Giang Sơn Chiến Đồ
Chương 194 : Sự kiện lời tiên tri (Trung) (1)
Dương Quảng khoanh tay trước ngực đi qua đi lại trong thư phòng, tuy rằng ông ta chịu ảnh hưởng của Chương Cừu Thái Dực, quyết định tăng mạnh quân đội để bảo vệ xung quanh, thay đổi tử vi nhằm thay đổi hiện tượng thiên văn.
Nhưng lời Ngu Thế Cơ nói còn vang vọng trong đầu ông ta, ông ta đã thực hiện thay đổi trong quân đội trong ba năm, đã dần đi vào ổn định, nếu lại phân tán quân Lai Hộ Nhi vào thì sẽ xảy ra những phiền toái không cần thiết, ảnh hưởng đến chế độ quân chế của ông ta.
Suy nghĩ thay đổi chế độ quân đội của Dương Quảng rất rõ ràng, trước tiên giải tán Ưng Dương phủ ở địa phương, dùng mười đội quân lớn Thông Thủ trấn thủ bốn phía chịu sự thống trị của triều đình, Thông thủ do chính ông ta bổ nhiệm, như vậy sẽ giải quyết được sự khống chế binh quyền của sĩ tộc địa phương.
Mặt khác xóa bỏ sự khống chế của quý tộc Quan Lũng, thành lập quân phủ Kiêu Quả dùng để bảo vệ xung quanh kinh thành.
Ba trận chiến cùng Cao Câu Ly khiến Dương Quảng thuận lợi hoàn thành cuộc thay đổi chế độ quân sự, hoàn toàn cắt đứt với hai u ác tính quý tộc Quan Lũng và sĩ tộc địa phương, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cho nên Ngu Thế Cơ hiểu rất rõ việc thay đổi chế độ quân sự đối với Dương Quảng rất quan trọng, gã ra sức yêu cầu giải tán quân đội Lai Hộ Nhi nên lấy việc thay đổi chế độ quân sự làm cớ, cuối cùng cũng chọc trúng điểm yếu của Dương Quảng.
Dương Quảng trầm tư một lát, cuối cùng cũng hạ quyết tâm:
- Cứ theo lời của khanh mà làm, trước tiên giải tán quân Lai Hộ Nhi.
Nhân cơ hội Ngu Thế Cơ nói thêm:
- Vi thần cũng tự hỏi, vì giữ gìn danh dự cho bệ hạ nên vi thần đề nghị lần này cuộc chiến với Cao Câu Ly thành công hãy ban thưởng cho họ, để họ quay về địa phương mà không oán hận.
Dương Quảng nhìn Ngu Thế Cơ khó hiểu, lúc trước tìm mọi cách khuyên ông không cần thưởng cho quân lính, hiện tại lão lại sửa miệng khuyên ông thực hiện lời hứa, đây là có ý gì?
Ngu Thế Cơ như đoán được suy nghĩ của ông ta, vội giải thích:
- Lúc trước vi thần khuyên bệ hạ không cần để ý đến việc ban thưởng vì lúc đó không biết bệ hạ xử trí thế nào, hiện tại nếu bệ hạ đã quyết định giải tán bọn họ, như vậy việc ban thưởng có thể thực hiện được rồi. Làm như thế bệ hạ có thể làm giảm thấp nhất bất mãn của tướng sĩ, còn có thể giữ gìn danh dự cho bệ hạ, vi thần cũng không có tâm ý gì khác, xin bệ hạ minh giám.
Kỳ thật Dương Quảng cũng không để ý đến việc ban tiền thưởng, trong triều kho bạc vẫn tương đối nhiều, đối với án của Lai Hộ Nhi vẫn chưa quyết định cho nên mới không suy xét đến việc thưởng. Nếu quân đội quyết định giải tán thì trước tiên phải ban thưởng nhằm ngăn chặn tinh thần quân lính bất ổn.
Dương Quảng liền gật đầu nói:
- Chuyện này trẫm giao cho Ngu khanh giải quyết, bảo Binh Bộ phác thảo phương án ban thưởng để Ngu khanh xét duyệt, cuối cùng trẫm chỉ đọc qua thôi, việc giải tán quân đội cũng theo đó thi hành.
- Vi thần tuân chỉ.
Lúc này hoạn quan từ ngoài vào bẩm báo:
- Khởi bẩm hoàng thượng, Tiêu thị lang có việc gấp cầu kiến.
- Cho hắn ta vào.
Dương Quảng lại nói với Ngu Thế Cơ:
- Việc trẫm vừa nói thi hành càng sớm càng tốt, giải tán quân đội không thể trì hoãn.
Kỳ thật không cần Dương Quảng dặn, Ngu Thế Cơ cũng không kéo dài, nếu không đám người Vũ Văn Thuật sẽ xúi giục Hoàng đế khiến việc này sẽ có nhiều thay đổi.
- Vi thần tuân chỉ.
Ngu Thế Cơ thi lễ xong vội lui ra.
Vừa ra cửa gặp ngay Tiêu Vũ, mặt hai người đồng thời trầm xuống không thèm nhìn lẫn nhau, nhìn thoáng qua có thể thấy mâu thuẫn của họ đã công khai rồi, ít nhất không thèm che giấu.
Dương Quảng nhìn thấy, ông ta thản nhiên mỉm cười, là một bậc đế vương ở giữa lại mong cho mâu thuẫn giữa Ngu Thế Cơ và Tiêu Vũ càng sâu càng tốt, nếu không lại làm người tốt như Tô Uy, mang quyền lực đều tặng trong tay Ngu Thế Cơ, đây là điều Dương Quảng không thích.
Tiêu Vũ là em trai của Tiêu Hoàng hậu, tuổi khoảng năm mươi, thân hình cao lớn, khí chất nho nhã điềm đạm thận trọng. Ông ta xuất thân từ quý tộc Tây Lương, là người trung chính ngay thẳng, khôn khéo tài giỏi, rất được Dương Quảng xem trọng và tín nhiệm. Tuy nhiên đôi khi nói những lời khiến Dương Quảng tức giận, vài lần ông ta muốn giết y nhưng được Tiêu Hoàng hậu kịp thời cứu giúp.
Tiêu Vũ làm quan thanh liêm nên cực kỳ căm ghét hành vi ăn hối lộ, lòng tham không đáy của Ngu Thế Cơ. Gần đây nhất là hai năm trước vì thay đổi chế độ quân đội mà mâu thuẫn lên cao, Ngu Thế Cơ vì lấy lòng Dương Quảng mà đưa ra thay đổi phương án một cách triệt để, điều này Tiêu Vũ nghe được, ông ta phản đối kịch kiệt vì ông cho rằng cải cách quá cực đoan sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, hơn nữa khiến cho các sĩ tộc nhà quyền quý âm thầm thành lập quân đội riêng.
Tiêu Vũ suy nghĩ rất thấu đáo, thiên hạ khắp nơi đều loạn, sĩ tộc quyền quý nếu không có phủ binh che chở để tự bảo vệ mình, bọn họ nhất định sẽ tổ chức và thành lập quân đội riêng mà không cần dựa vào triều đình. Việc này trên thực tế trong giai đoạn loạn lạc thời Hán Mạt đã chứng minh rồi, những nhà quyền quý sĩ tộc đã thành lập quân đội riêng, thà duy trì được sự tồn tại của chính quyền quân sự địa phương còn hơn.
Chỉ tiếc Dương Quảng đã quyết làm theo ý mình, căn bản không nghe theo lời khuyến cáo của Tiêu Vũ, hơn nữa Ngu Thế Cơ ở bên xúi giục khiến cho lời phản đối thay đổi chế độ quân đội của Tiêu Vũ gặp thất bại. Trong thời gian đó Tiêu Vũ vô cùng buồn chán thất vọng.
Tiêu Vũ tiến lên khom người thi lễ:
- Bệ hạ, vi thần mới đến Thiên Tân Kiều, có gặp một nhóm người lớn tuổi mang cáo trạng vào kinh.
Vừa rồi Dương Quảng nghe nói đến việc này cũng sai Tùy tùng Ngự sử Lưu Trị đi hỏi thăm thế nào rồi, ông ta ngồi dậy hỏi:
- Người đến từ đâu, vì sao đưa cáo trạng?
- Khởi bẩm bệ hạ, họ là nông dân đến từ Thái Nguyên, bọn họ cáo trạng Đường quốc công chiếm đất của dân.
Tiêu Vũ dâng đơn kiện lên cho Dương Quảng:
- Đây là cáo trạng của họ, xin bệ hạ xem qua.
Mặt Dương Quảng âm trầm xem hết cáo trạng, trong lòng ông ta tức giận vô cùng, hoạn quan đứng bên cạnh hầu hạ nói:
- Mau truyền ý chỉ của trẫm cho gọi Lý Uyên đóng giữ Thái Nguyên đến gặp trẫm.
Thái giám nhanh chóng chạy đi, Tiêu Vũ hoảng sợ vội khuyên nhủ:
- Bệ hạ, trong lòng người dân mang hận ý thường khuếch đại sự thật, vi thần cảm thấy Đường quốc công có lẽ cũng có một vài hành vi nào đó nhưng cũng không đến nỗi chiếm đoạt đất vườn như vậy, những người nông dân này ghi là ép bán đất, ép bán và chiếm đoạt là hoàn toàn khác nhau.
Dương Quảng hừ lạnh một tiếng nói:
- Lão ta rất giỏi ngụy trang, giả dạng làm dáng một trưởng giả rộng lượng khoan dung, lão ta nghĩ trẫm không nhận ra hay sao? Lúc trước trẫm sai lão đi làm Thái thú Mã Ấp quận lão liền lấy lý do từ chối, đơn giản nói ở Mã Ấp quận khổ sở, nhân khẩu thưa thớt, trẫm sai ông ta đến Thái Nguyên đóng giữ thì bản tính liền bại lộ, một người ham tiền ham rượu, chiếm đoạt đất đai, một người như vậy để làm chủ quản Thái Nguyên là họa của một phương.
Truyện khác cùng thể loại
160 chương
22 chương
56 chương
27 chương
87 chương