trên có hai chữ thượng thư. Ngay từ đầu, Tào Bằng cũng không biết nó có ý nghĩa gì nhưng khi đi qua trấn Đường Hà, một người đọc sách nói cho hắn biết đó là ký hiệu của họ Bàng ở Lộc Môn Sơn. Ba đời Bàng thị nổi tiếng thượng thư. Tới đời Bàng Quý có thể nói là nhân tài kiệt xuất ở Kinh Châu, không ai có thể bằng được.
Cũng vì nguyên nhân đó, kẻ sĩ ở Kinh Tương gọi Bàng Quý là Bàng thượng thư.
Đây cũng không phải là Thượng Thư của tam tỉnh lục bộ nhưng mà nhân sĩ Kinh Tương tôn kính đối với họ Bàng, đồng thời cũng đại diện cho ý nghĩa bọn họ mấy đời thượng thư.
Vương Mãnh không hiểu ý của Tào Bằng nhưng thấy hắn nói đầy tự tin nên không hỏi nữa, giơ roi thúc ngựa đi về phía nha huyện. Lúc trên đường đi, Tào Bằng đã hỏi Hồng nương tử vị trí của nha huyện cho nên Vương Mãnh cũng chẳng tốn công sức, điều khiển xe ngựa tới thẳng nha môn rồi dừng lại.
- Xin hãy thông báo! Đệ tử Tào Bằng của Lộc Môn Sơn tới cầu kiến.
Cánh cửa huyện nha đóng chặt, bên trong như không có người.
Có điều, sau tiếng hét to của Vương Mãng, sau cánh cửa lớn vang lên một vài tiếng xôn xao.
Ngay sau đó, đại môn từ từ mở ra, rồi một nam tử trông giống như quản gia xuất hiện:
- Xin hỏi có phải đệ tử của họ Bàng Lộc Môn Sơn?
Các gia tộc ở Kinh Tương có rất nhiều nhưng khác với sĩ tộc của Giang Đông.
Các gia tộc phần lớn là có lịch sử lâu đời với địa vị rất cao. Còn sĩ tộc thì là cách nói với những gia tộc nghèo hèn.
Khoái gia là thế tộc!
Đặng gia là sĩ tộc...
Chỉ khác nhau một chữ nhưng cách biệt một trời một vực.
Thế gia đại tộc là những gia tộc hiển hách.
Còn sĩ tộc thì chỉ là bình dân tương đối cao quý, có đặc quyền nhất định.
Nếu như ở Giang Đông do số lượng dân di cư hỗn tạp nên sĩ tộc còn có quyền nắm một số vũ trang tư nhân. Nhưng ở Kinh Tương thì việc đó tương đối nhỏ yếu. Trong khu vực Kinh Châu nhưng gia tộc ngang hàng với Khoái gia cũng không nhiều lắm. Chẳng hạn như Thái gia như Bàng thị.. Hơn nữa, giữa các thế gia này có những mối quan hệ phức tạp với nhau.
Khoái Chính là người họ Khoái nhưng cũng là một chi của họ Bàng.
Sở dĩ có thể trở thành huyện lệnh Cức Dương cũng nhờ có gia tộc ở phía sau giúp đỡ.
Nghe thấy có đệ tử Lộc Môn tới bái phỏng, Khoái Chính đang ngồi trong thư phòng đọc sách vội vàng sai người ra mời vào trong phòng khách, còn bản thân thì chỉnh trang lại rồi tới gặp.
Khi y bước vào phòng khách thì chỉ thấy một thiếu niên mặc áo bố đang ngồi ngay ngắn trong phòng.
Thiếu niên đó nhìn có chút gầy yếu như có bệnh. Y phục của hắn cũng mộc mạc với một chiếc áo dài bông bạc phếch không hề có chút xa hoa. Nhưng hai bên lông mày lại có một chút khí khái khiến cho Khoái Chính phải cẩn thận.
- Hắn chính là đệ tử của Lộc Môn?
Quản gia nhỏ giọng nói:
- Đúng thế.
- Có chính xác không?
- Đã xác nhận. Chiếc xe hắn ngồi có dấu hiệu của Bàng thị Lộc Môn. Thiếu gia đừng thấy hắn ăn mặc giản dị mà coi thường. Ta nghe người ta nói Lộc Môn yêu cầu môn hạ hết sức nghiêm khác. Bàng thượng thư có thể tặng người này chiếc xe chứng tỏ người này là đệ tử quan trọng của Lộc Môn. Nếu có thể quan hệ tốt thì thiếu gia chắc chắn sẽ có lợi.
Vị quản gia đó chính là tâm phúc của Khoái Chính.
Vốn Khoái Chính có ý coi thường nhưng nghe quản gia nói vậy thì lập tức bỏ qua ý nghĩ đó rồi đi vào trong sảnh.
Bên trong đại sảnh, Tào Bằng cũng đã đứng dậy.
Thấy Khoái Chính bước vào, hắn liền bước lên vái chào:
- Tiểu sinh Tào Bằng bái kiến huyện lệnh đại nhân.
Ở thời cổ của Trung Quốc có thói quen gọi thượng quan là đại nhân. Có điều từ đại nhân mang rất nhiều ý nghĩa cho nên tới cuối của Đông Hán người ta vẫn giữ thói quen đó.
Đại nhân có thể dùng để gọi thế gia giàu có, cũng có thể gọi người đức cao vọng trọng.
Tào Bằng cũng không rõ điều này có gì khác nhau nên quen miệng nói đại nhân.
Tuy nhiên vào tai Khoái Chính lại biến thành Tào Bằng đang khen mình...
- A! Hiền đệ không cần đa lễ.
Hai nhà Khoái, Bàng là thế giao. Ngươi là đệ tử của Bàng thượng thư có nghĩa ngang hàng với ta. Hai chữ đại nhân thật không dám nhận.
Khoái Chính đáp lễ, đồng thời lời nói cũng thân thiết hơn.
Tào Bằng làm sao mà biết được trong cách xưng hô này còn chứa nhiều ẩn ý như vậy?
Có điều thấy Khoái Chính thân thiết như vậy, trong lòng hắn cũng biết bản thân giả làm đệ tử của Bàng môn coi như thành công.
Hắn cũng biết chuyện này sớm muộn sẽ bị lộ.
Có điều Tào Bằng cũng có suy tính: Thứ nhất chưa chắc Khoái Chính sẽ tới Lộc Môn sơn để chứng thực. Thứ hai, cho dù có tới chứng thực thì Bàng Quý cũng có thể ngầm đồng ý. Dù sao thì Tư Mã Huy tặng xe cho hắn, bên trên còn có dấu hiệu quả Bàng môn. Nhìn từ một góc độ nào đó thì cũng đồng nghĩa với việc Bàng Quý tán thành cho hắn.
Xe đi tới núi sẽ có đường. Nếu quả thật có một ngày nào đó bị lộ thì còn có cách khác...
Sau khi hai người phân chủ khách rồi ngồi xuống, Khoái Chính liền hỏi:
- Hiền sư đệ là người ở đâu? Sư phụ của ngươi là Đại Bàng hay tiểu Bàng?
- Thưa huynh trưởng! Tiểu tử mấy ngày trước có quen biết với tiên sinh Nguyên An, ở trấn Dương Sách nghe tiên sinh dậy bảo. Lúc ấy có mặt Đức Tháo tiên sinh... Nghe nói tiểu tử tới Cức Dương nương nhờ họ hàng, Bàng sư thấy tiểu tử không được khỏe lắm nên mới tặng chiếc xe này để khỏi đi bộ. Xin huynh trưởng chiếc cố cho một chút.
Tào Bằng nói một cách mơ hồ cũng không nói mình bái Bàng Quý làm thầy.
Hắn chỉ nói quen biết Bàng Quý ở trên đương rồi sau đó được tặng xe. Nhưng Khoái Chính nghe xong thì lại thay đổi ý nghĩa. Tư Mã Đức Tháo cũng là danh sĩ Kinh Tương, đồng thời cũng là người làm chứng cho việc Tào Bằng bái sư. Thoáng nhìn thì dường như Bàng Quý rất yêu thích tên đệ tử mới nhận, nếu không cũng không tặng xa trượng.
Khoan đã, hắn tới Cức Dương nương nhờ họ hàng?
Đó chẳng phải là nói cho mình có cơ hội gần gũi hơn hay sao?
Ta ở nhà không được coi trọng lắm... Nhưng nếu gần gũi với đệ tử của Bàng môn thì sau này sẽ có nhiều cơ hội.
Nụ cười trên mặt Khoái Chính càng lúc càng tươi.
- Hiền đệ! Ngươi tới Cức Dương nương nhờ họ hàng đúng không? Xin hỏi là người ở đâu?
Chuyện này không cần phải chứng minh, có Bàng Quý làm lá chắn, Khoái Chính cũng chẳng muốn tìm hiểu lai lịch của Tào Bằng.
- Thưa huynh trưởng! Tỷ phu của tiểu tử là người Đặng thôn. Do ở nhà đắc tội với một vài người nên bất đắc dĩ phải tới đây. Ha ha! Sau này tiểu tử thuộc sự quản lý của huynh trưởng, xin hãy quan tâm.
Đặng thôn?
Vậy thì càng gần.
Khoái Chính cười nói:
- Đó là điều đương nhiên. Nhưng hiền đệ tới tìm ta có lẽ là còn có việc khác?
- Huynh trưởng đúng là lợi hại, đoán được tâm tư của tiểu đệ... Không dám giấu huynh trưởng, hôm nay tiểu đệ tới đây là muốn đòi huynh trưởng một người.
- Tìm người của ta?
Khoái Chính hiếu kỳ hỏi:
- Không biết hiền đệ muốn ai?
Khuôn mặt Tào Bằng đang tái nhợt chợt đỏ bừng. Hắn làm như rất tức giận, nắm chặt tay lại mà thở phì phì nói:
- Tỷ phu của đệ là người trong phủ huynh trưởng đã nhiều ngày chưa về nhà. Mà thân thể của tỷ tỷ đệ không được khỏe lắm... Hôm nay khi tiểu đệ mới tới Cức Dương, không ngờ gia tỷ lại xung đột với ác phụ trong thôn, hiện giờ nằm trên giường không dậy nổi. Tiểu đệ phải mạo muội tới đây mời tỷ phu về nhà chăm sóc.
Truyện khác cùng thể loại
229 chương
87 chương
384 chương
103 chương
73 chương
29 chương