Gả Cho Góa Nam Nhân
Chương 3 : ⋅ Chương 3
Suốt mấy ngày sau, Kiều lão đầu ngày ngày vừa mang A Vi xuống núi bày sạp hàng vừa để tâm lo lắng đến hôn sự của cháu gái.
Đúng như A Vi lo lắng, ông nội cũng không trực tiếp cự tuyệt ý tứ của Vương đồ tể mà chỉ lần lữa chưa trả lời với bà mối. Xem ra nếu không tìm được người nào thích hợp thì ông nội thật sự cũng có chút hi vọng nàng đáp ứng gả cho nhà kia.
A Vi biết rõ ý định này của ông nội nhưng trong nhất thời nàng hoàn toàn không nghĩ ra cách gì để cự tuyệt.
Trên đường mòn trở về nhà hôm ấy, từ xa xa ông cháu bọn đã trông thấy Lưu bà mối đang chờ ở cửa. A Vi sau lễ phép chào hỏi cũng không cố ý đi vào nhà tránh mặt như bình thường, nàng dựa vào tường viện, đứng một bên nghe ông nội cùng Lưu bà mối nói chuyện.
Không nghe thì không biết, vừa nghe liền hoảng sợ.
Nguyên lai Lưu bà mối thấy đã qua một thời gian nhưng Kiều lão đầu còn chưa cho một câu trả lời rõ ràng, tưởng rằng ông không hài lòng với sính lễ, liền chạy tới nói trấn trên có một nhà phú hộ nguyện ý bỏ ra mười lăm lượng bạc, rước A Vi vào làm di nương, phòng lớn của lão gia kia không sinh được con, chỉ cần A Vi sớm sinh quý tử thì nhất định sẽ được lên làm bình thê.
Kiều lão đầu nghe xong nổi trận lôi đình, rút điếu cày trong tay đuổi bà mối ra khỏi cửa. Nghe Lưu bà mối kêu la oai oái vì bị ăn đau, A Vi âm thầm thở ra, xem ra ông nội cũng không vì gấp gáp chuyện của Tiểu Cẩn mà đào hố chôn nàng.
Nhưng bà mối đã tận lực đến độ ngay cả một lão nhân tìm vợ bé ở tít trấn trên cũng tìm tới hỏi thăm cho nàng, thế có nghĩa là không một ai muốn thú nào vào cửa thật sao?
Kiều lão đầu bị chuyện vừa rồi của Lưu bà mối làm tức giận đến đấm ngực dậm chân, cả đêm không ngủ. Đoán chừng vì sinh khí mà thân thể mệt mỏi, hôm sau ông cũng không hề rời giường khiến A Vi cực kì lo lắng, vội vàng tính toán muốn chạy đi mời đại phu trong thôn thì lại bị cản lại. Nàng biết lão nhân là tiếc tiền không muốn dùng, khuyên nhủ mấy cũng không được nên đành đi xử lý gia vụ gọn gàng, dặn dò Tiểu Cẩn chiếu cố ông nội rồi nhanh chóng ra cửa định mua một ít thịt về bồi bổ thân thể cho ông nội.
Kiều gia mặc dù không giàu có nhưng không ăn một năm một bữa thịt như những nhà nghèo khó khác. Kiều lão đầu cảm thấy Tiểu Cẩn đọc sách vất vả, lại là hy vọng duy nhất của bọn họ, chút tiền mua thịt vừa đổi bữa cho cả nhà vừa bồi bổ cho Tiểu Cẩn cũng không phải không xoay xở được nên chuyện trên bàn cơm có thịt cũng không phải là chuyện quá lạ lẫm với ông cháu bọn họ.
Ngày thường A Vi đều trực tiếp đi đến nhà Vương đồ tể cắt thịt, nay lại có sự việc kia chen giữa khiến nàng cảm thấy có chút xấu hổ cho nên liền quyết định xuống núi một chuyến. Xem ra về sau muốn ăn thịt phải đi một đoạn đường dài rồi…
Mua bán xong xuôi cũng đã gần chính ngọ, một tay A Vi bưng rổ, tay kia vươn lên che nắng, chậm rãi đi trên đường mòn lên núi quen thuộc…
Giờ phút này trên đường cũng không có mấy người qua lại, A Vi nghe được tiếng bước chân không nhanh không chậm theo sau. Nàng quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một phụ nhân ước chừng 60 tuổi ở trên triền dốc, nhìn không quen mặt, chắc chắn không phải người trong thôn.
Thủy Trúc thôn nằm trên sườn núi Tiểu Tử, đường mòn vào thôn qua năm năm tháng tháng đã không còn gập ghềnh khó đi, bất quá trên núi thường xuyên có gió lớn, chỉ cần một cơn gió bất chợt liền khiến cho bụi đất sét bay trắng trời.
Lúc này thật sự có một trận gió lớn cuốn tới, A Vi lập tức nhanh chóng đậy kín rổ, cẩn thận chen mặt mũi, bước chân cũng gấp rút hơn.
Phía sau truyền đến một trận ho khan kịch liệt. Nàng nhớ tới phụ nhân kia, xem ra đối phương không quá quen thuộc tình huống của núi Tiểu Từ vì vậy liền xoay người, gian khó đi tới đỡ người kia, cẩn thận dìu từng bước về phía trước.
Khó khăn tránh thoát trận bụi mù, hai người tìm được một gốc cây đại thụ để nghỉ tạm. Cả hai đều dính không ít bụi trắng, phụ nhân kia có lẽ vốn quen sạch sẽ liền vươn tay không ngừng phủi, lại càng khiến đám bụi bám trên người tung bay, chọc người ho càng thêm lợi hại. Lúc này A Vi mới để ý tới y phục của đối phương, vải vóc cùng kiểu dáng hoàn toàn khác biệt so với các loại y phục thôn dân Thuỷ Trúc thôn thường mặc, xem ra là người từ trên trấn muốn lên núi.
Phụ nhân thấy nàng chầm chậm vỗ lưng thay bà nhuận khí liền cười cười: "Quả nhiên là cô nương tốt."
A Vi lấy khăn tay ra, lễ phép đưa cho phụ nhân lau mặt: "Lão nhân gia, người lên núi tìm người sao? Ta là thôn dân ở đây, có lẽ sẽ giúp được người."
Lão phụ cầm khăn tay lau qua một lượt, cười: "Cô nương, lão là muốn tìm ngươi! Hôm nay không thấy ông cháu các ngươi bày sạp hàng, đang lo không biết nơi nào đi tìm ngươi, không nghĩ tới vừa đến chân núi đã gặp được ngươi, thật sự là duyên phận! Vừa rồi lão đang định lên tiếng gọi thì nào ngờ lại gặp phải một trận bụi trắng thế kia. Cũng may cô nương thiện tâm, không bỏ mặc lão tự xoay xở một mình."
Tìm nàng? A Vi nhíu nhíu mày: "Không biết lão nhân gia tìm ta có chuyện gì?"
Lão phụ cười, đi thẳng vào vấn đề: "Lão muốn tìm cô nương bàn việc hôn sự."
A Vi không khỏi trố mắt.
Lão phụ thấy vậy liền vội vàng giải thích: "Cô nương chớ trách lão đường đột, lão họ Khúc, là người gia giáo đứng đắn, sẽ không làm chuyện bậy bạ trái luân thường."
A Vi đoán người ta để Lưu bà mối đến thăm dò nàng nhưng không tin tưởng nên mới phái người đến hỏi rõ một phen, nàng cũng không tức giận, hào phóng hỏi: "Thì ra là ngài là người từ nhà đó đến sao?"
Lão phụ còn thật sự gật đầu: "Đúng đúng, cô nương, nhà đó là thân thích của lão, trong nhà có đứa nhỏ đã đến tuổi hôn phối, lão thân muốn đem hai người các ngươi tác hợp một phen. Tên tiểu tử này, bàn về tướng mạo hay nhân phẩm đều đoan chính cực kì, lại cũng có công phu tu bổ đồ sứ, tính ra cũng là cùng nghề với Kiều gia các ngươi."
"Cùng nghề?" Đôi mắt to tròn của A Vi càng thêm mở lớn.
"Đúng vậy." Phụ nhân cười đến ôn hòa: "Nếu mối hôn sự này mà thành thì ngươi còn có thể giúp trượng phu một tay, ngươi nói xem chuyện như thế có tốt không?"
Phụ nhân thấy nàng có chút đăm chiêu liền nói tiếp: "Tên tiểu tử này ở ngay núi Đại Từ thôi, về sau ngươi có muốn về thăm nhà cũng không phải đi xa."
Núi Đại Từ chỉ cách nơi hai người đang đứng một đoạn thung lũng nhưng từ trước đến nay A Vi rất ít khi đến đó. Vốn dĩ Đại Từ là một một thâm sơn hiểm trở, trừ bỏ những người thợ săn cùng mấy người hái thuốc thì kể cả người địa phương bình thường cũng e ngại ba phần trập trùng bảy phần thú dữ. Bản thân nàng ngay từ nhỏ đã luôn được dặn dò không được tự mình chạy đi Đại Từ, cho nên khi nhắc tới địa phương này nàng không khỏi có vài phần xa lạ.
Lão phụ lại lên tiếng hỏi: "Cô nương, ngươi đi qua Đàm Châu chưa?"
A Vi lắc đầu, nàng lớn như vậy nhưng chưa hề đi quá Thanh Dụ trấn được một trăm dặm. Đàm Châu, nàng chưa đi qua nhưng nàng biết, nơi đó là tỉnh lị, là nơi Tiểu Cẩn sẽ thi hương, hẳn là rất phồn hoa đô hội.
"Tiểu tử này bây giờ là sống một mình, cha mẹ huynh muội đều ở Đàm Châu phủ, trong nhà đều là tiểu thương. Hắn trời sinh tính tình thích an tĩnh, lại thích Thanh Dụ trấn bên này dân chúng thuần phác cho nên liền tự mình bái sư học nghề rồi chạy đến Đại Từ tổ trạch mà sống. Nếu các ngươi thành thân thì về sau chỉ cần ngày lễ ngày tết trở về Đàm Châu phủ ăn mấy bữa cơm là được."
"Vậy năm nay hắn đã bao nhiêu rồi?" A Vi không để ý lắm đến nếp sống hoa lệ phù phiếm, ngược lại có chút tò mò đối với nam nhân sống một mình nơi thâm sơn kia.
Lão phụ cười nhu hoà: "Năm nay đã 25."
Tuổi đã lớn như vậy mới bàn chuyện hôn sự sao? A Vi nhíu mày. Thường nghe người ta nói, lớn tuổi như vậy mà còn chưa tìm được con dâu thì hoặc là thân thể có chút tàn tật, hoặc là tình cảnh trong nhà quá mức khốn cùng.
Lão phụ đương nhiên hiểu được băn khoăn trong lòng nàng, thở dài một hơi: "Cô nương, lão không giấu ngươi, tên tiểu tử này bảy năm trước có thành thân qua một lần, bất quá người kia chính là một con ma ốm, qua một thời gian liền lìa xa trần thế. Về sau tiểu tử kia cũng không tái giá, mấy năm nay cũng kiếm được không ít tiền nhưng cũng không hề động tâm đến chuyện này nữa, trong nhà lo lắng mới để cho lão đây chú ý một chút. Ta ở trấn trên đã trông thấy cô nương vài lần, nghĩ tới các ngươi là cùng nghề với nhau liền động tâm."
Nghe nói là người goá vợ, A Vi không khỏi có chút xót xa. Hai người thành thân với nhau đương nhiên đều hi vọng cùng nhau sống đến răng long đầu bạc nhưng rốt cuộc thiên tai nhân họa không thể nào đoán được, sinh tử ly biệt vô chừng… Người này cũng không hề để tâm đến chuyện tái giá, xem ra chính là một nam nhân tình thâm nghĩa trọng.
Lão phụ lại nói thêm mấy câu, chỉ thấy A Vi cười không đáp, nghĩ tới nữ tử chưa thành thân da mặt mỏng liền trấn an: "Cô nương, lão hôm nay chỉ nói chuyện phiếm mấy câu, ngươi chớ xấu hổ, hết thảy đều là vì một đoạn nhân duyên tốt. Nếu ngươi không phản đối thì hôm khác ta sẽ để cho tên tiểu tử kia nhờ bà mối tới cửa cùng người lớn của Kiều gia nói chuyện rõ ràng."
A Vi khách khí gật đầu.
Lão phụ đi rồi, A Vi tiếp tục mang rổ về nhà.
Mặc dù cũng không quá để ý tới mấy lời của phụ nhân vừa nói nhưng nàng cũng định đem chuyện hôm nay thuật lại với ông nội, để cho ông nội trả lời dứt khoát với Vương đồ tể, phòng khi ông nội sốt ruột mà đáp ứng nhà đồ tể kia.
Trở về lại nghe Tiểu Cẩn nói ông nội vẫn chưa khoẻ, nàng liền tất bật lo lắng chuyện sắc thuốc, hái lá nấu nước mát giải nhiệt cùng chuyện ăn uống trong nhà, những thứ khác đành tạm gác lại một bên.
Sáng sớm hôm sau Kiều lão đầu vừa cảm thấy thân thể tốt hơn liền quyết định mở sạp. A Vi muốn khuyên ông nghỉ ngơi nhiều một chút nhưng nàng cũng biết Kiều lão đầu vốn cố chấp cho nên chỉ nói mấy lượt rồi im lặng giành mang tất cả mọi thứ, chỉ chừa lại một thùng dụng cụ nho nhỏ để ông nội cầm.
Kiều lão đầu lại mang mọi thứ vào tay, cười như lúc còn là một nam nhân cường tráng: "Ông nội có liệt đâu, để ta làm. Ngươi là nữ nhân, mang nặng vác nặng dáng vóc sẽ khó coi. Cầm thùng dụng cụ rồi mở cửa cho ta là được rồi."
A Vi thở dài, trong lòng lại có vài phần lo lắng. Ông nội mặc dù không chú ý nàng bằng Tiểu Cẩn nhưng cũng không phải không thương nàng. Nếu nói không thương thì ông chính là không thương chính bản thân mình.
Vươn tay mở cửa, A Vi liền trông thấy một phụ nhân tô son điểm phấn, đầu cài trâm đồng, chỉ cần liếc mắt một cái liền biết đối phương làm nghề gì. Phụ nhân tươi cười, bộ dạng như sắp gõ cửa, bà mối này cũng không giống kiểu cách của Lưu bà mối, A Vi cảm thấy rất lạ mắt.
"Ông nội." A Vi gọi một tiếng.
Kiều lão đầu từ bên trong đi ra, trông thấy bà mối liền vội vàng buông quang gánh, mời khách vào nhà.
A Vi pha một ấm trà mới, không tiện ở lâu, mời trà xong liền đi ra ngoài, chỉ kịp nghe ông nội ghét bỏ hỏi lại một câu: "Là một người goá vợ à?"
Người goá vợ? Là người mà lão phụ hôm qua nhắc tới sao? Nàng thật không ngờ nhanh như vậy mà đối phương đã sai bà mối đến.
Tiểu Cẩn trốn ở ngoài cửa nghe lén, bị A Vi bắt tại trận, đành phải le lưỡi, nhẹ tay nhẹ chân trở về phòng mình.
A Vi kéo một thùng nước giếng, đi vào trong sân định tưới đám rau dưa cùng hoa trái nàng trồng, tay làm nhưng lòng không yên.
Qua ước chừng một giờ, bà mối mới từ trong viện đi ra, Kiều lão đầu ngồi nguyên tại chỗ, vẻ mặt nhìn không ra tốt xấu, A Vi liền buông thùng, thay ông nội tiễn khách.
Bà mối đi tới cửa đột nhiên cười hơ hớ kéo tay nàng, A Vi bất ngờ không phòng bị, chỉ đành cười cười xem như là đáp lại, nào ngờ lại nghe được bà mối nói lời thâm thuý: "Cô nương, điều kiện của người này thật sự rất tốt, tướng mạo nhân phẩm đều là nhất đẳng, ta làm nghề này lâu năm như vậy, lần đầu tiên mới nhìn thấy một người xuất sắc như vậy." Bà mối liếc vào trong viện, thấp giọng nói: "Phàm là nữ nhân, chuyện chung thân đại sự của mình cũng nên có chủ ý mới tốt."
A Vi biết vì ông nội đang do dự nên bà mối mới nói mấy lời như thế. Nàng cũng biết mấy lời kia rõ ràng có điểm rất khoa trương, bất quá cũng sẽ không quá mức, làm nghề mai mối mà nói thánh nói tướng làm cho người ta không có được hôn sự bền chặt thì cũng có ảnh hưởng không ít đến danh dự cùng phẩm hạnh của bản thân bà mối, cho nên nàng cảm thấy, phẩm hạnh cùng tướng mạo của người kia thật sự không có trở ngại gì.
Kiều lão đầu thấy A Vi đi vào liền ra hiệu cho nàng ngồi xuống, chậm rãi nói: "A Vi, người sai bà mối tới đây không phải mấy người ta nhắc tới những trước. Ta nghe rất kĩ, người này hơi lớn tuổi một chút, lại goá vợ."
Truyện khác cùng thể loại
161 chương
17 chương
266 chương
29 chương
62 chương
80 chương
58 chương