Sám Hối tức là Cải Quá Tự TânNếu mình chân chính có tâm sám hối, thì sợ gì không có hy vọng.Pháp lực của Phật rất là vĩ đại, song nghiệp lực của chúng sinh cũng rất lớn, nên có câu rằng: "Người phàm thì nghiệp nặng tình mê, Phật thì nghiệp tận tình không." Do đó, thánh và phàm khác nhau ở chỗ là "nghiệp" đã dứt chưa, và còn có "tình" hay không.Giác giả, Phật dã, Mê giả, chúng sanh.Nghĩa là:Khi giác ngộ là Phật, khi mê là chúng sinh.Chúng sinh thì bội giác hợp trần (quay lưng rời bỏ sự giác ngộ sáng suốt để hòa mình trộn lẫn với bụi bặm vô minh), luôn bị trần lao ngũ dục (tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ) làm cho xoay chuyển, khiến nghiệp chướng càng ngày càng tăng thêm.
Phật thì siêu thoát mọi ngũ dục trần lao, không còn tạo nghiệp nữa.
Chúng sinh do nghiệp nặng nên muốn liễu Ðạo thành Phật, trước tiên cần phải sám hối những tội nghiệp đã làm.
Nếu như không có tâm sám hối mà muốn thành Phật thì cũng như nấu cát mà mong thành cơm vậy.
Tuy rằng cát nấu hằng hà sa số kiếp nhưng cuối cùng cũng không thể nào thành cơm đặng.
"Sám" nghĩa là sám trừ lỗi lầm xưa, hổ thẹn với những lỗi lầm đã phạm.
"Hối" là hối cải, sửa đổi; nhất định quyết tâm sửa đổi con người mình, vĩnh viễn không còn tái phạm nữa.
Như ông Viên Liễu Phàm đã nói:Dĩ tiền chủng chủng, ví như tạc nhật tử.Dĩ hậu chủng chủng, ví như kim nhật sinh.Nghĩa là:Những điều xấu mình làm từ trước, hôm qua kể như là ngày cuối cùng.
Những điều mình làm về sau, hôm nay là bắt đầu một cuộc đời mới.Nếu như mình không siêng năng sám hối thì tội nghiệp mình tạo ra sẽ khiến mình mãi đọa lạc.
Chắc quý-vị còn nhớ khi quy y, trước tiên quý-vị xưng tên mình rồi sau đó sám hối như sau:Tùng ư vô thủy, dĩ chí kim sinh,Hủy báng Tam-bảo, tác nhất xiển đề,Báng Ðại-thừa Kinh, đoạn học Bát-nhã,Thí hại phụ mẫu, xuất Phật thân huyết,Ô tăng già lam, phá tha phạm hạnh,Phần hủy tháp tự, đạo dụng Tăng vật,Khởi chư tà kiến, bác vô nhân quả, Hiệp cận ác hữu, vĩ bối lương sư...Nghĩa là:Con từ vô thỉ, cho tới ngày nay,Nguyền rủa Tam-bảo, làm Nhất-xiển-đề,Chưởi Kinh Ðại-thừa, dứt học Bát-nhã,Giết hại mẹ cha, làm Phật đổ máu,Bẩn chốn chùa chiền, phá phạm hạnh ngườiÐốt hủy chùa tháp, ăn cắp đồ Tăng,Dấy đủ ý sai, nói không nhân quảGần bạn bè xấu, nghịch lại thầy lành...Bây giờ, tôi sẽ giảng lại đại ý của đoạn văn sám hối trên.Chúng ta từ vô thủy đến nay đã tạo ra không biết là bao nhiêu tội nghiệp, không kể xiết.
Thứ nhất là mình hủy báng Tam-bảo: Phật, Pháp, Tăng.
Trong các tội, hủy báng "Tăng-bảo" là tội lớn nhất, nặng nhất, bởi vì chư Tăng đại biểu cho Phật để tuyên dương Phật-pháp.
Bởi vậy hủy báng Tăng tức tội không thể sám hối được.
Thế nào gọi là "Xiển đề"? "Xiển đề" tiếng Phạn dịch nghĩa là "tín bất cụ," không đủ lòng tin, hoặc là "vô thiện căn," không có căn cơ lành.
Thí dụ như khi quý-vị thuyết Pháp cho người đó, không những họ không thích nghe mà thậm chí còn nói ngược lại rằng: "Tôi không tin đâu!" Ðây không phải là tự đem thiện căn của mình mà đoạn tuyệt đi sao?"Báng Ðại-thừa Kinh" tức là phỉ báng kinh điển Ðại-thừa.
Như có người nói đạo lý trong kinh là giả hoặc nói rằng kinh điển Ðạithừa là do ma vương nói ra, v.v...!Ðây cũng là phạm tội không thể sám hối được.
"Bát-nhã" là tiếng Phạn, nghĩa là trí huệ.
Bát-nhã có ba loại: Thật-tướng Bát-nhã, Quán-chiếu Bát-nhã và Văn-tự Bát nhã.
Nếu như "đoạn học" (không chịu học) bất cứ loại Bátnhã nào, thì mình sẽ trở nên ngu si.
Quả báo của ngu si là sẽ đọa làm thú vật."Thí hại phụ mẫu" nghĩa rằng giết hại cha mẹ của mình.
Câu nầy bao hàm luôn việc sát hại các vị A-la-hát và thánh nhân.
Thí dụ như Ðề-Ba-Ðạt-Ða giết một vị đắc Tứ-quả A-la-hán.Kế đến là "Xuất Phật thân huyết" nghĩa là dấy máu Phật.
Ðây cũng là một tội không thể sám hối sạch được.
Nhiều người hiểu lầm cho rằng tội nầy chỉ áp dụng khi đức Phật còn tại thế.
Khi dùng dao cắt chém thân thể Phật thì mới mang tội nầy.
Song thật sự sau khi Phật diệt độ rồi, hễ ta hủy hoại tượng Phật, hình ảnh Phật, tất cả đều phạm tội nầy.
Phá lớp vàng trên tượng Phật hoặc đập bể tượng Phật, tuy rằng không làm tổn hại đến xác thịt của Phật nhưng cũng là cắt chém thân Phật vậy."Ô tăng già lam" nghĩa là làm ô uế chốn thanh tịnh của chùa chiền.
Giống như một số cư sĩ có gia đình trú ngụ trong chùa, song lại làm những việc không chính đáng như ăn thịt, sát sinh, v.v...!"Phá tha phạm hạnh" nghĩa là phá hạnh thanh tịnh của kẻ khác.
Thí dụ như người xuất gia xưa nay vốn thanh tịnh không bị nhiễm ô, nhưng có người lại phá quấy họ, khiến họ phạm giới luật, đó cũng là tội không thể sám hối được."Phần hủy tháp tự" nghĩa là đốt hoặc thiêu hủy, phá hoại tháp đền và chùa chiền.
Thí dụ như trong lịch sử có Phùng Ngọc Tường hỏa thiêu Chùa Bạch Mã và Chùa Thiếu Lâm.
"Ðạo dụng Tăng vật" là ăn cắp vật dụng của chư tăng.
Ðây là nói đến những kẻ dùng thủ đoạn không chính đáng để đoạt của thường trụ lấy làm của riêng họ.
Những hạng người như vậy đều có tà tri, tà kiến, ý tưởng sai lầm, luôn cho mình là đúng.
Họ thường cho rằng không có nhân quả và luôn luôn làm những điều nghịch lại với đạo lý.
Không có chuyện ác, chuyện xấu nào mà họ không dám làm.
Hạng người như vậy thì làm sao mà không đọa địa ngục được?Cuối cùng là "Hiệp cận ác hữu, vĩ bối lương sư" nghĩa là thân cận với những kẻ ác, bạn xấu và đối nghịch lại với những vị thầy tốt.
Bạn xấu là những người mà các nhà nho gọi là "tổn hữu" (hại bạn).
Những thứ cướp giựt, những bọn bất lương sống ngoài vòng pháp luật là thứ mình không nên kết bạn.
Kết giao với họ chỉ làm tổn hại cho mình, từ từ làm cho mình đi vào con đường sai lầm, không còn nghe theo lời khuyên bảo của cha mẹ, thầy tốt; lấy điều sai lầm cho là đúng và không còn phân biệt được chuyện phải trái trắng đen gì cả, cứ làm việc ngược ngạo, thật đáng thương xót thay!Những tội lỗi kể trên là những điều mà mình không nên phạm, tuy rất dễ bị phạm.
Nếu chẳng may mình đã phạm những lỗi đó thì phải làm sao? Quý-vị đừng lo sợ.
Có câu rằng: "Di thiên đại tội, nhất sám tiện tiêu." Nghĩa là tội phạm tầy trời, sám hối sạch tiêu.
Tội vốn không hình tướng.
Nếu mình chân chính có tâm sám hối thì sợ gì không có hy vọng.
Quý-vị đừng nên coi thường mình, đừng cam tâm để bị đọa lạc.Giảng ngày 14 tháng 6, năm 1958.
Truyện khác cùng thể loại
80 chương
87 chương
53 chương
93 chương