Đi tìm bài thơ cổ
Chương 14 : Nguyên tắc bánh xe nước và chày giã gạo
Sau tiếng cồng chiêng, U Ám tiến đến hai bộ, tung quyền liên tiếp tấn công Long. Cậu bé họ Đinh mặt mày nghiêm trọng, thái độ tập trung, vừa né tránh vừa quan sát chiêu thức người bạn mình. Một chiêu sử sai sau đó, U Ám liền mất tiên cơ, Đinh Long chớp lấy ưu thế đánh liên tiếp cả chục chiêu quyền cước, ép cậu bé họ Phương khốn đốn phòng thủ, thối lui liên tiếp năm bộ. Hai đứa trẻ trao đổi thêm ba mươi chiêu nữa trong thế tám lạng nửa cân.
Chiêu thức hai cậu bé đánh ra đều thuộc bài quyền cước vỡ lòng, Đinh Long sử chiêu có lẽ thành thục, có công có thủ và đúng tư thế hơn, ngược lại cậu bé họ Phương đánh sai nhiều, nhưng bù lại khả năng ứng biến của cậu ta rất mau lẹ, tựu trung vẫn giữ được thế cân bằng.
Tuy không biết vận dụng, nhưng nền tảng nội công của Đinh Long đã khiến cậu chiếm ưu thế hơn, càng về sau U Ám càng đuối sức, liên tiếp bị Long công trúng. Sau khi hông trái lãnh một đòn cước, U Ám lảo đảo như sắp té, Đinh Long tiến đến chộp lấy tay trái cậu ta rồi vặn ra sau.
Nghe tiếng vỗ tay, Nùng Tồn Phúc mắt sáng rỡ đi đến nói: “Khá lắm, hai đứa đều có tiến bộ, nhất là Long, coi như đã học thành tựu bài quyền cước vỡ lòng này rồi. Còn Phương Đông cũng khá lắm, hôm nay con ra chiêu chuẩn hơn mọi khi, cứ thế mà phát huy.”
U Ám mặc hơi buồn nói: “Con cảm thấy cố gắn để sử đúng chiêu thức, đứng cho đúng bộ vị khiến mình bị phân tâm. Con thắc mắc không biết luyện võ để đánh thắng hay là để đánh đúng!” Nói xong U Ám cảm thấy không phải nhưng lời đã thốt ra rồi.
Ánh mắt Nùng Tồn Phúc thay đổi khác lạ, rồi sau đó bộ dạng ông như giằng cơn giận, cười miễn cưỡng nói: “Mỗi chiêu của bộ quyền cước này, nếu sử đúng đều có công có thủ, còn sơ sót là tự đánh mất sự lợi hại của chiêu thức rồi.”
U Ám suy tư giây lát nói: “Nhưng nếu bị đối phương đoán được, thì có thật sự tốt?” Nùng Tồn Phúc thái độ khác lạ nói: “Các con hãy còn nhỏ, học bộ quyền này để có căn bản! Thôi chúng ta dừng buổi tập hôm nay tại đây!”
U Ám nghĩ thầm: “Luyện hoài sẽ thành thói quen khó bỏ, mình chẳng biết phải làm sao cả? Khác hẳn với những gì sư ông cụt tay dạy!”
Sau giờ cơm chiều, U Ám đi ra bờ kênh tản bộ một mình. Nhìn bầu trời biến sắc, nhìn con nước diệu dàng trôi, cậu bé chợt thoáng thót: “Cha ơi! Con phải làm sao đây? Con vẫn hy vọng một ngày này đó, khi võ công cao vợi, con có thể tự đứng vững trong trời đất này, con sẽ ra khơi tìm cha … nhưng thật khó khăn!”
Phương Đông U Ám gục ngã xuống, rồi ánh mắt cậu như gởi gắm nơi xa xôi, miên man suy ngược nghĩ xuôi. Thoáng một cơn gió giật từ phương bắc tràn về, cậu bé với bộ áo da thú thanh mảnh run lên bần bật.
“Tuyết!” U Ám thoảng thót, cậu bé đã từng nghe người ta nói về cơn mưa lạnh lẻo này, nhưng đây là lần đầu cậu tận mắt thấy, tận tay chạm vào. Sự phấn kích trên khuôn mặt cậu không thể nào tả xiết, đánh mất vẻ u sầu vừa rồi.
Những bông tuyết trắng xóa chầm chậm rơi xuống đầu, xuống vai cậu bé, xuống mặt đất rồi xuống mặt nước. Chúng dần tan biến, rồi đợt khác lại nối tiếp theo, cứ miên man bất tận.
Cậu bé họ Phương xuýt xoa mặt mày tay chân, rồi đi lên hướng tây bắc, dù chẳng có ý định gì cả, cậu cứ men theo dòng chạy của con kênh. Được vài trượng U Ám cất chân lên chạy tới chạy lui. Chắc cậu ta muốn làm nóng người mà không muốn chạy vô bếp lửa ấm cúng bây giờ, như thế sẽ đánh mất cơ hội được tận hưởng trọn vẹn cơn mưa tuyết phương bắc.
Ánh mắt cậu bé dừng lại nơi bánh xe nước xa xa. Nghĩ gì đó cậu cười hớn hở chạy như bay về hướng tây.
Bánh xe cứ quay vòng đều đều theo dòng chảy khá nhanh của con kênh, vì ở đây gần thác nước, chọn vị trí này là có lý do. Thấy bóng dáng quen quen, U Ám mặt hiện lên vẻ ngạc nhiên định gọi “cha” thì một bóng người bất thần tiến đến. Cậu bé vội thối lui hai bộ, nấp vào bụi cây gần đó, phóng mắt ra quan sát.
Người đến là một ông lão lưng còm, khuôn mặt chi chít nếp nhăn, râu tóc bạc phơ, mặc nhiều lớp áo. Đang thế chạy đến nhanh nhẹn như sóc, ông bất ngờ chấm cây gậy xuống đất, đi về phía Nùng tù trưởng khi khoảng cách của hai người là năm bộ.
“Ngoại vẫn mạnh như ngày nào, cháu mừng lắm! Mừng lắm!” Nùng Tồn Phúc cúi người chào hỏi, ông lão đằng hắng rồi cất tiếng nói: “Lần gặp trước là lúc nào nhỉ? Ta quên mất!”
Tù trưởng nói: “Dạ thưa! Đã ba năm rồi ạ!” ông lão cười để lộ hàm răng trống trơn nói: “Thế sao? Năm tháng không nhớ lão già này, thì già cũng không thèm nhớ hắn… ha ha!”
Ông già xoay chuyển nói: “Thế nào, công lực đến đâu rồi, mày đã luyện hơn hai mươi năm rồi còn gì?” Nùng tù trưởng đáp: “Dạ! Đã thành tựu tầng thứ sáu hồi năm trước!”
“Già sống đến giờ này cũng vì mày quá tệ hại đấy, biết không? Thằng cha mày, con rể tao hắn học năm mười bốn tuổi, đến năm hâm ba là đã ngon lành. Mày tệ quá! Tệ Quá!”
Ông già xoay chuyển định nói tiếp, Nùng tù trưởng mặt mày bối rối cướp lời: “Dạ mọi chuyện trong tộc đều ổn cả ạ!” Ông già mở to mắt nói: “Ổn là ổn thế nào, ổn nên bỏ bê việc luyện võ, việc phòng bị phải không? Mày thì sướng rồi, sống trong thời kỳ bình lặng quá mà, có gặp loạn lạc đâu mà biết khổ! Thống lãnh mười làng tưởng là ngon lắm sao? Làm tù trưởng phải ngày đêm lo nghĩ cho sự an nguy lâu dài của bộ tộc, đâu phải mời mày lên ngồi cao để mọi người nhìn rõ bản mặt mày đâu?”
Nùng Tồn Phúc cúi đầu đáp “dạ”, ông già nhìn sang bánh xe nước rồi nhìn dòng nước đổ vào máng, lấp đầy đầu gáo một bên rồi theo sức nặng đi xuống đưa đầu chày bên kia lên. Cái gáo đi xuống đổ ngược dòng nước trả lại cho con kênh rồi nhẹ tênh đi lên, đầu chày bây giờ nặng hơn lại đi xuống đánh vào những hạt gạo trong cối.
Ông già lại nói: “Nhìn đi, nhìn vào sự luân chuyển của bánh xe nước và cái chày giã gạo này, rồi nói cho tao biết, cái điều mày đang suy nghĩ!”
U Ám quan sát và nghe ngóng nãy giờ, những lời của vị già làng kia khiến cậu suy nghĩ: “Ông lão này đang bàn về võ công, ông ta sắp dạy cho cha một loại võ công mới hay sao? Cha luyện hai mươi năm mới được học môn võ này, võ công gì ghê ghớm vậy?
Ông già nheo mắt quan sát Tồn Phúc, chỉ thấy tâm tư họ Nùng ở đâu đâu, không thật sự đặt vào bánh xe nước và chày giã gạo. Ông già mới nói: “Đừng bao giờ xem thường những thứ hiển nhiên quanh ta, võ công chính là sự quan sát, người tinh tế nhất định luyện võ sẽ giỏi hơn những kẻ suốt ngày mơ tưởng xa xôi.” Ông già đi đến bàn đá, ngồi xuống chiếc ghế mây chầm chậm rót chén trà nóng, hớp một ngụm rồi chỉ vào bánh xe nước đối diện nói: “Mày từ nhỏ đã quá quen với cảnh này nên mặc nhiên tự coi nó tầm thường, chẳng đáng chú ý. Nhưng mày có biết cha mày lúc bảy tuổi đã thấy được sự ảo diệu giấu sau cơ quan này không?
Nùng tù trường nói: “Thật vậy sao? Đúng là con thấy thường ngày, nghĩ đơn giản là lợi dụng dòng nước để giã gạo thôi.”
Ông già nói: “Nghĩ đúng hướng rồi, sao không nghĩ sâu thêm?” Nùng Tồn Phúc vẻ mặt ngạc nhiên nói: “Giã gạo thì dùng để nấu rồi ăn thôi, việc đó là chuyện tất nhiên rồi, con thật không hiểu ý ngoại là gì?”
Ông già lại nhâm nhi chén trà, rồi nói: “Dùng cơ quan này để ứng dụng vào võ công thì sao?” Tồn Phúc đáp: “Cháu chưa bao giờ nghĩ tới, cái chày chỉ đủ sức giã gạo làm sao công kích đối phương được, con chỉ quan tâm đến lợi khí thần binh trong thiên hạ.”
U Ám nghe hết, cậu bé thấy trong đầu sáng lên một ý nghĩ liên quan đến dòng chảy ổn định và sự vận hành ngày đêm của bánh xe nước cùng chày giã gạo. Lại nghe ông già nói: “Phụ thuộc vào lợi khí tại sao không tận dụng khả năng của mình. Đây là tâm pháp nội công độc đáo và ưu việt mà tổ tiên chúng ta đã sáng chế. Nay ta truyền cho mày, chắc mày chưa biết qua, bởi vì cha mày mất lúc mày còn quá nhỏ.”
U Ám như quên cả cơn lạnh, cậu nhìn ông già không chớp mắt, Ông ta lại hớp miếng trà, đặt chén xuống rồi nói: “Võ công này có tên là “Luân Xa Dẫn Chuyển công” dựa theo nguyên tắc vận hành của bánh xe nước và chày giã gạo. Có hai cấp và ba tầng. Hai cấp gồm có ngoại chuyển và nội chuyển. Ngoại chuyển tức là xoay chuyển vũ khí hoặc chiêu thức của đối phương bên ngoài cơ thể, nói đơn giản là làm lệnh hướng tấn công của đối phương theo ý đồ của mình, được đến đâu hay đến đó nên mới có ba tầng cảnh giới. Nội chuyển khó khăn nguy hiểm hơn, chính là cách xoay chuyển khí công đối phương bên trong cơ thể người luyện.”
Ông già lại bình thản rót trà,uống một hớp rồi khen lấy khen để. Nhìn vẻ mặt Nùng Tồn Phúc có vẻ chú ý, ông già nói tiếp: “Giờ nói về ngoại chuyển trước, tầng đầu tiên là làm chệch hướng tùy ý, miễn phá hỏng thế công của đối phương là được. Khi nào thành thục bắt đầu sang tầng hai tức là xoay chuyển có ý đồ, nếu trong một trận hỗn đấu, một địch mười chúng ta có thể xoay chuyển địch đánh lẫn nhau, làm chúng tự thiệt hại, tự mất tinh thần. Tầng thứ ba là xoay chuyển cảnh giới tối cao, có thể khiến đối phương tự đánh vào mình, thậm chí có thể vừa chuyển vừa tung chiêu, làm tăng gấp đôi sự nguy hiểm cho đối phương.”
Thấy ông già ngập ngừng Tồn Phúc nói: “Diệu dụng quá ông ơi, thế còn nội chuyển?” Ông già cười nói: “Hay phải không? Nói là một chuyện, luyện được đến đâu lại là một chuyện khác, tuổi thanh xuân của mày đã qua lâu, ngoại e là sẽ có khó khăn… Nội chuyển cảnh giới đầu tiên chính là chịu đựng và thuần phục, thường thường khi đối thủ phát công, dụ như một cú chưởng, mày sẽ làm gì?”
Nùng Tù trưởng nói: “Tùy cơ, có thể né tránh hoặc trực tiếp đối kháng xem ai nội lực hùng hậu hơn, vận dụng tốt hơn.”
Ông già nói: “Nếu thua là chấn động kinh mạch toàn thân phải không, thậm chí không chịu được sẽ chết luôn không chừng!” Tồn Phúc đáp “dạ”.
Ông già lại cất lời: “Võ công của nhà ta không vận khí đến huyệt lao cung rồi phát ra để đối kháng, chúng ta chỉ đưa khí từ biển đến lao cung, việc này đòi hỏi sự thành thục. Khi đối thủ phát khí đánh tới, ngay thời điểm đó, ta dẫn khí ngược trở lại, lúc đó hai luống nội khí đối kháng lẫn nhau hay nương theo nhau là hai vấn đề chúng ta quan tâm. Luân Xa Dẫn Chuyển công chính là cách thuần phục luồng khí công kích ấy của địch, biến nó thành nội khí vay mượn, rồi nội khí của mình sẽ dẫn đường cho nó đi theo. Tất nhiên sẽ không đưa đến khí hải hay những đại huyệt quan trọng sẽ nguy hại. Mà theo mạch nhâm ta dẫn nó đi qua cánh tay kia, rồi thoát ra ngoài. Luyện thành thục đến lúc không nhận bất cứ tổn hại nào coi như ta đã thành tựu tầng đầu tiên này rồi. Thành công đến đây đối phương sẽ rất khó gây nội thương cho con, với điều kiện con không mắc sai lầm hoặc không bị đánh lén.”
Nùng Tồn Phúc vẻ mặc khó hiểu nói: “Không đối kháng, còn nhận ngược vào, trên đời lại có người nghĩ ra chuyện lạ này.” Ông già nói: “Nếu nghịch cảnh không thể làm ta gục ngã, thì nó sẽ làm ta trở nên mạnh mẽ! Bởi vậy mới nói tầng này gồm hai bước chịu đựng và thuần phục… Võ công này tự luyện rất khó, mà không, phải nói là không thể tự luyện được mới đúng. Nếu gặp đối thủ nội công yếu kém thì không sao, còn gặp cao thủ thì chắc chắn sẽ chết hoặc tàn phế… Vì vậy lão già này mới sống đến bây giờ, để chờ mày đạt sáu thành hỏa hầu.”
Tồn Phúc dương mắt kinh ngạc nói: “Có nghĩa ông sẽ đánh cháu liên tục, cháu phải chịu đựng, lỡ …”
Ông già nói: “Mày yên tâm, tao tất nhiên biết phương pháp, có tổn hại cũng tránh những huyệt đạo ra. Hơn nữa võ công này luyện tịnh tiến từ thấp đến cao, nên chắc chắn chẳng hại gì đâu.”
Tồn Phúc nói: “Luyện chậm thì mất bao lâu?” Ông già đáp: “Cha mày luyện sáu năm thì đạt thành thứ nhất, không may nó bị ám hại nên chết trẻ… Thật đáng tiếc!”
Họ Nùng lắc đầu nói: “Theo lời ông, cha cháu thông tuệ như vậy mà mất đến sáu năm… Và dù đã thành công ông ấy vẫn bị ám hại, cháu không luyện đâu, để dành luyện Nùng Xà quyền, Xà kiếm còn hơn!”
Ông già trừng mắt quát: “Không được, võ công này không thể bị thất truyền được, mày phải luyện! Không được cãi! Cha mày bị trúng độc của Miêu tộc nếu không nó đã sang tầng ba rồi, lúc đó chẳng bao nhiêu người là đối thủ của nó nữa!”
Tồn Phúc vẻ mặc bực tức nói: “Nhưng… Thôi cháu chỉ luyện ngoại chuyển thôi, nghe còn có lý, tỷ đấu dùng binh khí là chính, cháu cũng có nhiều chuyện phải lo lắng nữa, ông khi xưa giao chức tù trường đã nói gì, chẳng lẽ cháu bỏ bê được sao.”
Ông già nói: “Mỗi ngày dành vài tiếng, vài ba năm khi nắm hết bí pháp thì từ đó mà luyện thôi. Luyện ngoại chuyển không thôi nếu gặp cao thủ nội lực cao thâm thì mày tính sao? Sao mày suy nghĩ nông cạn vậy, phải vì cha mẹ mày, vì bảo vệ Nùng tộc nữa chứ! Mày chẳng có được cái tinh thần vì người khác như cha mày, thật là thất bại!”
Tồn Phúc quay đầu cự cãi: “Cháu không vì Nùng tộc sao? Cháu đã đến tầng hỏa hầu thứ sáu, nhiều năm qua cũng cố gắn luyện công, hơn hai mươi năm công lực tích lũy của cháu cũng chẳng thua kém những cao thủ hạng nhất bao nhiêu. Đôi bên quá chiêu thắng thua còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Võ công của ông khó khăn như vậy ở đời mấy ai luyện được. Ông cứ luôn so sánh cháu với cha, chê bai cháu đủ điều, có thấy vô lý không.”
Ông già thở dài nói: “Không luyện được thành tựu cũng nắm được bí pháp rồi truyền lại cho đời sau. Mày muốn tao phải ăn nói sao với tổ tiên Nùng tộc đây.”
Nùng Tồn Phúc quay đầu lại hạ giọng nói: “Ông vào nhà đi, ngoài này bắt đầu lạnh rồi, để thong thả đi, bây giờ người Miêu với mình đang có xích mích, cháu không thể dành thời gian luyện một bộ võ công khó thành tựu đó được!”
Nói rồi họ Nùng quay đầu đi, bỏ mặc ông già một mình trầm ngâm. Tuyết mỗi lúc càng rơi dày thêm, màn đêm đã buông xuống, đâu đó nghe tiếng “tù và” ngân vang.
Nói rồi họ Nùng quay đầu đi, bỏ mặc ông già một mình trầm ngâm. Tuyết mỗi lúc càng rơi dày thêm, màn đêm đã buông xuống, đâu đó nghe tiếng “tù và” ngân vang.
Khi họ Nùng ra đến bãi đất trống trước ngôi nhà rông, thì thấy một nam thanh niên đang đánh nhau với hai vị bô lão trong tộc mình bên cạnh đống lửa lớn. Đôi bên quá chiêu khá nhanh nhẹn. Một địch hai nhưng sau vài chục chiêu thanh niên thủy chung vẫn giữ thế canh trên. Ông hô lớn lên “dừng tay. Đôi bên đánh chậm dần rồi dừng hẳn. Họ Nùng nói: “Có chuyện gì, cậu kia cậu là người của tổ chức nào, sao dám đến Nùng tộc chúng tôi gây hấn.”
Thanh niên nói: “Ông chính là Nùng tù trưởng?” Tồn Phúc đáp: “Đúng! Cậu là ai?”
Thành niên cười khẩy nói: “Tôi là Phan Tường Minh đây, ông làm chuyện tốt nên quên nhanh nhỉ?”
Họ Nùng mắt ánh lên vẻ ngạc nhiên trong khoảnh khắc rồi nhanh chóng lấy lại vẻ điềm nhiên nói: “Tôi chưa nghe qua, cậu đến đây với mục đích gì?”
Tường Minh đáp: “Còn vờ vịt! Ông bắt cóc bốn đứa nhỏ, còn cho người giả danh họ Phan này đến nhà chú Trần Lâm rèn vũ khí, giờ ông tính sao đây?” Họ Nùng đáp: “Tính sao là sao, tôi chẳng hiểu cậu nói gì? À! Bốn đứa con nuôi của tôi mới nhận hả? Mà sao cậu biết?”
Anh chàng họ Phan lại nói: “Muốn người khác không biết thì đừng có làm! Ông hãy giao bốn đứa trẻ ra đây, cùng với thanh quái kiếm ấy nữa, tôi sẽ đền tiền vật liệu.”
Vẻ mặt Tồn Phúc chừng hửng nói: “Kiếm nào! Thấy bốn đứa trẻ ấy ốm o gầy mò, tôi thương tôi mang về nuôi, tôi có hỏi ý kiến chúng, chúng cũng đồng ý cơ mà!”
“Anh Minh!” Tiếng một bé gái vang lên, Tường Minh nhìn về phía cánh cửa nhà rông thì thấy ba đưa Long, Phương, Tý mặt vui đang đi xuống bậc thang ngôi nhà sàn.
Ba đứa trẻ tươi cười hớn hở chạy đến, Tường Minh thấy đứa nào mặt cũng đầy đặn có khí sắc tốt, sém chút nữa không nhận ra. Ba đứa đều ăn bận thứ vải đan thượng hạng của Nùng tộc, bên ngoài khoác áo da thú quý hiếm, còn thêm vòng ngọc khuyển vàng lấp lánh, chắc chắn chẳng chịu cực khổ gì.
Họ Phan thoảng thót: “Các em sống khỏe chứ, ôi thật may quá!” Tý giờ đang đổi mũ lông thú ấm áp nên không còn để lộ những chổm tóc khả ái nữa, cậu nói: “Em nhớ anh và sư ông quá đi mất!” Long, Phượng thi nhau nói: “Ở đây rất tốt, cha nuôi và mọi rất thương bọn em!”
Tường Thanh xoa đầu xoa mặt mấy đứa trẻ nói: “Sao đi mà không nói một tiếng, anh và sư ông rất lo cho bọn em.” Phượng miệng mũm mĩn nói: “Không biết sao Long bị bọn người lạ đến bắt đi, bọn em chạy theo kêu la quá trời! Cũng may lúc đó cha Phúc đi qua, cha đánh bại chúng rồi cứu Long, sau đó cha còn mua bánh ngọt cho bọn em ăn nữa.”
Long nói: “Đúng vậy! Cha bảo bọn em đến đây, cha nói bọn kia sẽ quay lại, đến lãnh địa của tộc Nùng sẽ không lo lắng nữa, bọn em chưa kịp nói nhưng có nhắn lại cho bà Tám, bà ấy lên chùa không nói với anh sao?”
Tường Thanh lắc đầu nói “không có”. Lúc đó cậu bé Trí Cao mới sáu, bảy tuổi thấy anh chị mình nói cười vui vẻ, ôm ấp họ Phan cũng chạy đến ôm anh cười nói “cho em chơi với” rồi bẹo má anh, thấy đứa trẻ lạ nhưng cũng dễ đoán đó là con cháu họ Nùng.
Giây lát sau Tường Minh đứng dây cung tay nói: “Nùng cư sĩ thứ lỗi cho, tôi học Phật pháp đã lâu mà không thể ngăn được nóng giận, thật là đáng trách!”
Nùng Tồn Phúc cười ôn hòa nói: “Người anh em họ Phan, cậu cũng chỉ vì lo lắng cho bọn trẻ mà thôi. Nào! Vào đây dùng trà cho ấm.”
Mọi người đi vào nhà rông, Tường Minh hỏi U Ám, mấy đứa trẻ cũng không biết cậu ta chơi ở đâu, tù trưởng bảo người nhà đi gọi rồi dẫn họ Phan vào giữa nhà.
Các món đồ rừng nhanh chóng được dọn lên. Họ Phan là đệ tử tục gia ăn chay bảy ngày trong tháng, anh không muốn chối bỏ thịnh tình của gia chủ nên cứ ăn nhưng chủ yếu dùng cơm rau.
Qua đối đáp chuyện trò Tường Mình hiểu được cuộc sống của những đứa trẻ ở đây rất tốt. Chúng vui vì có một gia đình ấm cúng với đủ cha mẹ và anh em. Anh tự nhủ an tâm phần nào.
Bữa cơm ấm cúng chưa được trọn vẹn tiếng “tù và” báo động lại ngân vang. Tường Minh đi theo tù trưởng dù ông có ý ngăn lại. Những đứa trẻ được dẫn vào nhà sau dù chúng không muốn, họ Phan hẹn sẽ quay lại, đêm nay sẽ ngủ cùng chúng để chuyện trò.
Hai người Nùng, Phan lên ngựa, đi cùng còn có sáu người tộc Nùng gồm hai vị bô lão và bốn thanh niên khác. Họ Thẳng tiếng về hướng tây nam, nơi địa giới giáp rãnh với người Miêu.
Đi hơn trăm trượng qua ba trạm gác đã đến sát lãnh địa của người Miêu. Tộc Nùng là một bộ Phận nòng cốt của người Tráng có lối sống cộng đồng, giao du rộng rãi, khác với người Miêu sống khép kín, ít giao hảo với những dân tộc khác. Nói về sự phồn thịnh người Miêu không sánh bằng, lãnh thổ lẫn dân số người Tráng rộng lớn và đông đảo hơn người Miêu rất nhiều. Nhưng xét về võ học, mật pháp và bí dược người Miêu được đánh giá rất cao tay ấn. Ngay cả các nhân sĩ miền xuôi cũng ngán ngẫm, dè chừng. Cho nên nếu giao tranh xảy ra thật khó đoán được phần thắng sẽ về bên nào.
Trên đường đi Phan Tường Long được Nùng tù trưởng nói sơ qua về bùa ngải, độc trùng của người Miêu, rồi ông ta đưa cho anh một lọ thuốc phòng ngải, giải độc trùng. Họ quá hiểu nhau nên những cuộc xung đột dù nhỏ đôi bên vẫn phải dè chừng.
Đã đến chòi gác cuối mọi người xuống ngựa, phía trước là bốn Nùng dân thanh niên đang khóc tức tửi ôm thi thể một người, ánh sáng của những cây đuốc đủ cho mọi người nhìn rõ, người chết da mặt tím tái đen sì, trên cổ có một mũi phi tiêu nhỏ. Phía bên kia cách hai trượng là năm người Miêu đang đứng ngônh nghênh. Phan Tường Thanh nhìn sang thấy những chữ viết “Bọn tộc Nùng bước qua rãnh nước, giết chết không tha!”
Nùng Tồn Phúc quát lớn: “Khốn kiếp, bọn ngươi dám ngang nhiên giết người tộc ta, có phải muốn chiến tranh không.”
Một người Miêu thản nhiên nói: “Cả gan bước qua đất của người Miêu bọn ta, bọn ta muốn làm gì thì làm.”
Một anh gác quát lớn: “Bọn ngươi phóng tiêu từ xa, còn nói láo. A Tun đuổi bắt con gà rừng, anh ta chỉ chạy đến rãnh nước mà thôi!”
Người Miêu khác nói: “Bọn ta năm người ở hiện trường đều thấy hắn đã đi qua ranh giới. Nói sao cũng đáng tin hơn bốn người bọn ngươi!”
Tường Long mắt lộ vẻ công kích quát: “Lý lẽ gì đây, bọn ngươi tất nhiên không công tâm rồi, ai đặt ra luật lệ quái gỡ, đi qua ranh giới phải chết!”
Bọn người Miêu chỉ thẳng đồng thanh nói: “Chính là Nùng Tộc các người!” Tường Minh sững sốt nhìn Nùng Tồn Phúc, ông ta nói: “Không phải vậy đâu! Mấy tháng trước có một tên người Miêu sang đất tộc Nùng chúng tôi ăn trộm ngô bị phát giác, trước đó có nhiều người bị mất gà, mất lợn… Cho nên dân làng tức giận thi nhau đánh hắn, theo lời những người thuật lại thì họ đánh không đến mức phải chết người. Ai biết tên người Miêu kia trúng gió hay tà thuật của chính hắn hay sao mà lăn ra chết. Từ đó đôi bên căng thẳng. Rồi người Nùng tộc chúng tôi đi rừng vô cớ bị giết hại, bọn chúng tự đặt ra cái luật qua đất đối phương là bị giết.”
Một gã người Miêu nói: “Đánh chết rồi gán cho người tộc Miêu bọn ta là ăn trộm. Người chết cũng không để họ yên thân, bọn Nùng ngươi mới là khốn nạn nhất, độc ác nhất. Là con của thần rừng thì làm sai phải nhận mới xứng đáng được rừng bảo vệ. Đừng ở đó tỏ vẻ tốt lành nữa! Bọn ta phỉ nhổ.”
“Ai dám nói người Miêu chúng ta đi ăn trộm, Chu Cáp Linh Vương ta sẽ giết cả nhà hắn!” Giọng điệu quái dị vang lên, thanh âm sung mãn, nội lực phát tiết hùng hậu chấn động cả góc rừng, khiến bầy chim đang yên giấc dáo dác bay tứ phương. Phan Tường Thanh rúng động tâm thần, anh tuy chưa ra giang hồ nhiều nhưng danh gia về nội công đã gặp không ít, nên không khó để anh đoán được, người vừa nói chắc chắn là một cao thủ thượng thừa, trên đời không có được bao nhiêu người đạt đến cảnh giới như ông ta.
Truyện khác cùng thể loại
79 chương
250 chương
20 chương
25 chương
5 chương
21 chương
17 chương
37 chương