Tào Tặc

Chương 110

Tào Tháo trừng mắt nhìn hai người, hết nhìn Hứa chử rồi lại nhìn Điển Vi. - Tử Hòa! - Có mạt tướng... - Mang hai tên côn đồ này nhốt vào đại lao cho ta. Nhớ kỹ để cho bọn họ ở cùng một đại lao. Nếu muốn đánh nhau thì vào đó mà đánh đi. - Chủ công! Mạt tướng sai rồi. Điển Vi và Hứa Chử đều luống cuống, còn chúng tướng cũng bước lên mà xin. Điều đáng tiếc đó là dường như Tào Tháo đã hạ quyết tâm. - Các ngươi hãy vào trong lao mà hiểu rõ mình sai ở đâu đi. Khi nào hiểu rồi thì tới gặp ta. Nói xong, Tào Tháo thở phì phì rồi thúc ngựa bước đi. Tào Thuần thì cười khổ. - Quân Minh! Trọng Khang! Xin đắc tội. - Nói xong, Tào Thuần giơ tay ra mời. Điển Vi và Hứa Chử ủ rũ đi theo Tào Thuần. Còn đám chúng tướng thì đi theo Tào Tháo ra khỏi giáo trường. Điển Mãn và Hứa Nghi nhìn nhau với một sự xấu hổ không biết phải làm như thế nào. - Mọi người không cần phải lo lắng. Chủ công không có ý trách phạt hai vị tướng quân. Chỉ có điều để cho họ yên tĩnh suy nghĩ với nhau. Sau khi bình tĩnh, Chủ công sẽ thả họ ra. - Nhưng hai người sẽ không đánh nhau nữa chứ? - Hứa Nghi lo lắng hỏi. Nên nhớ rằng Điển Vi và Hứa Chử không phải mang mối thù bất cộng đái thiên. Nhưng nếu nhốt hai người vào một chỗ, nhỡ có ác đấu thì sao. Thậm chí Hứa Nghi còn lo lắng, hai người có thể đánh nhau trong tù. - Không thể nào. - Vốn Điển Mãn không để ý nhưng nghe Hứa Nghi nói vậy thì cũng lo lắng. - Hay là khóa hai người lại thì bọn họ không đánh nhau được. Tào Chân bị Điển Mãn làm cho nổi giận gần như phát điên. Đại khái y có thể nhận ra được dụng tâm của Hứa Chử. Gã chỉ muốn tìm một cái cớ để xuống thang. Điển Vi cũng không thể chịu thua... Vì vậy mà mới có kết quả Tào Tháo xuất hiện và hai người bị giam. Cuối cùng là bậc thang đã có nhưng hai người thì không thể đánh nhau tiếp được. Không biết là cái loại con gì nữa. Hứa Nghi còn khá hơn. Không ngờ Điển Mãn lại có thể nghĩ ra cái cách đó. - Không được! Ta đi tới đó xem, nếu không thì không hết lo được. - Ta cũng đi. Điển Mãn và Hứa Nghi không nói hai lời liền lên ngựa phóng đi. Lúc Tào Bằng tới nơi thì cũng thấy tình trạng của hai người Điển Mãn và Hứa Nghi. Hắn đột nhiên cười nói: - Không phải oan gia thì khó gặp nhau. Tào Chân ngẩn người rồi chợt hiểu ý Tào Bằng. Hứa Chử và Điển Vi đúng là oan gia của nhau. Mà nhìn thì Hứa Nghi và Điển Mãn cũng không khác với cha của mình lắm. - Đi thôi! Huynh mời đệ uống rượu. Tào Bằng lắc đầu: - Không được! Đệ còn phải chờ cha. - Tào đại sư đâu? - Vừa rồi Chu Thương có nói với đệ rằng Tào công mời cha đệ tới phủ ẩm yến. Huynh cũng biết cha đệ chưa gặp trường hợp này bao giờ, cho nên đệ muốn xem thế nào. Tào Chân gật đầu: - Nếu vậy thì huynh đi trước. Tới lúc này, Hạ Hầu Lan và Chu Thương cũng dắt ngựa tới đây. - Công tử! Chúng ta đi đâu? Tào Bằng nói: - Phủ Hổ Bôn! Chúng ta tới đó chờ cũng được. Luận võ tại giáo trường Tây Uyển cuối cùng thì quân Hổ Bôn giành được thắng lợi. Tình hình trận chiến hoàn toàn vượt ra khỏi sự dự đoán của mọi người. Quân Hổ Bôn gần như càn quét giành lấy chiến thắng. Trong lúc nhất thời, thanh danh của Điển Vi trở nên vang dội. Cùng với sự nổi danh của quân Hổ Bôn thì cả nhà Tào Cấp cũng từ từ nổi lên. Trong phủ Tào Tháo, Tào Cấp thừa nhận bản thân không phải là Ẩn Mặc Cự tử mà Tào Tháo cũng không hề trách y. Chẳng những gã không trách y mà còn khen ngợi Tào Cấp, cho rằng ý chí của Tào Cấp đúng là quân tử. Sau khi biết Tào Cấp còn chưa có tự, gã liền nhanh chóng ban cho Tào Cấp một cái tự đó là Tuyển Thạch. Tuyển có ý nghĩa sâu xa, thường so sánh với người có phẩm đức cao. Còn chữ Thạch lại ứng với thân phận. Tào Tháo lên tiếng hỏi: - Tuyển Thạch nghĩ thế nào mà làm ra được hai bảo vật cho ngựa như vậy? Hai bảo vật chính là yên và bàn đạp. Tào Cấp do dự một chút rồi nhẹ giọng trả lời: - Bẩm Tào công! Không phải là nhị bảo mà là tam bảo. Tào Tháo sửng sốt cảm thấy khó hiểu. - Mời Tào công tới chỗ tọa kỵ Hổ Bôn, thảo dân sẽ giới thiệu về ba bảo vật đó. Vì vậy mà Tào Tháo lập tức sai người dẫn một con ngựa từ trong quân Hổ Bôn tới. Tào Cấp bảo người nâng chân ngựa lên để lộ ra một miếng sắt hình tròn. - Tào công! Khi chiến mã rong ruổi thường do đường không bằng phẳng, hoặc do chịu sưc nặng của người khiến cho vó ngựa bị thương. Một khi bị thương mà muốn hồi phục thì rất khó... Nói thật là ba bảo vật này thực ra là do con của thảo dân. Nó cưỡi ngựa không tốt lắm, thường xuyên cảm thấy khó chịu. Vì vậy mà nó nảy sinh một suy nghĩ, rồi nói với thảo dân. Thảo dẫn cũng từ ý của nó mà làm ra cái yên. Thân thể của tiểu tử gầy yếu cho nên lên ngựa hơi khó vì vậy mà nó bảo với thảo dân làm một thứ gì đó để dậm chân, như vậy sẽ tiện hơn nhiều. Nhờ đó mà mới làm ra cái bàn đạp Tào công đã thấy. Còn cái móng ngựa này cũng là do tiểu nhi nhắc nhở thảo dân cho nên mới có... Tào Tháo nghe thấy vậy liền cảm thấy hứng thú. - Lệnh công tử có phải là Tào Bằng không? - Đúng vậy. Tào Tháo nở nụ cười: - Hiện giờ ở Hứa Đô, lệnh công tử giống như là một danh nhân. Thứ nhất hắn có thể sáng chế ra kết nghĩa kim lan rồi Kim Lan phổ, lại còn cái tên tiểu bát nghĩa. Không một ai có thể ngờ được một đứa nhóc lại có thể có được những ý tưởng kỳ diệu như vậy. - Tiểu tử chỉ làm càn mà thôi. Tào Tháo cười ha hả rồi kéo tay Tào Cấp quay vào đại sảnh. - Tuyển Thạch! Hiện nay thiên hạ đại loạn, triều cương không được nghiêm chỉnh. Mỗ muốn dựng lại nhà Hán nhưng lại ít người giúp. Tuyển Thạch có tài nghệ như vậy có đồng ý dốc sức vì triều đình không? Tào Cấp vội vàng quỳ xuống đất: - Xin vì Tào công mà phục vụ. Tào Tháo thấy thái độ Tào Cấp thì hết sức vui vẻ mà gật đầu. Y trầm tư một lúc rồi đột nhiên hỏi Đổng Chiêu: - Công Nhân! Ta nhớ trước đây Tử Dương từng nói ở trong Chư Dã giám thiếu mất một Giám lệnh đúng không? Tử Dương tên là Lưu Diệp, là đời sau của Trác Lăng Vương - Con trai của Hán Quang Vũ đế, cũng là người dòng dõi nhà Hán. Hiện giờ y ở phủ Tư Không, phụ trách nhà kho của Tào Tháo. Mặc dù không phải là thiếu phủ nhưng lại làm công việc của thiếu phủ, chưởng quản tất cả mọi việc liên quan tới nông, chăn nuôi, sắt, muối... Đổng Chiêu gật đầu nói: - Chủ công nói đúng. Tử Dương từng nói rằng vị trí này không chọn được người thích hợp. Chư trì giám quản lý việc đúc binh khí. Ở đó có một Giám lệnh, một Giám Thừa. Dưới quyền còn có bốn Giam Tác, một Lục sự, một người coi kho, hai người ghi chép, hai người quản lý công việc, và bốn thợ. Nghe nói thì số lượng nhân viên cũng không nhiều. Nhưng trên thực tế thì chỉ có Giám lệnh và Giám thừa có phẩm trật. Còn thuộc thẩm quyền của Chư Trì giám ra ngoại trừ những người đó còn có rất nhiều công quan, chỉ có điều là họ không có phẩm, nhưng cũng có quyền lực nhất định và sản nghiệp riêng. Chẳng hạn như một số công quan có thể mở xưởng của mình. Bọn họ có thể tiêu thụ bằng cách bán ra ngoài, đồng thời còn nhận nhiệm vụ cung ứng cho triều đình. Nhưng những người này không có bổng lộc, cũng không phải đi lao dịch. Gần như coi là xí nghiệp cung ứng cho triều đình. Tất nhiên nếu nói xí nghiệp thì dường như hơi quá. Chức Giam Lệnh cũng không lớn lắm, phẩm trật cũng không cao nhưng lại có quyền lực rất lớn. Cùng lúc, người đó nắm trong tay tất cả công quan cung cấp vật phẩm. Nếu Giám Lệnh không thông qua thì công quan không thể có tiền. Nếu công quan không cung ứng đùng hạn, đúng hàng hóa thì sẽ bị hủy bỏ tư cách công quan, đồng thời sẽ còn bị phạt. Tào Tháo lại hỏi: - Tuyển Thạch có chấp nhận chịu thiệt hay không? Hiện giờ, Tào Cấp cũng coi như có chút hiểu biết với tình hình trong triều. Đặc biệt lúc trước, Tào Bằng đã lên kế hoạch cho y vào Chư Dã giám nên Tào Cấp theo Đặng Tắc cũng nghe được một số chuyện... Bây giờ nghe Tào Tháo muốn mình làm Giám Lệnh khiến cho Tào Cấp như nằm mơ. Theo suy nghĩ của y thì có thể là một Giam Tác, tương tự như đốc công đã là mỹ mãn rồi. Vậy mà không ngờ... Điều này chẳng khác một người dân chỉ mong được làm một nhân viên bình thường vậy mà đột nhiên lại trở thành cán bộ, hơn nữa lại còn có quyền. Sự chênh lệch quá lớn khiến cho Tào Cấp không phản ứng kịp. Mất một lúc, y mới run rẩy trả lời: - Tào Cấp nguyện theo ý của Tào công. Nếu không muốn thì đúng là kẻ ngu.