Hôm sau sau ấy, khi Tiêu Giác và Khương Dương lần lượt trở về, Khương Đào liền phát hiện giữa hai người có gì đó rất lạ. Tuy rằng Khương Dương và Tiêu Giác sau này mới quen biết nhưng sau khi Khương Dương vào triều làm quan, hai người hay lui tới, ở chung cũng rất hòa hợp. Trước đó vài ngày, Tiêu Giác nghe nói Khương Dương muốn dùng tiền tích cóp mấy năm mua một tòa nhà, còn nói hắn là một hàn lâm thanh bần tiết kiệm được chút tiền không dễ, dứt khoát thưởng cho hắn một căn nhà là được. Tuy rằng Khương Dương không nhận nhưng đó cũng là một phần tâm ý của Tiêu Giác với hắn. Cứ như vậy hai ngày trước vẫn rất bình thường, hôm nay hai người đụng phải nhau, cũng chẳng thèm nhìn đối phương một cái. Yểu Yểu ngồi giữa bọn họ, ngày thường hai người đều sẽ ngươi một câu ta một câu mà đùa với nàng, hôm nay lại chỉ lo chính mình chẳng nói gì với đối phương. Hai người đồng thời hỏi hai vấn đề khiến cho tiểu nha đầu nàng gấp muốn chết. Cuối cùng nàng thật sự không ứng phó được, chỉ có thể đau khổ nhìn về phía nương nàng cầu cứu. Không lâu sau Thẩm Thời Ân cũng trở lại, Khương Đào bèn tìm cơ hội gọi Khương Dương qua một bên, hai người cùng dò hỏi xem đã xảy ra chuyện gì. Kỳ thật chuyện cũng không có gì phức tạp, chỉ là hai người đã làm xong vài chuyện lớn rồi, Tiêu Giác hăng hái chuẩn bị, nghĩ cách cải cách ruộng đất. Từ khi khai quốc tới nay, chuyện gom đất của dân ngày càng nghiêm trọng. Vương công quý tộc, nhà huân quý đều lợi dụng đặc quyền nhà mình, dùng thủ đoạn chiếm lấy phần lớn đất đai, lại tìm cách không nộp thuế, ảnh hưởng lớn tới triều đình không tính, các bá tánh dựa vào chuyện làm ruộng để mưu sinh càng khổ không thể tả. Ý của Tiêu Giác vốn là ý tốt, ruộng về với dân, với dân hay với triều đình đều là chuyện tốt. Mà Khương Dương xưa nay luôn cổ vũ hắn cải cách lại chần chừ, khuyên hắn việc này không nên làm ẩu, cần chờ đợi, bàn bạc kỹ hơn một chút. Hai người tranh luận không ngừng, cái sự độc miệng của Khương Dương cũng được bày ra, lạnh lạnh nói mấy câu như tạt một gáo nước lạnh vào sự nhiệt tình của Tiêu Giác. Khi Tiêu Giác kể lại chuyện này với Thẩm Thời Ân, vừa tức giận vừa tủi thân, hết như đứa trẻ đang mách tội: “Tuy con sinh ra ở hoàng thất nhưng cũng biết nỗi khổ của bá tánh. Khương Dương còn là con nhà nông, sự vất vả của người nông dân hắn có thể không biết sao? Chuyện này với dân mà nói chẳng phải chuyện tốt hay sao? Con cũng chưa nói là phải thúc đẩy chuyện này trong một sớm một chiều, chỉ là hiện tại làm một ít một, cứ như vậy hẳn sẽ có ngày thành công. Hắn cứ nói không gấp được không gấp được…. Chẳng lẽ hiện tại hắn là quan rồi nên đã quên mất mình là ai sao!”. Khương Dương tức lên cũng rất bực, nói với Khương Đào, “Đệ nào quên mình là ai? Nhiều không dám nói nhưng trong bao nhiêu người vào triều làm quan, chẳng có ai càng muốn làm gì đó cho bá tánh hơn đệ. Nhưng việc cải cách này liên lụy tới quá nhiều người, trên có vương công quý tộc, dưới có hương thân phú giả, ở giữa còn không biết là bao nhiêu danh môn thế gia. Nhiều người như vậy một khi liên kết lại, đừng nói là cải cách ruộng đất khó có thể đẩy mạnh được, càng có khả năng sinh ra động loạn”. Hai người đều là có ý tốt nhưng hỏng ở chỗ đều đang trẻ tuổi nhiệt huyết, lúc tranh luận lại nhịn không được nói mấy lời tổn thương tới nhau. Tiêu Giác nói hắn quên mình là ai, Khương Dương cũng lật lọng nói nếu ngươi muốn người nghe theo người thì gọi Vệ Lang kia tới đi. Dù sao Vệ Lang cũng sẽ không dám đắc tội với ai khác, khẳng định sẽ nghe theo người. Thẩm Thời Ân và Khương Đào chưa nói là ai trong họ nói đúng, chỉ nghĩ cách giải quyết chuyện hai người dỗi nhau trước. Hôm sau, Khương Đào nói Khương Dương mời nhị lão tới phủ, nếu hỏi chuyện ruộng đồng thì hỏi nhị lão sống cả đời trên đồng là tốt nhất, cũng coi như là nghe được tiếng lòng của nhân dân lao động ở tầng đáy. Sợ nhị lão có kiêng kị điều gì hoặc là nói giúp, Tiêu Giác và Khương Dương đều ở phía sau bình phong không có hiện thân, chỉ có Khương Đào ôm Yểu Yểu nhàn thoại việc nhà với họ. Hôm qua nhị lão còn rất vui vẻ nhưng chỉ qua một đêm, Khương Đào phát hiện thái độ bọn họ đã thay đổi. Khương lão thái gia vốn là đại gia trưởng ít nói, lần này càng là trầm mặt chẳng nói nửa lời. Trước đó, khi chia tay với Yểu Yểu, lão thái thái còn không nỡ rời tiểu nha đầu này, hôm nay Yểu Yểu ngọt ngào gọi bà cố ngoại, bà chỉ nhàn nhạt gật đầu. Trong lòng Khương Đào thấy rất kỳ quái nhưng vì có chuyện đứng đắn muốn hỏi nên trước cứ nén sự nghi ngờ trong lòng xuống, nhàn thoại hỏi việc đồng ruộng trong nhà. Khương lão thái gia tuy rằng lãnh đạm nhưng cũng nghiêm túc kể lại tình huống làm ruộng trong nhà ông. Khi ấy, Khương gia phân gia tổng cộng có hơn 30 mẫu ruộng, nghe thì nhiều nhưng ruột tốt rất ít, phần lớn đều là ruộng tự khai hoang. Sau đại phòng điên lên bán hết sản nghiệp được chia. Lão thái gia thương tiếc mấy mẫu ruộng kia vô cùng, sau muốn dùng bạc mua lại cũng chẳng mua được. Cũng may sau tiền đồ của Khương Dương tăng tiến, bọn họ không cần phải làm ruộng nữa, trước khi lên kinh bán hết những ruộng hoang của mình và tam phòng đi. Khương Đào liền hỏi; “Gia nãi lên kinh hưởng phúc, sao không bán hết đồng ruộng trong nhà đi lấy tiền?”. Lão thái thái nói: “Vậy con không biết rồi, những ruộng tốt ấy nào cho bá tánh bình thường mua được? Cũng chính là năm ấy cha con đỗ tú tài, xem như có chút danh vọng nên qua năm sau mới có thêm một ít. Đều là vất vả mới có được. Con cũng nói ta và gia gia con là tới hưởng phúc với A Dương, sau này cũng không thiếu tiền sinh sống, những thứ tự nhiên khó có được này đương nhiên phải để lại, sau có chuyện gì cũng là căn cơ để hậu thế an cư lạc nghiệp. Hơn nữa, những mẫu ruộng dư lại đều ở dưới danh nghĩa của A Dương, cũng miễn thuế má, nhìn chung cũng không phải chuyện xấu gì”. Sau đó, lão thái thái kể cho Khương Đào nghe năm ấy vì mua được vài mẫu ruộng tốt mà người nhà đã vất vả ra sao. Khương Đào nghiêm túc nghe xong lại đặt câu hỏi: “Vậy nếu có người nghĩ cho bá tánh ruộng đồng thì sao? Đến lúc ấy chỉ cần có tiền là có thể mua đươc ruộng, chẳng phải là nhà ai cũng có thể có cuộc sống tốt rồi sao?”.