Ngược về thời lê sơ

Chương 260 : Bỏ về

Tình hình đã vượt khỏi khống chế của Nguyên Hãn, mức độ thù hận của các phe hơn xa Nguyên Hãn tưởng tượng, nói cho cùng độ nhạy cảm chính trị của Nguyên Hãn vẫn thua xa Dương Lăng. Mục đích ngây thơ của Nguyên Hãn là nhằm tạo thành một khối đại đoàn Đông Á nhằm đối phó tình hình sắp tới tại khu vực Tây Á. Cuộc chiến của Malen và Nguyên Hãn rất dễ bùng nổ thành một cuộc thế Chiến, khi mà hai bên để đạt mục đích của mình sẽ dễ dàng huy động đồng minh tham chiến, cung cấp công nghệ hạng hai cho đồng minh nhằm đảm bảo sức chiến đấu. Thế nhưng việc này sẽ chắc chắn gây bùng nổ chiến tranh trên diện rộng, vậy nên Nguyên Hãn ngây thơ vội vàng tổ chức cuộc họp thượng đỉnh lần này mong ổn định hậu phương. Thế nhưng hắn không nghĩ tới hậu quả phải gánh chịu sẽ thê thảm đến nhường nào. Tên cáo già Dương Lăng đã đánh hơi được mục đích của Nguyên Hãn là muốn ổn định khu vực, hắn đoán được có lẽ Nam Việt đang chịu uy hiếp từ bên ngoài. Có lẽ là tên xuyên việt phương trời Tây Âu, và đây cũng là một trong số rất ít con đường có thể giúp tình hình Trung Hoa có lối thoát, ít ra Dương Lăng Nghĩ vậy. Do đó thái độ Dương Lăng tại hội nghị ngày càng trở nên bất hợp tác, khá hung hăng..... Đến đây thì Nguyên Hãn cũng nhận ra tình hình không đúng, hắn hối hận xanh ruột thì cũng đã muộn. Thông qua lời đồn thổi của cuộc chiến Tây Ấn trong dân gian thì Dương Lăng đã hiểu phần nào mọi việc, ngày thứ 4 của hội nghị thì phái đoàn Trùn Hoa, Bắc Triều Tiên và Đông Mông cổ bỏ về giữa chừng. Sự bỏ về của phe phát xít nhận được..... “ủng hộ” một cách toàn diện của phe liên minh, họ có cớ để toàn diện tấm công tập đoàn phản động này bất chấp việc Nam Việt ra sức thuyết phục nên giữ hòa bình chung của khu vực. Sự việc của Malen là quá xa so với họ, thế nhưng Dương Lăng đang sờ sờ trước mắt đấy, các phe đang mài răng xoàn xoạt thề rằng phải gặm đi miếng thịt cuối cùng của Trung Hoa đế quốc. Nam Việt chưa đủ sức để áp đặt một cánh thô bạo suy nghĩ của mình lên các nước lân bang trong khu vực, nhất là đối với Đại Việt, Đại Minh và Mông Cổ. Chỉ có hai tiểu đệ là Nam Hàn và Nhật Bản là luôn theo Nam Việt như hình với bóng, thế nhưng họ không thể dốc toàn lực cùng Nam Việt chọi nhau với Malen và đồng minh của hắn. Phía sau lưng họ là Dương Lăng đang như hổ rình mồi, chỉ cần lỡ một bước thôi họ sẽ vạn kiếp bất phục. Trong khi ấy lực lượng của Nam Việt tại Trung và Tây Á là khá mỏng nhất là về mặt bộ binh, hiện nay có 2 vạn bộ binh và gần một vạn hải quân Nam Việt đang có mặt tại Sri Lanka và Nam Ấn thế nhưng so với diện tích lãnh địa họ mới chiếm đóng được thì quá thưa thớt về mặt binh lực rồi. Tại đây nếu nói đến nhiều quân nhất có lẽ là hơn 10 vạn bộ binh của Đại Việt, thê nhưng nói thế nào thì cũng không phải là quân Nam Việt dù họ có chung nguồn gốc. Rất nhiều việc không thể dựa vào binh lực quả khách quân để giải quyết trên lãnh địa của mình, điều quan trọng là cuộc chiến tiếp theo với Malen nhằm tranh dành dầu mỏ tại Tây Á sẽ là hải chiến hay bộ chiến, với quy mô như thế nào thì Nguyên Hãn chưa thể tiên lượng. Tổng dân số của Nam Việt hiện nay lên tới 30 triệu người hoàn toàn có thể thành lập một đội quân 100 vạn nhân, thế nhưng đấy là con số tính cả thuộc địa của Nam Việt, thực tế tổng số dân chính thức của họ chỉ có 5 triệu người nằm tập trung trên 3 đảo là Hải Nam, Đài Loan và Luzong. Đây là những người dân tự coi mình là người Nam Việt, với tư tưởng triệt để ái quốc và có thể cầm vũ khí ra chiến trường. Còn lại gần 8 triệu nhân là thuộc địa Indonesia và Malaysia Nam Việt mới đánh chiếm được trong 2 năm, mặc dù họ đã được tẩy não khá triệt để với mức đầu tư to lớn cho việc truyền giáo. Thế nhưng việc trang bị vũ khí hiện đại mang tính sát thương cao co những người này là khá nguy hiểm, có vũ khí trong tay không thể không lường đến việc họ sẽ thực hiện cách mạng giải phóng gì đó. Nói chung phòng bị trước vẫn hơn. Còn về hơn 12 triệu nhân thuộc Sri Lanka và Nam Ấn thì dễ trang bị vũ khí hơn nhiều khi mà họ mới chỉ mới thuộc về sự quả lý của Nam Việt trong gần 1 năm. Nguyên nhân của chuyện này là lũ Indian này thuộc dạng siêu cấp mê tín dị đoan, rất dễ dùng tôn giáo để làm u mê lũ này, đâm ra việc quản lý đám này lại nhờ hết vào giáo đình của Thần Giáo. Hiệu quả quản lý còn nhanh gấp nhiều lần các lục địa Indonesia và Malaysia với rất nhiều tôn giáo cực đoan lằng nhằng khó mà giáo hóa trong thời gian ngắn. Phiên họp thượng đỉnh Đông Á giờ trở thành hội nghị quân sự cấp cao thuộc Liên Minh trống phát xít. Những quốc gia ngồi đây đang bàn bạc kế hoạch nhằm tiêu trừ triệt để khối ung nhọt duy nhất tại khu Đông Á này. Lần này Nam Việt cũng quyết định tham chiến trực tiếp với số bộ binh lên tới 3 vạn nhân. Thủy binh là 2 vạn cộng với cả số quân đã điều đi Trung Á thì binh lực tại chính Hải Nam chỉ không còn 2 vạn, chủ yếu còn lại là 5 vạn lực lượng an ninh nội địa với vũ trang hạng nhẹ kiểu như cảnh sát hiện nay. Quân đội 13 vạn nhân của Nam Việt đã gần ngư được sử dụng đến 80%. So sánh thì 5 vạn quân Nam Việt tấn xông phe phát xít không bằng một góc của 100vạn quân Đại Minh 20 vạn quân Đại Việt, 40 vạn quân Tây Mông cổ... ngay cả Nam Hàn Và Nhật bản cũng tham chiến với 15 vạn quân. Có lẽ nếu so sánh về số lượng quân thì Nam Việt chỉ có thể làm bạn cùng Việt Nam nhỏ bé của Trần Thiên cũng chí xuất binh 5 vạn mà thôi. Tổng cộng liên quân có 200 vạn quân tiến công phe phát xít nếu so sánh lực lượng tương quan thì liên quân có binh lực gần gấp rưỡi phát xít. Nhưng nếu so sánh về chất lượng thì liên quân có binh lực rất không đồng đều vì họ là tập hợp của rất nhiều quốc gia với nền công nghệ vũ trang khác nhau mà thành.