Chuyện di dời chiến lợi phẩm của cả một căn cứ không phải là chuyện nhỏ. Không tốn một tuần thời gian là không có thể xong được. Mặc dù Quảng Đông không được triều đình Đại Minh chú trọng lắm nhưng nó vẫn là quân cảng lớn nhất của một Châu thuộc đế quốc hùng mạnh nhất khu vực. Khối tài sản thu được từ quân cảng này nếu quy đổi ra tiền thì có lẽ sẽ rơi vào 300 vạn lượng bạc. Lúc này Nguyên Hãn đang đứng tại cầu cảng mà quan sát các binh sĩ cùng gia đinh Lê gia vận chuyển chiến lợi phẩm lên tàu. - Bẩm công tử, chúng ta thu được cả thảy 5 thuyền chiến cỡ lớn dài 50m rộng 20m, bảy thuyền chiến cỡ trung dài 20m rộng 8m, 3 thuyền chiến cỡ nhỏ dài mười mét rộng 4 mét. Tất cả đều được chế tạo bằng gỗ Giẻ đỏ rất chắc chắn. Ngoài ra còn thu được 5 Hải thương thuyền( thuyền buôn trên biển) chứa đầy cây gỗ Giẻ đỏ đã được phơi sấy kĩ, ngoài ra trên bờ còn một bãi gỗ Giẻ đỏ hỗn hợp một ít Tùng Sam. Chúng ta đang cho bốc lên thuyền buôn của Lê gia… bên cạnh đó còn thu được cung tên, thuốc nổ, các linh kiện để đóng thuyền. Ước chừng với số lượng thuyền của chúng ta thì phải đi 2 chuyến mới chuyển hết số hàng này. Đây là danh sách các vật phẩm đã thu gom được. Đây là tên quản gia của Lê gia, lần này hành động quả thật rất lớn thế nên Lê gia cũng đã điều động gần như tất cả lực lượng có thể có để trợ giúp Nguyên Hãn. Lần hày động này của Trần gia quân cũng xem như đã mĩ mãn một nửa rồi, chỉ cần bắt được hoàng thất vào tay thì đây chính là một năm thắng lợi của Nguyên Hãn. Lúc này đây tên quản gia đang gãi đầu gãi tai mà ngập ngừng đưa cho Nguyên Hãn một phong thư màu hồng phấn. - Bẩm công tử, đây là thư của tiểu thư gửi cho ngài, tiểu thư đã đến Vân đồn cảng và ở lại biệt viện Lê gia gần một tháng.... Gia chủ co dặn không được đưa thư cho công tử trước khi chiến dịch cấm dứt... thế nhưng.... thế nhưng.... Hóa ra Lê Tú Xuân vậy mà si tình đến độ mò đến Vân Đồn cảng, xong bị phụ thân cấm tiệt không cho ra biển. Nàng viết thư cũng bị Lê Trung Trực cấm đưa cho Nguyên Hãn trước khi chấm dứt chiến tranh. Gã cậu hờ kiêm bố vợ tương lai này sợ nhi nữ tình trường ảnh hưởng đến Nguyên Hãn. Bóc phong thơ ra xem, tờ giấy còn vương vấn mùi thơm thiếu nữ, những giòng chữ nôm viết theo lối tú hoa đặc chưng của nữ nhân. Chữ không nhiều mà chỉ là một bài thơ ngắn, nhắn nhủ tình cảm của người thiếu nữ đang yêu mà thôi. Chàng trấn Bắc cương,Thiếp tại nam. Bắc phong lạnh thiếp, thiếp thương chàng. Một dòng thư gửi, ngàn tơ rối. “Lạnh đến bên chàng, áo đến không”. ( bài thơ này ta ăn trộm sau đó sửa lại một chút cho hợp ý cảnh) Người ta nói ôn nhu là mộ trôn anh hùng, nhưng Nguyên Hãn lại không cho là vậy. Là một bác sĩ thế kỉ 21 hắn biết rõ sự cân bằng giữ sinh lý và tâm lý mới làm cho con người bền bỉ trong các hoạt động. Kể cả chiến tranh cũng vậy, không thêt lúc nao cũng hùng hục vung gươm vung kiếm chém giết được. Người thời này chưa có khái niệm Stress nên chưa biết sự nguy hiểm của hiện tượng này. Cac binh sĩ chinh chiến lâu ngày là những người dễ bị hội chứng này nhất. Chính vì thế hắn đang có ý định thành lập một đòng văn công chuyên phục vụ cho quân đội.Vừa truyền bá tư tưởng của hắn, lại vừa gây thư giãn tinh thần cho các chiến binh, một công đôi việc. Do không hề có ác cảm đối với chuyện tình cảm trong thời chiến vậy nên hắn khá xúc động khi nhận thư của Tú Xuân. Thật ra trong lòng hắn thấy có lỗi thì nhiều hơn, Nguyên Hãn hắn cũng có chút ưa thích cô em họ này. Nói là yêu thì chưa đến nỗi nhưng thích thì hẳn là có. Xong thời gian qua hắn quá bận bịu với việc thực hiện kế hoạch của mình mà đến gần 4 tháng trời không hề lien hệ gì cùng Tú Xuân. Nói trắng ra Nguyên Hãn hắn cũng là một thiếu niên mà thôi, thích cái đẹp yêu cái đẹp là bản năng. Mà Tú Xuân thì quá đẹp, lại đẹp thêo nét đẹp của bà Lê Thị Hoàn thế nên càng gây cảm giác gần gũi cho hắn. Nhớ đến câu nói " Em nguyện ý" lại nhớ đến mùi hương xử nữ, với tấm thân mền như nước trước đây đã lao vào lòng hắn Nguyên Hãn trở nên rạo rực hẳn lên. Nên nhớ rằng Nguyên An đến từ thế kỉ 21 chuyện yêu đương rất cởi mở do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thân thể kiếp này. - Tối này ngươi qua lều của ta, ta có bức thư gửi cho Tú Xuân, dặn nàng chờ ta tại Vân Đồn ta sẽ sớm về gặp nàng. Nguyên Hãn đã trở về chướng bồng rồi, hắn có rất nhiều công việc phải làm. Đầu tiên là tự minh nhận xét những khuyết điểm trong cách bố trí quân đội từ đó đưa ra bàn bạc điều chỉnh với các chúng tướng. Và hắn cũng yêu cầu những người lãnh đạo từng nhóm quân phải làm điều này và đưa ra cùng bàn bạc. Thứ hai hắn pahir đọc kĩ lại bản danh sách chiến lợi phẩm thu được, từ đó có thể định hình một cách chính xác kề kế hoạch tương lai gần dựa trên các tài nguyên đó. Nhưng trước tiên Nguyên Hãn hắn phải viết thư cho người yêu nhỏ của hắn đã. Thật ra Nguyên Hãn kiếp này hoàn toàn có thể làm thơ, phú, vẽ tranh. Chỉ là không giỏi như cầm binh đánh giặc, hay võ công của hắn thôi. Nhưng lâng này Nguyên Hãn quyết định tự mình làm mà không ăn cắp của ai cả. Hắn ăn cắp mà viết thư tình là thiếu tôn trọng đối phương. Ngay kể cả Tu Xuân không biết thì cũng là thiếu tôn trọng bản thân. Nhín cảnh biển bao la, lại hơi nhớ nhung về người con gái dịu dàng xinh đẹp vậy mà hắn cũng có cảm hứng nặn ra một mài thơ để đáp lại nàng. Nghìn con sóng lớn vờn đại phong Chiến thuyền lướt nhẹ gợi cõi lòng Nhớ em, tình này như Đại Hải Sâu thẳm mênh mông khó đếm đo. ( Thơ do ta làm, lần đầu làm thơ cấm gạch đá... không ta dỗi) Tất nhiên hắn là binh nghiệp 100% thế nên thơ của hắn cũng chứa đầy đao quang kiếm ảnh, kể cả là thơ tình. Cái đặc trưng này thì không thể thay đổi được. Đến cả nét chữ của hắn cũng vuông sắc tựa như từng nhát kiếm phác lên tờ giấy vậy. Nói chung là một bức thư tình hơi bá một chút, nhưng chắc một cô gái nhẹ nhàng thấu hiểu hòng người như Tú Xuân cũng chấp nhận thôi. Kẻ khác mà nhận thư có lẽ lại tưởng tượng ra chiến thư không chừng. Lần này hài lòng nhất đối với Nguyên Hãn có lẽ là thu được 5 chiến thuyền 3 tầng gài 50m rộng 20m của thủy quân Giang Môn. Đây mới là mẫu chiến hạm mà Nguyên Hãn cần. Không cần quá to lớn chỉ cần chắc chắn và linh hoạt. Các tầng của chiến hạm này được làm khá thấp cho nên tính cân đối của nó rất tốt. Với chất gỗ cực tốt của nó thì Nguyên Hãn xem ra loại chiến hạm này thích hợp viễn đương hơn cả mấy chiến hạm thu được từ Cầm Bành. Tất nhiên Nguyên Hãn vẫn hi vọng những thợ thủ công ở Phượng Hoàng đảo có thể đóng mới một chiếc thuyền Đáy nhọn Long cốt, Loại này mới thực sự chịu đựng được gió bão một cách tốt nhất.