Tạm nghỉ ở Thiên Hữu tự trong thành. Đây là quy củ của Liên tự, bất luận mở đàn ở đâu đều tá túc ở miếu phụ cận
Miếu không phải lớn, nhưng hương khói hưng thịnh. Thờ phụng Quan Âm, tư thế ngồi xếp bằng trên hoa sen. Chỉ có mấy tăng nhân. Vào cửa hành lễ Phật đã lạy chủ trì sư phó, sư phó biết y từ trên núi xuống giảng kinh phật nên rất nhiệt tình. Chủ trì pháp danh Không Chí, người ra hiệu để đệ tử mang Pháp Tịnh tiến vào thiện phòng ở hậu viện.
Dẫn đường pháp hiệu Minh Đức, tiến vào hậu viện mới phát hiện tiền viện tuy nhỏ hẹp nhưng bên trong chùa lại vô cùng rộng lớn, từ tiền viện tới hậu viện cũng đi rất lâu, tuy Tịnh Thổ* tông và Thiền tông* không đồng tông (Đ: tên các phái của Phật giáo), nhưng từ trước đến giờ hòa khí không có xung đột. Đặc biệt đối với với bọn họ đệ tử của Thiền tông bộ pháp, Phật pháp có nét tương đồng, nội dung kinh phật cũng khá giống nhau.
"Đại sư, thiền phòng của ngài ngay tại Bắc viện, phương trượng cùng đệ tử sư huynh đệ đang ở Nam viện chuẩn bị phòng cho thí chủ đến chùa cầu tử (Đ: Tử ở đây chỉ con cái:3)." Minh Đức cung kính chỉ phía trước.
"Cầu tử?"
"Đúng vậy, Thiên Hữu tự chúng ta nổi danh nhất chính là việc cầu tử. Bất luận là vì sao không dục (Đ: ý vô sinh), chỉ cần để nữ thí chủ ở đây tu dưỡng, không đến hai, ba tháng nhất định sẽ có con của Quan Âm. Vì lẽ đó mà Nam viện chỉ có một lỗ hổng để đưa cơm chay và thức ăn, nữ thí chủ được ngăn cách với bên ngoài để ở trong dốc lòng tu thân.
"A di đà Phật, Bồ Tát từ bi."
Phòng ngủ hết sức đơn giản. Vào cửa tay trái chính là giường, bên trên có đề dòng Phật tự bằng mực vàng. Bên phải có bày cái bàn gỗ không lớn không nhỏ, trên bàn còn ngọn đèn bằng dầu hạt cải đang cháy, lộ ra một cái bấc đèn ngắn, bên cạnh là giấy và bút mực, chuẩn bị vô cùng đầy đủ. Trên bàn giựa vào giường có đốt chút đàn hương, Pháp Tịnh nhẹ nhàng hít một hơi Phật hương trong phòng.
Phòng khách cùng phòng phương trượng khá gần nhau, đây cũng coi như thật tâm đối đãi. Pháp Tịnh đối với việc đối đãi với khách như vậy hết sức cảm kích, hai tháng này y đã đi qua rất nhiều nơi, Lạc châu, Tương châu, có lời lẽ vô tình, có nơi lại đối đãi qua loa cho xong, thậm chí còn chưa đặt chân vào cửa viện đã bị đuổi ra khỏi cửa. Pháp Tịnh ngược lại cũng vui vẻ chấp nhận, trải qua lần tu hành này, thâm thiển tự ngã Phật, lãnh noãn các chúng sinh (Đ: ý kiểu Phật thế nào, cũng k bằng ấm lạnh của lòng người? Chăng?). Đương nhiên, nếu tất cả đều như Thiên Hữu tự, vậy thì còn gì tốt hơn, Phật ban cho y sự may mắn.
Minh Đức dẫn Pháp Tịnh vào cửa xong liền đóng cửa lại đi ra ngoài. Pháp Tịnh đem giỏ trúc nhẹ nhàng để dưới đất, mở nắp lấy ra mấy quyển kinh phật, nắm niệm châu nhẹ nhàng hướng về trên bàn để xuống. Rút tấm đệm cói ra ngồi xếp bằng, bắt đầu mở kinh phật ra đọc.
Không biết trải qua bao lâu, cũng chưa muộn. Pháp Tịnh nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng chim hót, líu lo dễ nghe, Pháp Tịnh đặt cây viết trong tay xuống, nhẹ nhàng đứng dậy đến trước cửa sổ. Đẩy một cái, nha, hóa ra bên ngoài là cánh rừng, lá trúc chập chờn, vô tận thanh u.
Nếu không phải sư phó nói cho y biết, người ra kinh phí thiết đàn giảng kinh lần này là Bộc Dương Quảng Hoài lão gia, nếu như Bộc Dương lão gia không không lập thiết đàn ở hậu hoa viên, Pháp Tịnh cả đời cũng không gặp người nhiễu loạn thân tu hành của y.
Truyện được đăng tại https://www.wattpad.com/user/Duonglam04
Khai đàn mất ba ngày, Bộc Dương lão gia thường đến Liên tự để nghỉ ngơi, đến Liên tự đã là thói quen của ông ấy, bình thường sư phụ không hay ra ngoài giảng kinh. Đa phần là để đồ đệ, đồ tôn nổi bật nhất đi, cho nên đồng dạng lễ tán.
Bộc Dương phủ là phủ lớn nhất Tề Thành. Bộc Dương Kinh phụ thân của Bộc Dương Quảng Hoài từng là khai triều Đại tướng quân, bởi vì bị cắt bỏ chức vị mà chuyển đến Tề Thành. Bộc Dương Quảng Hoài khi đó đã mười lăm, ông hiểu những gì phụ thân mình trải qua nên cũng không muốn tiến vào đường công danh mà ở Tề Thành đọc kinh rồi học thương nghiệp. Đến tận mười lăm năm trước phụ thân ông được minh oan, phục hồi nguyên chức, muốn dẫn cả nhà già trẻ lớn bé đến kinh thành, duy chỉ có ông không muốn, ông nguyện ở lại Tề Thành quản lý chuyện làm ăn. Bộc Dương Kinh không khuyên nhủ được ông, phụ thân đành phải mang theo con trai cả đến kinh thành. Ai biết tám năm trước, ca ca từ nhỏ thể nhược của ông qua đời. Bộc Dương Kinh cảm thấy con trai lớn từ nhỏ đã chịu khổ, mình tòng quân ở bên ngoài, con lớn theo thê tử về quê sống, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, bị bệnh cũng không có tiền chữa, cuối cùng thành bệnh nan y. Nhất thời khí huyết công tâm (Đ: nhồi máu cơ tim), cưỡi hạc về trời. Bộc Dương Quảng Hoài còn lại mình lão mẫu, từ chối hoàng đế ban thưởng. Mang theo mẫu thân trở lại Tề Thành, ai biết mẫu thân đến nửa năm liền cũng theo phụ thân và ca ca đi mất.
Bộc Dương Quảng Hoài một năm không cha không mẹ không thân thích thì thương tâm không ít, tuy có thê tử Vương thị cùng nhi tử ở bên cạnh ông, thế nhưng vẫn cứ sầu não uất ức. Vương thị thấy trượng phu như vậy liền mời một đại sư ở Liên tự Tề Thành tới mở đường, đại sư kia chỉ cười cười cùng Vương thị nói một câu nói: Khi nào thả xuống bi thương, khi nào thân người sống mãi. (Đ: mình k hiểu đoạn này lắm, nhưng có hiểu là người thân luôn sống mãi trong tim mình chăng?)
Vương thị đem lời nói truyền lại cho Bộc Dương Quảng Hoài, chính câu nói này đã cứu Bộc Dương Quảng Hoài, cũng coi như ông ngộ tính không tệ, không bao lâu liền hoàn toàn tỉnh ngộ. Sau lần đó, Bộc Dương Quảng Hoài rộng rãi kết thiện duyên, cúng trai tăng lễ Phật, bất luận chuyện làm ăn ngang tàn đến mước nào, nhưng đối với Tề Thành bách tính cực khổ đều hết lòng giúp đỡ. Mà Bộc Dương Quảng Hoài biết người mở đường cho mình là đại sư ở Liên tự, hằng năm đại sư giảng kinh, ông liền hàng năm thiết đàn nghe kinh phật.
Pháp Tịnh khai đàn ba ngày ở hậu hoa viên của Bộc Dương phủ, có bãi cỏ rộng rãi, trong khu đó có một có một khu đất, hơn nữa ở giữa khu đất rộng 3 trượng đó có mấy phiến đá xếp được thành tháp kinh. Nơi giảng kinh phải cao lên một chút, có phần oai phong.
Kinh án, phía bên dưới là đệm cói màu vàng nhạt. Hơn nữa dưới đó cũng phải bày hơn trăm chiếc đệm cói, sự bày biện này so với mấy lần trước không có. Có thể thấy được Bộc Dương lão gia đối với chuyện này rất coi trọng. Pháp Tịnh sớm đã nghe sư phụ Tuệ Giác đại sự nói qua về Bộc Dương thí chủ, mỗi khi có đệ tử của Liên tự hạ sơn giảng kinh, ông nhất định thông cáo Tề Thành, bất luận tam giáo cửu lưu chỉ cần là tín nữ thiện nam đều có thể tới đây nghe kinh phật, vì lẽ đó mà hôm nay, phía dưới có rất nhiều người, y dĩ nhiên có chút căng thẳng, Pháp Tịnh tâm niệm Phật ngữ nhấc một nén nhang bắc đầu khai đàn.
Truyện khác cùng thể loại
9 chương
85 chương
56 chương
35 chương
8 chương