Kinh Kha ngày thường cùng người bàn về thuật đánh gươm, ít khi chịu ai là giỏi, mà chỉ tâm phục có Cáp Nhiếp, người ở Du thứ, tự cho là mình không bằng, bèn cùng kết làm bạn chí thân. Lúc ấy Kha chịu hậu ơn của thái tử Đan, muốn đến Hàm dương uy hiếp vua Tần, bèn sai người đi tìm Cáp Nhiếp, định mời đến nước Yên để cùng thương nghị. Vì Cáp Nhiếp thường đi chơi, không nhất định ở chỗ nào, cho nên không mời được. Thái tử Đan biết Kinh Kha là tay hào kiệt, ngày đêm cung phụng kính cẩn, không dám thúc giục. Bỗng có biên lại báo tin là vua Tần sai đại tướng Vương Tiễn đi lấn đất đã đến biên giới phía nam nước Yên, vua Đại là Gia sai sứ đến ước vua Yên cùng đem quân giữ Thượng cốc để cự Tần. Thái tử Đan sợ quá nói với Kinh Kha rằng: - Quân Tần sắp qua sông Dịch. Vậy dầu ngày muốn nghĩ kế cứu Yên, có lẽ cũng chẳng kịp nào! Kinh Kha nói: - Tôi đã nghĩ kỹ lắm! Lần đi này, không có cái gì để cho vua Tần tin mình, thì không đến gần được. Nay Phàn tướng quân có tội với Tần, vua Tần rao mua thủ cấp Phàn tướng quân nghìn vàng, phong ấp muôn nhà. Lại có chỗ đất tốt ở Đốc cương, người Tần vẫn muốn lấy. Vậy nay nếu được cái đầu Phàn tướng quân và bản địa đò Đốc cương đem dâng vua Tần, vua Tần tất vui mừng mà tiếp đãi, tôi nhân đó mới có thể giúp thái tử được. Đan nói: - Phàn tướng quân đến đây gởi thân trong khi cùng khốn sao tôi nở lòng mà giết được, còn như bản địa đồ Đốc cương thì không dám tiếc! - Kinh Kha biết thái tử Đan có long bất nhẫn, bèn đến yết riêng Phàn Ô Kỳ mà nói rằng: - Nước Tần gây vạ cho tướng quân, cha mẹ họ hàng tướng quân đều bị giết sạch. Nay nghe vua Tần muốn mua đầu tướng quân, vàng nghìn cân, ấp muôn nhà. Vậy tướng quân sẽ dùng cách gì để báo thù? Phàn Ô Kỳ ngửa mặt thở dài, chảy nước mắt mà nói rằng: - Tôi mỗi khi nghĩ đến tên Chính ở nước Tần, thì đau đến tim tủy, muốn giết nó rồi cùng chết với nó, chỉ hiềm chưa có cơ hội mà thôi! Kinh Kha nói: - Nay tôi có một lời, có thể giải được lo cho nước Yên, báo thù được cho tướng quân, tướng quân có chịu nghe không? Phàn Ô Kỳ vội hỏi: - Ông có kế gì? Kinh Kha trù trừ không nói, Ô Kỳ hỏi: - Sao ngài không nói? Kha nói: - Kế đã định rồi nhưng khó nói ra lắm! Ô Kỳ nói: - Nếu báo thù được Tần, thì dẫu phải nát thịt tan xương tôi cũng không tiếc, vậy ngài có điều gì khó nói? Kha nói: - Cái kế mọn của tôi là muốn hành thích vua Tần, nhưng lại e không sao đến gần được vua Tần. Nếu được cái đầu của tướng quân để dâng vua Tần, thì vua Tần tất vui mừng mà tiếp tôi, nhân đó tay trái tôi nắm lấy áo vua Tần, tay phải đâm vào ngực y, thì cái thù của tướng quân sẽ báo được, mà nước Yên khỏi được cái họa diệt vong. Tướng quân nghĩ thế nào? Ô Kỳ trật ngay áo ra, quăng tay dẫm chân mà nói to lên rằng: - Bấy lâu tôi chỉ suốt ngày suốt đêm, nghiến răng, nát ruột vì điều ấy mà chưa tìm được kế gì, nay mới được nghe lời ngài dạy! Nói xong, liền rút gươm tự cứa vào cổ, cổ họng đứt mà cổ chưa đứt. Kinh Kha lại lấy gươm chặt cho đứt hẳn, rồi sai người báo với thái tử Đan là đã lấy được đầu của Phàn tướng quân rồi. Thái tử Đan nghe tin vội đi xe đến, phục vái cái thây Ô Kỳ mà khóc rất thảm, cho quân đem thi thể khâm liệm rồi cất tang rất hậu, còn cái đầu thì để trong hòm gổ. Kinh Kha nói: - Thái tử đã tìm được lưỡi dao găm sắc bén nào chưa? Thái tử Đan nói: - Từ phu nhân nước Triệu có lưỡi dao găm dài một thước tám tấc, rất sắc, tôi đã bỏ ra trăm cân vàng mua được, sai thợ đem tẩm thuốc độc, từng đem thử người, chỉ hơi dướm máu là chết ngay, tôi vẫn cất kỹ để dành cho ngài đã lâu, chưa rõ bao giờ thì ngài đi? Kha nói: - Tôi có người bạn chí thiết là Cáp Nhiếp, muốn đợi hắn đi gíup sức mà hắn chưa đến. Đan nói: - Ông bạn của ngài, nay đây mai đó lênh đênh như cánh bèo trên mặt bể, biết đâu mà tìm! Môn hạ tôi có mấy tay dũng sĩ, mà Tần Vũ Dương là hơn cả, hoặc có thể cho đi gíup sức được chăng? Kha thấy thái tử quá nóng nảy, thở dài nói rằng: - Mang một con dao nhọn, đi vào cái nước Tần bất trắc ấy, là chỉ có đi mà không có về. Tôi sở dĩ đi chậm, là muốn đợi bạn tôi để làm việc cho được mười phần chắc chắn. Thái tử đã không đợi được thì tôi xin đi. Thái tử Đan liền thảo bức quốc thư, nói xin hiến đát Đốc cương và đầu họ Phàn, rồi đem nghìn vàng sắm sửa hành trang cho Kinh Kha. Tần Vũ Dương làm phó sứ. Khi ra đi, thái tử Đan cùng tân khách và bạn bè thân thiết có biết việc ấy đều mặc áo trắng đội mũ trắng đưa Kinh Kha đến bờ song Dịch, đặt tiệc tiễn hành. Cao Tiệm Ly nghe tin Kinh Kha vào Tần cũng đem cái vai rượu lớn và một đấu rượu đến. Kinh Kha giới thiệu với thái tử. Thái tử mời cùng ngồi uống rượu. Khi uống được vài lượt rồi, Cao Tiệm Ly đánh đàn trúc, Kinh Kha theo nhịp mà hát rằng: Gió hiu hắt, nước song Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi kông bao giờ về! Tiếng hát thê thảm, tân khách và những người đi theo đều chảy nước mắt, như trong đám tang. Kinh Kha ngửa mặt thở phào một tiếng, hơi xông thẳng lên trời, hóa thành một cái móng trắng, chạy suốt vào giữ mặt trời, ai nấy đều kinh ngạc. Kinh Kha lại cất tiếng hát: Vào hang hổ, lặn xoáy thuồng luồng Làn hơi thở hóa cầu vồng thẳng bay … Tiếng hát nghe khích liệt hùng tráng, mọi người đều trừng mắt hăm hở như đi ra trận. Thái tử Đan rót chén rượu, quì mà dâng lên cho Kinh Kha. Kinh Kha uống một hơi hết ngay, rồi níu vai Tần Vũ Dương, nhảy tót lên xe, bảo gia roi đi mau, không ngoáy trở lại. Thái tử Đan trèo lên gò cao trông theo, đến khi không thấy xe Kinh Kha nữa mới thôi, rồi rầu rầu nét mặt như thương tiếc cái gì, chảy nước mắt mà quay về. Kinh Kha đến Hàm dương, biết quant rung thứ sử Mông Gia được vua Tần yêu, liền đem nghìn vàng đến đút lót, nhờ nói trước với vua Tần cho. Mông Giavào tâu vua Tần rằng: - Vua Yên sợ oai, không dám chống lại, xin đem cả nước xưng thần, cầu được giữ tôn miếu của tiền nhân; lại sợ hãi không dám tự tỏ bày, đã chem. đầu Phàn Ô Kỳ và dâng bản địa đồ đất Đốc cương, sai sứ đem dâng. Sứ giả là Kinh Kha, hiện đang ở quán dịch đợi chỉ. Vua Tần nghe tin đã giết được Phàn Ô Kỳ thì mừng quá, liền thiết đại triều ở cung Hàm dương, cho đòi sứ Yên là Kinh Khavào triều kiến. Kinh Kha đã dấu sẳn con dao nhọn vào trong cái trục bức địa đồ bèn bưng cái hòm đựng đầu Phàn Ô kỳ, cùng Tần Vũ Dương bưng hộp địa đồ bước lên. Bỗng sắc mặt Tần Vũ Dương trắng nhợt như người chết, có vẽ sợ hãi quá. Thị thần hỏi: - Sứ giả làm sao lại biến sắc? Kinh Kha ngoảnh lại nhìn Vũ Dương cười, rồi đi lên trước đập đầu tạ rằng: - Tần Vũ Dương là một kẻ quê mùa mọi rợ, chưa từng thấy thiên tử, cho nên sợ quá mà đổi sắc, xin đại vương rộng lòng tha thứ, cho được làm xong sứ mệnh ở trước thiên nhan. Vua Tần truyền lệnh chỉ cho một mình chách sứ lên điện. Tả hữu liền thét bảo Tần Vũ Dương xuống thềm. Vua Tần sai mở cái hòm để xem, quả nhiên trong có đầu Phàn Ô Kỳ, bèn hỏi Kinh Kha rằng: - Sao nước Yên không giết ngay tên nghịch thần này đem dâng từ trước mà lại đợi đến bây giờ mới làm. Kinh Kha nói: - Phàn Ô Kỳ đắc tội với đại vương trốn lên miền Bắc mạc, vua tôi phải treo thưởng nghìn vàng mới bắt được, vua tôi cũng muốn để Ô Kỳ sống đem giải nộp đại vương, lại e giữa đường sinh biến, cho nên phải chặt đầu, mong được thư cái long giận của đại vương. Kinh Kha đối đáp ung dung, nhan sắc càng ra vẽ hòa nhã, vua Tần không có lòng ngờ. Bấy giờ Vũ Dương bưng cái hộp địa đồ cúi đầu quì ở dưới thềm. Vua Tần bảo Kinh Kha lấy lên xem. Kinh Kha xuống lấy dâng lên. Vua Tần mở bức địa đồ, đang chực xem, thì mũi dao của Kinh Kha đã lộ, không thể che dấu được nữa. Kinh Kha hoảng quá, liền tay tả nắm lấy tay áo vua Tần, tay hữu rút dao đâm vào ngực vua Tần, nhưng lưỡi dao chưa tới. Vua Tần sợ quá, vùng đứng dậy, tay áo đứt vì bấy giờ là đầu tháng năm, vua Tần chỉ mặt cái áo lá mỏng. Bên cạnh chỗ vua ngồi, có cái bình phong dài tám thước; Vua Tần vượt qua, bình phong đổ xuống đất, Kinh Kha cầm con dao sấn đằng sau, vua Tần không thể thoát thân nên cứ vòng quanh cái cột mà chạy. Nguyên phép nhà Tần, quần thần chầu trên địên, không được mang binh khí; còn các quan lang trung túc vệ cầm giáo, đều đứng dàn hầu ở dưới điện, không có chỉ tuyên triệu, không được tự tiện lên điện. Bấy giờ sự biến thảng thốt xảy ra, vua Tần không kịp gọi người lên cứu. Quần thần đều lấy tay không đánh Kha. Kha khỏe lắm người nào đến gần là bị đánh ngã ngay. Có viên ngự y Hạ Vô Đán đang đứng hầu cũng lấy túi thuốc đánh Kha; Kha quật tay một cái, túi thuốc rách tung. Vì Kinh Kha còn phải đánh đuổi mọi người, nên vua Tần chạy tránh chỗ này chỗ nọ, không bị Kinh Kha bắt được. Thanh bảo kiếm vua Tần đeo ở bên mình gọi là “Lộc lư” dài tám thước, vua Tần muốn rút ra, nhưng vì nó dài, khó rút ra khỏi vỏ được. Có tên tiểu nội thị Triệu Cao vội gọi rằng: - Sao đại vương không xoay vỏ gươm ra sau lưng mà rút? Vua Tần nghe ra, liền xoay võ gươm ra sau lưng, quay tay lại, rút gươm ra được dễ dàng. Vua Tần khỏe không kém gì Kinh Kha; vả con dao nhọn dài hơn thước chỉ có thể đâm gần, còn thanh kiếm dài tám thước lại có thể đánh xa được. Vua Tần đã có thanh kiếm cầm tay, liền thấy bạo dạng ngay, bèn chạy đến chem. Kinh Kha vào đùi bên tả, Kinh Kha ngã bổ nhào xuống bên cạnh cột đòng bên tả, không thể đứng dậy được, bèn cầm dao nhọn ném vua Tần. Vua Tần né mình tránh, con dao sượt qua bên tai mà vụt đi, đâm thẳng vào cái cột đòng bên hữu tóe lửa ra. Vua Tần lại cầm kiếm Kha, Kha dơ tay đón, rụng mất ba ngón tay. Bị chém luôn tám nhát, Kinh Kha dựa cột mà cười, rồi nhổm lên mắng vua Tần rằng: - May cho mày! Ta muốn bắt chước việc Tào Mạt cướp sống mày, bắt mày phải trả những đất đai lấn được của chư hầu. Không ngờ việc không thành, mày lại thoát được, há chẳng phải long trời ư? Nhưng mày cậy mạnh, thôn tín chư hầu, làm sao mà hưởng lâu dài được? Tả hữu xô lại đánh chết Kinh Kha; Tần Vũ Dương ở dưới điện, thấy Kinh Kha đã ra aty, toan chạy lên, nhưng bị ngay bọn lang trung đánh chết. Tiếc thay! Kinh Kha được thái tử Đan nước Yên cung dưỡng bao nhiêu ngày, đi sang Tần một việc lại chẳng xong, không những tự hại thân mình, lại làm uổng mạng ba người (Điền Quang, Phàn Ô Kỳ, và Tần Vũ Dương) đoạn tống sinh mệnh cha con vua Yên, đó cũng vì kiếm thuật không tinh mà nên nổi vậy! Vua Tần sợ quá, ngồi ngây nửa ngày mới hoàn hồn, rồi đến xem Kinh Kha, thấy hai mắt tròn vo trợn lên, sắc giận còn hầm hầm, hệt như người sống. Vua Tần càng sợ, sai đem thây Kinh Kha, Tần Vũ Dương và đầu Phàn Ô Kỳ cùng đốt ở trong chợ. Những người nước Yên đi theo đều bị đem chem. và bêu đầu ở các cửa thành. Vua Tần về nội cung, các hậu phi đã nghe nói có biến, bèn đến vấn an và đặc biệt mừng. Sớm hôm sau, vua Tần ra coi chầu, luận công hành thưởng, trước hết thưởng cho Hạ Vô Đán hai trăm cân vàng, nói rằng: - Vô Đán yêu ta đã cầm túi thuốc ném Kinh Kha! rồi gọi tên tiểu nội thị Triệu Cao bảo rằng: - Nhờ có nhà ngươi bảo, ta mới biết rút kiếm ra mà đánh Kinh Kha! Cũng thưởng cho trăm cân vàng. Trong bọn quần thần, những người tay không dám xông vào đánh Khinh Kha, cứ coi dấu thương nặng nhẹ mà gia thưởrng. Các lang trung ở dưới điện đánh chết Tần Vũ Dương cũng đều được thưởng. Mông Gia nói hộ cho Kinh Kha vào triều, bị tội lăng trì xử tử, giết cả nhà. Mông Ngao đã ốm chết, con là Mông Vũ là tì tướng, vì không tư tình, nên được tha tội. Vua Tần vẫn chưa nguôi giận, sai con Vương Tiễn là Vương Bí đem thêm quân giúp sức cha đánh Yên. Quân Yên thua to. Vương Tiễn hợp binh vây Kế thành. Khi thành vỡ, vua Yên bảo thái tử Đan rằng: - Ngày nay nước mất nhà tan là chỉ vì mày! Đan thưa rằng: - Hai nước Hàn, Triệu bị diệt cũng tội ở Đan này ư? Rồi thái tử Đan cùng vua Yên bỏ Kế thành chạy ra Liêu đông để lo kế khôi phục. Vương Tiễn bị bệnh xin từ chức, vua Tần sai Lý Tín thay cầm quân đuổi theo đánh cha con vua Yên. Vua Yên nghe quân Tần lại đến, sai sứ cầu cứu vua đất Đại là Gia. Gia phúc thư, đại lược nói Tần sở dĩ kíp đánh Yên là vì cớ oán thái tử Đan, vua có thể giết Đan để tạ tội với Tần, thì Tần sẽ hết giận, xã tắc nước yên may còn giữ được. Vua Yên do dự không nở. Thái tử Đan sợ bị giết bèn cùng tân khách chốn ra đảo Đào hoa. Lý Tín đóng quân ở Thủ sơn, sai người đưa thư kể tội thái tử Đan. Vua Yên sợ quá, giả cách cho đòi Đan về bàn việc, rồi đổ rượu cho say, sai người đem dây thắt cổ cho chết rồi chặt đứt đầu. Bấy giờ là tháng năm mà trời bỗng xuống tuyết dày đến ba thước năm tấc trên mặt đất, rét buốt như mùa đông. Người ta đều bảo đó là do oán khí của thái tử Đan mà có vậy. Vua Yên sai đem đầu thái tử Đan đóng hòm nộp Lý Tín và viết thư tạ tội. Lý Tín nhân thấy tháng năm mà trời lại có tuyết lớn, quân lính bị rét thành bệnh, bèn tâu vua Tần hãy cho tạm rút quân về. Vua Tần lại nghe kế của Úy Liêu, cho rằngYên, Đại chỉ còn như cái hồn vất vưởng không bao lâu sẽ phải tan, hãy đem quân đánh Ngụy rồi đến Tề, Sở; ba nước ấy đã diệt được rồi, thì Yên Đại không cần đánh cũng hạ được. Bèn sai Vưong Bí làm đại tướng đem mười vạn quân đi đánh Ngụy. Vua Ngụy cầu cứu Tề, nhưng tướng quốc Tề là Hầu Thắng ăn lễ nhiều của Tần, khuyên vua Tề chớ cứu Ngụy. Quân Tần đánh Đại Lương, Vương Bí nhân lúc trời mưa to, sai quân lính khai cừ ở tây bắc, dẫn nước hai song Hoàng hà và Biện hà và đắp đe ngăn hạ lưu. Khi đào cừ xong, trời mưa to luôn mười ngày không ngớt, thế nước ào ạt. Vương Bí phá đê cho nước chảy tràn vào trong thành. Thành bị nước ngâm ba ngày, mấy nơi bị lở, quân Tần bèn theo đó mà vào. Vua Ngụy cùng quần thần đang bàn viết biểu xin đàu hang, bị Vương Bí bắt được, bỏ lên xe tù cùng cung thuộc đưa về Hàm dương. Giữa đường vua Ngụy bị bệnh chết. Vương Bí lấy hết đất Ngụy đặt làm quận Tam xuyên, lại lấy cả đất Giả vương, truất Vệ quân làm thứ nhân. Vua Tần lại dung kế Úy Liêu đem quân đánh Sở, hỏi Lý Tín dùng độ bao nhiêu quân thì vừa, Lý Tín nói: - Chỉ dung hai mươi vạn người là đủ. Vua Tần lại hỏi lão tướng Vương Tiễn. Tiễn nói nếu dung hai mươi vạn người thì tất bị thua, mà phải dung sáu mươi vạn quân mới được. Vua Tần cho là Vương Tiễn già nua nên nhút nhát, không bằng Lý Tín trai trẻ đang hăng hái, bèn không dung Vương Tiễ nữa, mà cử Lý Tín làm đại tướng,Mông Vũ làm phó, đem hai mươi vạn quân đi đánh Sở. Vua Sở là Phụ Sô nghe tin quân Tần dến đánh, bèn cử Hạng Yên làm đại tướng, đem hai mươi vạn quân chống đánh. Lý Tín cậy sức tiến vào, gặp quân Hạng Yên, hai bên giao chiến, đánh nhau đang hăng, bảy đạo quân phục của Sở đều xông ra, Lý Tín không chống nổi, thua to bỏ chạy. Hạng Yên đuổi đánh luôn ba ngày ba đêm, giết bảy viên đô úy và quân sĩ Tần không biết bao nhiêu mà kể. Vua Tần giận quá, tước hết quan chức và ấp ăn lộc của Lý Tín, rồi than đến Dĩnh dương, yết kiến Vương Tiễn, tỏ ý hối về việc nghe lời Lý Tín đem hai mươi vạn quân đánh Sở, quả nhiên bị thua, và mời Vương Tiễn lại ra làm đại tướng đánh Sở để báo thù ấy. Vương Tiễn hai lần từ chối, nhưng vua Tần cứ ép nài. Vương Tiễn nói: - Nếu bất đắc dĩ đại vương dùng tôi thì phi có sáu mươi vạn quân không được. Vua Tần hiềm là dung nhiều quân quá. Vương Tiễn nói: - Nước Sở đất rộng, hễ có hiệu lệnh là có thể lấy được trăm vạn quân ngay. Tôi xin sáu mươi vạn quân, còn e không địch nổi, chứ nói gì diệt nước ấy? Vua Tần lấy làm phải, bèn lấy xe chở Vương Tiễn vào triều, ngay ngày hôm ấy bái làm đại tướng, lại cử Mông Vũ làm phó. Khi khởi hành, vua Tần than đi tiễn, Vương Tiễn nâng chén rượu mời vua Tần uống rồi nói rằng: - Xin đại vương uống cạn chén này tôi có điều muốn nói. Vua Tần uống một hơi hết ngay, hỏi rằng: - Tướng quân muốn nói gì? Vương Tiễn lấy ở trong tay áo ra một tờ giấy, trong giấy xin vua Tần cấp cho vài nơi ruộng vườn tốt ở Hàm dương. Vua Tần nói: - Nếu tướng quân thành công trở về, quả nhân còn tính cùng hưởng phú quí với tướng quân chớ có lo gì! Vương Tiễn nói: - Tôi già rồi, đại vương dẫu có phong tước đền công cho, cũng như ngọn đuốc ngoài gió, sáng được mấy tí, chi bằng lúc tôi còn sống, cấp ruộng vườn tốt để lại cho con cháu đời đời được chụi ơn đại vương. Vua Tần cả cười, rồi bằng lòng cho. Khi quân đi đến cửa Hàm cốc. Vương Tiễn lại sai sứ về xin vua Tần cho them mấy nơi vườn ao nữa. Mông Vũ nói: - Tướng quân xin như thế, chẳng là nhiều lắm ư? Vương Tiễn bảo rằng:  Kiêm sáu nước thống nhất thiên hạ  Lên ngôi báo tự xưng Thủy Hoàng