Buổi Đầu Của Bình Minh
Chương 1 : Chuyến Du Lịch Bí Mật
“Bốp”
Mạnh nhổ con muỗi chết ra khỏi giò mình rồi quăng xác nó vào cái mạng nhện trong góc bàn. Con nhện nhà nhanh chóng chạy lại và đóng gói con muỗi chết lại. Mạnh ngồi im trở lại. Đám muỗi vo ve dưới góc bàn tối lại bâu vào chân nó. Nó nhìn kĩ, nhanh chóng đập thêm cái chát đau điếng và giở tay ra nhìn:
_Tội nghiệp chưa, chết chùm!
Coi bộ nó vừa lập kỉ lục mới đây, hai con muỗi nằm bẹp lép trên tay. Mạnh vứt chúng vào ổ nhện. Một chú nhện trong góc tối nhanh chóng chạy ra giành phần, bụng nó xẹp lép. Xem ra con nhện tội nghiệp nhịn đói đã khá lâu.
‘Ê, ông làm cái gì vậy Mạnh?’
Đức đẩy xe đạp vào trong phòng, trên xe quàng hai bịch nước mía. Mạnh lại lấy một bịch, miệng càm ràm:
‘Đập muỗi chứ làm gì! Cúp điện rồi còn học hành cái quái gì nữa!’
Hiện nó đang ở phòng trọ. Nó đã ở đó khoảng hơn năm năm nay rồi. Nó có một đứa bạn thân ở đó là Trụ Mạnh Đức. Hai đứa chúng nó thân nhau vì cùng học chung trường, chung lớp và cùng ở chung phòng trọ.
Uống hết bịch nước mía, đập thêm chừng khoảng một tá muỗi, Mạnh thẫn thờ:
_Xem tình hình này thì chắc là cúp điện tới tối luôn quá!
Mạnh vừa dứt lời, lập tức ánh đèn trên trần nhà bật sáng trở lại. Đức ngồi đó cười đến nỗi sặc cổ họng. Mạnh nhìn lên cái đồng hồ, tỏ vẻ khó chịu:
_Cười cái gì!
Mạnh chỉnh lại gọng kính cho ngay ngắn trên sống mũi rồi nhìn lên đồng hồ:
_Năm giờ rưỡi, cũng gần tối rồi còn gì. Ra ngoài ăn tối lẹ rồi còn về ôn bài tiếp, mai thi rồi đó!
Hôm nay là một ngày quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông trên cả nước. Kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính thức bắt đầu từ sáng hôm nay. Khoảng sáu giờ sáng, học sinh và phụ huynh đã tụ tập đông đảo ngay trước các địa điểm thi. Nhiều học sinh ở các tỉnh khác đã đến đây tìm nhà ở trọ sẵn trước đó nhiều ngày. Vì vậy, nhiều quán ăn xem dịp này là một trong những dịp mà họ có thu nhập khá nhất trong năm. Đơn giản chỉ vì tất cả thí sinh trên đất nước đều đổ dồn về các trường đại học lớn để thi nên lượng khách đến các quán ăn gần trường sẽ tăng lên đột biến. Còn đối với học sinh, đây là một trong những con đường đi đến tương lai của họ, vì vậy cuộc thi này đối với họ rất quan trọng. Nhưng số lượng người tham gia thi thì đông mà chỉ tiêu tuyển sinh của các trường thì ít. Cho nên đây là cuộc cạnh tranh gay gắt, chỉ có ai có đủ bản lĩnh mới có thể thi đậu vào được cánh cửa đại học.
Bên trong trường lúc này mọi người đều đang lấy bài ra ôn lại, nhưng cũng có vài người chắc vì tự tin vào khả năng của mình nên không cần ôn bài lại. Tất cả mọi người trong phòng thi hầu hết đều không quen nhau nên họ ít nói chuyện với nhau. Rồi bất chợt chuông reo lên và kèm theo lời thông báo thí sinh tập trung trước cửa phòng thi để đợi giám thị đến. Họ nhanh chóng tập trung ngay cửa phòng. Khi giám thị đến, họ đợi đọc đến tên mình rồi vào phòng đợi đến lúc bắt đầu phát đề thi. Từng giây, từng giây chờ đợi trôi qua sao cứ dài như cả tiếng, họ hồi hộp chờ đợi một cách lo lắng. Trong lúc đó, nhiều người tự nghĩ không biết đề khó đến cỡ nào, lỡ như trong lúc làm bài họ quên mất cái gì thì sao.
Nhưng rồi tiếng chuông phát đề bắt đầu giờ thi vang lên, sự lo lắng không những không mất đi mà dường như nó còn tăng lên và lan tỏa khắp phòng. Khi đề đã phát xong, họ bắt đầu làm bài. Bây giờ sự lo lắng không còn nữa, mà thay vào đó là sự căng thẳng đến tột cùng. Trời ơi, đề chỉ có vài câu mà họ biết trong khi những câu còn lại họ không biết. Biết làm sao bây giờ chỉ có thể làm tốt nhất những gì có thể thôi.
Thằng Mạnh nó cũng như mọi người, cố gắng làm nhưng những câu hỏi này nó chưa từng nghĩ sẽ có thể khó đến như vậy. Ít nhất cũng khó hơn những câu trong đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông đến bốn lần. Nó ngồi trên ghế mà cứ như ngồi trên tảng đá lạnh, lòng bàn tay ướt mồ hôi. Thỉnh thoảng nó chỉnh lại mắt kính cho ngay trên sống mũi. Lo quá, mọi người xung quanh cứ làm bài rột roạt liên tục, không lẽ chỉ có mình nó làm không được.
Rồi chuông báo hết giờ bỗng vang lên. Tiêu rồi, hết giờ rồi sao, nó mới làm được có hai câu, còn lại tới những tám câu. Mà hai câu nó làm chắc gì đã đúng hết. Không được! Còn nước còn tát, nó cố gắng làm thêm một câu nữa, hai bàn tay cứ ướt mồ hôi làm cho cây viết bi trên tay nó cứ như muốn tuột ra. Nó nắm chặt hết cỡ rồi tăng tốc viết cho nhanh, nhanh hết sức có thể.
_Hoàng Vô Mạnh! – Tiếng giám thị kêu tên nó.
Nó bỏ viết xuống rồi đem bài lên nộp chứ còn biết làm sao giờ. Thôi, dù sao nó cũng đã cố hết sức rồi còn gì. Sau khi mọi người đã nộp bài xong, họ kiểm tra lại những gì mình đã làm xem đúng được bao nhiêu. Duy chỉ có Mạnh không lấy đề bài ra kiểm tra lại, nó nghĩ dù gì thì đã làm rồi, có xem lại đúng bao nhiêu, sai bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng có thay đổi được gì đâu. Nó bước ra khỏi cổng trường thi cùng những thí sinh khác, nó nhận thấy mọi người thì ra cũng có nhiều người như nó lắm chứ, cũng không hoàn thành được bài thi.
Lúc này xe cộ ngoài cổng đông nghẹt do phụ huynh đến đón con về. Có vài người đứng phát tờ rơi cho thí sinh. Những tờ rơi chủ yếu là giới thiệu về những trường tư nhân hoặc các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp. Những trường tư xét tuyển thí sinh khi điểm họ không đủ để thi đậu, trường nghề thì không cần xét điểm mà tuyển thẳng vào học. Nhưng người phát tờ rơi thì cứ phát mà không cần biết mọi người có đọc hay không. Họ chỉ cần biết miễn mình hoàn tất nhiệm vụ phát tờ rơi cho xong là được rồi. Các thí sinh thì hầu hết đều nhận những tờ giấy đó rồi đọc thử để lỡ có thi rớt thì tìm nơi tuyển sinh khác thích hợp với mình hơn.
Sau khi đọc xong thì có người giữ lại, có người thì tiện tay quăng xuống đất. Những người quăng xuống đất chắc là có nghĩ gì đâu vì xem xong thì vứt, chuyện thường thôi mà. Nhưng Mạnh thì khác, nó vừa ra khỏi cổng đông nghẹt người thì đã thấy mấy tờ rơi đó được nhét vào tay nó. Nhìn kĩ lại thì nó thấy ngay cạnh nó có tới bốn năm người làm việc phát tờ rơi. Nó chỉ liếc sơ qua rồi vò nát lại bởi vì nó không thèm quan tâm tới mảnh giấy đó viết cóc khô gì. Nó cầm cái mớ tờ rơi bị vò rồi đi kiếm thùng rác. Nó cứ đi thẳng rồi cũng thấy một cái thùng rác xanh trên lề, bên ngoài in hàng chữ trắng “Bỏ rác vào thùng là góp phần bảo vệ môi trường”. Nó tiện tay bỏ vào rồi đi tiếp đến quán cơm dọc đường.
Mua một hộp cơm xong, nó quay trở lại vào sân trường, kiếm cái ghế đá để ngồi xuống ăn. Nó ăn luôn tại trường vì buổi trưa còn một môn thi nữa. Nhưng xung quanh chỉ còn vài thí sinh như nó ở lại trường. Hầu hết thì về nhà trọ hoặc đến công viên ở gần đó để ăn trưa và ôn bài. Ăn xong rồi thì Mạnh ngồi đó nhìn lên mấy cành cây trên cao. Mười hai năm trời học hành! Mục đích cuối cùng chỉ là để thi vào trường đại học thôi ư? Thật không đáng. Nếu như là ở quê hương thật sự của nó mọi việc có lẽ sẽ không như vậy. Ba má nó sẽ dạy cho nó những điều thật sự cần thiết cho nó trong cuộc sống này chứ không phải là những thứ kiến thức khô khan mà nó đã học trong mười hai năm qua ở đây. Nó suy nghĩ mông lung một hồi và lấy sách vở ra ôn lại chuẩn bị cho bài thi buổi trưa.
Nhưng bài thi Vật lý buổi trưa của Mạnh rốt cuộc cũng chẳng ra sao cả. Chỉ hơn được bài thi Toán buổi sáng ở chỗ đánh trắc nghiệm. Nên nó cũng chỉ nghĩ họa chăng may lắm thì đánh trúng câu đúng. Ngày hôm sau, nó cũng đến trường và thi môn cuối cùng của đề đại học: Môn Hóa. Tuy nhiên, Mạnh khá tự tin vào môn này vì môn Hóa là một trong những môn nó khá nhất và nó nghĩ có lẽ chí ít nó cũng sẽ làm được khoảng bảy mươi lăm phần trăm bài thi.
Tuy nhiên suy nghĩ vẫn chỉ là suy nghĩ và thực tế vẫn là thực tế. Hôm nay, nó đạp xe về với cái vẻ mặt buồn bực. Ngẫm lại nó thấy bài thi sáng nay của nó khác xa với những gì nó học. Cả buổi sáng nó làm bài nó cứ như đang ở một thế giới khác của môn Hóa. Mạnh không thể tin bài Hóa mà nó thi khó đến như vậy, hình như còn khó hơn cả đề Toán và Lý. Nó thực sự thất vọng về bài làm của mình. Môn Lý tuy không giỏi lắm nhưng Mạnh chắc rằng nó đúng được khoảng trên dưới năm mươi phần trăm số câu trắc nghiệm. Còn môn Hóa, nó chỉ dám chắc rằng mình đánh đúng khoảng hai mươi phần trăm số câu trả lời. Không thể tin được cái môn Hóa của nó trong lớp có điểm trung bình hơn môn lý ba điểm, vậy mà lúc thi đại học số câu trả lời môn Lý lại hơn hẳn môn Hóa. Nó không thể tin cái môn mà nó hi vọng nhiều nhất cũng là môn làm nó thất vọng lớn nhất.
Đường về hôm nay cảm giác sao mà dài quá, nó dài hơn hẳn hôm qua. Trời thì hình như càng lúc càng nóng hơn. Mạnh nhìn xuống đất, nó thấy cái bóng đang đạp xe của nó đã nằm yên hoàn toàn ở giữa hai bánh xe đang lăn. Nó đoán giờ này có lẽ khoảng mười hai giờ trưa rồi. Giữa con đường trưa nắng đủ các loại xe đi lại. Xe đạp, xe máy, xe ba bánh, xe hơi và xe tải các loại. Nhưng có lẽ chiếc xe của Mạnh chỉ có một, chiếc xe đạp leo núi cũ kĩ có khung sườn lớn, nặng hơn bình thường, xe có ba lò xo giảm xóc: hai cái ở phuộc trước và một cái ở giữa, bề ngoài xe cũng cũ với lớp sơn bong tróc. Tuy vậy, đó là thứ duy nhất đã cùng gắn bó với nó trong những năm học phổ thông ở đây.
Mạnh vừa dắt xe vào phòng nó xong thì thấy Đức cũng đã về ngay trước cửa. Vừa nhảy chóc lên ghế ngồi xong, Đức hỏi ngay:
_Ê, Mạnh. Thi môn Hóa được không?
Mạnh vẫn còn căm cái bài thi Hóa hồi sáng, nó trả lời cụt lủn:
_Không! Còn ông thì sao?
_Thôi, chắc tui cũng tiêu luôn. Ông giỏi Hóa vậy còn không được thì tui làm sao được.
_Đéo tin nổi luôn! Cái đề gì khó chưa từng thấy…
Thực ra là Mạnh tính nói tiếp để trút giận nhưng Đức đã xen thẳng vào và tuôn luôn một tràng xối xả:
_Ừ! Cái đề gì khó dễ sợ. Mày tin nổi không. Tao ngồi làm mà tao không hiểu cái gì luôn. Đã vậy toàn là mấy câu tính toán, cóc có lấy một câu lí thuyết. Tao sợ luôn. Ngồi đó chỉ còn biết đánh đại chứ làm gì. Đã vậy, tao còn tức cái này nữa, có câu tao tính tao nhắm đúng hết rồi. Vậy mà tới chừng thi xong tao hỏi mấy thằng trong phòng *** có ai có đáp số giống tao hết. Mày tin không! Tao hỏi xong, hết hồn luôn, đáp số của mấy đứa trong phòng khác nhau hết. Đếu có lấy nổi hai cái đáp số giống nhau!
Nói tới đó, Mạnh tưởng Đức nói xong rồi nên tới lượt Mạnh lên tiếng ai ngờ thằng Đức chưa nói xong. Nó chỉ nghỉ lấy hơi một cái rồi trút sự căm hờn tiếp:
_Tao đếu tin luôn. Không biết ai soạn cái đề đó, vừa dài vừa khó. Không biết nó có làm thử chưa mà soạn đề khó vậy! Đã vậy còn nữa. Bữa nay trước lúc tao thi, tao ngồi coi bài kế tao quên mất cái công thức mà tao lại hông nhớ ghi ở đâu rồi, kiếm hoài hông ra. Kế tao thấy có con nhỏ ngồi bàn bên cạnh. Thấy nó đeo kiếng cận giống mày, trên phù hiệu còn in tên trường gì đó tao không nhớ nhưng mà hình như là thuộc dạng trường chuyên nên tao nghĩ chắc nó cũng học giỏi nên tao hỏi nó. Mày biết nó nói sao không. Nó nói : “Hổng biết. Đi mà hỏi người khác đi!”. Tao chưa thấy ai làm phách giống nó vậy. Nghĩ coi có tức hông, hỏi có một câu mà cũng làm dữ, đã vậy nó còn hông thèm ngước mặt lên nhìn nữa. Vậy mà nhìn phù hiệu trường tưởng đâu nó lịch sự lắm. Ai ngờ..
Thằng Đức sẽ còn nói tiếp nếu như Mạnh không cắt ngang lời nó.
_Thôi cha, được rồi, được rồi. Mày im dùm cái đi. Nãy giờ toàn mày nói không, tao còn chưa nói được câu nào nè!
Nãy giờ Mạnh không nói gì, chỉ nghe bạn nó nói không mà khô cổ họng. Nó liền nuốt nước bọt một cái:
_Đợi lát uống miếng nước đã, nãy giờ nghe mày nói mà tao khô cổ họng nè!
_Giời ơi! Nãy giờ tao nói không mày có nói gì đâu mà khô cổ họng!
Mạnh vừa rót nước xong, Đức liền cười cười:
_À, mà cho tao li nước luôn. Tao cũng khát rồi nè.
Mạnh hầm hè quay lại chỗ ca nước:
_Mày giỏi quá ha, nãy hông kêu luôn!
Đức cười khì khì khoái trá. Vậy là cuộc trò chuyện tạm dừng để tiếp nước. Uống xong có hơi lại rồi, Mạnh liền chọc Đức một câu để nó bớt huyên thuyên:
_Nè, tao thấy con nhỏ đó làm vậy cũng đúng thôi! Đang lúc nó ôn bài kế tự nhiên bị mày chen ngang. Là tao thì tao cũng nói vậy thôi!
Đức nghe vậy, nó liền đẩy vào vai Mạnh:
_Trời ơi! Cái thằng phản bạn! Tao nói ày nghe vậy mà mày còn bênh con nhỏ đó!
Mạnh liền giải thích:
_Chứ gì nữa! Đang lúc ôn bài quan trọng. Ôn ngon lành kế mày tự nhiên lại gần hỏi. Lỡ con nhỏ đó quên cái gì thì sao! Bộ mày tưởng ai cũng nhớ hết để trả lời mày chắc.
_Ờ ừ, mày nói cũng đúng!
Nghe qua, Mạnh tưởng Đức biết điều rồi chứ ai ngờ thằng Đức còn cãi tiếp.
_Nhưng ít nhất mày cũng phải thông cảm cho tao trước cho tao chứ rồi giải thích chưa gì đã nói tao sai rồi. Bạn bè thì phải biết lắng nghe thông cảm cho nhau chớ! Mày có biết câu “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” không hở.
_Hứ “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” cái nỗi gì! Tao chỉ biết có một câu “luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu”. Mà nếu tao là con nhỏ đó hả gặp mày tao không những không trả lời mà còn lấy dép đập vô mặt mày nữa đó. Nhìn bản mặt mày là thấy căm rồi!
Thấy Mạnh nói vậy, Đức liền đẩy nhẹ vai của Mạnh rồi cười nói giỡn:
_Có thằng bạn như mày thật là sỉ nhục! Mày biến đi! Đừng làm bạn tao nữa!
Còn Mạnh thì với cái mặt ngầu ngầu trông không có vẻ gì như đang vui trước mấy câu nói của Đức cả:
_Mày mới biến đó! Cái ghế này của tao chứ có phải mày đâu. Ghế mày ở đằng kia kìa, cún về đó mà ngồi!
_Từ từ, làm gì dữ vậy!
Ăn cơm trưa xong, Mạnh liền nằm lăn ra ngủ. Mấy bữa thi này đã làm nó quá mệt mỏi rồi.
Sau một buổi chiều đi dạo, Mạnh về phòng trọ của mình. Vừa mở cửa phòng, nó thấy có mấy phong thư trên bàn. “Hừ, chắc lại thư mời nhập học của mấy cái trường tư!” nó nghĩ vậy. Cầm phong thư lên, Mạnh tính quăng vào sọt rác nhưng nó đã không làm vậy. Góc phải của lá thư màu trắng có một tam giác đều. Điều đó đã làm nó chú ý.
Nó gỡ lá thư ra xem, bên trong là một tấm vé du lịch cùng với tờ thông báo. Tờ thông báo ghi thời gian, địa điểm và một số hoạt động vui chơi trong chuyến đi. Nó xem xong liền cười khẩy:
_Hay thiệt! Có vụ tặng vé đi du lịch nữa hả. Có mỗi chuyện về nhà mà cũng ngụy trang thấy ghê!
Thời khắc trở về nhà mà Mạnh chờ đợi bấy lâu đã tới nên phải chuẩn bị kĩ mọi thứ vì nó sẽ không bao giờ quay về đây nữa. Nó lật ra mặt sau, rồi nhìn kĩ bản đồ. Chà! Tấm bản đồ cũng chỉ dẫn kĩ ghê. Tấm bản đồ chỉ dẫn rất rõ ràng đường từ nhà trọ của nó ra tới chỗ trạm xe buýt.
Tờ thông báo nói thời điểm xuất phát là 5 giờ sáng chủ nhật tuần sau. Mạnh nhìn lên tờ lịch treo tường và thấy thời gian trôi qua khá nhanh, mới đó mà sắp đến lúc về nhà rồi. Thật ra thì thời gian đâu có trôi nhanh hơn đâu. Chỉ vì Mạnh lo học hành liên tục nên nó không để ý tới thời gian đã trôi qua nhanh cỡ nào.
Nó coi kĩ mớ thư còn lại, nó phát hiện có dư ra thêm một lá thư có kí hiệu tam giác trên đó ghi tên người nhận: Trụ Mạnh Đức. Mạnh nở một nụ cười không thể nào nguy hiểm hơn.
Khoảng một tiếng sau, vừa lúc Mạnh đang coi tivi thì Đức về tới. Nó lần mò lại chỗ mớ thư nhập học để trên bàn, hì hụi coi kĩ từng lá. Sau một hồi tìm kiếm, nó tỏ vẻ lo lắng và lục kĩ lại. Mạnh giả ngu:
_Kiếm cái gì vậy Đức?
_Ê Mạnh, hồi nãy ông có thấy lá thư nào khác ngoài đống này hông?
_Thư khác nào? Có nhiêu tao để đó hết đó!
Đức mò từng lá và rọc ra bên trong xem kĩ. Tìm không thấy gì, nó liền quăng hết mớ thư đó vô thùng rác. Đang lúc bực tức, tự nhiên nó nghe thấy tiếng cười rúc rích của ai đó. Nó bất ngờ kẹp cổ Mạnh rồi bắt đầu giỡn:
_Thằng kia, giấu ở đâu? Khai lẹ? Hông tao chọt lét!
_Giấu cái gì? Ai mà biết!
_Xạo mày, nghe giọng cười gian xảo của mày là tao biết rồi. Khai hông?
Sau một hồi đôi co gấu ó, Mạnh chịu thua, nó lôi bức thư ra trả:
_Rồi, đây nè!
Đức đánh đét một cái chắc nịch:
_Thấy chưa, tao biết ngay từ đầu mà!
Nghe là biết tỏng thằng Đức ba xạo rồi. Mạnh liền trề môi xuống:
‘Èeeeee..Xạo vừa thôi ông! Biết mà kiếm nãy giờ hông ra!’
Đức liền bóc thư ra coi. Xem xong nó mừng quá liền la lên:
‘De…Tuần sau đi được rồi…De de de…!’
Ngó bộ dạng tức cười của thằng Đức xong, Mạnh rót li nước ra uống rồi lắc đầu, chặc lưỡi:
_Chậc, chậc…Tội nghiệp chưa! Mới hồi nãy nó còn bình thường mà bây giờ đã hóa điên rồi. Chắc phải gọi 115 tới chở nó đi liền quá!
Đức phá lên cười, cầm lá thư đánh Mạnh một cái:
_Cái gì? Có mà ông điên thì có, ông nội. Tự nhiên nói người ta điên!
‘Ủa? Sao mới đây hết bệnh lẹ vậy?’ Sau đó, vẻ mặt Mạnh trở lại bình thường ‘À, mà mày đăng kí đi chơi hồi nào sao tao hổng biết vậy?’
‘Tao đâu…À, má tui đăng kí cho tui đó mà. Bả nói cho tui đi chơi xả stress!’
_Ê, tao đi chung nữa được hông?
Đức trợn mắt, tay cầm lá thư xua xua:
_Thôi cha, ai cho ông vô! Ông có cho núi vàng cũng chưa chắc người ta cho ông đi!
Mạnh chỉ cười khẩy rồi về bàn mình ngồi, thò tay vô cặp mình và để đó:
_Phải trong đó ghi giờ khởi hành 5 giờ sáng chủ nhật tuần sau, địa điểm là chỗ đợi xe buýt ngoài đường lớn.
Đức ngạc nhiên:
‘Ủa, sao ông biết hay vậy?’ Rồi nó đanh giọng lại ‘Ê, bộ nãy ông đọc lén thư của tui hả?’
Mạnh chu mỏ ra:
_Ai mà thèm, ông nội. Ông có thấy chỗ nào bị xé hông? Đéo tính cái chỗ đó nha.
Đức xem xét kĩ lại phong bì. Đúng là không có vết rách nào ngoài vết xé lúc nó mở thư. Nó tỏ vẻ kinh ngạc:
_Ủa, đúng rồi ha! Trời ơi, sao ông siêu vậy Mạnh!
Mạnh liền lên mặt:
_Vậy mới hay! Muốn biết sao tao biết hông?
Bị dụ khị, Đức liền xách cái ghế của nó lại và ngồi xuống:
_Sao, nói nghe thử coi!
Mạnh rút một phong thư ra từ cặp mình, lá thư được kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa phải:
‘Đây! Ủa lộn!’ Mạnh chợt nhận ra nó hướng nhầm mặt lá thư về Đức, nó liền xoay nhẹ cổ tay ‘Đây!’ Kèm theo một nụ cười tự hào.
Đức trợn tròn mắt nhìn hình tam giác trên lá thư cùng hàng chữ Du Lịch Rừng Biển Phương Nam rồi ngó xuống dòng người nhận: Hoàng Vô Mạnh. Nó liền hiểu ra nên mừng quá, quơ tay vung vẩy, chân thì đá vô ghế của Mạnh bắt đầu giỡn:
_Trời ơi, làm tui tưởng đâu nó ghê vậy. Ai ngờ nó cũng giống mình!
Mạnh quơ tay lên xua Đức ra, cười đáp trả:
_Ra mày ông nội, đá gãy ghế tao giờ!
Buổi sớm thật là lạnh, Mạnh và Đức chưa bao giờ dậy sớm đến như vậy. Trời vẫn còn tối chưa sáng hẳn, nhưng là thời gian thích hợp cho những ai thích dậy sớm tập thể dục. Chúng nó vừa đi bộ vừa nhìn khung cảnh quanh mình lần cuối. Ôi, những cái nhà, con phố quanh đây vẫn chìm trong giấc ngủ. Chúng chưa bao giờ để ý tới những cảnh vật đó một cách rõ ràng và có ý thức như bây giờ.
Thật ra chúng cũng thường đi qua đây trong những ngày đi học nhưng nó chưa từng bao giờ để ý kĩ như thế. Nhìn kĩ lại hai bên lề đường, tụi nó nhớ lại những lần đi học về vào buổi chiều, lúc đó là giờ cao điểm và luôn luôn bị kẹt xe. Mỗi lần như thế, tụi nó chỉ còn cách đua nhau chạy thẳng lên lề để tránh. Có lẽ đây là lần cuối cùng chúng được nhìn thấy nơi này.
Chẳng mấy chốc đã đến chỗ trạm xe buýt ghi trong bản đồ. Mạnh nhìn qua nhìn lại, vẫn chưa thấy xe đâu cả. Xung quanh có vài đứa cũng đang đứng ngáp ngắn ngáp dài đợi. Một lát sau, có thêm vài đứa đi bộ lại. Chúng khoanh tay co ro vì cái lạnh buổi sớm.
Không biết mấy giờ rồi nhỉ. Mạnh vốn không có đồng hồ đeo tay nên nó hay coi ai có đồng hồ thì hỏi hoặc nhìn xuống bóng của mình ở dưới đất để đoán giờ. Nhưng mặt trời thì chưa lên, mà hỏi giờ mấy đứa này thì…
‘Hớ…hơ..hơ…’
Một đứa há cái miệng rõ to ra ngáp, vài đứa thì nói chuyện với nhau một cách uể oải. Mạnh biết ngay tốt nhất là đừng nên làm phiền chúng. Ngoài Mạnh ra thì đứa nào đứa nấy đều xách ít nhất là hai đến ba cái ba lô to tổ chảng. Kể cả thằng Đức cũng vậy. Mạnh tán gẫu cho qua thời gian:
‘Ê Đức, tao nghĩ nãy nãy giờ mà hông hiểu nổi tại sao mà mày mang tới hai cái ba lô vậy? Bộ chứa vàng ở trỏng hả?’
Đức há miệng ngáp một cái sái quai hàm rồi mới trả lời:
‘Thì tui mang quần áo với mấy thứ đồ linh tinh chứ có gì nhiều đâu!’
Mạnh phì cười:
‘Tao đây cũng vậy nè mà có một cái ba lô, còn mày tới hai cái!’ Rồi nó chỉ tay vào con nhỏ đang gục đầu ngủ ở đằng kia ‘Đứa kia còn ác dữ. Bốn cái cặp!’
‘Thì có gì đâu, đồ đạc nhỏ đó nhiều!’
‘Nhiều hả? May là người ta dặn trước là đồ đạc gọn nhẹ, không được đem theo cái gì cồng kềnh đó!’
Đúng thực là tờ thông báo có ghi vậy. Nên Mạnh đã tinh giảm hết mức số đồ đạc và chỉ đem theo mấy thứ cần thiết. Tất cả chỉ gói gọn trong một cái ba lô.
Đúng lúc tụi nó đang trò chuyện, từ xa ở góc đường có một cái xe đang quẹo vào. Trên thân xe có in dòng chữ phản quang “Rừng Biển Phương Nam”. Xung quanh dòng chữ được tô điểm thêm một nhánh cây dây leo xanh tươi. Cả đám lập tức tỉnh ngủ và ngưng nói chuyện. Xe dừng xạch tại trạm, anh lơ xe giục tụi nó:
_Lẹ lên mấy em ơi!
Lên xe rồi, Mạnh mới thấy trong xe đã có sẵn vài đứa khác, chúng đang ngủ say sưa tại chỗ. Nó lựa chỗ sát cửa sổ mà ngồi để đỡ chóng mặt, thằng Đức đặt hai cái ba lô xuống ngồi cạnh nó. Xe vẫn chưa đi, còn chờ ở trạm. Tài xế nói với anh lơ xe:
_Nè! Sao bây giờ, năm giờ năm rồi đó!
Anh ta ngó nghiêng ngó ngửa khắp con đường vắng:
_Đợi thêm lát coi, chưa đủ người! Người ta đã phân giờ như vậy thì chắc đã trừ thêm thời gian trễ rồi!
Lát nữa, có thêm vài đứa hớt hơ hớt hải chạy tới. Mạnh nhìn qua kính xe rồi đoán bộ dạng chúng như vậy chắc là do ngủ quên. Nó nói nhỏ trong miệng với Đức: ‘Mém nữa bị bỏ lại nha con’. Hai đứa nó cười khì khì. Tụi nó xếp hàng lần lượt lên xe và đưa vé cho anh ta. Anh lơ xe vừa thu vé vừa lầm bầm trong miệng:
_Hừ, cái lũ nhóc này! Ngày càng mất ý thức. Lúc trước mình có bao giờ đi trễ như thế đâu!
Anh lơ xe kiểm tra lại các tấm vé cùng bản mặt tụi nó xem có khớp với hình trên đó không. Khi đã chắc chắn hết, anh ta nói lớn:
_Đủ rồi. Đi!
Mạnh ngồi trên xe nhắm mắt lại để nghĩ một chút. Trong lúc đó, nó nghe thấy cái anh vác xe đạp khi nãy lại nói gì đó:
_Lẹ lên đi, trời ơi người ta đến đông đủ cả rồi đó!
Cứ chạy được một quãng, xe lại dừng tại một trạm và đón khách. Đến khoảng 6 giờ sáng, xe được lấp đầy hoàn toàn. Khoảng 7 giờ 30, xe dừng lại ở một nhà hàng để ăn sáng rồi đi tiếp.
Lần này thì xe chạy liên tục không ngừng. Nó chạy mãi qua rất nhiều nơi mà Mạnh cũng không để ý. Cuối cùng, nó dừng lại tại một bến cảng hiện đại rộng lớn.
Từ đằng xa, neo trên mặt biển nắng gắt là nhiều chiếc du thuyền to lớn. Sau khi xuống xe, một vài đứa vươn vai, làm vài động tác thể dục cho đỡ ê người. Chúng được phục vụ bữa trưa trong một nhà hàng hải sản. Lúc ăn trưa, một vài đứa mừng hí hửng khi nhìn những chiếc du thuyền đẹp đẽ ngoài đó. Đức cũng không ngoại lệ, nó khều Mạnh:
_Ê ê, ông coi, công nhận mình được rước về nhà hoành tráng chưa!
Mạnh gắp con tôm lên bỏ vào miệng:
_Cái gì hoành tráng? Mấy cái du thuyền đó hả?
_Ừ!
Mạnh nuốt ực một cái rồi hỏi:
_Mày đến đây lúc mấy tuổi?
Đức chống cằm nhìn lên trần nhà ngẫm nghĩ:
_Ờ… hình như là hồi năm tuổi!
_Từ hồi đó tới giờ có về nhà lần nào chưa?
_Chưa, giờ mới được về đó!
Mạnh hiểu ra, nó cười và làm ra vẻ hiểu biết:
‘Ờ, hèn chi! Coi đi, lát tụi mình sẽ không lên mấy cái du thuyền hạng sang đó đâu!’ Nó lia mắt qua gọng kính hướng sang mấy con tàu xanh lam cũ hơn ở tít cuối hàng tàu ‘Đó, thấy mấy con tàu đó hông, lát về bằng mấy con tàu đó thì có!’
_Thôi đi, ông toàn đoán bừa không à!
Mạnh lên mặt vênh váo chắc chắn:
_Ờ, để lát nữa rồi biết liền!
Nửa tiếng sau trong khoang hành khách trên con tàu cũ mèm, thằng Đức cứ thụi một cái cùi chỏ vô Mạnh là trách kèm một câu:
_Tại mày đó. Nói hay quá. Giờ vui chưa. Ngồi tàu cũ. Nóng chết mẹ…
Mạnh lườm mắt qua Đức khó chịu:
_Đập tao nãy giờ đủ chưa hả?
Đức cười khành khạch đáp trả, nó đánh thêm một cái nữa rồi thôi. Trong lúc đó, Mạnh chỉnh lại gọng kính một cách bực mình.
Tàu đi càng lúc càng xa bờ, phần đất liền ở phía xa bây giờ trông chỉ như một mô đất nhỏ nổi lên giữa biển. Cuối cùng, mô đất đó cũng mất hút, xung quanh chỉ còn nước biển mênh mông. Trong lúc tàu đang chạy êm đềm thì có một tiếng “kình” dội lên từ phía dưới. Một số người tỏ ra lo lắng trong khi số khác lại không có phản ứng gì. Và Đức thuộc nhóm lo lắng:
_Ê Mạnh, hình như tàu đụng cái gì rồi thì phải?
Mạnh bình thản như không:
_Đụng cái đầu mày. Cầm ba lô lên sẵn đi!
_Để làm gì?
Nó gằn giọng:
_Lát rồi biết!
Hiển nhiên là tàu không có đụng phải đá ngầm hay gì cả. Nó vẫn tiếp tục rẽ nước tiếp tục băng băng đi tới. Một thông báo được phát đi trên khắp tàu:
“Thông báo: Đề nghị tất cả hành khách kiểm tra lại hành lí, đồ đạc của mình trước khi đổi khoang. Chúng tôi nhắc lại: Đề nghị tất cả hành khách kiểm tra lại hành lí, đồ đạc của mình trước khi đổi khoang.”
Đức nhìn Mạnh thắc mắc tìm câu trả lời:
_Là sao?
_Trăng sao gì. Vác đồ lên chuẩn bị đổi khoang chứ còn gì!
Bọn chúng bắt đầu hòa vào mọi người và lần lượt đi xuống các khoang dưới. Và tất cả xuống tới các khoang dưới hầm tàu.
Thường thường khi nói tới hầm tàu thì mọi người dễ dàng nghĩ ngay tới một nơi ngột ngạt, chật hẹp. Nơi đó sẽ chia thành nhiều khoang. Số ít sẽ dùng để chứa thực phẩm, thuốc men, một số vật dụng cần thiết khác. Khoảng trống còn lại là nơi bố trí máy móc, thiết bị trên tàu. Tuy nhiên, ở trên tàu này thì ại có thêm một đường cầu thang rộng thênh thang dẫn xuống phía dưới.
Nhưng cuối chân cầu thang lại là ngõ cụt với vô số máy móc, ống dẫn bắc qua bắc lại. Bỗng nhiên những thứ đó như có sự sống. Ống dẫn, máy móc tự tháo ra và lắp ráp lại tạo thành một cánh cửa bí mật. Bên dưới cánh cửa là một khoang tàu ngầm rộng lớn không biết xuất hiện từ đâu ra. Mọi thứ ở bên trong thì hiện đại không tả.
_À, tui nhớ rồi Mạnh. Lúc còn nhỏ, tui từng đi qua cái tàu ngầm này rồi.
Mạnh có vẻ không quan tâm mấy đến việc đó:
_Ừ, nhớ thì tốt đó!
Bên trong tàu ngầm chia thành nhiều phòng to, riêng biệt. Chúng kiếm đại một phòng, đặt ba lô xuống đất và tận hưởng sự dễ chịu ở đây. Không khí ở đây mát mẻ trong lành chứ không nóng nực và oi bức như ở trên kia.
Khi tất cả mọi người đã xuống hết. Cánh cửa phía trên trần tự động đóng lại. Khuôn mặt một người phụ nữ hiện ra trên mặt bàn, giọng cô ta vang lên khắp khoang:
“Chào mừng hành khách lên Thần Không TSW 34 (Tranport Sky Walker). Tôi sẽ tách khoang và khởi hành trong năm phút nữa. Vì vậy mọi người vui lòng ổn định chỗ ngồi. Xin cám ơn!”
Sau đó khuôn mặt cô ta biến mất.
Mạnh thì tranh thủ ngắm nghía xung quanh căn phòng. Căn phòng rộng rãi thoáng đãng và có vài chậu cây kiểng nhỏ ở bên trong. Ánh sáng bên phòng đến từ những đường rãnh nhỏ trên các miếng ốp trần. Còn mặt bàn thì đóng vai trò như một màn hình đa chức năng.
Đức cũng táy máy mặt bàn, nó kiếm một bài hát rồi bật lên nghe. Trong khi đó thì Mạnh tỏ vẻ khó chịu vì nó ghét nghe nhạc.
Việc đổi phương tiện di chuyển ngay giữa biển đúng là hơi bất tiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Con tàu chở khách trên kia không thể cứ thế mà đi ung dung vào các hòn đảo vô hình trên biển. Với hệ thống vệ tinh trải rộng trên toàn cầu của con người thì việc một con tàu đột nhiên biến mất trên biển sẽ gây ra rất nhiều phiền phức. Chính vì vậy chỉ có Thần Không mới có thể đi ra đi vào các vùng che phủ mà không bị vệ tinh phát hiện.
Còn lí do để gọi thứ phương tiện này là Thần Không?
Nó không chỉ là một chiếc tàu ngầm.
“Kình”
Âm thanh đó lại vang lên. Biết thần không vừa tách khoang xong, Mạnh bảo Đức:
_Ê, thôi nghe nhạc đi! Có cái này hay lắm nè, coi hông?
_Đâu, coi gì?
Nó chỉ lên mặt bàn, bấm vào nút có hình một cửa sổ đang đóng. Lập tức mặt bàn trở thành một cái cửa sổ ngoài giúp chúng theo dõi mọi thứ đang diễn ra bên ngoài thần không.
Thần không đang trồi dần lên mặt nước và bay cao lên trên không trung. Chẳng mấy chốc, nó đang bay lềnh bềnh giữa biển mây, còn phía dưới là đại dương xanh thẳm với những cuộn sóng trắng đang vỗ liên tục. Bây giờ, thần không đang trực chỉ thẳng tiến đến miền đất mà con người chưa từng biết và không hề có mặt trên bản đồ thế giới. Một thế giới chứng minh cho sự tồn tại của loài sinh vật tuyệt chủng, khủng long. Và là mảnh đất của một nền văn minh xuất hiện và tồn tại trước cả con người. Zerloss, con cháu của loài khủng long.
Truyện khác cùng thể loại
681 chương
95 chương
1328 chương
35 chương
521 chương
145 chương