Đế Chế Đông Lào
Chương 50 : Khoai Tây
Ngoài lúa gạo thì khoai lang cũng dần trở thành cây trồng ở nước ta từ những năm cuối thế kỉ 16 sau khi chúng được người Tây Ban Nha đem vào Trung Quốc. Tuy nhiên từ thời Lê, chính quyển đã khuyến khích nhưng vẫn không phổ biến do kĩ thuật canh tác chưa có, đồng thời sử dụng giống chưa thuần chủng, khiến sản lượng khá thấp.
Biết được vấn đề này, Nguyễn Toản đã nhờ Shole tìm và mang những mầm khoai lang thuần chủng đến, ngoài ra còn có đó chính là khoai tây.
Có lẽ rất ít người biết được sự quan trọng của khoai tây đối với sự lớn mạnh của một quốc gia, đế quốc.
Vùng Andes có nhiệt độ cao về ban ngày, lạnh về ban đêm, cây ngũ cốc rất khó có thể sinh trưởng ở nơi đây, những người Inka đã phát hiện ra khoai tây, và tiến hành trồng chúng như cây lương thực chính, chính nhờ nguồn lương thực đảm bảo, mà người Inka đã tạo ra một đế quốc rộng lớn ở vùng Nam Châu Mỹ ngày nay, suốt hơn 3 thế kỉ cho đến khi người Tây Ban Nha đến và tiêu diệt.
Tuy người Tây Ban Nha phát hiện ra khoai tây, và mang về châu Âu, nhưng họ rất khinh thường " những củ đá ăn được", và không bao giờ đặt trên bàn ăn của mình. Đồng thời có vài vụ ngộ độc do ăn khoai tây khiến chúng bị người dân nghi kị và hoài nghi do Kinh Thánh không nói gì đến cây khoai tây nên các vị chức sắc đạo Thiên chúa cho rằng Chúa không muốn con người sử dụng khoai tây làm thức ăn, nên không phổ biến. Chỉ đến năm 1660, Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc ra đời, có những nghiên cứu về khoai tây, chứng minh giá trị dinh dưỡng đồng thời luâ mì thất bát. Không đến 100 năm sau, từ năm 1750, khoai tây đã được trồng rộng khắp Châu Âu, trở thành nguồn lương thực chủ yếu. Sau này rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra : " Khoai tây là yếu tố chủ chốt khiến các quốc gia Châu Âu vươn lên mạnh mẽ và thống trị thế giới giai đoạn từ 1750 đến 1950."
Hiểu được vai trò quan trọng của khoai tây đồng thời nắm rõ được quy luật phát triển của quá trình đô thị hoá ở các quốc gia châu Âu, đó là giảm quỹ đất nông nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp, nhu cầu về lương thực càng trở lên cấp thiết, Nguyễn Toản muốn nhân cơ hội này, dùng khoai tây làm để làm bàn đạp thâm nhập thị trường châu Âu. Mặt khác, khi nhìn Wellington, Nguyễn Toản mới nhớ ra một câu chuyện khá thú vị. Năm 1660, người Anh xâm chiếm Ỉeland, mang đến khoai tây và đẩy dân bản địa vào vùng khó khăn, dân số Ỉeland chỉ có 500 nghìn người. Nhưng đến năm 1750, dân số Ỉeland đã là 7 triệu người. Cho thấy vai trò của khoai tây quan trọng như thế nào đối với phương Tây.
Khi Nguyễn Toản ra đến nơi, mọi người đang chăm chú lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của Charler - chuyên gia nông nghiệp cách gieo trồng, chăm sóc và sơ chế, bảo quản khoai tây. Quy trình trên đã được Nguyễn Toản cho người phiên dịch ra chữ quốc ngữ phân phát cho mọi người, những người được tuyển chọn đều biết tiếng anh, nên sự trao đổi cùng Charler khá thuận tiện. Thấy Nguyễn Toản đến, mọi người khẽ chào, Charler cho mọi người tiế tục thực hành, còn mình đi đến trước Nguyễn Toản hồ hởi:
" Xin chào ngài, chúc một buổi sáng tốt lành."
" Haha. Vất vả các hạ rồi, các hạ thấy cuộc sống ở đây như thế nào, có chỗ nào bất tiện không, nếu có thì hãy nói với tôi."
" Không không, mọi người thật hoà đồng, không khi trong lành, có nhiều giống loài mà tôi còn chưa từng được thấy, cảnh vật thật hoang sơ."
" Vậy các hạ có muốn ở lại đây sinh sống không, hẳn trước khi đến Shole cũng đã cùng mọi người nói qua."
" Được. Tôi cũng mong muốn không có gì bằng đây, ở đây, tôi lại được tha hồ trồng trồng trọt trọt, vậy có gì tuyệt với hơn. " rồi ngậm ngùi:
" Mảnh đất đó cũng đầy đau buồn, tôi không muốn trở lại."
Nguyễn Toản cũng hiểu được đôi chút về Charler khi bố mẹ đều mất trong tai nạn, còn bị người yêu phản bội, nên bỏ dở công việc lên theo tầu Đông Ấn Anh đi mọi nơi. Nhìn Charler, Nguyễn Toản ôm lấy:
" Thật cảm ơn, tôi sẽ sai người tìm chỗ sắp xếp cho các hạ. Nếu có công, tôi sẽ tặng các hạ một món quà bất ngờ."
Món quà mà Nguyễn Toản nói, chính là định hướng cho Charler thực hiện những nghiên cứu về di truyền như Menden sau này làm, đủ để Charler có một chỗ đứng trong lịch sử ngành di truyền, vị cha đẻ của " ngành di truyền hiện đại."
Nghr Nguyễn Toản nói, Charler gật đầu cảm ơn.
........
Sau khi tham quan, biết tiến trình đã ổn, Nguyễn Toản bước đến phòng luyện kim, khi Nguyễn Quỳnh cùng câc người thợ thủ công đang miệt mài chế tạo theo bản vẽ mà Nguyễn Toản đưa. Khi đên nơi, Nguyễn Toản đang thấy mọi người đang thử nghiệm, khi dùng que chạm nhẹ vào chốt, phía sau, lò xo bật ra, tấm kim loại bật về phí trước, que tre bị dập nát. Liên tục thí nghiệm mấy lần, độ nhạy vẫn còn tốt, mọi người cảm thấy vui mừng. Liên tục chế tạo những thứ mới mẻ, khiến mọi người tràn đầy hứng thú. Nhìn thấy, Nguyễn Toản đến, Nguyễn Quỳnh lau khẽ mồ hôi trên chán hỏi:
" Ồ, Nhị huynh, không biết huynh chế tạo cái này để làm gì."
" Bẫy chuột thôi." Nguyễn Toản trả lời trong sự ngạc nhiên của mọi người.
Nguyễn Quỳnh thắc mắc:
" Đệ tưởng huynh dùng để bẫy quân địch. Còn chuột dùng mèo chả được."
" Không. Mèo dùng để bắt chuột ở nhà. Còn bẫy này ta dùng để bẫy chuột trên đồng, tránh cho chúng ăn mầm cây chuẩn bị trồng."
" Ồ. Nhưng đệ vẫn cảm thấy tiếc tiếc. Cơ chế này có thể ứng dụng được nhiều thứ hơn."
" Haha. Huynh có cấm đệ thử cái khác đâu, chê stajo cho huynh đủ số lượng bẫy, mọi người có thể thử nghĩ chế tạo thêm nhiều thứ khác mà. Sức tưởng tượng của con người là vô biên. Mọi người cứ nghĩ rồi thực hiện. Thất bại là mẹ thành công."
" Cảm ơn huynh. " rồi quay ra nhìn mọi người:
" Đã Nhị huynh cho phép, thì chúng ta cố gắng hoàn thành sản lượng, rồi bắt đầu thực hiện ý tưởng vừa rồi. Mọi người quyết tâm."
" Quyết tâm."
Thấy mọi người hào hứng, Nguyễn Toản cũng rời đi.
Truyện khác cùng thể loại
1 chương
116 chương
61 chương
36 chương
1107 chương
73 chương