Sử Thượng Đệ Nhất Hỗn Loạn

Chương 342 : Tam anh chiến Lữ Bố

Chuyện Lữ Bố bị người gọi là ba họ gia nô tôi cũng được nghe, có điều sau này mới biết là sáng tác của Trương Phi – không thể ngờ được là thằng ku cao to đen hôi này mắng chửi người nham hiểm đến thế. Bởi vì Lữ Bố lúc đầu là nghĩa tử của Đình Nguyên, sau bị Đổng Trác thu mua giết Đình Nguyên lại nhận Đổng Trác làm cha, hơn nữa còn giữ nguyên họ, vừa đúng là ba họ, đừng nói hắn là một tiểu nhân hay thay đổi thất thường, cho dù là người có nỗi khổ trong lòng khó nói ra thì đây cũng là câu chửi vô cùng kinh khủng, ngoại hiệu “ba họ gia nô” đâm thẳng vào xương sống của người, bảo sao Lữ Bố không nổi điên? Nhưng mà theo phản ứng của Lữ Bố trước mặt hai quân, La Thành mới là người đầu tiên kêu lên, chuyện này cũng không kỳ quái, mắng người cũng cần chút tâm tình, ví như có người mượn bạn 200k không trả, chuyện này là việc nhỏ nhưng khó nhẫn nhịn, vì vậy vắt óc tìm mưu kế nghĩ vài câu nói mát, bình thường lúc thoải mái thế hay xuất ra những câu kinh điển, được người người truyền lưu, Trương Phi lúc trước ở Hổ Lao Quan cùng Lưu Quan chiến Lữ Bố thì tâm tình như vậy, “ba họ gia nô” thực là thần tác, nhưng mà lần này chưa kịp thoải mái nói móc Lữ Bố, Lưu Bị đã bị bắt, cho nên những lời này thành ra là La Thành nói với Lữ Bố…. La Thành dụ Lữ Bố xuất quan, ôm quyền nói với Quan Trương: “Hai vị ca ca chờ xem, ta đùa giỡn với ba họ gia nô.” Trương Phi bĩu môi: “Mặt trắng, đừng có chém gió nha.” Quan Vũ kéo hắn lại, ôm quyền nói với La Thành: “La huynh đệ cẩn trọng.” Anh ta cũng nhận ra La Thành ngạo mạn, lại chẳng biết chi tiết, vì vậy kéo Trương Phi về đội. La Thành kéo thương nhàn nhã đi tới trước cửa thành, vừa lúc tiếng trống vang lên Lữ Bố mặt đen như đít nồi cầm Phương thiên họa kích giục ngựa lao ra, chúng tôi đều vui vẻ quan chiến. Thằng nhóc này tức đến mức tóc dựng xoăn như lò xo, quấn quanh đầu như cái quả bóng rồi. Quan nhị ca nhìn ngựa của Lữ Bố nói: “Đó là Xích Thố của anh…” Tôi nói: “Vậy anh kêu nó một tiếng, không chừng nó còn nhận ra anh.” Tôi biết ngựa là loại động vật vô cùng có linh tính, giống như thỏ què mà Hạng Vũ cưỡi liền nhận ra Hạng Vũ ba đời liền. Quan Vũ lắc đầu: “Cưỡng cầu vô ích, tùy nó chọn đi.” Lữ Bố bị La Thành mắng là ba họ gia nô, cơ hồ tức nổ phổi, cũng không nói nhiều, đại kích chỉ La Thành nói: “Mày là người phương nào, báo danh nhận cái chết.” La Thành: “Ta là Tùy Đường hảo hán thứ bảy – La Thành.” Quân sĩ hai bên từ binh tới tướng lĩnh đều vội vàng nghị luận: “Hảo hán thứ bảy, thứ bảy rồi, không biết đệ nhất có tới không.” La Thành vừa báo danh xong Lữ Bố đã phang đại kích vào đầu. La Thành giơ thương ngăn cản xem có chút cố sức, nhưng sau đó lại đâm thương đánh trả, Lữ Bố nhẹ nhàng tránh ra, cười lạnh: “Gì mà 18 hảo hán, ta xem cũng đến thế mà thôi.” Lữ Bố nói vậy đại khái đâm trúng chỗ đau của La Thành. La Thành mặc dù xếp thứ bảy trong 18 hảo hán, nhưng hiếm có đại tích, dù sao là ít hơn cả người xếp thứ hai là Vũ Văn Thành Đô. Vũ Văn Thành Đô bị Lý Nguyên Bá đánh thì không nói, bị bài danh thứ ba Bùi Nguyên Khánh gặp một lần đánh một lần. Hơn nữa La Thành nếu chỉ so thương, ngoại trừ boss ẩn cùng ca ca cùng cha khác mẹ La Xuân thì không ai so được, hơn nữa thằng nhóc này gia thế hiển hách, tướng mạo anh tuấn – tôi không rõ đẹp trai có chó gì mà giỏi, thứ đó có thể làm cơm ăn được sao… à có thể, có thể kiếm cơm trên giường mà (đẹp trai phía trên mà xai ở dưới ko đẹp thì sao kiếm được). Cho nên La Thành thường chẳng coi ai ra gì, hôm nay gặp một kẻ tự đại hơn hắn, một câu mắng tất 18 hảo hán. La Thành cảm thấy không nổi bật trước mặt Tần Quỳnh cùng Đơn Hùng Tín, hơn nữa lại khoác lác trước mặt Quan Vũ, Trương Phi, chỉ mong thắng lợi nên phát huy 12 thành công lực, đại thương như giao long xuất thủy đâm chọc. Lữ Bố hận hắn miệng thối, phương thiên họa kích cũng từng bước ép công. Hai người này một là mãnh hổ xuống núi. Một người khác… lại là một con mãnh hổ xuống núi, đôi bên người tới ta đi đâm chọc nhau, chúng tôi ở bên tọa sơn quan hổ đấu. Binh sĩ đôi bên nhìn mà đầu váng mắt hoa, lúc đó Triệu Vân chưa xuất thế, có thể dùng thương đấu với Lữ Bố chỉ có La Thành thôi, bên kia đánh cho cát bay đá chạy, bên này mọi người càng hiếu kỳ, bọn họ nghe mấy người Tần Quỳnh liên tục nói 18 hảo hán, lúc này mới có ba người xuất hiện cũng đã khiến phong vân biến sắc. Chẳng biết 15 hảo hán khác có tới không, cả đám đều hướng phía chúng tôi nhìn lại, có không ít người đoán tôi là chủ tướng của 18 người này. Tôi mỉm cười cao thâm, cầm cái túi chứa gạch phe phẩy – dù sao hiện tại Gia Cát Lượng còn chưa xuất thế, tôi trước tiên thử cái cảm giác này xem sao. Hơn nữa tôi dù không ở trong danh sách 18 hảo hán, nhưng tôi là nhất bách linh cửu ca của Lương Sơn cơ mà, tuyệt không nói đùa tí nào. Bên này, thiết thương cùng phương thiên họa kích sắp đấu tới 30 hiệp. Thương – vũ khí này, thực ra cũng giống như gậy thôi, mặc dù có mũi nhọn nhưng chủ yếu là đâm chọc, cho nên ra tay mau lẹ. Còn phương thiên họa kích giống như thương, chiến phủ, đại đao hợp thể, chém đâm đều được, nhưng yêu cầu rất cao với năng lực tổng hợp của võ tướng, cho nên từ xưa tướng lĩnh không quá yêu thích sử dụng. Đặc điểm dùng kích của Lữ Bố càng rõ ràng, tập trung thể hiện cái mau của thương và cái độc ác của đao, chẳng những tốc độ không kém La Thành, mà lực lượng cũng đủ, La Thành không thể chiếm thượng phong. Qua 50 hiệp, La Thành hai má đỏ bừng, thở dốc, đã gần kiệt lực, Tần Quỳnh thấy thế kêu lên: “Lữ Bố lợi hại, biểu đệ mau về.” Là Thành vốn đang nỗ lực, nghe biểu ca kêu lui ra, vừa thẹn lại vừa giận, lại càng máu chiến múa thương đâm tới Lữ Bố, Tần Quỳnh hô thế nào cũng không nghe. Lữ Bố cùng La Thành đánh một lúc là biết người tuổi trẻ không phải đối thủ của mình, lúc này dù một tay cầm kích vẫn ung dung đẩy ra thế công của La Thành, cười tủm tỉm: “Mặt trắng, chẳng phải mày rất ngông cuồng sao, sao lại nhanh hết sức thế, có phải là chưa bú đủ sữa mẹ không?” Quân phòng thủ Hổ Lao Quan nghe Lữ Bố nói vậy cũng cười ầm lên – tôi thì chẳng thấy vui gì, bọn họ cười quá ti tiện. Tần Quỳnh lo lắng nói: “Hỏng rồi, biểu đệ giờ phải liều mạng rồi.” Quả nhiên, Là Thành từ một tên mặt trắng học Trương Phi, gầm thét kêu to cuốn lấy Lữ Bố không rời, cậu ta từ khi ra đời tới nay còn chưa ăn thiệt lớn như thế bao giờ, khi đó các đại tướng luôn chú trọng thua trận chứ không mất thể diện, nói móc như Lữ Bố vậy cũng không tốt, bất quá cũng tương xứng, ai bảo mày chửi người ta là ba họ gia nô hả -- hơn nữa với họ của Nhị béo nữa, thì là bốn họ mẹ nó rồi. Lữ Bố ngoài miệng châm chọc, mắt lại nhìn quanh xem tình huống, La Thành dù không phải đối thủ nhưng hắn muốn một chiêu bại địch cũng chẳng dễ dàng. Lại đánh qua mấy hiệp, La Thành mệt mỏi vai trái khẽ mở rộng, Lữ Bố đẩy kích đâm tới, La Thành bối rối. Kích gạt thương ra, Lữ Bố hất tay, phương thiên họa kích thu hồi gạt qua tóc La Thành. “Bùm”, búi tóc La Thành bung ra như hoa nở, tóc dài vốn gọn gàng lõa xõa xuống, trông cực kỳ chật vật. Tần Quỳnh thấy vậy, cũng bất chấp tất cả, thúc ngựa cầm thương tiến lên muốn cứu La Thành, cùng lúc lao ra còn có Đơn Hùng Tín, có mẫu thuẫn thì mặc mâu thuẫn. Dù sao cũng là huynh đệ kết nghĩa năm xưa, hiện tại sống chết trước mắt, vị đại ca Đơn Hùng Tín rất thương đệ đệ. Tần Quỳnh cũng không rảnh nhiều lời, ngồi trên lưng ngựa nhìn qua. Đơn Hùng Tín gật đầu, cũng không nhìn lại, chỉ nói: “Tao trái mày phải, tiếp cứu La Thành.” Hai người phân mã, quả nhiên phân trái phải ép tới Lữ Bố, một thương một sóc cùng nhau đâm tới, Lữ Bố cũng vẫn bình tĩnh, dùng đầu kích chống mũi thương của Tần Quỳnh, dùng đuôi kích gạt sóc của Đơn Hùng Tín. Một chiêu này tuyệt diệu vô song, hai quân mặc kệ là địch ta đều lớn tiếng ủng hộ. La Thành bị một kích chém rụng dây buộc tóc, ngồi trên ngựa sững sờ, dường như không tin đây là thật. Sau đó giống như một tên điên cầm thương đâm Lữ Bố. Mãnh tướng chiến đấu tôi gặp nhiều rồi, biết La Thành đã gần như thoát lực, hơn nữa chịu đả kích, thực ra là đã mơ hồ không thanh tỉnh. Thương của Tần Quỳnh còn bị kích của Lữ Bố giữ không rút ra được, đôi bên đang đấu lực, Tần Quỳnh bị kéo lảo đảo. Đơn Hùng Tín dùng sóc cứu, Tần Quỳnh mới được tự do, lập tức ba đại tướng vây đánh Lữ Bố. Bốn loại binh khí múa vô cùng rực rỡ, bốn con chiến mã đan xen, tựa như rèn sắt, binh binh bang bang đập vào nhau. Lúc này Tùy Đường bản “tam anh chiến Lữ Bố” vẫn không chiếm được lợi, so với lần trước, lần này tam anh thực lực kém hơn chút. Quan Trương tự nhiên không phải Tần Đơn có thể so sánh. Lưu Bị vẫn bị người xem nhẹ kỳ thực vũ lực không kém – dù sao tôi cho là vậy, trong đám thống soái chư hầu, chỉ có Lưu Bị sử dụng song cổ kiếm, hơn nữa lúc ở chỗ Lưu Biểu từng than thở ăn không ngồi rồi quá lâu, điều đó nói rõ Lưu Bị là người có kinh nghiệm chiến trận, căn cứ chứng minh rõ ràng nhất là trong trò chơi “tam quốc quần anh truyện”, giá trị vũ lực của Lưu Bị cao hơn Tào Tháo cùng Tôn Quyền…. Cho nên không bao lâu, ba người này liên tiếp gặp nạn, Tần Quỳnh cùng Đơn Hùng Tín chỉ muốn tiếp ứng La Thành về trận, vô tâm quần đấu, ai ngờ La Thành nổi điên, hai người kia chỉ đành cùng đánh. Thừa lúc đối mặt, Tần Quỳnh quát: “Biểu đệ, ngươi muốn ta cùng Đơn nhị ca bỏ mạng mới chịu thôi sao?” Bởi vậy có thể thấy Tần Quỳnh thật giỏi nói chuyện, anh ấy muốn nói “mày muốn mất mạng mới thôi sao?” thế thì La Thành hẳn lại chịu kích thích, anh ấy nói vậy hết sức uyển chuyển, người khác dễ sinh lòng áy náy. Quả nhiên, La Thành ngẩn ra, xanh mặt thúc ngựa về trận, Tần Quỳnh cùng Đơn Hùng Tín che chở nhau chạy về phía chúng tôi. Hai người chỉ cầu toàn mạng về trận nên chiêu pháp càng thêm lơi lỏng, bị Lữ Bố đuổi chạy hơn mười mét mới thoát khốn. Quân thủ quan thấy chủ tướng đăc thắng đều giơ binh khí hoan hô, Lữ Bố vô cùng đắc ý, giơ kích cười ha hả, sau đó giục ngựa đứng trước hai quân chạy qua chạy lại, diễu võ dương oai: “Ta còn dư sức chơi.” Chạy chơi vài lần, hắn dừng ngựa cách trận chỉ vài mét, liên quân sợ hãi liên tục lui về sau. Tôi hỏi người bên cạnh: “Hắn nói vậy là có ý gì?” Quan Vũ nghiêm túc nói: “Ý tứ là hắn còn không chơi đủ, còn nhiều sức chưa xài.” Tôi tức tối: “Đù má Nhị béo! Lúc nằm trên bụng vợ mày có dám nói thế không?” La Thành trở về cũng không sửa lại tóc, thở dốc hồi lâu, sắc mặt u ám, không nói gì, chỉ giương mắt nhìn Lữ Bố. Trương Phi an ủi: “Tiểu huynh đệ, chú đã khá lắm rồi.” Xem vẻ Lữ Bố kiêu căng vô hạn, tôi mới đột nhiên nhớ tới: Lý Nguyên Bá đâu rồi? Chúng tôi tới đây cũng không phải để Lữ Bố cạo đầu cho La Thành a. Tôi quay đầu lại, thấy phía sau trống không, thằng nhóc ngốc vừa nãy còn ở đó, giờ lại chỉ thấy một bãi nước đái ngựa, tôi lo lắng hỏi: “Mấy người ai thấy Nguyên Bá không?” Trương Phi nói: “Mày nói cái đứa nhỏ ôm cái thứ quái quỉ gì gì đó sao?” Tôi vội nói: “Đúng vậy.” Trương Phi: “A, đứa nhỏ này tinh nghịch, không biết làm sao cưỡi ngựa khiến con ngựa té đái ra.” Tôi vỗ chân: “Thế là sao.” Trương Phi bất mãn: “Mày dẫn đứa nhỏ tới giúp bọn ta đánh nhau làm gì?” Quan Vũ không biết đứa nhỏ chính là Lý Nguyên Bá, cho dù biết phỏng chừng cũng không tin đó là Tùy Đường đệ nhất hảo hán – anh ấy hẳn là nghe được Quan công chiến Tần Quỳnh nên mới biết Tần nhị ca, còn trấn an tôi: “Yên tâm đi, một hồi anh gọi người tìm giúp, khẳng định không lạc đâu, đó là cháu chú à?” Tần Quỳnh nói nhỏ với tôi: “Nguyên Bá sợ là đi tìm ngựa rồi, nó khiêng quả chùy cao hơn nửa người chắc cũng phải 500 cân có dư, ngựa bình thường là đái ra rồi.” Chúng tôi đang lo lắng, chợt nghe một giọng ồm ồm từ hậu đội vang lên: “Con ngựa của mày được nha, đưa cho tao cưỡi cái coi.” Tôi ở trên ngựa dựng thẳng lên nhìn xem, quả nhiên thấy Lý Nguyên Bá đang khiêng đại chùy đứng trước một người trung niên râu dài đang cưỡi ngựa, tay duỗi ra kéo người nọ xuống, người này xem bộ dáng thân phận không thấp. Lập tức ở bên có hộ vệ rút binh khí quát ngưng Lý Nguyên Bá, người trung niên lại mỉm cười nói: “Không ngại, đứa nhỏ này khí lực bất phàm, ngày sau tất là tráng sĩ, nó đã thích con ngựa này, thì đưa cho nó đi.” Lý Nguyên Bá cũng không cảm ơn, cưỡi ngựa sông thẳng qua bên cạnh chúng tôi, thấy Lữ Bố đang như bị động kinh chém gió sùi bọt mép, liền hỏi tôi: “Kia đúng là thằng nhóc Lữ Bố à?” Tôi vui mừng đáp lời: “Đúng là thằng nhóc kia, Nguyên Bá lôi nó xuống cho anh – nhưng mà phải nhớ là bắt sống. Lý Nguyên Bá không chờ tôi nói xong, thúc ngựa lao lên, bộ dáng hưng phấn như gà rừng gặp lưu manh - à nói thế không hay, không có vần à.