Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)
Chương 93 : Nguồn gốc nhà họ Cầm
Lại nói cha con nhà Cầm Bành, Cầm Võ vội vã khấu đầu cám ơn Nguyên Hãn. Nhưng lúc này Nguyên Hãn cũng không bảo họ đứng dậy mà vẫn ngồi đó mà tiếp tục hỏi:
- Nói đi… hai cha con nhà ngươi muốn khoách quân đúng không? Những chuyên như khoách quân ( mở rộng số lượng binh lính) phải được Sở quốc phòng thông qua, hoặc do chính ta thông. Ta có thể đồng ý cho ngươi khoách quân nhưng không thể cho người Hán số lượng vượt quá 30% trong quân đội được, điều này rất khó quản lý nếu có va chạm cùng Đại Minh.
Cầm Bành rùng mình một cái kinh hãi, không ngờ chỉ một câu nói khẩn cầu của hắn mà Vương gia có thể luận ra trọng điểm của vấn đề. Đúng à hắn đang muốn mở rộng binh lực tại Phụng Hoàng đảo, giờ đây Cầm Bành hắn được phong làm Thành Dực Tướng quân đã lên cấp tướng rồi nhưng binh lực của hắn chỉ có 6 ngàn, hoàn toàn không phù hợp với chức danh của mình. Chính vì vậy Cầm Bành muốn mở rộng binh lực lên trên 1 vạn, muốn làm được điều này hắn phải có sự đồng ý và ủng hộ tài chính từ trung ương, cách nhanh nhất là thong qua sự đồng ý của Nguyên Hãn. Nếu trình lên Sở Quốc Phòng thì thủ tục rườm rà xét duyệt cũng lâu, mà số tài chính dót xuống chưa chắc đã nhiều.
- Khởi bẩm vương gia, tất cả chuyện này là do tiểu nhân mà ra không phải ý của Bành nhi, xin vương gia trách phạt…
Vậy mà Cầm Võ lại tự nhận lỗi về phía mình mà xin nhận phạt, thảo nào tên này từ nãy giờ quý chiết không thôi, luôn mồm xưng tội dân.
- Ngươi giải thích rõ rang, nguồn mộ lính đâu ra, chất lượng ra sao và nguồn gốc là như thế nào?..
- Bẩm vương gia sự việc chính là…. Tiểu nhân là dòng dõi đời đời gia tướng của Chiêu Quốc Việt Vương, Sau đó lại theo hầu Hán Đế Trần Hữu Lượng…..
Nghe cái tên Cầm Võ này thao thao một hồi cuối cùng Nguyên Hãn cũng hiểu ra nguồn cội, bảo sao thương pháp của hai cha con nhà này có rất nhiều điểm tương đồng Trần Gia thương.
Cụ tổ của Cầm Võ là gia tướng thân tín của Chiêu quốc Việt Vương Trần ích Tắc, sau này ích tắc phản bội nhà Trần mà đi theo Nhà Nguyên định cư bên Trung quốc, nhóm gia tướng theo hầu hắn đâu chỉ có con số vạn mà tính. Sau này cháu của Trần ích Tắc là Trần Hữu lượng khởi nghĩa chống Nguyên Mông thì lực lượng gia tướng gia binh này lại tham gia tích cực một lần nữa. Đến khi Trần Hữu Lượng bị Chu Nguyên Chương đánh bại thì nhóm gia tướng này tan rã, thế nhưng vẫn còn một số lượng khá đông tụ tập tại biên giới Quảng Tây và Vân Nam làm sơn tặc, nhóm này chuyên cướp phá Vân Nam của Mộc Vương phủ và có quan hệ khá tốt với các thủ lĩnh tộc Choang Của Quảng Tây.
Nói đến Trâng ích Tắc thì hắn là một kẻ tài hoa nhưng không gặp thời. Trần ích Tắc là là một hoàng tử nhà Trần. Ông là con của Trần Thái Tông, em cùng cha khác mẹ với Trần Thánh Tông và Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải. Ngoài ra, ông cũng là chú của Trần Nhân Tông.
Trần ích Tắc thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời, là Hoàng tử được Trần Thái Tông yêu mến nhất. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v... gồm 20 người, đều được dùng cho đời..
Xong khổ một cái là Hoàng tộc Trần Gia là lấy võ dựng nước, là lấy võ để đánh ra một mảng giang sơn. Nói trắng ra là nhà Trần khá trọng võ mà coi văn chương chỉ là tiêu khiển và phục vụ thôi. Đây cũng là lý do tại sao nho giáo ảnh hưởng không quá mạnh mẽ tới Đại Việt. Việc yêu quý mà Trần Thái Tông dánh cho Trần ích tắc chỉ dừng ở yêu mến mà thôi. Việc quốc gia đại sự lập trữ ( Thái tử sau này sẽ lên ngôi vua kế nhiệm) sau này thì Trần Thái Tông vẫn là Trần Hoảng ( Sau này sẽ là vua Trần Thánh Tông, vị vua thứ 2 của nhà Trần).
Nhưng Trần ích Tắc tự phụ mình thong minh hơn nên không phục quyết định này, hắn nung nấu ý định tranh ngôi. Mới 15 tuổi mà tên này đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống phía Nam. Tâm thế phản quốc của hắn đã lộ ra từ đây.
Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C3%8Dch_T%E1%BA%AFc - cite_note-NS-1, giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, Nghi đồng tam tư.
Chính thời gian này cũng là nhóm gia tướng theo chân Trần ích tắc số lượng đông đảo. Trong đó có ông cố của Cầm Võ. Gia đình họ Cầm tiếp tục phục vụ Trần Gia đến tận khi Trần Hữu Lượng là cháu Trần ích Tắc tổ chức khởi nghĩa chống Nguyên Mông. Phải nói họ Trần quả thật sinh ra để làm chiến tướng, kể cả lưu lạc xứ người mà cũng cường hoành đến vậy. Sự kể rằng Trần Hữu Lượng đã di sứ nhà Trần mong được nhận tổ quy tong, mà mong nhà Trần hỗ trợ hắn khởi nghĩa. Xong bị Trần gia Đại Việt bác bỏ bởi họ không chịu hỗ trợ cho dòng dõi phản bội này. Theo Nguyên Hãn thì nếu là hắn thì sẽ hỗ trợ đấy, lúc này Trần triều ba lần đánh bại Nguyên Mông đã la thế lực siêu cấp cường đại taih Đông á rồi, nếu nhà trần tham gia vào phân tranh của Trần - Chu đại chiến bên Trung Hoa thì đảm bảo giờ đây không có Minh Triều mà có tới 2 Trần triều một là ở Đại Việt, một là ở Trung Hoa.
Năm Chí Chính thứ 19 (1359), Trần Hữu Lượng sát hại tướng Triệu Phổ Thắng và sau đó cùng Từ Thọ Huy dời kinh đô về Giang Châu (ngày nay là Cửu Giang, Giang Tây), tự lập làm Hán vương. Năm sau, lại giết Từ Thọ Huy, tự xưng làm hoàng đế, quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa, dùng Trâu Phổ Thắng làm thái sư, Trương Tất Tiên làm thừa tướng. Chính quyền Đại Hán một mặt chống nhà Nguyên, một mặt kháng cự với quân đội của Chu Nguyên Chương (sau là Minh Thái Tổ). Và trong tam thế lực tại Trung Hoa lúc này thì Trần Hữu Lượng là cường nhất. Hắn xua quân đánh Chu Nguyên Chương mà làm tên Minh Thái Tổ Tương lai này xém chút nữa không đánh mà đầu hàng. Nhưng vì nội bộ bất hòa lục đục mà Trần Hữu Lượng thất bại, hắn tử trận lại Hồ Bà Dương. Hai con trai một giết một bị bắt sống.
Năm đó Cầm Võ mới chỉ 15 tuổi là bách hộ trong quân của người con Trai cả tên Trần Thiện của Trần Hữu Lượng. Sau khi cánh quân này tan giã thì một đám gia binh Trần gia tụ tập lại trên một vạn lẩn trốn ở cùng biên giới Quảng Tây và Vân Nam. họ làm sơn tặc cho đến tận bây giờ.
Cầm Võ là muốn tìm lối ra cho huynh đệ, cho ho được trở về quê cha đất mẹ mà nhận tổ quy tông. Đây là mong muốn đau đáu trong long bọn họ. Giờ đây họ sống chui lủi như chuột, không một chút vinh quang không một tia hi vọng. Và Nguyên Hãn chính là hi vọng duy nhất và cũng là sang chói nhất cảu bọn này.
Truyện khác cùng thể loại
9 chương
12 chương
21 chương
90 chương
89 chương
117 chương