Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 918 : Hương nguyện
Đứng im tại chỗ rất lâu, Vương Tích Tước mới thổi tắt đèn ra ngoài, sân tĩnh mịch, chỉ có một mình hắn, ngẩng đầu lên, hôm nay trời không trăng, chỉ có sao sáng đầy trời.
Sáng hôm sau, Vương Tích Tước dùng hiệu suất tối cao phân chia các loại cáo trạng, báo kết quả cho Hải Thụy:
- Trong ba nghìn đơn cáo trạng, trên 90 phần trăm là cáo trạng hương quan đoạt gia sản.
Nhớ tới câu "đây là chính sự" của Hải Thụy, Vương Tích Tước ngoài khâm phục cũng hết sức tò mò, vì sao Hải Thụy dự đoán được kết quả ngày.
- Hai mươi năm qua, mỗi khi có bách tính kiện quan thân cướp đoạt tài sản, là một lần tiểu dân thua kiện. Vì thế việc chiếm đoạt ngày càng một dữ dội, dân chúng nghèo dần, quan thân giàu lên. Về sau quan phủ thậm chí không tiếp nhận vụ án tương tự nữa, dân cũng không dám kiện cáo nữa, cho nên mới có ngày hôm nay.
Hải Thụy nói:
- Nghe nói các sĩ đại phu trước kia, làm quan mười năm mà túi trống trơn, quan nhị phẩm nghỉ hưu, gia sản cũng chỉ được coi là trung lưu, vì sao sao chỉ mấy chục năm, đã có thay đổi lớn như thế?
Vương Tích Tước lắc đầu thở dài.
- Thói đời biến hóa quá nhanh, người người sùng bái đồng tiền, sĩ đại phu không còn vui với nhạc đạo nữa, mà chìm đắt trong đám mỹ tỳ, tuy cầu hưởng thụ xa xỉ, sao lại chẳng lợi dụng đặc quyền, xà xẻo người dân?
Hải Thụy cười lạnh, đem báo cáo của Vương Tích Tước cùng kết quả kiểm toán tối qua cho vào phong thư, dán sĩ lên, đóng dấu vào, lệnh thư bạn:
- Lập tức gửi cho nội các.
Làm xong hắn bảo Vương Tích Tước:
- Thu dọn đi, hôm nay tới Tùng Giang.
- Vậy ba nghìn cáo trạng kia phải làm sao?
Hải Thụy lạnh nhạt nói:
- Không giải quyết vấn đề ở Tùng Giang, không giải quyết được kiện cáo ở nơi này. Còn vấn đề ở Tùng Giang giải quyết rồi, tố tụng ở Tô Châu cũng theo đó được giải quyết.
Buổi chiều này hôm đó, Hải Thụy di giá tới Tùng Giang, ngày hôm sau dán cáo thụ, tiếp nhận tố cáo của người dâng, đồng thời thanh lý vụ án cũ.
Tùng Giang và Tô Châu tuy gần nhau, nhưng bách tính Tùng Giang chưa được lĩnh giáo uy đức của Hải Thanh Thiên, ban đầu người dân không tin lắm, chỉ có người mang oan ức cực lớn mới dám cáo trạng...
Những vụ án đó kỳ thực không khó, sở dĩ không thể kết án vì bị cáo tiền nhiều thế mạnh, quan phủ căn bản không xử nổi.
Bị cáo ở ngay đó, chỉ xem đại lão gia có dám bắt hay không. Đối với Hải Diêm Vương mà nói, tất hiển nhiên không phải là vấn đề, hắn lập tức hạ lệnh bắt bị cáo tới, vì tránh quan viên và thương thân câu kết tự ý thả bị cáo, đi bắt người đều là thân binh của nha môn tuần phủ.
Phàm là vụ án sự thực rõ ràng, chứng cứ xác đáng, dù ngươi là con của thượng thư, hay cháu tổng đốc, Hải Thụy tuyên án ngay trong ngay, bắt giam phạm nhân.
Thấy vụ án được xử lý nhanh chóng, Hải đại nhân quả nhiên không sợ cường quyền, bách tính lớn gan hơn, lũ lượt tới cáo trạng, trong một ngày tiếp nhận hơn 2000 vụ án.
Buổi tối, đối diện với cáo trạng chất cao như núi, nhiều vụ án như thế, căn bản không thể thong thả điều tra chứng cứ, nếu xử từng vụ một hiển nhiên không thể, càng không thể "nhận mà không xử" như ở Tô Châu?
Làm sao đây? Hải Thụy sớm đã có kế, hắn viết mấy nguyên tắc thẩm án, lệnh Vương Tích Tước chấp hành. Chỉ thấy Hải Thụy viết: Phàm thấy kẻ tố tụng khả nghi, thà oan huynh, không oan đệ; thà oan thúc bá, không oan cháu; so oan người nghèo, thả để người giàu oan; so để oan ngu dốt ngay thẳng, thà để oan kẻ điêu ngoa. Chuyện tranh giành của cải, so để oan tiểu dân, thà để oan quan thân, cứu lấy kẻ khó. Nếu tranh chấp ngôn mạo, so oan hương thân, thà để oan tiểu dân, để giữ thể thống.
Hải Thụy không biết rằng, nguyên tắc mình đưa ra trở thành môn học đầu tiên lịch sử pháp chế Trung Quốc, được gọi là định lý Hải Thụy.
Một vị lịch sử gia da vàng ruột trắng, dùng nó chứng minh truyền thống Trung Quốc là lấy văn nhân trị nông dân, giải thích và chấp hành pháp luật đều lấy luân lý nho gia làm chuẩn mực, thiếu truyền thống quản lý con số, vì thế Trung Quốc không đi lên con đường Tư bản chủ nghĩa v..v..v..
Một số nhà kinh tế học cũng một số nhà khoa học khác một một dạo trích dẫn những lời này, làm chứng cứ "Trung Quốc không chú ý bảo vệ tài sản cá nhân."
Tổng kết lịch sử rồi đưa ra kết luận tất nhiên là không sai, nhưng dùng định lý Hải Thụy mà chứng minh lại là có vấn đề, vì nó thoát ly ngữ cảnh, phạm vào cái tật xấu văn chương chủ nghĩa.
Thôi, tạm thời không lan man nữa, Hải Thụy tất nhiên không biết lý luận tư pháp của mình được hậu nhân coi là định lý. Nhưng không ảnh hưởng việc hắn ứng dụng thành thạo lý luận này, Hải Thụy chuyến này tới Tô Tùng là mong dùng nó phá vỡ cục diện.
"Hoàng quyền không xuống nông thôn", "dựa vào hương thân quản lý thôn trấn", đó là sách lược thống trị kéo dài nghìn năm của Trung Quốc, vì vậy nới nông dân mà nói, bọn họ còn cách quan phụ mẫu mọt tầng, có thể sai bọn họ trực tiếp nghe lệnh, vẫn là hương thân.
Mà thế lực hương thân ở Tô Tùng cực mạnh, bọn chúng lợi dụng đặc quyền thống trị, bất kỳ chính lệnh nào gây hại cho bọn chúng sẽ bị bọn chúng điên cuồng chống trả, trước tiên là kích động điêu dân làm loạn, cản trở phá hoại, làm chính lệnh không thể chấp hành, tiếp đó lợi dụng nguồn lực chính trị, từ thượng cấp gây áp lực với quan hành chính.
Tất nhiên tới tầng cấp như Hải Thụy thì phải dựa vào ngự sử ở hai kinh, cái gì mà "tân pháp khiến dân loạn, dân khổ không kể siết, dân sinh điêu đứng v..v..v.." Ép triều đình tạm hoãn chấp hành tân pháp, cuối cùng thế là xong.
Trò này dùng hơn nghìn năm vẫn có tác dụng, vì hoàng đế và cái đại thần lo lắng nhất là dân loạn, chỉ cần tin vảo hiện tượng giả đó, chính sách có tốt đến mấy cũng không dám chấp hành.
Đám hương thân tóm lấy nhược điểm này, nên dùng lần nào cũng thành công, đối với vùng Tô Tùng tiến sĩ nhiều như lông trâu, dùng nó càng uy lực vô cùng.
Tuyệt đối đó không phải đùa, một khi làm um sùm lên, bọn chúng chắc chắn sẽ liều mạng kháng cự, tới khi đó cho dù là nội các cũng chẳng dám cố chết bảo vệ con tốt như Hải Thụy.
Hải Thụy biết nếu như mình công khai đề xuất "đo đạc ruộng đất", ngày hôm sau nha môn tuần phủ bị người dân bao vây ngay, hơn nữa tám phần là không có ai tới giải cứu, ép mình không còn mặt mũi nào ở lại.
Sau một phen châm chước, hắn quyết định không công bố đo đạc ruộng đất, mà dùng tư pháp đánh vu hồi, tóm được tên nào xử tên nấy, không cho đám hương thân cơ hội giở trò.
Vì thanh lý án củ là việc tất yếu của tân quan thượng nhiệm, với tuần phủ mà nói, ngồi nha môn hay tới các phủ nhận tố tụng, cũng không ai có thể nói được gì.
Khi Vương Tích Tước cẩn thận đề xuất:
- Làm thế liệu có khiến cho một số hương thân bị oan ức không?
Nhưng Hải Thụy phất tay:
- So với oan ức người dân phải chịu thì có đáng kể gì.
Vương Tích Tước không khỏi cười khổ, té ra Hải Cương Phong đi báo thù cho người dân.
Có tiêu chuẩn phán xử của Hải Thụy, tất cả vụ án đều có thể kết án trong ngày, trong một tháng, không ngờ hai người thu nhận được gần 1 vạn vụ án...
Trừ vụ án hình sự nghiêm trọng ra, cơ bản đều đã phán xử xong, đồng thời kết quả không có gì bất ngờ, đại đa số là người dân thắng kiện.
Vì thế người dân không ai không vỗ tay vui sướng hô to "Hải Thanh Thiên", tất nhiên là cao hứng vô cùng rồi.
Nhưng có người cao hứng thì sẽ có người không cao hứng. Phú hộ hương thân không cao hứng, trước kia gặp phải những vụ án dân kiện quan, bọn chúng đánh đâu thắng đó, cho nên mới chiếm đoạt được gia nghiệp ngày nay. Nhưng họ Hải kia chẳng thèm hỏi chúng có lý hay không đã phán trả ruộng, trả bạc.
Cùng với thời gian trôi đi, hương thân phú hộ bị đả kích ngày một nhiều, nếu đổi lại là người khác làm tuần phủ, bọn chúng sớm đã làm loạn rồi, nhưng đối phương là Hải Diêm Vương mặt sắt tim sắt, ai dám tìm hắn kêu ca? Hải Thụy cũng chẳng trị bọn chúng, chỉ là phán án bất công...
Nhưng trong mắt người dân thì lại là quá công bằng, không cách nào kích động kiếm chuyện được, làm bọn chúng đánh tìm tri phủ Tùng Giang oán trách.
Thế là nha môn tri phủ Tùng Giang mỗi ngày phải an ủi bao nhiêu hương thân bụng đầy oán hận, Trung Trinh Cát là học sinh thành thực nhất của Từ Giai, trước kia bị phái tới Tùng Giang, là có ý chiếu có cuộc sống tuổi già của sư phụ, tất nhiên không muốn thấy cục diện này.
Nhưng hắn và Hải Thụy cùng là chính tứ phẩm, lại là Hải Diêm Vương, đấu sĩ có sức chiến đấu nhất Đại Minh, cho hắn hai cái gan cũng chẳng dám chống lại.
Trung Trinh Cát chỉ biết nói ngon ngọt an ủi hương thân, nhưng tới lúc không vỗ về nồi, bọn chúng tuy không dám làm loạn, nhưng luôn có cách hả giận.
Vì thế hôm đó, Hải Thụy đang làm việc nha dịch trình lên một thư cáo trạng nặc danh được lấy trên cửa nha môn phủ Tùng Giang.
Vương Tích Tước nhận lấy xem, mặt tức thì biến sắc.
Hải Thụy nhìn hắn một cái rồi cúi đầu tiếp tục xem hồ sơ, bình thản nói:
- Đọc.
Vương Tích Tước khó xử nói:
- Hay không đọc thì hơn.
Hải Thụy không để ý tới hắn, tiếp tục đọc hồ sơ, Vương Tích Tước đành đọc:
- Người cáo trạng Liễu Hạ Chích, cáo trạng hai huynh đệ Bá Di Thúc Tề, ỷ vào quyền thế, khai quật phần mộ Hứa Du, hai huynh đệ đó do hối lộ nên được Tỷ Can miễn tội. một buổi tối, bọn chúng sai ác huynh Liễu Hạ Huệ, bắt giam vào thủy lao, ngày đêm dùng cực hình, bắt dâng lên 300 mẫu đất, gõ trống tố cáo...
Lá thư nặc danh này cực kỳ buồn cười, vì Liễu Hạ Chích chính là Đạo Chích, đại ác nhân trứ danh thời cổ đại, Bá Di Thúc Tề là đại thiện nhân nổi danh lịch sử, bị trộm mộ là hiền nhân Hứa Du, bảo vệ bị cáo là hiền thần Tỷ Can, tòng phạm tham dự bức hại nguyên cáo là Liễu Hạ Huệ quân tử giữ mình..
.
Nội dung cực kỳ hoang đường, ý nhạo báng rõ rệt, nói kẻ ác bịa đắt vu cáo người tốt, mưu đoạt ruộng đất của người tốt, nhất là Đạo Chích lại tố cáo với Hải Thụy, rõ ràng là gây sự với Hải Thụy.
Đọc xong Vương Tích Tước mày dựng ngược, đùng đùng nổi giận nói:
- Điêu dân to gan, phải tra rõ nghiêm trừng.
- Không cần tra.
Hải Thụy sắc mặt chẳng hề chuyển biến, nhưng tay cầm bút gân xanh nổi cả lên, làm bại lộ tâm tình:
- Điêu dân không viết nổi lời này, có tra từng nhà từng hộ cũng không ra kết quả.
- Vâng, đây rõ ràng là việc làm của đám phú thương hương thân.
Vương Tích Tước nhanh chóng bình tĩnh lại:
- Bọn chúng không dám công khai, dùng cách này để châm chọc chúng ta.
- Hừ, vậy hãy quyết một phen thư hùng với chúng.
~~~0o0~~~~~
Trước Nam Thiện tự, trong hào trạch của Từ Anh tam tử của Từ Giai, một văn sĩ mặc nho bào màu xanh, cầm giấy cáo trạng, giọng trầm bổng:
- Người cáo trạng Liễu Hạ Chính... ngày đêm dùng cực hình, bắt dâng lên 300 mẫu đất, gõ trống tố cáo...
- Ha ha ha.
Nghe giọng điệu mỉa mai châm chích của hắn, người trong sảnh đường cười phá lên, cứ như đang nhìn thấy Hải Diêm Vương vểnh râu trợn mắt tức giận, có tên ôm bụng cười chảy nước mắt.
Cười đủ rồi, Từ Kha con út Từ Giai lau nước mắt chỉ tên văn sĩ:
- Nam Ngạc, ngươi đúng là tên quỷ lắm trò, cáo trạng thâm thù đại hận của Xương Hà tiên sinh bị ngươi biến thành trò hề.
- Không sao, không sao, vốn để Hải đại nhân thành trò cười cho thiên hạ mà..
Kẻ được gọi là Xương Hà tên sinh là Đồng Kỳ, một tên văn sĩ thi trượt, làm quân sư cho đám Từ Anh, kẻ này đầy một bụng mưu hèn kế bẩn, không biết giúp Từ Anh đoạt được bao nhiêu điền sản, cho nên rất được Từ Anh coi trọng, có chuyện gì cũng tìm hắn xin kế.
Lần này Hải Thụy tới Tùng Giang gây mưa gây gió, Từ gia cây cao gió lớn, lá dày hứng mưa, tất nhiên đứng mũi chịu sào. Mặc dù Hải Thụy còn chú ý bảo vệ danh dự của cha con Từ Giai, nhưng đám gia đinh gia nô của nhà họ Từ liên tục bị quan phủ yêu cầu trả ruộng đất chiếm đoạt.
Đám gia nô suốt ngày khóc lóc tố cáo, nói bị chiếm đoạt bao nhiêu điền sản, hương thân thân thuộc cũng liên tục tới phủ cầu khẩn, một mặt thăm dò thái độ của Từ Giai, một mặt kích động hai tên hoàn khổ dằn mặt Hải Diêm Vương.
Trong bốn đứa con của Từ Giai, Từ Phan từng làm quan tới thị lang, Từ Côn chủ trì gia vụ, cho nên tính cách trầm ổn, không thể làm kẻ ra mặt chịu trận.
Nhưng hai đứa con trai khác là Từ Anh và Từ Kha từ lúc hiểu chuyện thì phụ thân đã là quan lớn triều đình, nhà lại giàu trùm một phương, thêm vào từ nhỏ sống với tổ mẫu, được cưng chiều, thiếu giáo dưỡng, cho nên kiêu căng ngang ngược. Trong mắt bọn chúng, ở Tùng Giang, Từ gia là chúa tể, sao cho phép họ Hải giương oai?
Cường long không áp nổi địa đầu xa cơ mà, vì thế hai huynh đệ bị một đám bạn xấu khích bác, quyết định cho Hải Thụy một bài học, còn về trọng trách hiến kế tất nhiên rơi trên người Đổng kỳ.
Đáng lý dân đấu với quan, nhất là đấu với Hải Diêm Vương là chuyện cực nguy hiểm, người thường tránh còn chẳng kịp, nhưng tên Đổng Kỳ này cho rằng mình có tài không được dùng, chỉ mong cơ hội chứng minh, vì thế viết ra thư nặc danh khắc bạc kia, sau đó thừa lúc tối trời sai người dán khắp đường lớn ngõ nhỏ Tùng Gian, để Hải Thụy bẽ mặt.
Nghe nội dung cáo trạng, huynh đệ họ Từ quả nhiên cảm thấy cực đã, cười xong lại cảm thấy chưa đủ, Từ Kha nheo mắt nói:
- Cách làm này tất nhiên hả giận, nhưng chọc giận tên Hải điên, hắn càng giúp cho đám chân bùn, hình như chẳng có tác dụng gì.
- Chỉ cần làm Hải Thụy nổi khùng thôi.
Đổng Kỳ vân vê mấy sợi râu chuột thưa thớt, nheo con mắt cá vàng nói:
- Hắn chắc chắn đoán ra là tấn thân làm nhưng không thể biết được là ai làm, đành đem phẫn hận phát tiết lên vụ án. Hắn sẽ nghĩ, cho các ngươi châm chọc ta, lão tử phán thêm vài vụ án, đòi lại thêm điền sản cho đám chân bùn, đó là sự báo thù tốt nhất.
- Nhưng thế thì có lợi gì cho chúng ta?
Từ Kha trợn mắt:
- Tứ công tử nói thế là sai rồi.
Đổng Kỳ lắc đầu:
- Phải biết rằng không nỡ bỏ con không bẫy được sói.
- Xương Hà tiên sinh đừng làm hồi hộp nữa.
Từ Anh ngán cái bộ dạng của Đổng Kỳ, nhưng ai bảo mình cần hắn chứ? Cười khan nói:
- Đem bước tiếp theo của chúng ta nói cho lão Tứ đi.
Cả đám nhao nhao phụ họa:
- Đúng đấy, Xương Hà tiên sinh mau nói đi.
- Tuân lệnh.
Đổng Kỳ ôm quyền một vòng, mặt đầy vẻ đắc ý:
- Kỳ thực học sinh viết thư nặc danh này không phải đơn giản là cho hả giận, mà để đổ thêm dầu vào lửa, để Hải Thụy hận chúng ta thấu xương, không phân biệt phải trái trắng đen, thiên vị đám chân bùn.
Hắn dừng lại vuốt râu cười lạnh:
- Nghe họ Hải nói với cấp dưới "tranh tài sản, so với oan tiểu dân, thà oan hương thân", hành vi võ đoán thiên vị nhường nào? Sao không có chuyện kết án oan? Án oan nhiều lên, bên trên sao có thể để yên cho hắn?
- Nói không sai.
Một tên hương thân nói:
- Nhưng thanh danh của hắn quá tốt, chỗ dựa quá mạnh, phán xử sai bình thường chẳng sao.
- Vậy cho hắn thêm chút loạn.
Đổng Kỳ "xoạch" một phát, xòe quạt ra phe phẩy:
- Phải biết rằng Tùng Giang này không đơn giản như bề ngoài, từ nông dân điền hộ, còn có vô số du thủ du thực, con nghiện cờ bạc, lừa đảo giang hồ... Đám này có chung một đặc điểm, không có sản nghiệp, trong mắt Hải đại nhân là "người nghèo" tiêu chuẩn.
- Đám điêu dân này tham lam xảo trá, thấy Hải Thụy phán án khuynh hướng ngả về tiểu dân, sớm đã có ý thừa nước đục thả câu rồi. Chúng ta thuận nước đẩy thuyền, để bọn chúng bịa đặt chứng cứ, đi chiếm đoạt gia sản phú hộ.
- Chủ ý chó má gì thế?
Từ Kha mất kiên nhẫn:
- Nói đi nói lại không nói vào điểm mấu chốt, chẳng cả đời không thi đỗ.
Làm Đổng Kỷ mặt đỏ dừ.
- Kỳ thực đám điêu dân sớm đã làm thế rồi, chẳng qua phú hộ tử thủ, nên kẻ thành công rất ít.
Từ Anh đành tiếp lời:
- Nhưng nếu như chúng ta cố ý bảo người mình không đem điền khế ra, thì là chuyện khác.
- Nếu đều không lấy ra đủ chứng cứ, thì họ Hải tất nhiên đem điền sản phán cho điêu dân.
Cả đám lúc này mới vỡ lẽ.
- Đúng.
Đồng Kỷ nghĩ rõ ràng là kế của mình, không thể để kẻ khác cướp mất hào quang, nên vội nói:
- Vụ án như vậy nhiều lên, chúng ta có thể xúi địa chủ bị tước đoạt tafi sản tới Nam Kinh, thậm chí Bắc Kinh làm rùm beng lên.. Đám ngự sử hướng về chúng ta nhất định không bỏ qua, cho Hải Thụy biết mặt.
- Kế hay.
Cả đám hiểu ra, tức thì phấn chấn nói:
- Cứ làm như thế.
- Giỏi đaasy.
Từ Kha cũng đổi thái độ, cười híp mắt vỗ vai Đổng Kỳ:
- Quả nhiên không hổ là Tử Phòng của chúng ta.
*** Trương Lương, Trương Tử Phòng: Nhân vật không cần chú thích.
- Không dám, không dám...
Đổng Kỳ nở mày nở mặt, vì thế lên mặt phân phối nhiệm vụ cho Hải Thụy một bài học.
"Cường long không áp được địa đầu xà", câu này rất có đạo lý, dù ngươi là tỉnh trưởng, dù ngươi là Hải Thụy, nhưng đám địa đầu xà muốn giở trò, ngươi sẽ không đề phòng hết.
Kỳ thực Hải Thụy luôn rất tỉnh táo, hắn quy định, dựa vào "Đại Minh luật", kẻ nào vu cáo, đánh 20 gậy, đem thị chúng 8 ngày. Vì thế ngoài nha môn mỗi ngày có bảy tám tên bị đánh tét đít, đeo gông cùm mang đi thị chúng, nhưng vẫn không cản trở được đám điêu dân.
Vì thế trên đường phố Tùng Giang, thi thoảng lại có tin đồn " có điêu dân vu cáo phú hộ nào đó thành công, kiếm được 500 mẫu ruộng ", "có con bạc vốn nghèo rớt, nhưng nhờ phúc Hải đại nhân, qua một đêm từ nghèo hóa giàu".
Còn mấy quy củ vốn là bí mật bất truyền của Hải đại nhân cũng thành bí mật ai ai cũng biết, vì thế dân gian lưu truyền "danh ngôn": Trồng ruộng không bằng cáo trạng. Một số tên vô lại ôm mộng tượng đổi đời hô hào nhau bịa chứng cứ, ùn ùn kéo tới cáo trạng phú hộ hương thân.
Đám điêu dân này không nhiều, nhưng bốn năm chục tên tụ tập với nhau, quần áo rách rưới, đi dọc phố hò hét khẩu hiệu, tạo thành ảnh hưởng cực xấu, rất nhiều ngu dân vô tri bị kích động, người cáo trạng nhiều không kể siết, cục diện đã có chút mất khống chế.
Ngay Vương Tích Tước cũng cảm thấy áp lực nặng nề, đừng nói Hải Thụy đứng đầu chịu trận, nhưng Hải Thụy không hề dừng tay như người bên cạnh kiến nghị, vẫn cứ xử lý tốc độ cao, mỗi ngày 200 - 300 vụ án.
Hải Thụy còn bình tĩnh được, bên Trung Trinh Cát đã cuống cả lên, một ngày ba lượt tới tìm hắn mong hắn chú ý tình thế, tránh tới mức không thể vãn hồi:
- Tùng Giang là trọng địa thuế lương của của triều đình, xưa nay luôn lấy ổn định đặt lên hàng đầu, nhưng giờ điêu dân kích động làm loạn, đại hộ đóng cửa trốn trong nhà, để lâu như thế sẽ gây họa.
- Bách tính bất mãn là vì oán hận tích lâu ngày.
Hải Thụy lạnh lùng nói:
- Nếu quan phủ chịu giúp bách tính chủ trì công đạo, tất nhiên không có ai làm loạn.
Vì thế chẳng những không dừng tay càng tập trung phá án phán quyết.
Nhưng án được phán ngày càng nhiều, nhưng tới giờ vẫn chưa được chấp hành. Vì đám phú hộ nào chịu trả đất cho tiểu dân, bọn chúng đều hi vọng hướng gió thay đổi để thoát kiếp nạn này, cho nên đang cố chống đỡ.
Bên phía Hải Thụy cũng tạm thời không cưỡng chế chấp hành, làm những người dân thắng kiện, hết sức bứt rứt khó chịu.
Hắn làm thế có ba nguyên nhân, một tập trung tinh lực phá án, sau đó mới tập trung chấp hành, như thế mới có thể biến hành vi cá nhân thành hành động tập thế. Hai nữa là giảm nhiệt người dân đang kích động, tới nay chưa ai lấy được đất, cho nên lời đồn giàu lên trong một đêm không giải thích cũng tự tan, người hùa theo sẽ ít đi. Cuối cùng là đợi câu trả lời của nội các...
Ngày cuối cùng của tháng 11, cách ngày sổ sách kiểm toán được đưa lên kinh thành đã hơn một tháng, thư trả lời của nội các mãi mới tới, chấp bút là Trương Cư Chính.
Trong thư Trương Cư Chính đại biểu nội các ủng hộ công tác của hắn, bảo hắn cứ việc làm, gần cuối thư mới uyển chuyển đề xuất, phải chiếu cố lão thủ phụ, không nên ép quá đáng, làm mất thể diện lão thủ phụ.v..v..v..
Hải Thụy coi như không nhìn thấy đoạn cuối, cười với Vương Tích Tước:
- Ngày mai cuối cùng cũng có thể vào việc chính rồi.
~~~~~~~~~~~~~~~
Sáng sớm ngày hôm sau, binh lính nha môn tuần phủ tới cầu Thái Bình, yêu cầu hai quản gia của Từ phủ là Từ Thành và Từ Viễn về nha môn trả lời vụ án cưỡng đoạt đất đai người dân.
Hai tên trấn an quan sai, mượn cớ thay y phục, rồi trốn theo cửa sau, nấp vào phủ Từ Kha.
Đám quan sai không bắt được người, đành ủ rũ trở về, Hải Thụy không thủ tiêu thẩm phán, dưới tình huống bị cáo vắng mặt, vẫn thăng đường xét xử, hơn 400 người bị hai tên đó cướp đoạt gia sản tới công đường tố cáo, nhiều người có vật chứng nhân chứng đầy đủ, không cần hai tên đó tới vẫn xét xử được.
Tội ác của Từ Thành và Từ Viễn bị vạch trần ngày một nhiều, nhưng chúng ỷ vào sự bảo vệ của Từ phủ, ngang nhiên trốn xét xử. Hành vi ngu xuẩn cỡ này không khác gì đẩy cả chúng và Từ phủ lên giàn thiêu, thành đối tượng phát tiết của dân chúng Tùng Giang đang kích động.
Vì vụ án quá mức phức tạp, cho nên Hải Thụy không tuyên án ngay tại chỗ, nhưng tiếp theo sự thể phát triển vượt ngoài dự liệu tất cả mọi người...
Bách tính Tùng Giang phẫn nộ bao vây ba phủ đệ của Từ gia, có người yêu cầu Từ gia giao ra hai tên ác ôn, có người yêu cầu Từ gia trả tiền, còn lại đa phần góp vui, muốn thử tư vị ức hiếp tể tướng nó như thế nào.
Từ Giai tất nhiên phải giữ phong độ thân sĩ, cấm con cháu nô bộc phát sinh xung đột, tổn hại bách tính. Nhưng tư vị trong lòng thế nào từ mấy bài thơ ông ta làm có thể thấy được:
Ngày xưa thiên tử đều gọi khanh.
Ngày nay vua phiền chửi thẳng danh.
Kiệu son lầu tía đều là ảo.
Hoa vàng rượu trắng trốn sự đời.
Sự chua chát mất mác tiết lộ hoàn toàn trong bài thơ.
Ông ta tưởng rằng bách tính náo loạn vài ngày, chuyện qua là xong, ai ngờ dân tình Tùng Giang được các phương diện cả trong tối ngoài sáng xúi bẩy, đã tới mức sôi trào. Liên tiếp vài ngày đều như thế, làm người Từ phủ không ra ngoài được nửa bước, ngay sinh hoạt cũng đã thành vấn đề.
Từ Giai không thể trốn sự đời nữa, ông ta lệnh Từ Phan tìm Trung Trinh Cát, hi vọng tri phủ Tùng Giang khôi phục trật tự, bảo vệ cuộc sống bình thường của nhà mình.
Trung Trinh Cát cười khổ trả lời:
- Thật không giám giấu, hiện phủ Tùng Giang đã hoàn toàn bị nha môn tuần phủ khống chế, ta đây chỉ là đồ trưng bày mà thôi.
Vì thế Từ các lão không chịu nổi phiền nhiễu, sai Từ Phan giao ra hai tên ác nô.
Từ Giai giao ra hai tên quản gia, vốn là định nhân nhượng cho khỏi phiền, ai ngờ chuyện Từ Thành Từ Viễn khinh hiếp hương dân có chứng cứ xác thực, tra một cái là lôi ra cả đống, cưỡng chiếm phụ nữ, giết người cướp của, cái gì cũng có, còn lôi cả Từ Anh và Từ Kha vào vụ án...
Hai tên nô tài vô dụng khai báo, tất cả chuyện chúng làm do hai vị công tử sai khiến.
Thấy nhi tử của Từ các lão bị cuốn vào, Vương Tích Tước không tự tin nữa, nói với Hải Thụy:
- Từ các lão dù sao cũng là tướng quốc tiền nhiệm, tra xét nô tài cũng được, nếu đụng tới nhi tử ông ta, sẽ khiến dư luận xôn xao.
- Vương tử phạm pháp tội như thứ dân.
Hải Thụy không thèm nghe:
- Huống hổ chính bởi vì chúng là nhi tử của Từ các lão cho nên phải tra cho rõ, trả lại thanh bạch cho Từ các lão.
- Đại nhân, ngài biết làm thế hậu quả là gì không?
- Chẳng qua là trở mặt mà thôi.
Hải Thụy lạnh lùng nói, liền lệnh quan sai đem trát tòa tới tới phủ Từ Giai. Làm xong hết tất cả, hắn nhìn Vương Tích Tước mặt đầy lo lắng, thản nhiên nói:
- Nếu Từ các lão còn cần thể diện, ta tất nhiên giữ lại vài phần thể diện cho ông ấy...
- Đại nhân hãy chú ý chừng mực...
Lo lắng trên mặt Vương Tích Tước vẫn khó tan hết.
Truyện khác cùng thể loại
129 chương
110 chương
130 chương
77 chương
36 chương
14 chương
10 chương
168 chương