Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 856 : Bữa ăn cuối cùng (2)

Long Khánh biết chuyện liên quan tới quốc thể không thể khinh xuất, đành cố gượng xem hết bản tấu này tới bản tấu khác, còn trả lời, không còn thời gian vui vầy với tần phi mỹ lệ nữa. Nếu có chút hiệu quả cũng được, nhưng đám ngôn quan không kẻ nào nghe hoàng đế, hắn nói hết hơi chúng vẫn cứ chửi văng nước bọt. Cuối cùng Cao sư phụ lẫn Từ các lão đều dâng thư từ chức, khuyên thế nào cũng không chịu về nội các làm việc. Long Khánh buồn lắm. Cuối cùng hắn hiểu ra, vì sao năm xưa phụ hoàng thích đình trượng như thế, chẳng phải thích ngược đãi, mà bất đắc dĩ, chỉ có thế mới trấn áp được đám ngôn quan. Nhưng hắn không có sự cứng rắn quả quyết của Long Khánh, Long Khánh bị đàn hặc phát sợ rồi, cảm giác bị chỉ mặt chửi bới thật quá tệ, cho nên hắn không muốn bị dính vào chuyện đại thần tranh chấp. Hết cách, hắn gọi Thẩm Mặc và Trương Cư Chính tới, bảo họ bất kể thế nào cũng phải khuyên nhủ hai vị quốc lão quy về, điều hòa mâu thuẫn của bọn họ, để đám ngôn quan đừng gây sự nữa. Hoàng đế dùng tới ngữ khí cầu khẩn khiến hai người không đành lòng, nhận lấy củ khoai nóng này, Nhìn Long Khánh như trút được gánh nặng, hai người chỉ biết cười khổ, Từ Cao trở mặt hoàn toàn rồi, nói gì cũng vô dụng. Dù nghĩ thế nào hai người vẫn phải phụng chỉ hành sự, vì thế trước tiên tới nhà Từ Giai, hết cứng lại mềm, lôi Long Khánh ra, nói hoàng đế không thiết tha cơm nước suốt ngày nhắc tới thủ phụ. Từ Giai cuối cùng đồng ý tháng ba quay về tham gia hội bàn đào của nội các, nội các vào mùa này có một buổi tụ hội để giao lưu tình cảm, mọi người đều muốn xem xem có thể nhân cơ hội hòa hợp Từ Cao hay không, dù là bằng mặt không bằng lòng cũng được. Hai người lại tới nhà Cao Củng, nhe nói Từ Giai đi, liền thống khoái gật đầu: - Được ta cũng đi. Khiến hai người dâng lên dự cảm không lành, Trương Cư Chính nói: - Hôm đó ngài ngàn vạn lần đừng nổi giận, qua được ải này, về sau dần dần hòa hoãn. - Đúng thế, không có ngài và thủ phụ tọa trấn, nội các định trệ, còn trì hoãn tiếp, sẽ loạn mất. Thẩm Mặc cũng nói. - Không phải Lý Xuân Phương tạm thời nhiếp chính sao? Cao Củng cả kinh. Hai người thở dài: - Lý Thạch Lộc không phải người làm việc, chuyện gì cũng bảo đợi hai vị về quyết định. Cao Củng nghĩ lại, dù sao cũng phải đặt quốc sự lên trên, liền gật đầu: - Tới khi đó ta nhường ông ta là được. Hai người mừng rỡ: - Thế thì tốt quá. Rời khỏi Cao phủ, Thẩm Mặc thở phào: - Cuối cùng khuyên được họ rồi, xem xem tới lúc đó kỳ tích có xảy ra không. Trương Cư Chính kỳ quái nhìn y một lúc mới hỏi: - Huynh muốn bọn họ về thế sao? Thẩm Mặc kinh ngạc. Từ sau chuyến tụ hội ở Duyệt Tân Lâu, giữa hai người hình thàn loại ăn ý, dù đều coi đối phương là địch thủ tương lai, nhưng cùng nhận thức được hiện tại các vị đại lão quá hung mãnh, lựa chọn tốt nhất là hợp tác với nhau. Nhưng cả hai chỉ hiểu trong lòng, chưa từng nói muốn "liên thủ" với đối phương, chỉ có thể suy đoán ý đồ chân thực của đối phương qua hành vi lời nói. Quan hệ phức tạp vi diệu giữa hai người quyết định, đây là cuộc chơi của thiên tài. Ngươi phải giữ được trí tuệ tương đồng với đối phương, mới có thể cùng tiến cùng lui, chiếu cố lẫn nhau. Nếu tâm trí của ngươi không bằng đối phương, sẽ thành hòn đá lót đường cho người ta. Hiện giờ lần đầu tiên Trương Cư Chính tỏ thái độ, hắn không thấy đấu tranh giữa Từ Cao là phiền phức, ngược lại còn coi là chuyện cực tốt. Hai hổ đấu nhau, ắt một con bị thương, nó trắng ra với hắn tốt nhất cả hai cùng đồng đảng đều cuốn xéo, dẹp được hai tảng đá lớn chắn trước mặt. Từ Giai hạ đài, vì cần hắn chiếu cố tuổi già, sẽ chuyển lại đại bộ phận thế lực cho hắn, như thế hắn mới có năng lực đấu với Thẩm Mặc. Nghe thế, Thẩm Mặc chỉ khẽ mỉm cười, trở về kiệu mới cau mày lại ... Trương Cư Chính tỏ thái độ đó là nửa thật nửa giả, y không tin hắn ngây thơ tin rằng hoàng đế có thể cho cả Từ Giai và Cao Củng đồng thời rời đi. Cứ cho hai người đó rời đi thì chưa tới lượt y và Trương Cư Chính hưởng lợi, còn Triệu Trinh Cát, Cát Thủ lễ đang nhìn chằm chằm vào kìa. Đương nhiên nếu thế thì hoàn cảnh y càng gian nan hơn, nếu Cao Củng bị hạ, y sẽ thành mục tiêu tiếp theo bị Từ Giai ám toán ... Phải làm sao đây? Thẩm Mặc có cách, có cái y đã làm, có cái y chưa làm, y còn muốn đợi. Chớp mắt đã tới tháng ba. Ngày hôm đó, Lý Xuân Phương bỏ hết công việc, đích thân xuống bếp lên thực đơn, nửa là món Tùng Giang, nửa là món Hà Nam, đảm bảo trước mặt hai vị các lão đều là món ăn quê hương. Rồi giám sát tạp dịch bố trí lại nhà ăn, thay thảm đỏ bằng thảm lam giúp người ta tâm tình bình hòa, trên bàn cắm hoa tươi, vắt hết óc tạo không khí hài hòa nhất cho buổi tụ hội trọng yếu này. Qua giờ Thìn, hắn giục mấy người Thẩm Mặc mời Từ Giai, Cao Củng, Quách Phác tới dự tiệc. Ước chừng nửa canh giờ sau, Thẩm Mặc mời Quách Phác tới, Lý Xuân Phương và ông ta quan hệ không tệ, bắt đầu kì kèo, mong ông ta lát nữa giúp giảng hoa hai vị các lão. Quách Phách cười méo xệch: - Tính khí Cao các lão đâu phải lão đệ không biết, ông ấy phác tác thì thần tiên cũng không khuyên được. - Vậy chúng ta không cho ông ấy phác tác. Lý Xuân Phương nhìn Thẩm Mặc: - Chúng ta cùng nỗ lực trấn áp ông ấy. Quách Phác nghe thế không vui: - Vì sao không trấn áp Từ các lão? - Vì Từ các lão rất tốt tính. Hắn nói vậy, Quách Phác không tiện phác tác, ngồi xuống uống trà tán gẫu với Thẩm Mặc: - Nghe nói gần đây Giang Nam và Vương Quốc Hưng quan hệ không tệ. Thẩm Mặc cảm thấy Quách Phác nói thế là có thâm ý, hàm hồ đáp: - Ài, Vương bộ đường gần đây không thuận lợi lắm, hạ quan thường tới khuyên giải. Quách Phác gật gù: - Ông ta là hảo thủ lý chính, nhưng chưa bao giờ đụng vào việc quân, đặt ông ta vào binh bộ, thuận lợi được mới lạ. Lý Xuân Phương nói xen vào: - Vạn sự khởi đầu nan mà, có Vương Sùng Cố phò tá, tin rằng Vương Sơ Am mau chóng quen việc. Chủ đề ngày hôm nay là hòa giải, hắn không muốn Quách Phác mỉa mai Từ Giai. Quách Phác bĩu môi, nói với Thẩm Mặc: - Để hôm khác chúng ta đóng cửa lại nói chuyện. Thẩm Mặc cười gật đầu. Tới giờ Ngọ, Lý Xuân Phương không ngồi nổi nữa, tới cửa đợi, Thẩm Mặc và Quách Phác đành đi theo, vừa khéo thấy Trương Cư Chính theo một cỗ kiệu từ cửa cung đi vào. Lý Xuân Phương môi run run: - Cao các lão sao còn chưa tới? Sao bây giờ? Nếu để Từ Giai thấy Cao Củng tới muộn hơn mình, nhất định không vui. Thẩm Mặc thở dài: - Đi bước nào hay bước nấy vậy, chúng ta đi đón thôi. Lý Xuân Phương thu lại tâm sự, bày ra bộ mặt tươi cười, cùng hai người kia tới đón. - Ti chức cung nghênh nguyên phụ. Từ rất xa Lý Xuân Phương đã chắp tay nói: - Gần đây ngài có khỏe không? Từ Giai thấy không có Cao Củng và Trần Dĩ Cẩn, nụ cười nhạt đi quá nửa, ngọt nhạt nói: - Tạm thời chưa chết được. - Coi sư phụ nói kìa. Thẩm Mặc cười đỡ Từ Giai xuống kiệu: - Thiên hạ đều mong sư phụ an khang, bách tính còn có cuộc sống yên ổn. Nghe lời này, Từ Giai cảm thấy rất dễ chịu, vỗ tay Thẩm Mặc nói: - Tương lai vẫn phải dựa vào đám trẻ các ngươi. Ý là giờ phải dựa vào ta. Đoàn người đi vào nhà ăn uống trà nói chuyện, vì dỗ Từ Giai vui lòng, mấy vị các thần đều bỏ thể diện xuống kể chuyện cười, người nói kẻ phụ họa, rất vui vẻ. Từ Giai ở nhà lâu, hôm nay quay về , thấy mọi người vẫn nịnh nọt mình, khoan khoái lắm, nói: - Gần đây ta nghe được bài thơ bốn chuyện vui thú vị lắm. Một vui, đại hạn gặp mưa rào, hai vui là tha hương ngộ cố tri, ba vui là đêm động phòng hoa trúc, bốn là khi đề danh bảng vàng. Ngâm xong mọi người mặt cứ trơ ra, ông ta hơi luống cuống: - Sao, không buồn cười à? Mọi người ôm bụng cười nói: - Thật buồn cười.. Trong lòng than :" Bài thơ này lưu hành mười mấy năm rồi, sao giờ ông mới nghe?" Thấy Từ Giai xấu hồ, Trương Cư Chính vội nói: - Học sinh còn nghe nói có "bốn chuyện vui hơn". - Như thế nào? Mọi người hứng thú hỏi. - Thêm vào mỗi câu hai chữ, một vui là mười năm đại hạn gặp mưa rào, hai vui là vạn dặm tha hương ngộ cố tri, hoa vui là hòa thượng đêm động phòng hoa trúc, bốn vui là giáo quan khi để danh bảng vàng. *** Giáo quan là chức vụ thường do cử nhân thi lâu không trúng đảm nhiệm, vẫn có tư cách thi hội. Mọi người ôm bụng cười, lần này thật hơn lần trước nhiều. Thẩm Mặc góp vui: - Học sinh cũng nghe nói tới "bốn chuyện vui nhất". - Mau mau nói đi. Mọi người giục. Thẩm Mặc ngâm: - Một vui là mười năm đại hạn gặp mưa rào, mưa rào lại mang ngọc; hai vui là vạn dặm tha hương ngộ cố tri, cố tri vì thế mừng; ba vui là hòa thượng đêm động phòng hoa trúc, kiều nương là công chúa; bốn vui là giáo quan khi để danh bảng vàng, trúng ngay được trạng nguyên. - Đúng là đã hoan hỉ tới mứng không thể hơn được. Mọi người cười chạy ra nước mắt. *** DG: vẫn chả thấy buồn cười gì cả. - Cười gì mà vui thế? Đột nhiên ở cửa truyền lại tiếng Trần Dĩ Cần. Mọi người ngừng cười nhìn lại, thấy Trần Dĩ Cần và Cao Rậm Râu đứng ở cửa. Trừ Từ Giai tất cả đứng dậy mời Cao Củng vào chỗ ngồi. Cao Củng sau khi đi vào, mặt khó đăm đăm, làm không khí quái dị, không vui vẻ như trước. - Vừa rồi kể chuyện cười gì thế? Để hâm nóng không khí, Trần Dĩ Cần hỏi lại. Lý Xuân Phương liền đem ba bài thơ ra kể lại. - Quả nhiên là thú vị. Trần Dĩ Cần cười rụng rốn, hỏi Cao Củng: - Phải không Tân Trịnh công? - Đúng là thú vị, hình như ta còn nghe được một bản nữa. Cao Củng chẳng nóng chẳng lạnh nói: - Hả? Còn cái gì vui hơn sao? Mọi người đều rất to mò. - Không phải, mà là tứ bi (bốn chuyện buồn). - Cũng hay, kể ra đi. Mọi người giục. - Buồn lắm, thôi không kể nữa. - Kể, kể, cứ kể. Ông ta càng thế, mọi người càng muốn nghe. - Được rồi, nghe ngày, một buồn, hoa màu tổn thất trong mưa đá. Hai buồn, người xưa lại chính là con nợ. Mọi người cười gật gù: - Không tệ, đúng là rất buồn. - Ba buồn, đêm động phòng lấy phải thạch nữ. Nụ cười mọi người trở nên ám muội: - Bi ai thiên hạ cùng lắm chỉ đến thế. - Không đúng, ba cái buồn trước cộng lại không bằng cái thứ tư. Cao Củng nhấp một ngụm trà nhìn Từ Giai. - Mau, mau kể đi. Mọi người hứng trí dâng cao, không thấy Từ Giai nheo mắt lại cảm giác chẳng lành. Cao Củng đủng đỉnh nói: - Bốn buồn, chủ khảo lại chính là ca ca. Mọi người ngẩn ra, tiếp đó vẻ mặt trở nên quái dị, rõ ràng là muốn cười nhưng lại không dám cười, nhịn đến khó chịu. Từ Giai mặt như trời sắp đổ mưa. Thấy một câu phá hỏng hết không khí, vẻ mặt Cao Củng rất đáng ăn đòn, nói: - Đấy, ta bảo mà, nói rồi mọi người lại không thích nghe. Từ Giai hừm mạnh một tiếng, biểu thị bất mãn nghiêm trọng, nhưng ông ta tự trọng thân phận, không trở mặt tại chỗ. - Ha ha, nói đùa, nói đùa mà, không coi là thật được. Lý Xuân Phương vội vàng gọi thức ăn, không cho Cao Củng nói nữa. Đợi thức ăn mang lên, Lý Xuân Phương kính rượu, nói: - Hôm nay sinh nhật Tây Vương Mẫu, nội các chúng ta cũng trốn việc, chúng ta thường ngày gặp nhau, nhưng cơ hội ngồi xuống uống rượu tán gẫu không nhiều ... Chén thứ nhất, kính hoàng thượng an khang, vạn thọ vô cương. Mọi người cùng uống cạn. Chén thứ hai, Lý Xuân Phương đề nghị chúc Từ Giai sống lâu trăm tuổi. Chén thứ ba chúc nội các hòa thuận như một nhà. Đợi tất cả đều kính rượu xong, mọi người hơi say, mặt hồng hào, Cao Củng thì mắt cũng đỏ, nhưng vẫn uống hết chén này tới chén khác, nghe đồng liêu tranh nhau nịnh bợ Từ Giai, bất giác cười lạnh. - Cao tướng phải nói vài câu. Lý Xuân Phương cũng hơi say rồi: - Có câu gì nhỉ "Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu." ***Sau khi trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn, ai là thù. Mọi người nhìn sang Cao Củng, thầm nghĩ : "Ngài xuống nước đi, mau mau gạt qua chuyện này." Cao Củng nhếch miệng cười: - Ta nói, đứng chê khó nghe nhé. "Hóa ra mọi người phí cả nước bọt rồi?" Mọi người cảm thấy thật thất bại :" Cao Tung Khanh, ông bớt nói vài câu thì vỡ bụng à?" Nhưng không cản nổi nữa rồi, Cao Củng cầm chén rượu đi tới trước mặt Từ Giai, nói: - Những ngày qua hạ quan thường nửa đem thức giấc, khoác áo ngồi dậy, nhớ chuyện mấy tháng sau khi bệ hạ đăng cơ, việc làm của nguyên phụ làm ta không kìm được bất bình. Từ Giai đang ngồi, nhìn ngang thì không thấy mặt Cao Củng, nhìn lên thì mất giá, làm bộ trẫn tĩnh gắp thức ăn, hỏi: - Ông có gì bất bình? - Nhớ khi tiên đế giá băng, Từ công soạn di chiếu, giả mượn lời tiên đế, phủ định hết việc làm mấy chục năm của tiên đế, nhất là chuyện trai tiếu, khi tiên đế còn, ông suốt ngày soạn Thanh Từ, nịnh bợ tiên đế, còn mặc đạo bào trong Tây Uyển, cùng Nghiêm Tung tranh nhau làm hộ pháp. Nhưng khi tiên đế băng hà, thái độ ông quay ngoắt lại, chối bỏ sạch sẽ, ông có tư cách gì chỉ trích tiên đế? Thấy Cao Củng mượn rượu đem lời giấu kín trong lòng nói ra, mọi người mặt biến sắc, Lý Xuân Phương vội khuyên: - Cao các lão say rồi, nên nói ít thôi. - Thối lắm, ta say bao giờ? Cao Củng trừng mắt lên: - Ngươi cũng chẳng phải thứ tử tế gì, suốt ngày giả ngốc, đồ rùa rụt cổ. Lý Xuân Phương rụt cổ lại, lẩm bẩm: - Ti chức thành Vương Bát Đản rồi. Ý hắn không ngại tự trào, để Cao Củng xuống nước. - Kệ xác ngươi. Cao Củng nhìn chằm chằm Từ Giai: - Hiện giờ ông bất chấp quốc thể lấy lòng khoa đạo, vì muốn chúng thành ưng khuyển của mình, xua đuổi cựu thần Dụ đế, rốt cuộc ông có mưu đồ gì? "Rốt cuộc ông có mưu đồ gì? Cùng với tiếng chất vấn của Cao Củng, bầu trời đột nhiên vang lên tiếng sấm rền, tiếp đó nước mưa tí tách, thì ra không biết từ khi nào bên ngoài mây đen kéo tới phủ kín đất trời. Nhưng không một ai nhìn ra ngoài, bọn họ nhìn Từ Giai và Cao Củng trở mặt hoàn toàn, cách cục triều đình đã xảy ra biến cố không thể xoay chuyển được nữa. Từ Giai vẫn gắp thức ăn cho vào miệng, một lúc sau mới dừng lại, lau miệng xong, trầm giọng nói: - Tân Trịnh nói thế là không đúng, nếu nói ta thao túng ngôn quan, xua đuổi cựu thần Dụ đế, nhưng ông là do ta tiến cử nhập các, năm vị sư phụ Dụ đế, có tới bốn đều thành đại học sĩ, nếu ta xua đuổi cựu thần Dụ đế, thì cớ gì cho các vị nhập các? Lời nói hợp tình hợp lý, Cao Củng tức thì nghẹn lời. Từ Giai tranh thủ tiếp tục: - Huống hồ mấy trăm vị ngự sử, cấp sự trung, ai nấy có suy nghĩ của mình, ta sao có thể thao túng hết? Rồi trào phúng: - Nếu quả thực có thể làm được, sao ông để ta hưởng riêng, mà không lấy lòng ngôn luận đi. Cao Củng đang ngẩn ra thì Từ Giai đứng lên, tuy thấp hơn Cao Củng nửa cái đầu, nhưng khí thế hoàn toàn trấn áp, thừa thắng truy kích: - Còn về di chiếu của tiên đế, tiên đế với ta ân nặng như núi, cho nên Từ Giai ta tuyệt đối không làm trái tiên đế, ta viết thế chẳng qua là mua chuộc lòng người cho tiên đế. Tuy có điều mạo phạm, nhưng quy cho cùng là nghĩ cho thanh danh tiên đế, chặn miệng thiên hạ, khiến bọn chúng không còn gì để nói. - Đúng là lưỡi không xương. Cao Củng lúc này mới tỉnh lại, cười lạnh nói: - Như lời ông nói, năm xưa ông hùa theo cái sai của tiên đế, cũng thành chuyện hoang đường bất đắc dĩ. - Không. Từ Giai không giận, bình tĩnh nói: - Cao công chỉ trích đúng, ta từng vì tiên đế viết Thanh Từ, chủ động hiệp trợ tiên đế tu tiên, đó là sai lầm của ta. Mọi người đang ngạc nhiên vì sao ông ta chủ động nhận sai thì Từ Giai trở giọng, trào phúng nói: - Nhưng đừng quên, chính ông cũng muốn giúp tiên đế tu luyện, chẳng qua không có tư cách, bị người ta đẩy đi mà thôi. - Lời càn một phía. Cao Củng thẹn quá hóa giận: - Từ các lão, ông phỉ báng ta, có chứng cứ không? - Chứng cứ à, tựa hồ là có ... Từ Giai vỗ đầu, giọng mang vẻ mỉa mai: - Năm xưa khi ta còn kiêm nhiệm lễ bộ thượng thư, tiên đế từng một lần hạ mật chỉ hỏi ta "Cao Củng dâng thư, khẩn mong giúp chuyện trai tiếu, được không?", hiện giờ nó còn ở trong tay lão phu, Cao công có muốn đọc lại không? Kỳ thực trong lời của Từ Giai, có hiềm nghi đánh tráo khái niệm, nếu như vì tiên đế mua lòng người, vậy chẳng cần để ai ai cũng biết là di chiếu do ông ta soạn. Giờ thiên hạ biết rồi, người ta chỉ cảm kích Từ Giai, ai cảm kích Gia Tĩnh? Cho nên Cao Củng chỉ trích ông ta không hề oan uổng. Vậy nhưng, Từ Giai kỹ sảo cãi vã cao siêu, chưa đợi đối phương kịp phản ứng đã vạch trần điểm yếu của Cao Củng, lôi ra bí mật năm xưa Cao Củng tưởng thần không biết quỷ không hay. Cao Củng xấu hổ ấp úng không nói lên lời, sợ Từ Giai nói thêm cái gì, làm mình mất hết thể diện, bại trận thu binh. Cuộc chiến ngăn ngủi giữa thủ phủ và thứ phụ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về thủ phụ, hiển nhiên chênh lệch thực lực hai bên gần như là toàn bộ các phương diện. Tuy nổ pháo bắn Cao Củng tung xác, nhưng Từ Giai cũng mất hết mặt mũi. Đường đường thủ phụ nội các, bị cấp phó xỉ nhục ngay trước mặt mọi người, cho dù kết quả ra sao thanh danh tổn hại cực lớn, nên Từ Giai chắp tay với mọi người, không nói một lời kéo bước nặng nề rời khỏi nhà ăn. Lý Xuân Phương và Trương Cư Chính vội vàng đuổi theo. Mấy vị còn lại tuy muộn hơn một bước nhưng cũng không tiền bỏ đi hết, ở lại canh Cao Củng, sợ ông ấy xảy ra chuyện gì. Cao Củng nổi danh trực thần, giờ bị Từ Giai lật nhào hình tượng, trở nên bỉ ổi, giả dối. Người coi thanh danh như mạng sống sao chịu nổi. Song Cao Củng không tới mức yếu đuổi như mọi người nghĩ, không tới mức tìm cái chết, nhưng ngồi phệt xuống ghế, hai mắt thất thần nhìn về phía trước, miệng lẩm bẩm gì đó không ai rõ. Tâm tình Thẩm Mặc cũng rất kém, y có chút kỳ vọng vào ngày hôm nay, nể mặt hoàng đế mà cả hai xuống nước, cho nên hôm đó y mới ra sức khuyên nhủ, cảm giác Cao Củng đã động lòng, có thành ý hòa giải . Phải biết rằng chiến tranh giữa các đại lão, xưa nay do tiểu tốt chém giết phía trước, đại lão tọa trấn đằng sau, một là tránh mất thể diện, hai là một khi tự lên trận, sẽ không còn đường lui nữa. Hiện giờ Cao Củng phá quy củ, đích thân ôm thuốc nổ liều mình, chỉ có thể dùng "mất trí" để giải thích. "Nhưng vì sao ông ta lại đột nhiên mất trí?" Thẩm Mặc cau mày, nhỏ giọng hỏi Trần Dĩ Cẩn: - Làm ăn kiểu gì thế? Hôm nọ còn tốt đẹp mà. - Làm sao ta biết. Trần Dĩ Cẩn cũng uất ức lắm, hạ thấp giọng đáp: - Ta vừa tới nhà ông ấy thì bị ngay một đòn phủ đầu, nói kiên quyết không đi, ta khuyên rát cổ ông ấy không nghe, còn trốn ra hậu viện. Ta cũng không thể bỏ đi, tới giờ Ngọ, ta nghĩ ông ấy không đi rồi, bảo quản gia gửi lời cáo từ. Ai ngờ một khắc sau quản gia ra, nói lão gia có thể xuất phát bất kỳ lúc nào. Nói tới đó cười khổ: - Cao công đi ra, ta nói một câu "chúng ta phải nhanh lên, nếu không muộn mất." Ông ấy cười lạnh "vội gì, nhất định giờ Ngọ ba khắc là tới", lúc ấy ta chỉ mải đi đường không để ý, giờ nghĩ lại, giờ Ngọ ba khắc là giờ gì? Ông ấy rõ ràng tới liều mạng. Thẩm Mặc vỗ vai hắn: - Không trách huynh, huynh đâu phải con sâu trong bụng ông ấy. Hai người đang nhỏ giọng nói chuyện thì Lý Xuân Phương từ bên ngoài đi vào, nhìn Cao Củng, vái sâu một cái nói: - Các lão, ngài là tiền bối, cấp trên của tại hạ, bất kể từ phương diện nào, cũng không tới lượt tại hạ khuyên ngài. Nhưng hôm nay thế nào tại hạ cũng phải lớn gan nói vài câu, chuyện vừa rồi là ngài sai, nội các là đầu não của triều đình, không thể loạn một ngày, ngài và thủ phụ bỏ gánh nửa tháng, mấy người chúng tôi tuy dốc hết sức lực, nhưng vẫn làm chuyện be bét cả ... Các lão, quốc gia không thể thiếu nội các an bình, nội các không thể thiếu thủ phụ và thứ phụ hài hòa. - Ngài thường nói, hoàng thượng tín nhiệm nội các, chúng ta phải gánh vác trách nhiệm, chia sẻ lo lắng cho hoàng thượng. Nhưng bây giờ nội các lại thành phiền não của hoàng thượng, mỗi ngày có mười mấy đạo thủ dụ hỏi tình hình, làm thánh tâm lo lắng tới thế .. Các lão, hạ quan càn rỡ nói một câu, ngài mất bổn phận quân thần rồi. Cao Củng lòng đã loạn, ông ta cũng chẳng biết mình vì sao tẩu hỏa nhập ma, trút hết mọi thứ ra ngoài, phát tiết xong, không có chút thống khoái nào, mà như có cái gì đè lên ngực, làm ông ta muốn hét lớn, muốn đập phá hết tất cả mọi thứ trước mắt... Nhưng lời của Lý Xuân Phương như từng tảng đá lớn đè lên người, làm ông ta không nhúc nhích được, Thấy Cao Củng vẫn ngồi trơ trơ, Lý Xuân Phương quỳ xuống: - Các lão, coi như tại hạ xin ngài được chưa? Từ các lão được chúng tôi khuyên, cùng Trương Thái Nhạc về phòng rồi, ngài tới xin lỗi, xuống nước đi, chúng ta qua được chuyện này hẵng tính. Nói rồi khóc rống lên. Mọi người tới đỡ dậy, thấy hắn khóc nước mắt nước mũi kèm nhèm, vị đại học sĩ ôn hòa này, bị cục diện náo loạn gần đây làm gần suy sụp rồi. Người ngoài cuộc như thế, người trong cuộc thế nào càng chẳng cần nói. Nội các như thế, quan trường Bắc Kinh sao chẳng loạn? Thẩm Mặc ở bên cạnh nhìn, nghĩ đổi lại là mình, nếu đã trở mặt thì không cúi đầu nữa, làm thế trừ chuốc nhục vào thân, thật chẳng còn ý nghĩa gì. Thế nhưng Cao Củng không còn sáng suốt nữa, không ngờ gật đầu, đứng dậy, theo Lý Xuân Phương ra ngoài. Thẩm Mặc không có lý do gì ngăn ông ta không đi, nhìn bóng lưng cao lớn cúi xuống đó, trong lòng đầy bi sảng, Cao Túc Khanh anh hùng ngạo nghễ, không ngờ nhục nhã tới mức này. Thất bại ... Coi như đã định sẵn. Đột nhiên cảm thấy có giọt mưa bắn lên người, Thẩm Mặc đưa tay ra sờ, nhưng vì sao lại thấy hơi ấm? Rốt cuộc Cao Củng xin lỗi Từ Giai ra sao, hai người họ nói gì, Thẩm Mặc không muốn biết. Những người khác đều đứng ngoài phòng thủ phụ, chỉ có y mặt lạnh tanh đứng ở hành lang đối diện, nhìn vở kịch trước mắt. Trước kia y còn có chút ảo tưởng, nhưng giờ đã tỉnh ngộ, Cao Củng thất bại rồi, mình không còn lá chắn nữa. Chẳng còn thời gian thương cảm cho Cao Củng, đầu óc y vận chuyển cao tốc, xem bước tiếp theo nên làm sao.. Tới tận khi Cao Củng và Từ Giai đi ra, y mới tới. Hai vị các lão mặt u ám, miệng vẫn an ủi mọi người: - Không có việc gì, không có việc gì... Các vị các lão cũng phụ họa: - Không có việc gì. Có thể không sao? Đây đâu phải trẻ con cãi nhau, e rằng cả đời vết thương hôm nay chẳng lành được. Từ Giai và Cao Củng không còn mặt mũi nào, nối nhau về phủ, Quách Phách cũng đi theo. Trong nội các còn lại bốn người, yến hội khổ tâm xếp đặt phản tác dụng, Lý Xuân Phương mệt mỏi không nói một lời, quay người về phòng. - Chuyện gì thế này? Trần Dĩ Cẩn lắc đầu rời đi. Chỉ còn lại Thẩm Mặc và Trương Cư Chính đứng dưới mái hiên, mưa vẫn rơi, không khí chẳng hài hòa. Trương Cư Chính chịu không nổi áp lực, định nói chúng ta cũng về đi. Nhưng thấy Thẩm Mặc chằm chằm nhìn mình, hắn hơi chút sợ hãi: - Sao nhìn ta như thế? - Chuyện hay ho này huynh làm chứ gì? Thẩm Mặc thu hồi ánh mắt , nhìn ra màn mưa xung quanh. Trương Cư Chính hoảng hồn nhìn quanh, thấy vệ sĩ của Thẩm Mặc không biết từ khi nào đã bảo vệ bốn phía, thêm vào tiếng mưa sầm sập, không sợ tai vách mạch rừng. Hắn biết Thẩm Mặc cầu phải hỏi, mà là tin chắc là thế, liền cười nói: - Ta nói rồi, ta không muốn mọi thứ khôi phục như cũ. Mùa đông quá dài, phải có trận sấm rền, mời khiến mừa xuân tới. - Cẩn thận dục tốc bất đạt. Thẩm Mặc liếc hắn một cái. - Được rồi, đừng vờ làm người tốt nữa, ai chẳng biết tấu chương của Từ Trắc có kẻ nào đó xúi bẩy đằng sau. - Không phải. Thẩm Mặc thản nhiên nói. - Huynh có thể không thừa nhận, vì không ai nắm được chứng cứ. Trương Cư Chính chỉ vào đầu mình: - Nhưng ta chỉ tin cái này, không cần chứng cứ. - Tùy huynh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Thẩm Mặc thở dài: - Dù sao cuộc phân tranh này cũng sắp kết thúc rồi. - Đúng thế, thời gian qua, khoa đạo chửi nhau, làm triều chính đình trệ, lề lối hỏng cả, phải lập tức khôi phục lại bình thường ... Cho nên ta mới cho Cao Củng chút lửa ... Giờ có phải đang thấy ta cao minh hơn huynh một chút không? - Chưa chắc. Khóe miệng Thẩm Mặc cong lên: - Huynh chỉ đục nước béo cò, còn ta lấy hạt dẻ trong lửa, độ khó khác nhau, huống chi, huynh tưởng mình thắng chắc rồi sao? - Được, chúng ta cứ chờ xem, ta muốn thấy huynh xuất chiêu thế nào. Trương Cư Chính rất thích cảm giác cao thủ đấu nhau này. - Không làm huynh thất vọng đâu. Thẩm Mặc đưa tay ra nhận lấy dù thị vệ, mau chóng biến mất trong màn mữa. Trương Cư Chính vốn cho rằng mình thông qua con đường bí mật như vậy để Cao Củng biết quyết tâm và kế hoạch của Từ Giai, vừa làm Cao Củng cảm kích mình, lại vẫn có thể làm học sinh ngoan ở chỗ sư phụ. Nhưng hiện giờ xem ra mình coi thường người khác rồi, Thẩm Mặc lập tức đoán ra chân tướng, e rằng sư phụ cũng đoán được. Có lẽ Thẩm Mặc chỉ là suy đoán, trong cuộc tranh đấu hỗn loạn đó, ai chẳng có hiềm nghi. Nghĩ thế hắn liền yêm tâm, lầm bẩm: - Chuyện Từ Trắc rốt cuộc có phải y làm không? Trương Cư Chính càng không có chứng cứ, chẳng qua bị Thẩm Mặc vạch trần, hắn không chịu thua kém mới nói ra, nhưng phản ứng của Thẩm Mặc làm hắn không đoán ra được rốt cuộc là ai làm. Đem theo đầy đầu nghi vấn, Trương Cư Chính về phòng, chỉ còn lại tiếng mưa rào rào, nhưng mang theo mùi vị âm mưu vô tận. ~~~~~~~~~~~~ Có vĩ nhân nói :" Nếu như xin lỗi có thể giải quyết được vấn đề, thế giới đã sớm thành miền cực lạc rồi." Sau yến hội, Từ Giai lại xưng bệnh, đồng thời kiên quyết xin hoàng đế cho nghỉ hưu, bất kể Long Khánh giữ thế nào cũng không chịu. Cao Củng thì muốn quay về nội các làm việc, nhưng hôm đó vừa ra tới cửa, liền bị mười mấy tên ngôn quan vây quanh, chửi mắng té tát. Tuy cách rèm kiệu, Cao Củng vẫn nghe thấy rõ ràng đám người đó chửi mình "vong ân phụ nghĩa" "dối trá hai mặt" "lương tâm bị chó ăn" .. Gần như đem hết lời bẩn thỉu trên đời đổ lên người. Ông ta không thể cãi nhau với đám chó điên này, ông ta biết nếu mình giải thích, sẽ rơi vào bẫy bọn chúng, thắng hay thua cũng mất mặt. Nhưng ông ta tuyệt đối không để bọn chúng chửi mà quay về, tuyệt đối không. Sau khi tỉnh rượu, nhớ lại cảnh mình xin lỗi Từ Giai, liền tát mình mười mấy cái, chửi bản thân bị mê muội, bị ma đưa lối quỷ dẫn đường, đó không phải là ông ta, Cao Túc Khanh chỉ tiến không lui, thà chết chứ không uốn gối, chuyện như thế tuyệt đối không có lần thứ hai nữa. Vén rèm kiệu lên, thấy đám kiệu phu kinh hoàng, Cao Củng trầm giọng nói: - Ngẩn ra làm gì, tới nội các. - Lão gia, bọn họ chắn đường. Quản gia Cao Phúc nói. Cao Củng hừ một tiếng: - Dựng nghi trượng lên, xem kẻ nào dám chắn đường. Ông ta có hổ bài "quan dân tránh đường", một khi dựng lên, ai dám chắn đường, lập tức bắt vào phủ Thuận Thiên, có điều Cao Củng không phô trương chưa bao giờ dùng. Sai bảo xong, Cao Củng ngồi vào trong kiệu nhắm mắt lại, thầm nghĩ, coi như là ếch kêu đi. Nhưng dù sao đó không phải là ếch kêu, đám ngôn quan thấy ông ta không phản ứng, chửi càng dữ, phun ra toàn lời ô uế, còn bịa đặt đủ điều tởm lợm. Cao Củng siết chặt nắm đấp, hơi thở nặng nề, sắp bất chấp tất cả xông ra chửi bọn chúng cho thống khoái thì đột nhiên bên ngoài xôn xao, nhưng không phải là chửi mình, mà chửi đám quan viên kia: - Cao các lão sao chọc vào các ngươi, sáng sớm đã sủa gâu gâu, chẳng bằng bách tính bọn ta, có chuyện gì vào nhà nói, đứng đường chửi là việc của mấy mụ hàng tôm hàng cá . Tiếng hoặc quen thuộc hoặc xa lạ ngày một nhiều, ngày một vang vọng, mau chóng lấn áp đám đám ngôn quan. Cao Củng tròn mắt nhìn qua khe rèm, thấy những người hàng xóm hoặc quen biết hoặc không, đứng đầy ngõ, lên tiếng bất bình thay cho ông ta. Đám ngôn quan nhìn đám "điêu dân", không sao tin nổi, thầm nghĩ :" Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, ngay cả hàng xóm Cao Củng cũng điêu ngoa như vậy." Nhưng thân là mệnh quan triều đình, mang trên người cảm giác ưu việt, bọn chúng luôn giữ ưu thế tâm lý với tiểu dân, quay sang quát: - Điêu dân to gan dám quát tháo mệnh quan triều đình giữa đường, mau gọi tuần thành ngự sử bắt lại. - Các ngươi là thứ quan tí xíu còn dám quát tháo các lão đương triều, phải chăng tuần thành ngự sử cũng nên bắt luôn. Luận mồm mép, người dân chẳng ngán đám làm quan thông thuộc kinh thư. Có người vờ vịt nạt: - Đồ ngốc, bọn họ là quan, phải tống vào chiếu ngục Cẩm Y vệ, chúng ta không có tư cách vào cùng đâu. - Khốn kiếp, đừng có quấy rối, mau lui ra. Đám ngôn quan nổi giận. Người dân hùng hổ quát lại: - Các ngươi phải lui mới đúng, không cho phép chửi Cao các lão. - Điêu dân ngu xuẩn. Một tên quan viên lớn tiếng: - Cao Củng là tên vô sỉ hèn hạ, là gian tướng giống Thái Kinh, các ngươi không nên bảo vệ. - Láo toét, Cao các lão là quan tốt. - Cao các lão không phải người như thế. - Các ngươi mới là hạng vô sỉ, ngậm máu phun người. Đám đông phẫn nộ, như muốn xông vào đánh đám khốn kiếp. Đám ngôn quan sợ hãi, người dân càng lúc càng tới gần. - Chúng tôi không biết Cao các lão có tội hay vô tội. Một ông già bảo mọi người yên tĩnh: - Nhưng chúng tôi biết, Cao các lão có tội thì triều đình và hoàng thượng phán xử, các ngươi chặn đường chửi bới là có ý đồ gì? Đám ngôn quan cứng họng, bọn chúng đều là nhân vật nhỏ, thấy người ta dâng tấu hết bản này đến bản khác, tiếng tăm nổi như cồn, bản thân vô dụng, dâng bao nhiêu bản tấu đều lãng phí thời gian. Thầm nghĩ :" Không bằng ra đường chửi hiệu quả cao hơn." Liền lấy danh nghĩa báo thù cho Từ các lão, hẹn nhau chặn đường Cao Củng. Vừa rồi bọn chúng chửi hăng say, nhưng nếu bảo chúng nói ra chỗ gian ác của Cao Củng, bọn chúng tịt ngay, càng không thể trả lời người dân... Chẳng lẽ nói, bọn ta muốn nổi tiếng tới phát điên rồi. Đánh chết đám ngôn quan tự cho mình là chính nghĩa này không nói ra được.. Thấy bọn chúng khôn nói được, người dân hò lên: - Không đáp được rồi. Có tên quan viên không chịu nổi rống lên: - Hạng cẩu quan như Cao Củng chửi thì sao. - Mẹ ngươi mới là cẩu. Người dân chửi lại. - Hậu sinh, ngươi nói Cao các lão là cẩu quan, vậy ngươi là cái gì? Lão hán kia phẫn nộ nói: - Bắc Kinh bao nhiêu quan viên vậy mà đều trơ mắt ra nhìn lưu manh vô lại ngang nhiên bốc lột hà hiếp bách tính, chỉ có Cao các lão xin thiên tử đóng hoàng điếm, dẹp trạm thuế, trừng trị ác ôn. Đại lão gia vì dân làm chủ là cẩu quan, vậy văn võ toàn triều là cái gì? - Đúng thế, các ngươi là cái thá gì? Trong tiếng chửi bới của người dân, đám ngôn quan không biết giấu mặt vào đâu, cúi đầu lủi mất. - Đây rồi, đây rồi, tìm được hổ đầu bài rồi. Lúc này trong phủ cuối cùng cũng tìm được thứ bảo bối kia. - Không cần. Cao Phúc lễ nóng trào ra: - Tại hạ thay lão gia, đa tạ chư vị láng giềng. Nhìn cảnh bên ngoài, Cao Củng cũng không kìm được nước mắt, nhưng phẫn nộ uất ức bao ngày qua tựa hồ vơi đi không ít. Thế nhưng tính thế phát triển, rốt cuộc chẳng phải bách tính có thể tác động được. Ngôn quan thấy Từ các lão kiên quyết nghỉ hưu, Cao Củng kiên trì về nội các làm việc, đàn hặc càng thêm mãnh liệt. Chẳng những ngôn quan Bắc Kinh mà cả Nam kinh cũng tham gia, mỗi đợt đàn hặc, Cao Củng dâng tấu muốn nghỉ, nhưng hoàng thượng lập tức hạ chỉ giữ lại, hôm sau vẫn đi làm. Hai bên giằng co mãi như thế hơn một tháng, đám ngôn quan oán khí ngất trời, trong mắt bọn chúng Long Khánh thiên vị nên làm mình luôn hỏng việc. Thế là có ngôn quan cực lực chửi bới Cao Củng "coi đàn hặc như trò hề", nói Cao Củng mặt dầy vô sỉ tới đại pháo Phật Lãng Cơ không bắn thủng nữa, trên đời này còn kẻ nào không biết xấu hổ hơn thế không? Đồng thời nói, có loại người này, triều đình thành trò cười, chính nhân quân tử tránh không kịp, lề thói triều đình càng đi xuống, làm thanh danh hoàng thượng bị liên lụy. Nếu lần sau ông ta xin từ chức, hoàng thượng ngàn vạn lần không thể giữ lại, không để ông ta làm mất mặt triều đình và hoàng thượng nữa. Cao Củng không thể coi như không có chuyện gì nữa, đành dọn đồ về nhà, kiên quyết xin từ chức. Long Khánh kiên quyết giữ lại, đồng thời biểu thị tín nhiệm bằng cách phong Cao Củng làm thiếu phó kiêm thái tử thái phó, Hoàng Cực điện đại học sĩ, sánh ngang với Từ Giai. Hành động không thỏa đáng này của Long Khánh chẳng giúp được Cao Củng, càng dồn ông ta vào tuyệt cảnh. Đám ngôn quan cho rằng đây là sự coi rẻ ngôn luận một cách trắng trợn, hận Cao Củng thấu xương, thậm chí oán hận luôn cả Long Khánh. Họ Âu Dương kia lại xuất mã, đàn hặc Cao Củng thao túng ý chí hoàng thượng, hạng quyền gian như thế không lập tức cách chức, sẽ thành đại họa quốc gia. Trước đó Long Khánh làm người hòa giải còn miễn cưỡng chống đỡ được, giờ thành bị cáo liền cuống lên, yếu ớt phản bác :" Cao khanh một dạ trung thành, các ngươi không được nói thế." Nhưng hạng hoàng đế suốt ngày mê đắm hậu cung, không màng chính sự căn bản chẳng có quyền uy, quan viên không sợ hắn. Long Khánh thiên vị càng làm đám đông căm phẫn, không chỉ ngôn quan, các quan viên khác cũng không nhịn được nữa. Hữu đô ngự sử Vương Đình Tương xưa nay bất hòa với Cao Củng không bỏ qua cơ hội, dâng tấu ngọt nhạt nói :" Con người chú trọng lễ nghĩa liêm sĩ, quan viên triều đình càng phải làm gương, thế nhưng hiện giờ trong triều có kẻ họ Cao, bị đàn hặc còn trơ mặt ở lỳ nội các, dương dương đắc ý. Thủ hạ Tề Khang của của thần lại cùng một bọn với họ Cao, đúng là sỉ nhục của Đô sát viện, nếu không xử phạt nặng, thần không làm hữu đô ngự sử nữa." Đô ngự sử tỏ thái độ là một loại tán đồng và ủng hộ ngôn quan, với Cao đảng đó là họa vô đơn chí. Tề Khang bị thượng quan công kích như thế, đành dâng sớ từ chức. Thế nhưng đả kích chí mạng tới từ một người quan chức kém hơn Vương Đình Tương, song sức ảnh hưởng lớn gấp mười, là Đại lý tự thiếu khanh Hải Thụy Hải Cương Phong lừng lẫy.