Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 331 : Cùng tắc biến

Hiện giờ nhiệm vụ của hai vị chính phó chủ khảo là chọn ra Hội Nguyên khoa này. Từ Giai vẫn bộ dạng ôn hòa, nhỏ nhẹ nói: - Không biết ý Lý các lão ra sao, bài văn đó có thể đoạt khôi không? Lý Bốn trong lòng vốn có ý kiến sẵn, nghe thế lấy một bài văn lên, hai tay đưa cho Từ Giai: - Từ các lão, mời xem. Bài văn này được ủng hộ cao nhất. Từ Giai cầm lấy đọc xem, Lý Bổn vẫn còn tặc lưỡi: - Rất nhiều năm rồi chưa thấy văn chương hay như thế. Từ Giai xem xong ngẩng đầu lên, thấy mọi người trong phòng đều nhìn mình, không khỏi bật cười: - Chư vị nhìn ta là gì? Lý Bản cười nói: - Khó khăn lắm mới gặp được bài văn kinh động quỷ thân như thế, mọi người tất nhiên muốn xem tông sư bình phẩm ra sao. Từ Giai cười khà khà, đặc bài viết đó xuống, lắc đầu: - Theo ngu ý hạ quan, bài này cho thứ hạng thấp đi, trong 300 người là được. - Vì sao? Lý Bổn không khỏi cả kinh, bài văn ông ta tiến cử cực kỳ xuất sắc, hơn nữa dùng mấy lần "vu hưu tai" liền muốn lấy lòng Nghiêm Thế Phiền, điểm trúng làm Hội Nguyên. Từ đầu đến giờ Từ Giai như đồ trang trí, làm cho ông ta có áo giác, tất cả do mình định đoạt. Hiện giờ không ngờ Từ lão đầu gác qua, đúng là trở tay không kịp. Mồm há hốc ra hồi lâu, Lý Bổn nhỏ giọng nói: - Bài văn này không trúng Hội Nguyên, thì đủ tư cách vào mười vị trí đầu. Hiện giờ chỉ trong danh sach 300 thứ hạng đầu, là trực tiếp chộn vùi tiền đồ của hắn. Điều này chỉ e khiến khó làm người ta phục. Truyền ra ngoài tổn hại tới thanh danh đại nhân, khiến người ta nắm lấy điểm yếu. Từ Giai vẫn cười: - Hai đạo thánh huấn năm Gia Tĩnh thứ mười một và mười bảy, chẳng lẽ Lý đại nhân quên rồi sao? - Chuyện xa xôi như thế, làm sao mà hạ quan nhớ ra được? Lý Bổn hậm hực nói. Từ Giai vẫn cứ bình tĩnh nhìn ông ta, chắp tay hướng về phía Tây Uyển, nói: - Năm Gia Tĩnh thứ mười một, thánh thượng lấy văn chương thuần chính uyên bác làm đầu, hạ chỉ cấm thi Hương thi Hội chọn bài văn lấy lời lẽ hoa mỹ mê hoặc lòng người. Năm Gia Tĩnh thứ mười bảy, thánh thượng thấy trường thi có gian dối, hạ lệnh tra nghiêm khảo sinh khảo quan câu kết trong ngoài, tra ra hơn mười loại hành vi gian dối, nghiêm trừng không tha. Ông ta thong thả nói thế khiến Lý Bổn chảy mồ hôi, Lý Bổn không phải thằng ngốc, biết mánh mung của mình bị người ta nhìn thấu, hai mắt liền lộ vẻ cầu khẩn. Từ Giai chẳng thèm nhìn ông ta lấy một cái, vuốt chòm râu hoa râm mà cười: - Lão phu tuổi cao rồi, kéo hai thánh chí không liên quan tới nhau làm một để làm gì? Lý các lão cho rằng nên bỏ điều nào đi. Lý Bổn biết Từ Giai đang thả cho mình một đường sống, không ngừng lau mồ hôi: - Bỏ điều sau đi, đâu có gian dối, có thể lấy ra hù dọa thôi. - Được. Từ Giai gật đầu: - Vậy thứ hạng này, Lý các lão có ý kiến không? - Không có, không có. Lý Bổn thầm mắng bản thân :" Mình đúng là lắm chuyện, Nghiêm Thế Phiền không nói nhất định phải lấy được Hội Nguyên, cần gì mình làm chuyện thừa thãi?" Chỉ có đồng khảo quan chọn chúng bài viết đó không chịu thôi, ông ta thấy mình không làm chuyện thẹn với lương tâm, vẫn còn phản bác lần cuối: - Văn chương của có thể hơn được bài đó. Từ Giai liền lấy ra mấy bài văn, nói: - Năm bài văn này đều có thể hơn hẳn bài đó. Mọi người vội đều ghé tới, xem thì thấy quả nhiên từng chữ như ngọc như châu, từng lời làm người ta đọc tới khoan khoái con người. Những vất vả trong mấy ngày qua đều bị quét sạch. Đem so ra bài văn kia chỉ xem là tốt, không thể tính là kiệt xuất. Mọi người đều biết xem hàng, có người than: - Những bài văn này mặc dù có cái hay riêng, nhưng cốt cách tương đồng, hẳn là cùng một cội. Từ Giai khẽ gật gù: - Không biết cao đồ của vị danh sư nào dạy ra, vậy hãy chọn Hội Nguyên trong năm bài văn này đi. Ý chư vị ra sao? Các khảo quan không có ý kiến nào khác, đều gật đầu cả. - Vậy các vị tuyển trước đi. Từ Giai nói xong nhắm mặt lại dưỡng thần. Qua rất lâu các khảo quan đặt hai bài văn trước mặt Từ Giai nói: - Hai bài này không phân cao thấp, xin đại tông xư định đoạt. Từ Giai nhìn kỹ cả hai bài viết, một bài phá đề là :" Kẻ thiện quản lý tiền tài, đạo của nó là tự làm giàu", bài kia là " luận tới đạo quốc gia giàu có, không gì ngoài định ra kế sách thích hợp." Liền cười nói: - Nhãn quan chư vị rất tốt, hai bài này không phân cao thấp, cùng chọn cũng không phải quá. Mọi người biết lần này chọn đúng rồi, liền hỏi: - Thế nào cũng phải có thứ hạng hơn kém, mong các lão định đoạt. Từ Giai gật đầu nói: - Hai bài văn này, bất kể từ công lực lời văn, hay là ý tưởng tạo dựng, đều không thể bới móc được. Đơn thuần chỉ luận văn chương thì không thể phân cao thấp. Mọi người đều gật đầu, lộ vẻ chăm chú lắng nghe, muốn xem Từ các lão muốn phân cao thấp từ góc độ nào. Hiện giờ chỉ có thể phân hơn kém từ dụng ý của Gia Tĩnh thôi. ~~~~~~~~~~ - Trẫm ra đề này. Gia Tĩnh thong thả nói: - Chính là hỏi kế, ai có đối sách giải quyết vấn đề, thì đó là Hội Nguyên khóa này. Dù sao hoàng đế ra đề, quyền giải thích và quyết định cuối cùng nằm trong tay hoàng đế, đương nhiên hoàng đế rất bận, không thể xem hết mỗi bài thi được, thường chỉ xem mười bài đầu. Từ Giai và Lý Bổn tiến cung báo danh sách chọn trúng đứng giữa đại điện nghe thánh huấn. Gia Tĩnh đế lấy bài thi đầu lên xem, đó là bài "luận tới đạo quốc gia giàu có". Không khỏi khen: - Thư pháp rất giỏi, phiên dật như thần tiên, tựa hồ còn hơn Nghiêm các lão một bậc. Nghiêm Tung được công nhận là đệ nhất thư pháp gia trong hai mươi năm qua, trọng lượng của đánh giá này ra sao khỏi nói cũng biết. Từ Giai và Lý Bổn vội nói: - Ánh mắt của bệ hạ trác tuyệt, người này xứng đáng gọi là đại gia thư pháp. - Có điều trẫm cầu hiền thần trị quốc, không cầu thư pháp gia. Gia Tĩnh cười khẽ: - Phải xem văn chương đã. Liền xem bài " Kẻ thiện quản lý tiền tài", thể chữ đẹp nhất trong các loại chữ, không thể chê bai được gì. Nhưng so với vị kia thiếu chút tiên khí, đúng là kém hơn một bậc. Lại xem nội dụng, bài " đạo giàu có" nhấn mạnh "cắt giảm nhân viên" "hạn chế chi tiêu", tức là tiết kiệm; còn bài kia thì nói tiết kiệm và tìm nguồn sinh tiền tài quan trọng như nhau, là phương pháp làm giàu toàn diện. Chắc chắn hai bài viết đều đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề, nhưng bài trước chính thống hơn, bài sau cấp tiến hơn. Nếu như thời điểm bình thường, người trước tất nhiên phù hợp với đạo "trung dung" tuyển chọn quan viên của triều đình, là nhân tuyển tốt. Nhưng Đại Minh qua 170 năm phát triển, nhiều vấn đề thành thói xấu khó sửa rồi. Nhất là với Gia Tĩnh đế ghét nhất là phiền phức mà nói, không muốn đụng chạm vào mấy quả bom kia, ví như tước giảm quan viên thừa thãi cùng đảo thái thái giám cung nữ, chẳng phải gây nên sóng gió lớn sao? Liệu có một đám gia hỏa bâu lấy mình nhưu ruồi không đầu, khóc lóc cầu xin không? Xét tới cùng thì Gia Tĩnh chỉ muốn bớt phiền toái, để quốc gia đi lên, làm mình có tiền dư dả tu luyện, chỉ cần lúc trẫm còn sống có thể đối phó qua được, ai thèm quan tâm sau khi chết sóng gió bão bùng. Cho nên Gia Tĩnh đế tuy thích thư pháp của bài văn đầu, nhưng chỉ lướt qua vài cái rồi xem bài thứ hai. Đợi khi nhìn thấy " Thị quân tử sanh tài dã hữu đạo yên. Cố bất tất tổn hạ dĩ ích thượng. Nhi kinh chế nghi. Tự hữu dĩ dụ vu quốc dã." Ý tứ của nó là không làm tổn hại tới lợi ích của người phía dưới, cũng có cách làm cho quốc gia giàu có. Câu này thực sự qua đúng rồi, Gia Tĩnh hưng phấn, bất giác ngồi thẳng dậy, Gia Tĩnh lại sợ đọc sai liền đưa tay ra, Hoàng Cẩm vội dâng kính lão lên. Gia Tĩnh đễ đeo vào, xem tới chỗ đặc sắc còn đọc ra tiếng : - Vậy phải làm sao? Thiên nhiên vốn có lợi ích sẵn có, nông điền sâm lâm, sơn xuyên hải dương, đều là lãnh thổ Định Minh, là cơ nghiệp tổ tiên. Vì sao coi trọng nông điền mà bỏ qua những điều còn lại? Vì thế mà cứ mãi thiếu hụt.. Đọc tới đây hoàng đế gật gù: - Trước kia chúng ta chỉ chú ý tới kiếm ăn, nhưng Đại Minh chỉ có bằng đấy ruộng thôi, mà con dân phải nuôi cứ ngày càng nhiều. Còn gánh nặng chinh chiến bốn phương. Sớm không chịu nổi rồi, đúng là phải nghĩ cách khác... Hai vị đại học sĩ vâng dạ : - Bệ hạ anh minh. " Nông giả là gốc quốc gia, để nuôi dân; thương nhân như cành lá. Có câu quốc gia như cái cây, gốc cành đảo lộn thì đúng là hoang đường. Nhưng gốc không cành thì không xum xuê, ắt phải có cả gốc cả cành... "Thần bất tài, xin lấy ví dụ, bông vải Tùng Giang, lơ lụa Tô Hàng, gốm sứ Giang Tây, lá trà Phúc Kiến, luôn slàm người Phật Lãng Cơ Tây Dương thèm khát, thường bỏ vạn vàng để cầu lấy. Nếu mở lại thị bạc ti, đường biển thông suốt, ngàn dặm bờ biển Đại Minh ta ngàn ngàn vạn nguồn tiền tài. " Tới khi ấy dùng tìa vận vô hạn, cung cấp chi tiêu giới hạn, thì dưới được thưởng, bên trên dư dả. Dù quốc gia có đại sự hoặc đại tai, chỉ cần vài năm tích lũy, đủ chi tiêu không hết rồi." Nhẹ nhàng bỏ mắt kính xuống, Gia Tĩnh lẩm bẩm: - Nói hay lắm gốc cảnh đào lộn tất nhiên là không đúng, nhưng chặt hết cành lá đi, thì sẽ luân lạc tới đường ngày hôm nay. Nói rồi khoanh bài thi này: - Từ các lão chọn bài này làm Hội Nguyên, đúng là cao kiến.. Từ Giai tạ ơn mãi...