Nguyệt thần
Chương 1 : chết là sự khởi đầu
Lữ Nguyệt giở tay ra khỏi mắt, cuối cùng cũng xác định: bản thân mình không phải lại nằm mơ.
Mấy năm nay, nàng dường như chưa bao giờ thoát khỏi những giấc mơ. Chúng rất đáng sợ. Nếu trước đây Lữ Nguyệt nàng có thể không sợ mọi thứ, bây giờ thì sợ mơ.
Bất kể ai bình thường chết đi, theo lý thuyết tinh hồn đều nhập vào Âm giới. Còn nàng, có lẽ oán nghiệp quá lớn nên phải trả giá, chịu đủ mọi thống khổ, giày vò vô tận ở những cơn mơ.
Không khắc nào Lữ Nguyệt không phải chứng kiến, nếm trải mùi vị máu chảy thành sông, sinh linh đồ thán, huyết nhục lăng trì, thần hồn đày đọa, vạn đoạn phân thây, .... phong phú vô cùng đều diễn ra trên cơ thể này. Đau đớn thể xác cảm nhận rõ ràng trên từng thớ thịt nha.
Điều đáng nói nhất chính là đến cuối chuỗi liên hoàn đó, khi Lữ Nguyệt thống khổ mà chết đi thì bừng tỉnh lại, hóa ra đó chỉ là một giấc mơ.
Nghĩ vậy thôi nhưng thực chất lại đang trong một giấc mơ khác. Tiếp tục chết. Chết đau chết đớn. Rồi tỉnh. Tỉnh, lại tiếp tục bị hành đến chết. Lại tỉnh. Mơ. Tiếp tục chết. Tỉnh. Mơ. Chết. Tỉnh. Mơ. Lặp đi lặp lại không có hồi kết. Mỗi lần như vậy lại chết một kiểu cách khác nhau.
Đây phải gọi là "liên hoàn chết" a. Đau lắm. Đáng sợ lắm. Cho nên mỗi lần "chết" Lữ Nguyệt thật sự, thật sự mong: "chết" rồi thì làm ơn đi, đừng bao giờ tỉnh lại nữa.
Lúc này, mở mắt, cảm giác khác hẳn. Không thở gấp, tim không đập mạnh, không đau xé thịt, không tuyệt vọng, không khóc,.....có cảm giác mọi thứ đều rất yên lặng, rất an toàn, rất bình thường, rất rất... khác.
Phải mất một lúc lâu, Lữ Nguyệt mới thích nghi được với cảm thái mới mẻ này. Nàng ngồi dậy. Sờ soạn khắp cơ thể. May quá! Còn lành lặng. Có điều, thương tích tím đen đỏ đầy rẫy khắp người, có lẽ không phải do tự gây ra, cử động có hơi đau.
Lữ Nguyệt xác định: thể xác này, là nữ. Cái nên có đều có. Nói chung là một thiếu nữ phát triển đầy đủ. May quá!
Chỉ là, y phục có hơi lạ, kiểu dáng và chất liệu đều ... lạ. Hoa văn thêu trên ngực áo trông giống như đây là một bộ quy phục*.
*quy phục: trang phục mặc theo quy định trong một số dịp nhất định.
Nè nè! Còn đeo chuông trên người. Không phải. Là đính chuông trên y phục thì đúng hơn.
Quan sát xung quanh. Vẫn khá tối. Tuy oán khí hơi nhiều, mùi hơi khó ngửi nhưng tạm thời vẫn yên tĩnh! Cuồng phong bão táp gì gì đó còn chưa tới. Tốt!
Lúc nãy đưa tay áp lên mắt tìm cũng không tìm thấy ký ức của thế chủ. Tại sao đi rồi lại không để lại ký ức cho ta?
Nghĩ cũng lại. Một tiểu cô nương khi không sao lại một thân một mình ở một nơi ... kha khá như này.
Lữ Nguyệt chống tay đứng dậy. Cơ thể này hơi yếu ớt, có lẽ đã từng bị ngược đãi trong thời gian dài, nên lúc đứng lên có hơi loạng choạng và không đủ sức.
Nền đất lúc nãy nằm là ngay tâm của một hình tròn. Nói đúng hơn chính là một Hoàn Huyết đàn. Tất cả hoa văn chú ngữ đều vẽ bằng máu người. Là Hiến xá thuật. Thuật này chính là: một người nào đó vì một mục đích nào đó đồng ý bán đứng tinh hồn của mình để triệu về một ác thần, tà thần, lệ quỷ hay gì gì đó nhập vào thể xác của mình, sau đó buộc hắn giúp mình thực hiện mục đích.
Kẻ "được mời", à không "bị ép" hiến xá trước khi hoàn thành tâm nguyện của kẻ hiến xá sẽ phải chịu ảnh hưởng của nguyền chú văn. Ủa ở đâu ta?
Lữ Nguyệt lục lọi một hồi mới thấy dấu vết của văn chú trên bả vai bên trái.
Nguyền chú văn này cốt là để nhắc nhở mục đích sống của kẻ bị "ép" hiến xá chính là phải giúp kẻ hiến xá hoàn thành tâm nguyện. Nhắc nhở bằng cách nào? Chính là một khi ở gần với mục đích của hiến chủ nhất, liền tự động bạo phát, buộc kẻ bị "ép" hiến xá phải thực hiện mục đích nhanh nhất có thể. Nó cũng giống như sự thôi thúc của dục vọng a.
Năm xưa Lữ Nguyệt dù gì cũng từng là thần, là Nguyệt Thần đó. Còn là Thần tôn ở Cửu Linh Sơn**. Đây là kiến thức cơ bản a.
Lữ Nguyệt nhìn qua nhìn lại, tìm được vài nét chữ nghệch ngoạc cũng được viết bằng máu:
"Khưu Kỷ La! Giết hắn!"
Đệch! Ai là Khưu Kỷ La? Làm sao ta biết? Khi không kêu ta đi giết hắn, biết hắn ở đâu mà tìm? Đùa nhau à?
**
Cửu Linh Sơn: nơi giao hòa giữa ba giới nhân thần yêu. Trên đỉnh núi có sáu phong và ba điện nên gọi là Cửu linh. Phong là nơi rèn luyện tu tiên. Điện là nơi tôi luyện nhập thần.
Chủ của mỗi phong gọi là phong chủ gồm những người tu vi cao đến hàng bậc nhất, thông qua tiêu chí tuyển chọn lên đứng đầu lục phong. Người học hết lục phong thì được nâng lên hàng trích tiên, liền có thể ra ngoài tự mở một tu chân phái của riêng mình (*nếu có điều kiện) hoặc tiếp tục tôi luyện, tích công đức để lên điện.
Chủ của tam điện, họ là thần. Vì vậy dù cho số lượng các phong nhiều gấp đôi, số lượng tu chân phái cũng không ít nhưng khắp nhân giới, điện thì chỉ có ba:
Niên Luân Điện Niên thần Chúc Vũ Huyền.
Thanh Tê Điện Chiến thần Bạch Vĩnh Hi.
Trường Lạc Điện Lạc thần Trừu Như Họa.
Ngoài ra còn thi thoảng còn có một vài Thần quan được mời đến làm khách, sẳn tiện giúp dạy dỗ đám đệ tử môn sinh. Nguyệt Thần Lữ Nguyệt nàng là một trong số đó.
Truyện khác cùng thể loại
55 chương
32 chương
337 chương
20 chương
35 chương