Nước lạc việt ở thế giới mới
Chương 7 : Phải cắn miếng bánh nhà thanh này rồi
Mấy hôm nay không lên triều, nhưng cũng khá bận rộn, một đằng an ủi hai vị trọng thần Trần Văn Kỷ, Lê Văn Hưng. Mặt khác lại cho gặp nhằm lôi kéo đám cựu thần quan văn võ tướng. Thật là khổ sở nha, đường đường là hoàng đế một nước mà suốt ngày phải nghỉ cách lôi kéo lấy lòng đám cận thần.
Nhìn chung do hoàn cảnh ra đời của nhà Tây Sơn, xuất thân từ khởi nghĩa nông dân đa số các tướng lĩnh quan lại khá chất phác thật thà, vẫn chưa bị tiêm nhiễm nặng thói hủ nho đầy tính bảo thủ. Nếu có phương pháp phù hợp vẫn chữa trị được.
Nhưng vấn có một số quan văn xuất thân nhà nho như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Trần Văn Kỷ…vv.
Hồ Độc Lập đang tìm cách lôi kéo kết quả nhận được không khả quan lắm
Hồ Độc Lập sau khi quan sát và cân nhắc kỹ một hồi liền nhận thấy đa số quan lại đều trung thành với nhà Tây Sơn, nhưng do việc không phục lẫn nhau mà gây nên bất hòa. Trong triều tạm thời chia làm 3 phe phái lớn.
Đứng đầu là những người theo Quang Trung từ thủa mới khởi nghĩa như Phan Văn Lân, Lê Văn Hưng, Võ Đình Tú…vv
Phái ngoại thích do Bùi Đắc Tuyên cầm đầu, trong dó có Ngô Văn Sở, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân…vv
Phái những người xuất thân bắc hà như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Vũ Văn Dũng….v v
Đa số các quan lại đều làm nhiệm vụ trấn giữ ở bên ngoài, Hồ Độc Lập từ khi xuyên việt đén bây giờ không được gặp nên chẳng có ấn tượng gì nhiều, nhưng việc lôi kéo cũng phải có.
Theo dự định Hắn muốn điều động một số người về lại kinh thành . Một là để dễ bề lôi kéo và làm công tác tư tưởng. Sau lại luân chuyển chức vụ tránh một người giữ ư chức vị quá lâu tại địa phương. Và cuối cùng là cân bằng quyền lực trong triều.
Hắn dự định sẽ phải điều động lại một lượt quan lại cũng như sắp xếp binh lực một lần nữa tại bắc hà. Các thành phần hủ nho như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… chắc chắn phải được đưa ra ngoài làm quan. Muốn làm được như vậy trước tiên phải có sự ủng hộ của hệ phái bắc hà, trong đó phải kể đến Vũ Văn Dũng và Trần Văn Kỷ.
Rất may là Vũ Văn Dũng đang trên đường trở về kinh, mà Kỷ sau chuyện cắt chức Bùi Đắc Tuyên một nửa là tâm phúc của hắn. Chuyện này nếu suôn sẻ, hắn sẽ có trong tay khoảng hai vạn quân đội nếu sử dụng khéo liền có thể chắc chắn củng cố quền lực trong tay, lúc đó thoải mái thực hiện cải cách sẽ không còn lực cản từ nội bộ.
Bên phía Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân thì dễ nói rồi, chính là tâm phúc của Quang Toản, Quang Toản có thể leo lên ngôi vua cũng là nhờ sự ảnh hưởng và tác động từ phía Diệu và Xuân. Tính theo vai vế Quang toản phải gọi Xuân là dì và gọi Diệu một tiếng dượng.
Còn một điều nữa mà Hồ Độc Lập lưu tâm là chọn ai nắm quân bảo vệ kinh thành. Lúc trước Ngô Văn Sở nắm binh, giờ đây Sở ra Thăng long nhận chức. Nên chức võ tướng này còn bỏ trống chưa ai làm, khi Lê Văn Hưng báo lên hắn mới biết.
Kể ra vị trí này nói quan trọng thì rất quan trọng mặc dù chi quân đội này chỉ có 5000 người nhưng phải hỏi nơi mà nó đóng quân là ở đâu?, chính là kinh thành Phú Xuân đấy! Nếu nói thích hợp theo Hồ Độc Lập chính là Phan Văn Lân .
Trong sử sách ghi lại : Phan Văn Lân trí dũng hơn người, đánh giặc rất giỏi. Hễ được ban thưởng là đem hết ra để khao quân, không mấy khi nhắc đến việc nhà. Ông ra vào giản dị, chẳng khác người hầu. Quân Thanh sợ ông, gọi ông là "Phi tướng quân", có nghĩa là vị tướng ở trên trời bay xuống.
Phan Văn Lân hiện đang giữ chức nội hầu coi việc bảo vệ hoàng cung tức là ngự lâm quân, để thấy Quang Trung coi trọng ông như thế nào. Ngoài ra còn một ứng cử viên nữa chính là Bùi Thị Xuân, và thực tế nếu như không phải do Hồ Độc Lập xuyên việt đến lúc này tướng quân coi giữ kinh thành chính là bà rồi.
Theo quy định người giữ ngự lâm quân và cấm vệ quân không thể cùng một người được, bởi vậy Bùi Thị Xuân có vẻ là người thích hợp nhất cho vị trí này.
Trên đường lớn thuộc địa phận trấn nghệ, dưới chân đèo ngang, một đoàn người ngựa tầm khoảng hơn trăm lưng deo đao sắc thân mặc giáp, nhìn qua không cần đoán cũng biết đây là quân đội triều đình đang đi về phái kinh thành.
Dẫn đầu đoàn người ngựa là hai vị đại hán, một người áo quần gọn gàng tay cầm trường thương dáng cao ráo trong như một vị thư sinh. Người còn lại lưng đeo đao lớn nhìn vào có thể đoán được đấy ắt bảo đao, thân người này cao to hùng vĩ trông oai hùng, đúng như hình tượng tướng quân mẫu mực.
Cả hai dục ngựa thong thả tiến tới vừa đi vừa nói chuyện khá gần gũi. Người đàn ông mang bảo đao nói với người cầm thương.
“ Hiền đệ! Lần này không biết bệ hạ gọi chúng ta về có việc gì”
“ Đệ nghe đâu chiến sự tại phan rang quân ta gặp bất lợi, không biết có liên quan đến chuyện này hay không?”
“ Diệu, Xuân nhị vị tướng quân chẳng phải đang cầm quân ở đó đối chọi với giặc Nguyễn Ánh hay sao, với khả năng cầm quân của họ sao lại gặp bất lợi được cơ chứ”
“ Dũng đại ca! vậy huynh không biết rồi, chính gặp Diệu, Xuân hai vị tướng quân nên quân ta mới bất lợi”
“ Đình Tú đệ có cao kiến gì xin nói ra để ngu huynh đây được mở mắt”
“ huynh đệ hai ta đâu cần khách sáo như vậy, cao kiến thì không có nhưng huynh có lẽ không biêt, Diệu Xuân nhị vị tướng quân tuy cầm binh đánh trận giỏi nhưng sở truờng chính lại ở vùng núi, ra kỳ binh bất ngờ, mà phan rang là vùng đồng bằng vậy chẳng phải đã rõ rồi sao?”
Quả đúng là như vậy Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu dưới thời Quang Trung chuyên cầm quân đi theo đường núi từ nghệ an vào đến tây nguyên, nhiều lần xuất kỳ binh bất ngờ tập kích địch lập nên công trạng. còn khi đánh quân thanh ở đồng bằng bắc bộ hay đánh quân xiêm ở nam bộ lại không sử dụng Trần Quang Diệu. Điều đó có thể thấy được tài nhìn người của Quang Trung.
Thì ra đây chính là hai võ tướng Võ Văn Dũng và Võ Đình Tú đang trên đường về kinh.
“ Hiền đệ nói chí phải, ngẫm ra cũng đúng, chẳng trách năm đó tiên hoàng 4 lần xuất quân đánh vào Gia Định lại không có phần của y.. ha ha”
“ Đệ nghĩ lần này Trần Quang Diệu tướng quân cầm quân chống với giặc Ánh chắc do ý của Tuyên.”
“ Hừ.. nghe nói hắn ỷ thế lộng hành trong triều lắm, lần này đừng để cho ta thấy không ta thề nén hắn xuống sông cho cá ăn”.
Nếu Hồ Độc Lập nghe được câu này chắc phải há mồm kinh ngạc. trong lịch sử đúng là có chuyện như vậy đấy. Võ Văn Dũng chính là đã ném Bùi Đắc Tuyên xuống sông đấy!
“ Chuyện đó để sau hãy bàn, lần này hoàng thượng gọi hai ta về chắc sẽ không ngoài việc đánh giặc Ánh, huynh nói xem bàn về công thành chiếm trại địch chẳng phải sở trường của huynh đệ ta sao”
“ Đúng vậy! Đến lúc đó không biết ai trong hai ta được cầm quân đây”
“ Cái đó còn phải xem vào hoàng thượng rồi, huynh không định tranh giành với đệ đấy chứ”
“ Tất nhiên chuyện này ta phải dành rồi, đệ nhường cho ta đi, ta thật ngứa tay chân quá rồi, mấy năm rồi không được ra chiến trường thoải mái một trận”
Võ Văn Dũng háo hức nói, nhất quyết không nhường cho Võ Đình Tú
“ Đệ cũng không nhường đâu đó”
Võ Đình Tú đáp lại
……….
Đoàn người ngựa tiếp tục lên đường thẳng hướng kinh thành
…….
Kinh thành phú xuân, hoàng cung, bên trong thư phòng.
Hồ Độc Lập vừa viết xong một bức thư cho đại đô đốc Lý Văn Bưu sau đó cho người nhanh chóng truyền tin.
‘Lý Văn Bưu là một trong thất đại hổ tướng của triều tây sơn xuất thân trong một gia đình giàu có chuyên nghề buôn ngựa ở Đại Khoang, Phù Cát, Bình Định. Nổi tiếng ngay từ tuổi niên thiếu về tài đức, võ nghệ, một phần vì ngựa tốt mà ông bán nên ông có rất nhiều hào kiệt làm bằng hữu.
Về sau, ông tham gia vào phong trào Tây Sơn với vai trò huấn luyện chiến mã, ngoài ra ông còn chỉ dạy cho Bùi Thị Xuân cách huấn luyện chiến mã để sau này bà áp dụng nó vào huấn luyện voi chiến’.
Hồ Độc Lập lập tính đến chuyện sắp xếp lại quân đội ở bắc hà. Khi nhìn đến tam điệp ba vì liền nghĩ đến ngay đến ông.
Tam điệp Ba vì đóng vai trò như yết hầu đi vào bắc hà, lại là thảo nguyên tốt thích hợp cho việc chăn thả gia súc như trâu, bò, và đặc biệt là ngựa. đây chính là nguồn sức kéo mà đất nước đang cần đấy.
Tương lai dù khi xe hơi nước ra đời thì sức kéo của gia súc vẫn đóng vai trò chính, vì không phải ai cũng có tiền mua xe hơi nước đấy, với lại từ lúc này đén khi đó còn một khoảng thời gian khá xa.
Tam điệp Ba Vì đóng vai trò quân sự vô cùng quan trọng. nếu có thể đóng một cánh quân ở đây, phía tây là thành nghệ an, phía bắc là thành thăng long, phía đông là vùng đồng bằng hải phòng quảng ninh. Khi một trong 3 nơi này có chuyện thì đây sẽ là nơi chi phối quân tiếp viện nhanh nhất.
Vậy nên tại đây đóng một nhánh quân đội vừa huấn luyện vừa nuôi ngựa lấy đó xây dựng đội kỵ binh cơ động thì quá tuyệt. Khi nhắc đến vấn đề này Lê Văn Hưng liền giới thiệu Lý Văn Bưu cho hắn.
Hồ Độc Lập vốn định truyền chỉ cho Lý Văn Bưu trở về nhưng nghĩ đi nghĩ lại hắn vẫn thấy viết thư sẽ hay hơn. lần này trong thư Hồ Độc Lập dùng ngôn từ khá khách sáo, cuối thư mới mở lời trước mời Bưu về kinh đón tết sau lại có việc lớn muốn ông đi làm giúp.
Theo như suy nghĩ của Hồ Độc Lập nếu vài năm sau mỗi năm vùng Tam Điệp Ba Vì có thể cho ra một ngàn con ngựa chiến và khoảng 5000 con ngựa kéo thì đúng là đã giúp hắn giải quyết được nhiều vấn đề về nhân lưc.
Tương lai muốn làm đường, cất nhà cửa, xây dựng cảng biển ..v v. lượng ngựa kéo xe này chính là nguồn lao động vô cùng lớn đấy. nếu không đầu tư ngay từ bây giờ đến khi đó chỉ sợ luốn cuống tay chân.
“Khải bẩm hoàng thượng thượng thư bộ hộ Ng Thế Lịch xin gặp”. lão phúc chạy vào báo.
Thượng thư bộ hộ sao? Mình đang tính cho gọi lão đến không ngờ lã tự đến càng khỏi mất công cho gọi.
“ Mau cho vào”
Nguyễn Thế Lịch hôm nay cuãng không phải bất ngờ mà đến, theo quy định mỗi tháng riêng bộ hộ phải cho người đến báo cáo với vua về tình hình thu chi quốc khố một lần, cái này là quy định riêng được đặt từ lúc tiên hoàng còn sống.
“ Thần Nguyễn Thế Lịch khấu kiến hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế “
“ ái khanh bình thân”
“ tạ ơn hoàng thượng”
“ ái khanh có việc gặp trẫm”
“ Thần xin dâng sổ thu chi của bộ hộ tháng nay lên hoàng thượng xem xét”
Nguyễn thế lịch đem sổ kê khai thu chi của bộ hộ một tháng qua cho Hồ Độc Lập. hắn cầm lấy cũng giả bộ lật vài trang cho có bộ chứ mấy con số được ghi bằng chữ nôm này quá khó hiểu.
Bỏ cuốn sổ xuống bàn hắn hỏi lão.
“ Lịch thượng thư! Không biết một năm quốc khố thu vào được bao nhiêu tiền?”
“ khải bẩm hoàng thượng, mọi năm thu vào khoảng chừng 200 vạn lượng bạc”
Chỉ có 200 vạn lượng thôi sao. Đúng là quá ít đi, nhưng kể ra cũng đúng, thuế khóa chủ yếu trông chờ vào mấy mẫu ruộng cũng chỉ có thế không hơn được.
“không biết quốc khố hiện tại còn bao nhiêu bạc”
Lão lịch nghe vậy ngập ngừng một chút mới đưa ra con số.
“ 20 vạn lượng, do mới vừa bổ sung một đợt quân lương cho tướng diệu nên chỉ còn nhường ấy. sang năm phải đến tháng 4 mới có đợt thu thuế mới, thần sợ quốc khố không đủ bạc để chi đến lúc ấy”
20 lượng bạc đúng là quá it, quá quá ít sao đủ để duy trì năm tháng nữa cơ chứ. Lạ là mấy năm trước cũng chỉ thu vào như vậy mà cái triều đình này vẫn duy trì được cho đến bây giờ.
“ Mấy năm trước cũng như vậy sao” Hắn hỏi lại
“ mấy năm trước dù thiếu nhưng chỉ cần tiêt kiệm một chút liền có thể qua, nhưng năm nay một số nơi gặp lũ bão ảnh hưởng đến mùa màng nên chỉ thu được 150 vạn lượng” Lão Lịch trả lời rụt rè
Nghe đến đây Hồ Độc Lập cảm thấy chán ngán, ban đầu hắn dự định lấy một ích tiền ở quốc khố nhằm chi trả cho các hoạt động, nay nghe tin như vậy thật đúng là đau đầu rồi.
‘ e rằng phải nhanh chóng tìm đường kiếm tiền khác mà thôi’
Thầm nói trong miệng ‘ xem ra phải cắn miếng bánh nhà thanh này rồi’.
Truyện khác cùng thể loại
223 chương
47 chương
97 chương
27 chương
79 chương
217 chương