Tào Tặc

Chương 105

Trận đấu giữa Hổ Bôn và Hổ Vệ càng lúc càng tới gần. Trên khắp các nẻo đường của Hứa Đô lúc này cũng đều bàn tán về trận đấu đó. Điển Vi và Hứa Chử đều có thể nói là hổ tướng. Một người có tên Ác Lai còn một người được gọi là Hổ Điên. Hơn nữa, cả hai đều là người được Tào Tháo tin tưởng. Trận chiến này sẽ quyết định ra ai là người số một trong đám cận vệ vì vậy mà thu hút sự chú ý của nhiều người. Có người nói Hổ Bôn vô địch. Có người lại cho rằng Hổ Vệ dũng mãnh. Tóm lại tất cả mọi việc đều khiến cho trận tranh giành này thêm hứng thú. Đồng thời Tào Tháo còn tuyên bố sau khi luận võ sẽ có thưởng. Nhưng thưởng gì thì y không nói rõ khiến cho mọi người lại càng thêm tò mò. Ngày mùng mười tháng bảy là ngày diễn võ. Mới sáng sớm, Tào Bằng đã tới bên ngoài Tây Uyển. - A Phúc! Từ xa, hắn thấy Tào Chân mặc trang phục nhung đang vẫy mình. Tào Bằng vội vàng lên tiếng rồi thúc ngựa tới chào Tào Chân. - A Phúc! Ta đã tìm hiểu được. - Tìm hiểu được cái gì? - Đám người ở lầu Dục Tú đó là sứ giả của Lã Bố. Đệ có còn nhớ cái người húc phải ta bị ngã không? Y chính là Trần Nguyên Long. Tại dịch quán ở Hứa Đô. Trần Đăng nằm trên giường mãi cho tới khi ánh sáng mặt trời lên cao mà vẫn chưa thèm dậy. - Nguyên Long! Ngày hôm nay chúng ta làm gì? Một nam tử ăn mặc kiểu văn sĩ đẩy cửa đi vào phòng. Trần Đăng quay lưng về phía cửa phòng hơi nhíu mày rồi từ từ ngồi dậy. - Hôm nay chỉ nghỉ tại dịch quán, không có chỗ để đi. - Việc Ôn Hầu nhờ... - Nam tử kia vội vàng nói: - Hai chúng ta tới Hứa Đô bao nhiêu ngày mà vẫn chưa thể gặp Tào công. Ngày đó người và Ôn Hầu có nói kết thân với Tào công, từ chối hôn ước với Viên Công Lộ. Nhưng hiện tại Tào công không triệu kiến chúng ta là cớ làm sao? Trần Cung không hề có lấy một chút hoang mang, xoay người hơi nhếch miệng, nở nụ cười lạnh. Có điều nụ cười của y nhanh chóng trở lại bình thường. Y mở miệng nói: - Trọng Lễ! Ngươi nôn nóng vậy thì có tác dụng gì? Ngươi phải nhớ là lần này Ôn Hầu cầu lấy chức Từ Châu mục không phải chuyện tầm thường. Công văn chúng ta đã đưa, người cần gặp cũng đã gặp. Trong hai ngày qua ngươi đi theo ta đều thấy rõ. - Nhưng... - Trọng Lễ! Có một số việc không thể nóng vội được. - Trần Cung làm như hiểu rõ mà lên giọng chỉ bảo nam tử kia vài câu. Sau đó, y lại nhẹ nhàng nói tiếp: - Việc cầu chức này không phải như đánh giặc mà cần phải có quan hệ và sự kiên nhẫn. Người cần gặp chúng ta đều đã gặp. Văn Nhược và Công Đạt thì không cần phải nói. Cho dù cả Chung Do, Khổng Dung, Lưu Diệp ngươi cũng đều đã thấy. Ta còn có thể làm thế nào? Nam tử kia có chút thẹn thùng, chắp tay nói: - Nguyên Long! Ngụy Tục là người thô thiển, vừa rồi ăn nói có chỗ bất kính, xin hãy tha lỗi. Chỉ có điều nếu cứ phải chờ thế này thì chúng ta phải chờ tới bao giờ? Ngụy Tục là thân thích của Lã Bố cũng là một trong tám tướng dưới trướng của Lã Bố. Trần Cung cười nói: - Trọng Lễ không nên lo lắng, cứ thoải mái dạo chơi. Sắp tới Tào công xuất binh thảo phạt Viên Thuật sẽ cho Ôn hầu một câu trả lời hài lòng. Nghe nói hôm nay hai viên hổ tướng dưới trướng của Tào công là Điển Vi và Hứa Chử luận võ, chỉ tiếc là chúng ta không đi được. Nếu không thì cũng có thể nhân cơ hội thám thính tình hình. Tây Uyển nằm bên cạnh Hoàng thành là một trong những cấm địa. Quân Hổ Bôn và quân Hổ Vệ cơ bản đóng quanh đây, phụ trách bảo vệ Hoàng thành. Nguy Tục lạnh lùng cười: - Có cái gì mà xem? Chỉ là bại tướng dưới tay Ôn Hầu... Nếu Nguyên Long nói vậy thì đợi thêm hai ngày nữa. Ta đi tìm chỗ uống rượu, Nguyên Long có hứng thì đi cùng. Trần Cung chắp tay: - Ý tốt của Trọng Lễ, Trần Cung xin nhận. Có điều hôm nay Trần Đăng có hẹn với Tử Tự, chuẩn bị tới Long Sơn thưởng ngoạn, sợ là không thể đi cùng. Một thời gian nữa, Tử Tự sẽ tới Trường An. Ta muốn nhân cơ hội này dạo chơi với Tử Tự một chút. Tử Tự chính là Đỗ tập. Lúc trước, Nguy Tục và Trần Đăng từng tới bái phòng Đổ Tập biết rằng Đỗ Tử Tự cũng không ưa y. Thời điểm làm khách ở nhà Đỗ Tập, thậm chỉ ngay cả tiệc rượu y cũng không thèm khoản đãi. Mặc dù sau đó có sắp đặt một chút ở lầu Dục Tú nhưng chủ nhân bữa tiệc là Đỗ Tập lại không xuất hiện. Nguyên nhân thì vô cùng đơn giản. Đỗ Tập không vừa mắt với Lã Bố, nên không thể ngồi cùng bàn với Ngụy Tục. Có lẽ nếu không có Trần Đăng thì cơ bản Đỗ Tập cũng chẳng cho Ngụy Tục bước chân vào cửa nhà y. Lúc đó, Trần Đăng làm bạn với Ngụy Tục ăn cơm ở lầu Dục Tú, lúc cuối cùng phải nhẫn nhịn cơn tức của gã. Cứ nghĩ tới nét mặt của Đỗ Tập, Ngụy Tục lại cảm thấy ngán. Sau khi nói khách khí hai câu với Trần Đăng, y liền rời khỏi dịch trạm. Chờ khi Ngụy Tục đi rời, Trần Đăng mới rửa mặt, mặc một chiếc áo chẽn rồi khoác áo khoác, sau đó mới ra ngoài. Vào thời kỳ Đông Hán, trang phục của kẻ sĩ phần lớn đều có quy định của nó. Một năm có bốn mùa nhưng ăn mặc theo năm tiết. Mùa xuân thì dùng màu xanh. Mùa hạ màu đỏ. Tháng cuối mùa hạ thì mặc màu vàng. Còn tới mùa thu thì phần lớn là màu trắng. Mùa đông là màu đen. Người bình thường ăn mặc không phải chú ý nhiều như vậy, có khi cả bốn mùa chỉ mặc một bộ. Nhưng kẻ sĩ mà mặc lầm màu sắc thì sẽ bị coi là hành động vô lễ. Ra khỏi cửa thành, Trần Đăng liền thấy Đỗ Tập đứng ở phía xa. - Tử Tự. Y vội vàng xuống ngựa chắp tay vấn an. Đỗ Tập mỉm cười. Khi hai người tới gần, y nhỏ giọng nói: - Ta đã hẹn với Nguyên Thường tới giữa trưa chúng ta gặp nhau ở đình Phong Vũ. - Đa tạ Tử Tự. Đỗ Tập liên tục xua tay rồi sau đó lên ngựa. Trần Đăng cũng sóng vai mà đi. Hai người đi không lâu thì thấy Ngụy Tục thò mặt ra bên cạnh tường. Y nhìn theo bóng lưng Trần Đăng mà gật đầu, sau đó mới xoay người đi vào cửa thành. Trước khi tới đây, quân sư Trần Cung đã từng dặn với Ngụy Tục là không thể tin được Trần Đăng. Trần Đăng là người Quảng Lăng, không chỉ là gia tộc quyền thế ở địa phương mà còn là gia tộc số một ở Từ Châu. Tổ phụ của Trần Đăng là Trần Cầu - Một thấy thuốc vào những năm cuối thời Đông Hán. Mà phụ thân của Trần Đăng là Trần Khuê, tự Hán Du. Khi còn trẻ, y và đám người Viên Thuật, Viên Thiệu có giao du nên rất có danh vọng. Năm Trần Đăng mười tám tuổi, đọc rất nhiều sách vở nên có thể nói là người có tài học và phong độ. Năm hai mươi lăm tuổi y đỗ hiếu liêm, trở thành huyện lệnh, đồng thời cũng lập được chiến tích. Lữ Bố là một người ở nơi khác tới. Hơn nữa, y chiếm lấy Từ Châu cũng không phải danh chính ngôn thuận. Vốn Từ Châu không phải là chỗ của y. Trước khi Từ Châu mục Đào Khiêm chết, phó thác Từ Châu cho Lưu Bị. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo đánh bại ở Duyện Châu thì bỏ chạy tới nương tựa Lưu Bị. Lưu Bị nhận y nhưng rồi Lã Bố lập tức cướp lấy Từ Châu. Đó là lý do tại sao Lã Bố nóng lòng có được chức Từ Châu mục. Y cần một cái thân phận danh chính ngôn thuận. Mà chính đáng nhất đó là được Hán đế phong tặng. Từ Châu mục... Cái chức này đối với Lã Bố vô cùng quan trọng. Y biết Trần Đăng có quen nhiều người bên quân Tào liền nhờ y tới cầu Tào Tháo. Còn mưu sĩ của Lã Bố là Trần Cung thì không yên tâm lắm về Trần Đăng. Gã lệnh cho Ngụy Tục âm thầm giám sát hành động của Trần Đăng. Vì vậy mà sau khi tới Hứa Đô, biểu hiện của Trần Đăng hết sức bình thường khiến cho Ngụy Tục cũng từ từ an tâm. Rừng phong Long Sơn? Ngụy Tục vừa đi vừa suy nghĩ. Y nhìn quanh thì thấy cách đó không xa có một cái tửu quán. Ngụy Tục trong lòng mừng rõ. So với việc đi tới núi hoang để ngắm cảnh thì chẳng bằng ở đây uống rươu, ăn thịt. Nghĩ vậy, Ngụy Tục liền bước chân vào trong tửu quán. U...u...u Trên bầu trời Tây Uyển vang lên tiếng kèn. Ở đây, tinh kỳ bay phất phới. Xung quanh giáo trường có một đám lính mang binh khí bảo vệ. Từng đoàn xe nhanh chóng chạy vào trong giáo trường khiến cho bầu không khí nóng lên. Trên tòa vọng lâu, Tào Tháo ngồi ở chỗ cao nhất. Hai bên vọng lâu còn có những vọng lâu nhỏ, bên trong là các tướng lĩnh của quân Tào. Từ phía Đông, theo thứ tự là tướng của dòng họ Tào Tháo, bao gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn. Thái thú Trần Lưu là Hạ Hầu Uyên do có công việc nên không về được. Tuy nhiên Tào Tháo vẫn dựng cho y một cái vọng lâu. Chỉ có điều, trên vọng lâu đó phủ một tấm màn, đứng bên trong thấp thoáng có thể thấy được bóng người nhưng không nhìn rõ. Mà gia quyến của Hạ Hầu Uyên đều ở Hứa Đô nên chẳng lẽ là người nhà của y.