Khoa - ma - mộng giới
Chương 6 : Kiếm
Rừng ma hải càng đi vào sâu bên trong thì càng rậm rạp, nên nhiệm vụ phát cây mở đường giành cho ... cậu nhóc tập sự và Phong. Thiết Thành giải thích cho hai người:
- Bài học đầu tiên kiếm sĩ cần học là vung chém và đâm kiếm. Nên từ giờ việc dọn đường hay phát cây đều giao cho hau người.
Việc này cũng giúp Phong quen thuộc hơn với kiếm của mình. Ở thế giới này, kiếm cũng như người vậy không cái nào giống cái nào. Mỗi người có hệ khác nhau nên thanh kiếm tốt nhất là thanh kiếm hợp nhất với họ. Để làm ra thanh kiếm hợp với mình, một kiếm sĩ phải mất nhiều năm để tìm hiểu có khi thời gian tìm hiểu kiếm còn lớn hơn thời gian từ cấp một lên cấp hai. Ngay từ đầu Phong đưa kiếm cho Thiết Thành xem ông đã nói luôn:
- Nếu là được ông cậu di chúc cho thì cậu cũng lên quen thuộc với nó. Nhưng nói thật, nếu được cậu nên thay thanh kiếm khác. Thanh kiếm này không hợp với cậu một tí nào, cả thanh kiếm làm từ sắt thuần. Mà kim thì lại khắc mộc, nội năng của cậu cho dù mạ hay thẩm thấu vào thanh kiếm này cũng không được coi là tốt nhất. Nội sự mộc hệ thì nên dùng những vũ khí từ cây cỏ là hợp hơn cả, ví dụ như một kiếm gỗ hay cây cung gỗ cô cung thủ đi với chúng ta đang dùng đây. Một thanh kiếm tốt sẽ tăng sức chiến đấu của cậu không chỉ lên gấp đôi đâu. Còn về thanh kiếm này, tuy tôi không chuyên về làm kiếm nhưng cũng biết sơ sơ. Nó được rèn theo trường phái hiện đại.
Rèn vũ khí hay rèn kiếm ở đây được chia làm hai trường phái, cổ điển và hiện đại. Trường phái cổ điển có từ thời đầu cho đến nay, bây giờ nó cũng mai một đi khá nhiều. Thợ rèn theo trường phái này thông thường sẽ phải tìm hiểu xem kiếm sĩ thuộc hệ nào, cách đánh ra sao để mà từ đó chọn nguyên liệu thích hợp. Nguyên liệu chủ yếu là hợp kim, trộn lẫn nhiều kim loại khác nhau trong đấy có nhiều kim loại quý hiếm bằng bí phương của họ. Một thanh kiếm tốt phải đáp ứng được yêu cầu tối thiểu là khả năng tương tác với hệ của người dùng ở mức tốt trở lên, hơn nữa có khả năng bổ trợ cho chiêu thức hoặc từ thanh kiếm ấy tạo được chiêu thức mạnh mẽ.
Trường phái hiện đại mới xuất hiện gần đây hơn 50 năm, và giờ hiện đang chiếm ưu thế. Thợ rèn trường phái này sử dụng công nghệ trang thiết bị hiện đại kết hợp vào thanh kiếm. Công nghệ ở Tân Thiên Quốc phátntriển nhất Thánh giới nên thợ rèn trường phái này cũng đa dạng và giỏi nhất. Kiếm được rèn theo trường phái này không chú trọng về độ hòa hợp hệ mà chú trọng về khả năng nâng cao sát thương và đa dụng của người dùng. Mỗi một trường phái đều có điểm mạnh điểm yếu riêng. Phái hiện đại có nhiều biến tấu hơn, không cần quá chú trọng về sự phù hợp với hệ như cổ điển nên thời gian tạo nên một thanh kiếm ngắn hơn, cần bỏ ít tâm sức hơn. Cùng với việc kết hợp công nghệ hiện đại nên khả năng tàn phá cũng lớn hơn, mức độ sát thương ít khả năng phụ thuộc vào hệ. Các thợ rèn cũng kết hợp máy móc công nghệ vào quy trình làm kiếm nên nó cũng tiện hơn về khoản thời gian và chế tạo hàng loạt. Nhưng điểm yếu của kiếm loại này là dễ hỏng hơn so với kiếm phái cổ điển. Nên trước khi chiến đấu kiếm sĩ thường phải kiểm tra bảo dưỡng kiếm của mình thường xuyên. Vì thế mới có nhiều chuyện tiền đi sửa chữa bảo dưỡng một thanh kiếm còn nhiều hơn cả tiền mua thanh kiếm đấy.
Còn phái cổ điển có lịch sử hàng ngàn năm, những thợ rèn được cha truyền con nối. Những tinh hoa về rèn kiếm được bồi đắp và chắt lọc từ đời này sang đời khác. Kiếm được tạo bằng kiểu này có độ phù hợp đến đỉnh với kiếm sĩ. Có nhiều kiếm sĩ từ lúc dùng kiếm đến lúc gác kiếm chỉ dùng 1 thanh kiếm cổ điển duy nhất. Nhưng thời gian, trí tuệ, chất liệu để tạo một thanh kiếm này phải mất nhiều hơn phái hiện đại rất nhiều. Những khoáng vật hay kim loại để rèn kiếm có khi rất đắt hoặc phải tìm kiếm những nơi hoang sơ. Ở thời kỳ hoàng kim, nghề rèn cổ điển có rất nhiều trường phái mỗi trường phái đều có phong cách riêng cực kì đa dạng. Nhưng theo sự phát triển của khoa học giờ rất nhiều trường phái đã mất tích, những bí phương hay cách rèn cũng chuyển thành cha truyền con nối. Phái cổ điển giờ đây đã đến thời kì thoái trào, còn rất ít người theo nghề và gắn bó với nghề.
Phái cổ điển và hiện đại cũng chẳng ưa gì nhau. Cách biệt nền văn hóa và cách biệt độ tuổi giữa lớp trẻ với lớp già chỉ có kéo dài ra chứ không bao giờ thu hẹp đi, chẳng bên nào chịu hiểu cho bên nào. Bên cổ điển gọi trường phái hiện đại là những kẻ lố lăng, những thế hệ đã biến chất, không hiểu thế nào là kiếm, những thanh kiếm hiện đại chỉ là những thứ chắp vá kệch khỡm. Còn phái hiện đại gọi phái cổ điển là những kẻ cổ hủ, ăn mày quá khứ không chịu tiếp thu những cái mới, những thanh kiếm mất mấy năm rèn ra được mà chỉ dùng được cho một người ...
Truyện khác cùng thể loại
52 chương
43 chương
189 chương
112 chương
17 chương
92 chương
268 chương
137 chương