Mùa này hoa chưa nở
Chương 35 : người đàn ông lạ
Dương Khải Minh không về thẳng nhà luôn mà được bố mẹ đưa đến bệnh viện kiểm tra lại. Trong suốt quãng đường đi, Trình Phi Tâm càu nhàu không ít về đứa con trai của mình:
- Nếu không phải bạn bè phát hiện ra thì giờ con đã không còn chân để đi rồi ấy chứ.
Dương Khải Hòa đang lái xe nhíu mày nói:
- Mình nhẹ nhàng với con một tí. Nó đang là người bệnh mà.
Trình Phi Tâm để ngoài tai lời nói của chồng, tiếp tục giáo huấn đứa con hư:
- May mà nó không mất quá nhiều máu. Con xem nó bị nhiễm trùng như vậy không phải rất nguy cho đôi chân mình sao ?
- Dương Khải Minh, rốt cuộc thì con có nghe thấy mẹ nói gì không hả ?
Dương Khải Minh gục đầu vào cửa xe, lim dim mắt ngủ. Trinh Phi Tâm thấy vậy liền bực bội nói:
- Cha con các người đều giống hệt tính nhau. Lúc nào cũng để tôi phải lo nghĩ.
- Mình tự nhiên lôi anh vào làm gì ?
- Tôi nói còn không phải sao ?
Dương Khải Hòa thấy vợ mình đang tức giận, cũng không muốn cố làm to chuyện, chỉ vỗ vỗ nhẹ lưng vợ thay cho lời nói.
Chỉ có bàn chân trái phải băng bó một thời gian do mảnh vỡ đâm khá sâu. Còn bàn chân phải của Dương Khải Minh chỉ bị xước nhẹ, dán băng vào là xong.
Tình Phi Tâm nghe được lời của bác sĩ thì mới nguôi ngoai phần nào:
- Tuy rằng bác sĩ bảo con phải nghỉ 1 tuần để dưỡng thương. Nhưng xuất gia lúc nào thì còn tùy thuộc vào thái độ và độ nghe lời của con nữa đấy.
Dương Khải Minh bất mãn nói:
- Nhưng mẹ, con .....
- Không nhưng nhị gì hết. Nếu còn ơ hay gì nữa thì 2 tuần. Thậm chí là cả tháng đấy cu cậu ạ.
Trình Phi Tâm nói rồi liền ngồi vào ghế phụ, đóng sầm cửa lại.
Dương Khải Minh được cha dìu đằng sau ấm ức nói:
- Còn không phải tùy thuộc vào tâm trạng tốt hay xấu của mẹ sao ?
Dương Khải Hòa bật cười, thật hiếm khi thấy hai mẹ con bất hòa. Ông an ủi:
- Đừng mặc cả với mẹ con. Bà ấy mua 2 cân quýt chỉ với 20 nghìn trong tay đấy.
Cửa kính xe đột ngột hạ xuống, Trình Phi Tâm liếc xéo người đang nói xấu mình:
- Nếu không nhờ tôi thì ông có được ăn quýt ngập chân răng trong vòng nhiều ngày như thế không ?
Dương Khải Hòa cười cười:
- Haha...Khải Minh mau vào trong xe ngồi đi con. Ngoài này gió lạnh quá.
Thời tiết bắt đầu chuyển mùa nên có chút thay đổi bất thường. Mới hôm qua còn nắng gắt vậy mà hôm nay đã gió lạnh.
Diệp Minh nguyệt kéo chiếc mũ của áo gió lên đội, xoa xoa tay lại.
Ngoài trời mưa phùn nhẹ. Ướt. Đọng lại vài giọt nhỏ li ti trên chiếc áo phao gió màu vàng.
Hôm nay lại đến ngày đi chợ hộ.
6h sáng mà trời vẫn còn tối. Cũng chính vì lí do này khiến Diệp Minh Nguyệt thức dậy muộn hơn bình thường.
Lúc đi ngang qua nhà Dương Khải Minh, thấy cửa vẫn đóng, đèn điện trong nhà mới chỉ thấy sáng lấp ló ở phòng bếp. Cô Trình có lẽ đang làm đồ ăn sáng.Diệp Minh Nguyệt ngước nhìn lên tầng hai, vẫn tối om. Cô nghĩ chắc cậu ấy vẫn còn đang ngủ. Dương Khải Minh đã nghỉ gần một tuần nay rồi. Dù sao cũng nên qua thăm một chút. Đành phải đợi khi nào cậu ta dậy.
Diệp Minh Nguyệt chỉnh mũ lại, tránh để cho hạt mưa rơi vào tóc. Hôm qua cô vừa mới gội đầu, không muốn mới sạch sẽ đã lại bị bẩn nhanh.
Sau một tiếng đồng hồ chạy vặt ở chợ. Diệp Minh Nguyệt chỉ còn mấy thứ đồ dùng gia dụng hằng ngày nên cô ghé mua nhanh ở tiệm tạp hóa gần khu nhà.
Diệp Minh Nguyệt chạy vội vào tiệm, đặt giỏ đồ xuống, tiện luôn bỏ mũ áo. Cô đi vòng quanh tiệm mua ấy đồ còn lại trong danh sách rồi đem vào tính tiền.
Bác chủ cửa hàng là một người phụ nữ ngoài 50 tuổi, thân hình đầy đặn. Mọi lần thường là đứa con trai học cấp hai bán hàng. Có lẽ hôm nay thằng bé còn phải đi học.
Diệp Minh Nguyệt không thắc mắc nhiều, chọn đồ xong thì đưa luôn cho bác tính tiền.Thấy Diệp Minh Nguyệt mua đồ thì hồ hởi :
- Cháu là Minh Nguyệt đấy à ? Eo ôi xinh gái giống mẹ nhỉ ?
Diệp Minh Nguyệt cũng chỉ vâng cho lấy lệ. Bác gái kia thấy vậy vẫn tiếp tục nói, tay vẫn chưa muốn tính tiền:
- Nghe nói bố cháu đánh nhau với người ta rồi nằm viện à ? Thế đã đỡ chưa ?
Diệp Minh Nguyệt nghe nhắc đến bố mình thì tự nhiên thấy nhói. Cô vẫn cười đáp lại:
- Bố cháu ra viện được mấy hôm rồi ạ ?
Bác chủ kia vẫn có ý muốn tiếp tục câu chuyện. Diệp Minh Nguyệt thấy thế liền nói chen vào :
- Bác xem chỗ này hết bao nhiêu tiền ạ ?
Người chủ thấy khách của mình có vẻ vội đi. Lúc này mới bắt đầu lẩm nhẩm tính tiền:
- Một chai nước mắm 18 nghìn, hai túi muối 10 nghìn,.... Của cháu hết 68 nghìn.
Diệp Minh Nguyệt đưa luôn cho người chủ 70 chục cho tròn. Nếu cứ rề rà ở đây mãi chắc cô còn phải nghe thêm mấy câu chuyện nữa.
Bác gái kia tuy là người nói nhiều nhưng tính tình lại rất tốt. Thấy khách đưa thừa tiền liền gọi với lại:
- Này này. Làm gì mà đi vội thế. Vì cháu đưa tiền thừa nên cô nói nhỏ cái này. Con gái đi đâu về khuya nhớ phải cẩn thận đấy. Dạo gần đây trong khu xuất hiện một người lạ mắt lắm. Ông ta cứ quay quẩn đây suốt thôi. Cháu phải để ý đấy nhé.
Diệp Minh Nguyệt vui vẻ cảm ơn lời nhắc của bác gái. Cô đã từng đọc đâu đó trên mạng có mấy bình luận về người hàng xóm của mình: Tôi béo thì bảo tôi có bầu. Gầy thì bảo tôi đi phá thai. hay Đeo khẩu trang thì đồn sửa mũi.
Diệp Minh Nguyệt lắc lắc đầu. Tuy không biết tin này có thật hay không nhưng tính cách thật thà của bác gái tiệm tạp hóa làm cô thay đổi nhiều suy nghĩ trước đây.
Khác với tính cách trầm, lạnh lùng của đứa con trai mười mấy tuổi hay bán hàng thì Diệp Minh Nguyệt lại thích bác gái đầy đặn và mặn này hơn.
Vừa truyền báo được một tin tốt, người phụ nữ chủ cửa hàng vui vẻ ngâm một câu hát. Đứa con trai già trước tuổi đút tay túi quần đứng trên bậc cầu thang nhìn mẹ mình, uể oải nói:
- Mới sáng sớm mà mẹ đã ca hát om sòm
- Trời đẹp thì ca Mẹ vừa làm được một việc tốt đấy con trai của mẹ à.
Người con trai như vừa nghe thấy một câu chuyện cười. Bật cười khanh khách, nói:
- Lại có người ngốc nghếch nào đi nghe chuyện giả của mẹ à ?
Người mẹ thấy thế liền mất hứng, nói:
- Kệ tôi. Anh có giỏi thì xuống coi tiệm đi. Tôi đi buôn chuyện với bố anh.
Người con trai thấy vậy liền nhún vai, xuống lầu.
Sau khi người phụ nữ vừa vào bếp chuẩn bị bữa sáng. Cùng lúc đó có một người đàn ông lạ mặt bước vào tiệm.
Người con trai quan sát người khách lạ mặt. Quần áo màu đen sờn vải nhiều chỗ, chân đi đôi giày đã nát. Ông ta gọi một bao thuốc lá.
- 50 nghìn.
- Mày đùa tao à ? 50 nghìn cho một bao thuốc lá.
- Ông không thích thì tự mua chỗ khác.
Người đàn ông có vẻ như rất vội. Từ lúc vào tiệm cho đến lúc chờ lấy đồ, mắt ông ta cứ nhìn về hướng người con gái đang đi.
Người đàn ông rút ra trong túi quần tờ 50, phe phẩy trước mắt cậu bé:
- Tính cả tiền thuốc và cả tiền một bao tao đang cần.
Cậu bé khó chịu nói:
- Ông cần thứ gì ? Bao ni lông để đựng rác sao ?
Người đàn ông bật cười:
- Cùng là đàn ông với nhau. Mày phải hiểu tao đang cần cái gì chứ. Nhanh lên tao đang vội lắm.
- Không có bán.
Người đàn ông lạ mặt có vẻ mất hết kiên nhẫn, đập tờ tiền xuống rồi bỏ đi. Vẫn là hướng đó.
Người mẹ lau lau qua tay vào tạp dề, từ phòng bếp đi đến:
- Làm gì mà ầm ĩ thế. Tí bố dạy lại quát cho. Có mỗi coi hàng thôi làm làm cũng không xong.
Đứa con liền chỉ vào người đàn ông đang vội đi, hỏi:
- Mẹ biết ông ta là ai không ?
Người mẹ nheo mắt lại, cố nhìn cho rõ rồi tỏ ra bực dọc sau khi biết đó là ai:
- Lần sau đừng có bán hàng cho loại người đó. Ông ta là cái người kì lạ mà mấy cô hàng xóm hay kể í. Mẹ vừa nhắc chuyện đó cho con bé Minh Nguyệt xong. Mà sao ông ta lại đi hướng đó nhỉ ? Con bé Nguyệt đó không biết đã về đến nhà chưa ? Mong đừng đen đủi gặp ông ta.
Người con trai nghe vậy liền lập tức chạy lên gác. Người mẹ chỉ nghe tiếng quay điện thoại rồi giọng con trai mình loáng thoáng:
- Anh Khải Minh, em thấy có chuyện không hay rồi....
Diệp Minh nguyệt lúc này mới nhớ ra bà Từ hôm nay có làm món bún để ăn trưa. Lúc đi ngang qua lấy danh sách mua đồ cô có hỏi bà cần thêm rau gì không. Bà Từ lại từ chối, nói không tiện đường.
Diệp Minh Nguyệt nghĩ thầm. Dù sao vẫn còn sớm lại tiện đường. Mẹ Diệp hôm nay định nấu món đậu phụ sốt cà chua. Vậy là cô cần thêm cà chua cho mình, hái thêm ít rau mùi cho bà Từ nữa. Tiện cả đôi đường. Chân nhanh chóng đi đến khu khu xưởng cũ. Nơi mà mọi người trong khu dùng làm vườn rau. Diệp Minh Nguyệt vẫn không biết có người đang đi sau mình.
Truyện khác cùng thể loại
16 chương
63 chương
108 chương
45 chương
8 chương
21 chương
91 chương