Lúc này đây tại bến cảng đã tập trung đủ bốn thuyền buôn của lê Gia theo yêu cầu của Nguyên Hãn. Đây là loại thuyền khá lớn vào lúc này với chiều dài lên tới hơn 100m. Thuyền có trang bị ba cột buồm mành đặc chưng của thuyền Á Đông, Những buồm mành này được gắn cân đối vào cột buồm, hầu hết thuyền Á Đông thế kỉ 15 vẫn giữ nguyên phong cách như vậy. Vì không quá trú trọng đến viễn dương mà chỉ loanh quanh trong vùng biển nông và kênh rạch song ngòi nên cả nhà Minh lẫn Nhà Trần hay Chiêm thành là những nước có thủy quân hùng mạnh trong khu vực nhưng cải tiến mang tính đột phá trong cấu tạo thuyền thì 1000 năm qua vẫn rất ít. Chính vì lý do này Nguyên Hãn mới quyết định đi tìm công nghệ mới tại Châu Âu. Thuyền của Á Đông thường là đáy bằng hoặc đáy nông, Rất khó chuyển hướng khi di chuyển, Những thuyền nhỏ cũng được chế tạo đáy thuyền hình vòng cung với tay chèo thì có vẻ linh hoạt hơn. Song tất cả đều không phải là cấu tạo Long Cốt thuyền như Châu Âu thuyền buồm. Khả năng chịu đựng với gió bão của loại thuyền đáy bằng kém xa so với thuyền đáy nhọn kết cấu Long Cốt. Ba con thuyền buôn Đáy bằng với ba cột buồm là kết cấu chung phổ biến của thuyền buôn lúc này. Loại thuyền này thường dài từ 100m đến 120m cá biệt có thể lên đến 200m. Lúc này đây Nguyên Hãn đang kiểm tra kết cấu của thuyền buôn trong khi các binh sĩ đang tháo dỡ vũ khí vận chuyển lên thuyền. Chiếc thuyền này quả thật không phải thiết kế ra để dành cho chiến đấu. Thuyền chỉ có một sàn duy nhất lộ thiên. Do đó vừa dùng để cho thuyền phu chèo, vừa để cho binh sĩ tác chiến quả là rất khó khăn. Cũng không thể trách họ dược ngàn năm qua mấy dân tộc như Chăm Pa, Việt Nam, miền Đông Nam Trung quốc qua lại buôn bán cùng với nhau đã đủ kiếm hoài không hết tiền. Ngay cả khu vực của họ còn chưa khai thác hết tiềm năng nên không hề có động lực thúc đẩy viễn dương. Khi không có động lực thì tư duy của họ không thể phát triển theo hướng này được. Chấp nhận với điều kiện hiện tại Nguyên Hãn lập tức bố trí hai khẩu pháo lên trên sàn thuyền. Pháo đồng thời này tại Trung Quốc và Việt Nam đều đã có, song pháo của Việt Nam tiến bộ hơn nhiều. Có được điều đó là do những suy nghĩ tân tiến vượt thời đại của Hồ Nguyên Trừng. Song các khẩu pháo rất quý hiếm chỉ có thể xuất hiện trong quân đội triều đình. Người trong dân gian chưa từng gặp qua. Những khẩu pháo thời này thường rất khổng lồ, to dài và nặng. Trung bình thường từ mất chục tấn trở lên. Lý do đó là vì thuốc nổ yếu kém chưa pha trộn đúng tỉ lệ nên lực đẩy đầu đạn không tốt. Bắt buộc họ phải chế tạo pháo thật to và dài mới có thể đưa đầu đạn đi xa. Thứ đến do Pháo được đúc bằng đồng và gang thế nên độ chịu đựng của thân pháo cực kém nên cần đúc thật dày nếu không khi bắn địch thủ chưa chết thì mình chết trước vì Than pháo nổ tan. Nhưng tất cả điều này không thuộc phạm vi của hai khẩu pháo mà Nguyên Hãn đưa lên thuyền. Đây là hai khẩu pháo mini mà thôi. Chúng chỉ dài 1,5m và đường kính 20 cm, có thể bắn viên đạn kích cỡ 10cm đường kính mà thôi. Riêng trọng lượng của thân pháo chỉ là 1,2 tấn. cộng thêm cả giá pháo bánh xe, càng trống trượt cũng chỉ lên đến 2tấn mà thôi. Việc di chuyển chúng không hề khó khăn vì có thể tháo rỡ ra theo từng bộ phận. Tổng cộng chỉ cần 10 người đan ông lực lưỡng là có thể bốc vác lên thuyền nhẹ nhàng. Còn trên bộ thì khẩu pháo này càng dễ vận chuyển. Có thể bốc thẳng lên xa ngựa kéo đi, nếu không thì buộc trực tiếp ngựa vào để kéo pháo. Đây là kiểu pháo nhẹ nhất cơ động nhất dành cho bộ binh. Song với thời đạinày thì dùng cho chiến thuyền vẫn rất hiệu quả. Tuy rằng vẫn còn nhiều điểm bất cập cần giải quyết nhưng nói chung với thời điểm hiện tại thì đã là khá tốt rồi. Súng thần công của nhà Minh có thể bắn viên đạn gang di xa 100m thêm vào đập nẩy và lăn nếu bắn trên đất liền thì có thể lăn đến 150m. Súng Thần công của Hồ Nguyên Trừng là 180m dài cộng them đập nảy có thể lên tới 250m. Tất nhiên đây chỉ là con số ước lượng trong thực tế có thể sai số một chút nhưng tuyệt đối không khác biệt quá lớn. Nguyên Hãn biết được điểm này là do lịch sử ghi nhận lại. Trong khi đó lúc này Pháo hay Súng Thần Công tại Châu Âu dược sử dụng khá ít, và dường như rất hiếm. Trong khoảng thời gian từ thế kỉ 14 đến cuối thế kỉ 15 thì chính Châu Á mới là những người vượt trội về công nghệ hỏa khí. Mãi đến Sau trận chiến trăm năm giữa Anh và Pháp thì Châu Âu mới đột phá vượt trội về mặt hỏa khí so với Châu Á. Nhưng giờ đây kẻ vượt trội lên tất cả lại là Nguyên Hãn, với khẩu Pháo mini của hắn. Đừng khinh thường khẩu pháo bé nhỏ này. Vì nó được cấu tạo vượt trội thời gian. Thứ nhất đó là có tử pháo nên tốc độ bắn cực nhanh, nếu thao tác đúng thì một phút có thể bắn một phát. Thứ hai nòng pháo có rãnh xoắn. Điều này mãi đến cuối thế kỉ 16 đầu thế kỉ 17 con người mới nghĩ ra đấy. Tại sao Nguyên Hãn không chế tạo súng hỏa mai có rãnh xoắn. Căn bản là các công tượng không làm nổi vì đường kính lòng súng quá bé chỉ có 1cm nên không cách nào tạo rãnh được. Nhưng với lòng pháo len tới 10 cm thì họ hoàn toàn có thể mài nhẵn lòng Pháo sau đó thủ công mà mài rũa tạo nên rãnh xoắn. Kết quả cưck kì khả quan. Chỉ với 1kg thuốc súng đen thì có thể đưa đầu đạn hình trụ đi xa đến 400m. Đây là loại đạn chuyên dành để phá thuyền và các công trình kên cố. Vì chúng bay ra với lực xoáy nên vừa đi thẳng theo quỹ đạo mong muốn vừa có sức công phá cực mạnh. Loại đạn tròn từ Pháo thì không tận dụng được nhiều lợi thế từ rãnh xoắn nên chỉ có thể bay xa hơn 200m mà thôi, nhưng nó lại có chức năng đập nảy nên rất có sức sát thương co bộ binh. Loại đạn thứ ba là mảnh gang nhỏ tác dụng trong chiến đấu gần và quần công thì chỉ có tác dụng trong phạm vi dưới 100m mà thôi. Xong đây mới là con át chủ bài của quân đội rừng thần. Mãi đến ngày 7 tháng 2 âm lịch thì đội ngũ cuối cùng của quân Nguyên hãn mới tới nơi tập kết. Do tất cả binh lính của Nguyên Hãn đều là bộ binh nên khôg quen với đi thuyền trên biển. Do đó Nguyên Hãn quyết định ở lại bến cảng thêm một tuần thời gian để các binh sĩ làm quen với việc chiến đấu trên thuyền. Đơn giản các binh sĩ theo thuyền ra khơi gần, lượn qua lượn lại để tập làm quen với sự chong chành trên bong tàu. Sau đó là để những binh sĩ say sóng làm quen và hồi phục thể lực, tiếp theo đó là bơi. Nói chung quân sĩ Nguyên Hãn đều biết bơi do chương trình huấn luyện của hắn có mục bơi lội. Nhưng bơi ở song đà và bơi ngoài biển là hai chuyện khá chênh lệch vậy lên tập cho quen với việc bơi trong sóng biển cũng là cần thiết. Việc tiếp theo là tập xạ kích đạn thật trên boong tàu. Cũng may là không phải đứng bắn cung tên trên bong tàu chòng chành mà là nằm rạp hoặc quỳ gối một chân bắn súng hỏa mai thế nên mấy con vịt cạn này học rất nhanh. Thế nhưng việc thương đao chiến đấu trên bong tàu thì họ vẫn chưa thể tiến bộ ngay được. Song thời gian gáp rút họ chỉ có thể làm như vậy mà thôi.