Ký ức nửa đêm
Chương 15
London
Catherine nói chuyện với Constantin Denmiris ít nhất là tuần một lần, và điều đó trở thành một thông lệ. Ông vẫn giữ đều đặn việc gửi quà tặng và khi nàng phản đối, ông bảo đảm rằng đó chỉ là những biểu hiện nhỏ của sự đánh giá kết quả công việc. "Evenlyn nói với tôi cô đã giải quyết tình hình ở Bater giỏi như thế nào", hoặc "Tôi nghe Evenlyn nói là ý kiến của cô đã tiết kiệm cho chúng ta rất nhiều về cái chi phí chuyên chở".
Thực tế, Catherine rất tự hào rằng nàng đã làm việc rất tốt. Nàng đã tìm được một vài việc trong văn phòng có thể cải tiến tốt hơn. Cái khéo léo cũ của nàng đã hồi lại, và biết rằng hiệu quả hoạt động của văn phòng đã giă tăng vì có nàng.
- Tôi rất hãnh diện về cô, - Constantin Denmiris nói với nàng và Catherine cảm thấy đỏ bừng cả mặt vì xúc động.
- Ông thật là tuyệt vời, một con người luôn quan tâm đến người khác.
Phải luôn thay đổi nước cờ, Denmiris quyết định.
Stavros và Chotas thì đã ra rìa một cách an toàn rồi, chỉ có một người còn là cầu nối giữa ông và những gì đã xảy ra là Catherine. Nguy hiểm đã thấy được, Denmiris không phải là một con người có thể chơi trò may rủi. Thật là tội nghiệp, Denmiris nghĩ vậy, rằng rồi nàng cũng phải đi thôi. Nàng đẹp quá. Nhưng trước hết, là cái villa ở Ratina. Ông đã mua cái villa đó. Ông muốn đưa Catherine đến đó làm tình với nàng như là Larry Douglas đã làm tình với Noelle. Sau đó…
Thỉnh thoảng Catherine cũng nhớ lại quá khứ. Nàng đọc trong Thời báo ở London những tin tức về cái chết của Frederick Stavros và Napoleon Chotas, và những cái tên đó chẳng có ý nghĩa gì với nàng trừ cái chi tiết nói rằng họ làm luật sư bào chữa cho Larry Douglas và Noelle Page.
Đêm đó nàng lại nằm mơ.
Một buổi sáng, nàng thấy trên trang báo, có một bài làm nàng đứng ngồi không yên: William Fraser, trợ lý của Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, đã đến London để thảo ra một hiệp định thương mại với Thủ tướng Anh Quốc.
Nàng đặt tờ báo xuống, cảm thấy một cách điên rồ như bị tổn thương. William Fraser. Anh đã một thời có một vai trò quan trọng trong đời nàng. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không rời anh?
Catherine ngồi ở bàn làm việc, cười với nụ cười run sợ mắt nhìn vào đề mục đó trên tờ báo. William Fraser là một trong những người đàn ông thân nhất mà nàng đã được quen biết. Chỉ những kỷ niệm về anh làm nàng cảm thấy ấm cúng và lại yêu anh. Bây giờ anh đang ở London. Ta phải gặp anh, nàng nghĩ. Theo bài báo thì anh đang nghỉ ở khách sạn Claridge.
Catherine quay số điện thoại khách sạn, và ngón tay nàng như run rẩy. Nàng cảm thấy như quá khứ lại biến thành hiện tại. Nàng tự thấy như thèm muốn được gặp lại Fraser. anh sẽ nói gì khi nghe giọng nói của ta? Khi nào anh lại được gặp ta?
Người trực điện thoại nói:
- Xin chào, đây là khách sạn Claridge.
Catherine thở mạnh.
- Xin làm ơn cho tôi gặp ông Fraser.
Catherine cảm thấy như nàng đã bị chạm lòng tự trọng. Ta điên rồi. Sao ta lại nghĩ như vậy nhỉ? Vả lại đến nay, anh có thể có vợ.
- Thưa bà…
- Tôi… không sao. Xin cám ơn. - Nàng đặt ống nghe xuống nhẹ nhàng.
Ta bị muộn quá rồi. Thế là hết. Costa đúng. Hãy để cho quá khứ là quá khứ.
Sự cô đơn có thể là một chất ăn mòn, ăn mòn đi cả tinh thần. Mọi người cần phải chia sẻ niềm vui và kiêu hãnh và cả đau khổ. Catherine ngắm nhìn hạnh phúc của các đôi khác, nghe những âm vang nụ cười của những cặp tình nhân. Nhưng nàng vẫn cố rũ bỏ nỗi buồn cho riêng mình.
Ta không phải là người phụ nữ độc nhất trên thế giới sống một mình. Ta còn sống! Ta còn sống! Không bao giờ thiếu những việc làm ở London. Các rạp chiếu bóng ở London toàn chiếu phim Mỹ và Catherine thích đi xem các phin đó. Nàng đã xem Lưỡi dao cạo; Anna và vua Xiêm; Thoả thuận của người quân tử là những cuốn phim làm xáo động, và Cary Grant thì tuyệt vời trong vai Người chưa vợ là Bobby Soxer.
Catherine đi nghe hoà nhạc ở Acbert Hall và dự những buổi khiêu vũ ba lê ở Sadlers Welles. Nàng đến Statford - Von để xem Anthony Quayle trong The Thaming of the Shrew, và xem Sik Laurence Olivier trong Vua Richard Catherine Alexander. Nhưng cũng hơi kỳ dị vì đi xem một mình.
Và rồi Kirk Reynolds cùng đi với nàng.
Có một lần ngay trong văn phòng, một người đàn ông cao, hấp dẫn đến gần Catherine và nói:
- Tôi là Kirk Reynolds. Cô đã từng ở đâu nhỉ?
- Tôi mong ông tha lỗi!
- Tôi đang chờ cô.
Bắt đầu quen là như thế.
Kirk Reynolds là một luật sư Mỹ, làm việc cho Constantin Denmiris về các công thương quốc tế. Anh vào khoảng trên bốn mươi, tính nghiêm túc, thông minh và rất hay lắng nghe người khác.
Catherine nói về Kirk Reynolds với Evenlyn:
- Chị có biết tôi thích anh ta cái gì nhất? Anh ấy làm tôi có cảm tưởng tôi là phụ nữ. Tôi đã từ lâu không cảm thấy như thế rồi.
- Tôi không rõ. - Evenlyn phản đối nhẹ nhàng. - Nếu tôi là cô thì tôi phải thận trọng. Đừng có vội vàng lao vào làm gì.
- Tôi không muốn, - Catherine hứa.
Kirk Reynolds dẫn Catherine đi chơi một cách đàng hoàng nhiều nơi ở London. Họ đã đến Old Bauley, ở đó có các nạn nhân đã được xét xử qua nhiều thế kỷ, và họ đã lang thang qua các đại sảnh ở Toà tư pháp, đi thăm các quan tư pháp trông rất nghiêm nghị với bộ tóc giả và quần áo dài thời đó. Họ đến thăm phong cảnh nhà tù Newgate, xây dựng vào thế kỷ thứ tám. Ngay đàng trước nơi các tù nhân bị giam giữ, đường sá rộng rãi, rồi lại hẹp lại không bình thường.
- Thế là quá đủ rồi, - Catherine tự nói. - Tôi tự hỏi sao lại xây dựng các con đường như vậy?
- Để thích hợp đối với những đám đông. Đây là nơi người ta dùng để hành quyết công khai.
Catherine rùng mình. Xe đã đến gần nhà.
Một buổi tối, Kirk Reynolds dẫn Catherine đến đường Bến Đông Ấn, đi dọc theo các cột xây ở đây.
- Trước đây không lâu, nơi đây còn có bọn cảnh sát đi tuần hàng hai. - Reynolds nói. - Đây là nơi treo cổ các nạn nhân.
Khu vực này tối tăm và hoang vắng, đối với Catherine, nơi đây có vẻ nguy hiểm.
Họ ăn tối tại Đại lộ Whiteby, một trong các quán ăn lâu đời nhất của London, ngồi trên ban-công xây trên sông Thames, ngắm nhìn các xà lan xuôi dòng sông, và những tàu lớn đang trên đường ra biển.
Catherine thích cái tên lạ của các quán ăn ở London. Ye Olde Cheshire Cheese và Falstaff hay là Con dê đi ủng.
Một đêm khác họ cũng đến ngôi nhà công cộng cổ nhiều màu sắc ở City Road, gọi là Con Đại bàng.
- Tôi đánh cuộc với cô là cô đã từng hát về nơi này khi cô còn là một đứa trẻ, - Kirk nói.
Catherine nhìn chăm chăm vào anh.
- Hát về nơi ấy à? Tôi cũng chưa bao giờ nghe nói về nơi này.
- Vâng, cô đã nghe rồi. Con Đại bàng ở nơi có bài hát cổ.
- Bài hát ru nào?
- Những năm trước đây. City Road đã là trung tâm buôn bán đồ may mặc và vào cuối tuần, các thợ may lại hết tiền, và họ đã phải mang những cái bàn là đến hiệu cầm đồ đợi ngày lương. Vì vậy, có ai đã viết một bài hát ru về điều đó:
Ngược xuôi phô phường
Vào ra quán Đại bàng
Tiền tuôn như nước chảy
Rượu tràn lên bàn ủi(1).
Catherine cười.
- Làm thế nào mà anh biết những điều đó ở thế giới này?
- Các luật sư người ta cho là biết tuốt. Nhưng có một điều tôi không biết. Cô có đi trượt tuyết không?
- Tôi e rằng không. Tại sao?
- Anh tự nhiên tỏ ta nghiêm nghị.
- Tôi sắp đi đến St. Moritz. Ở đó có nhiều người hướng dẫn trượt băng rất giỏi. Cô có đi với tôi không, Catherine?
Vấn đề là cô hoàn toàn bất ngờ.
Kirk đang đợi trả lời.
- Tôi… tôi không biết, Kirk à.
- Cô có nghĩ về điều đó không?
- Có - Người nàng bỗng run rẩy. Nàng nhớ lại khi làm tình với Larry sung sướng biết dường nào và nàng không biết liệu nàng có thể có được những cảm giác đó nữa không. - Tôi sẽ phải nghĩ đến điều đó.
Catherine quyết định giới thiệu Kirk với Wim.
Họ đón Wim ở nhà anh và đưa anh đến quán The Iry ăn tối. Suốt cả buổi tối đó, Wim chẳng có nhìn thẳng vào Kirk Reynolds lần nào. Anh gần như hoàn toàn muốn thối lui. Kirk nhìn Catherine có vẻ dò hỏi. Nàng nói to lên. Nói chuyện với anh ấy đi. Kirk gật đầu và quay lại Wim.
- Anh có thích London không Wim?
- Tất nhiên là có chứ.
- Anh thích một thành phố nào nhất?
- Không!
- Anh có thích thú công việc của anh làm không?
- Tất nhiên có chứ.
Kirk nhìn vào Catherine, lắc đầu và nhún vai.
Catherine nói to:
- Cứ nói đi.
Kirk thở dài, và quay lại Wim.
- Tôi sẽ đi chơi gôn chủ nhật, Wim à. Anh có đi chơi với tôi không?
Wim nói:
- Về gôn, cái gậy đầu bịt sắt, đó là loại sắt bắt vít được, loại sắt chưa qua lửa, loại sắt trộn giở, loại sắt làm lưỡi dao,… và gậy đánh gôn. Các loại đầu bằng gỗ là loại bắt vít bằng đồng, hình cái cùi-dìa dài…
Kirk Reynolds chớp mắt mấy cái.
- Anh giỏi quá.
- Anh ta chưa bao giờ chơi gôn đâu. - Catherine giải thích.
- Wim… chỉ biết mọi thứ có thế thôi. Anh ta chỉ có thể làm mọi thứ bằng toán học.
Kirk đã thấy đủ quá. Anh đã hy vọng được có một buổi tối một mình với Catherine, nhưng nàng lại kéo theo cái thằng cha phiền toái này.
Kirk cười gượng.
- Thế à. - Anh quay sang Wim và hỏi một cách ngây thơ, - Anh có biết hai mũ năm mươi chín là bao nhiêu không?
Wim ngồi đó yên lặng khoảng ba mươi giây, như để nghiên cứu cái khăn trải bàn, và, như Kirk đã hỏi, Wim nói:
- 576,460,303,423,488.
- Chúa ơi! - Kirk nói. - Thật thế à?
- Ề, - Wim càu nhàu. - Thật thế đấy.
Catherine quay sang Wim.
- Wim, anh có thể rút căn bậc sáu của… - Nàng lấy một số ngẫu nhiên - 24,137,585?
Cả hai người đang nhìn Wim, anh đang ngồi đó, mặt vô tư lự không có cảm xúc gì cả. Hai mươi nhăm giây sau, anh nói:
- Mười bẩy, số còn lại là mười sáu.
- Tôi không thể tin điều đó được, - Kirk tuyên bố.
- Hãy tin đi. - Catherine nói với anh.
Kirk nhìn Wim.
- Làm sao anh làm được như thế!
Wim nhún vai.
Catherine nói:
- Wim có thể nhân hai số có bốn con số với nhau trong ba mươi giây, và nhớ được năm mươi số điện thoại trong năm phút. Một khi anh đã biết thì anh không bao giờ quên những con số đó.
Kirk Reynolds đang nhìn Wim Vandeen rất sửng sốt.
- Văn phòng tôi chắc chắn phải có người như anh, - anh nói.
- Tôi đã có việc làm rồi, - Wim ngắt lời.
Khi Kirk Reynolds đưa Catherine về nhà cuối buổi tối đó anh nói:
- Cô không nên quên St. Moritz, phải không?
- Không, tôi không quên.
- Tại sao ta không thể nói là – có!
Constantin Denmiris gọi điện vào khuya đêm đó.
Catherine đã định nói với ông ta về Kirk Reynolds, nhưng cuối cùng nàng quyết định không nói nữa.
Chú thích:
(1) Bàn là, bàn ủi
Truyện khác cùng thể loại
145 chương
51 chương
30 chương
9 chương
54 chương
45 chương