Đế Chế Đông Lào

Chương 98 : Kế hoạch A(5)

Nhà mà hắn cùng cha ở khá gần Ngô phủ, hai người đi bộ chỉ mất tầm 5p. Đến nơi, hắn mở cửa, hô: " Thưa cha con đã về." Nhưng không ai đáp, hắn tiến lên mở cửa phòng thì thấy khắp nơi bừa bộn, Vương Kiệt đang lúi húi với một đống đồ giấy tờ, nghe tiếng bước chân hắn, vẫn lúi húi, nói vọng lên: " Đã về rồi ư. Mọi chuyện được chứ." " Vâng." Thấy vậy, nàng cũng dùng giọng ngọt ngào thưa: " Con xin được tham kiến phụ thân." Nghe vậy, Vương Kiệt giật mình, ngẩng đầu lên, thấy bên cạnh con trai mình là một người con gái xinh đẹp, nhu mì. Nghi hoặc nhìn con trai. Hắn thấy vậy, vội vã giải thích, đồng thời nói lí do phải đợi ba năm mới cưới...... Nghe xong, Vương Kiệt gật đầu: " Được. Vậy là tốt. Coi như ba năm sống chung để tìm hiểu lẫn nhau. Mặt khác, cả hai đều còn trẻ. Con cũng chưa có công danh sự nghiệp. Như ta với mẹ con trước đây cũng 25 tuổi." " Vâng. Con cảm ơn cha đã cảm thông." Nàng nghe vậy, mỉm cười đáp. " Haha. Thật là tổ tiên phù hộ cho thằng Liễn. Lấy được con. Đẹp cả người, đẹp cả nết." " Dạ. Cha quá khen." Vương Liễn thấy hai người hoà hợp, nói: " hai người chậm rãi nói chuyện. Con ra ngoài mang đồ của nàng vào." " Được. Đi đi." Con trai đi ra, Vương Liễn bắt đầu hỏi thăm cặn kẽ, càng hỏi càng ưng. Chỉ biết khi Vương Liễn vào, nghiêm mặt mà nói: " Vinh Hoa còn trẻ mà thông tuệ. Sau con theo nàng mà học tập. Không được cãi cự nàng, nếu ta thấy thì sẽ từ mặt......." Nghe vậy, hắn ỉu xìu đáp: " Vâng." ............ Mấy ngày sau, mọi chuyện trở lên an nhàn, có nàng đến, bữa ăn của hai người trở lên tươm tất, rảnh rỗi lại gầy đàn, đối đáp. Cuộc sống thi vị như vậy cho đến khi một lá thư đến. Cầm trên tay đọc xong Vương Kiệt trầm mặt, Vương Liễn thấy vậy hỏi: " Có chuyện gì mà khiến người bực tức vậy." Vương Kiệt không đáp, khẽ liếc nhìn, nàng đang đứng bên pha trà, biết ý nói bọn hạ nhân, rồi đi ra. Thấy không còn người, Vương Kiệt kéo rèm xuông, nhỏ giọng nói: " Đoàn sứ thần vừa đến Thăng Long đã gặp biến cố. Thật đau đầu, lũ Tây Sơn mà làm lớn thì có thể bệ hạ sẽ không ngại ngần mà hi sinh tất cả chúng ta." " Nhưng sự việc ra sao? Có nghiêm trọng như vậy không, thưa cha?" Vương Kiệt gật đầu, thở dài, bắt đầu nói: " Ngươi cũng biết từ nhỏ bệ hạ luôn muốn noi gương Thánh Tổ( Khang Hi) (*), làm nên thời kỳ thịnh thế. Nên từ khi lên ngôi, người đã thực hiện chiến dịch " thập toàn võ công ", học theo Đường Thái Tông và mô phỏng Yên Lăng Các của nhà Đường để xây dựng lên Tử Quang Các để thờ phụng các công thần. Nhưng người biết đó, các trận đánh trong chiến dịch "Thập toàn võ công" hầu hết không phát xuất cùng tình huống, tính chất. Cái nhằm mục đích trấn áp dân biến, bình định bạo loạn (chiến dịch Đài Loan), cái chống xâm lược (xung đột với Nepal), nhưng cũng có cái dương oai diễu võ, phóng đại sự việc. Toàn bộ những chiến dịch này đều tốn kém quá nhiều chi phí, ngốn mất 151 triệu lượng bạc, do phải vận chuyển quân lính, lương thực, hậu cần với số lượng lớn, đi xa. Các cuộc chiến còn làm thiệt mạng một số lượng lớn binh sĩ, thường dân. Ta cùng A Quế tướng quân, Tả đô Ngự sử Đô Sát viện Lưu Dung.....nhiều lần khuyên can nhưng do bè lũ Hoà Thân, Phúc An Khang..... bệ hạ có nghe nhưng không để tâm, đã làm triều đình dần dần lao xuống dốc không phanh. Nên lần này ngoài phục mệnh. Ta cũng ngầm bàn bạc với mấy vị, nhân chuyến đi này sẽ sai người bí mật thăm dò, vẽ lại cấu trúc, kiến trúc của Thăng Long; đường đi, kênh rạch........ để đưa ra kế sách cụ thể đảm bảo 100% thắng lợi, sau đó trình lên bệ hạ. Nếu bệ hạ ưng thuận thì A Quế tướng quân sẽ xin xuất binh. San phẳng, đặt ách thống trị, qua đó dương danh Đại Thanh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của bệ hạ, qua đó khuyên nhủ bệ hạ dừng lại các chiến dịch. Cũng như tạo tiền đề cho Vinh Diễn hoàng thái tử có chiến công, để dẹp tan nghi kị, thuận vị đăng cơ. Hoàng thái tử đã hứa lên ngôi sẽ mạnh tay trừ khử bọn Hoà Thân. Khi đó Đại Thanh ta mới thật yên ổn. Nhưng ai dè, chưa thăm dò thì đã bị liên tiếp dính vào các nghi án giết người, cưỡng hiếp...... cả sứ đoàn đã bị bắt và tống giam. Ta đã nhờ người lo lót nhưng Trấn thủ Sơn Nam thượng Ngô Thì Nhậm kiên quyết xử theo luật, khi chúng ta nói là sứ đoàn thì doạ viết biểu sang đưa bệ hạ đòi lí lẽ. Việc này không cẩn thận sẽ ảnh hưởng kế hoạch, lũ Hoà Thân sẽ nhân cớ mà tiến hành trị tội chúng ta. Chúng muốn đưa Vĩnh Tinh lên ngôi." " Vĩnh Tinh ư, hắn tuy tuy tài hoà hơn người, giỏi rất nhiều môn nghệ thuật, trong đó có thư pháp. Tài năng thư pháp còn được liệt vào một trong Càn Long Tứ đại gia trứ danh thời bấy giờ, ba vị còn lại là Ông Phương Cương, Lưu Dung và Thiết Bảo. Nhưng làm người nhỏ mọn, bủn xỉn tại sao bọn Hoà Thân thật muốn nâng đỡ? Mặt khác không phải hoàng đế đã điều Phúc Khang An(**) làm tổng đốc Lưỡng Quảng và điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới chả nhẽ thực chất chỉ để hư trương thanh thế?" " Không, con không biết rằng, trong các hoàng tử chỉ có Vĩnh Diễn cùng Vĩnh Tinh có thể kế vị. Chúng ta nâng đỡ Vĩnh Diện thì bọn chúng bắt buộc phải nâng đỡ Vinh Tinh. Dù không muốn cũng phải vậy. Còn điều binh ư....Haha." Xong nói tiếp: " Hắn là kẻ sợ chết. Nhận việc thua trận, chúng ta đã làm mọi cách nhằm vào bọn Hoà Thân, cuối cùng bệ hạ nghe A Quế tướng quân điều hắn ra biên giới. Tưởng cắt được vây cánh. Ai dè? Hắn lợi dụng tâm lý của hoàng đế như bao lần khác, tránh binh đao mà vẫn khiến nước khác quy phục, học vua Nghiêu, vua Thuấn. Ngoài miệng mạnh miệng nhưng thực chất bây giờ bệ hạ có tuổi lên chỉ muốn bắt Đại Việt quy thuận bằng mọi giá nhằm gỡ lại quốc thể sau chiến trận nên hắn đã dốc sức giúp đỡ triều đình Tây Sơn. Thậm chí hắn còn dốc tiền túi mình ra làm hai thanh như ý bằng vàng (đôi kim như ý) cho vào trong lễ vật của Tây Sơn, khiến bệ hạ vô cùng thích." Nghe xong, Vương Liễn quát lớn: " Nhục nhã thay, hắn vậy mà giúp kẻ địch. Bao xác binh lính còn nằm nơi đất khách. Vậy mà hắn lại vậy. " Vương Kiệt lắc đầu: " Chỉ cần Vinh Diệu hoàng thái tử đăng cơ thì ngày tàn của bọn chúng sẽ đến. Giờ chúng ta lo mạng mình trước đã. Ngươi chuẩn bị đi. Lúc nữa cùng ta vào bái kiến hoàng đế Tây Sơn. Mong sự việc chưa truyền ra xa. " " Vâng." P/s: (*) Khang Hi: hay gọi là Khang Hi Đế (1654-1722) được đánh giá là vị Hoàng đế tài ba lỗi lạc bậc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh sau một loạt chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La ngồi vững vị trí Hoàng đế ở Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là [Khang Hi Đại đế]. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên. (**) Phúc Khang An (1753 - 1796), biểu tự Dao Lâm, Mãn Châu Tương hoàng kỳ, Phú Sát thị, là một vị tướng nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, ông từng làm quan dưới triều Càn Long và Gia Khánh và từng giữ chức Nội vụ phủ Đại thần và Tổng đốc Lưỡng Quảng. Ông chính là người đã nhiều lần giao thiệp thư từ qua lại giữa vua Càn Long và triều đình Tây Sơn, gây dựng mối bang giao giữa hai nước.