Trong nhà chỉ có ba gian phòng, hiện tại thêm Chu Văn và Vương Võ thì không đủ chỗ ở, nên Đỗ Vĩ Minh dự tính xây thêm 2 phòng nữa. Đỗ Vĩ Minh đến nhà trưởng thôn, tình huống nhà hắn trưởng thôn cũng biết, bên phải nhà hắn mới dựng chuồng bò, còn phía bên trái, cách nhà hắn không xa chính là nhà trưởng thôn. Bây giờ mà muốn xây thêm chỉ có thể nới rộng về bên trái, nên hắn tìm trưởng thôn bàn bạc.  Hiện tại việc đồng áng không nhiều, trai tráng trong thôn đồng ý hỗ trợ dựng nhà, mọi người cũng biết đến chuyện trả công cơm ngày ba bữa khi dựng chuồng bò, đồ ăn rất ngon, cho nên hắn vừa thông báo dựng phòng liền có nhiều người đến giúp đỡ. Nhưng người nhiều quá cũng không tốt, cuối cùng chỉ giữ lại mười người, đa số là những người dựng chuồng bò lần trước. Phòng ở không thể so với chuồng bò, đã là phòng thì phải rắn chắc. Mọi người phân công hợp tác, nhóm lên núi chặt cây, nhóm thì làm đất sét. Loại nhà ở tốt nhất trong thôn chính là làm từ đất sét, kém hơn chính là dùng cỏ tranh, còn gạch thì ở nông thôn không có.  Mấy ngày nay, nhiệm vụ chủ yếu của Đỗ Vĩ Minh là nấu cơm, có nhiều người hỗ trợ nên chỉ hai mươi ngày đã hoàn thiện hai gian phòng. Hai ngày trước khi hoàn thành, Đỗ Vĩ Minh lên trấn, giao xà phòng và dầu ô liu cho Phòng chường quầy, tổng cộng ba mươi bộ. Đi chợ mua 5 cân thịt heo, định vào ngày hoàn công thì đãi mọi người một bữa. Phòng ở xây xong, Đỗ Vĩ Minh là người vui vẻ nhất, tuy không có bệnh khiết phích, nhưng cùng ở chung một phòng với Chu Văn và Vương Võ thì không thoải mái lắm, giống như không cảm thấy riêng tư. Mời mọi người buổi tối đến nhà ăn cơm, thế nên làm xong tất cả ra về nghỉ ngơi một chút. Đỗ Vĩ Minh bắt đầu bận rộn, chọn một khúc thịt ba rọi làm thịt kho tàu.  Phần còn thừa, đưa cho Vương Võ băm nhỏ, sai Chu Văn đi hái tể thái, Đỗ Vĩ Minh quyết định làm hoành thánh. Mặc dù ở đây có bánh chẻo, nhưng chưa thấy ai gói hoành thánh. Đỗ Vĩ Minh để Vương Võ nhào bột, việc này cần khí lực, biết sức mình yếu, nên đẩy cho Vương Võ thích hợp hơn. Đem gà khô và thịt khô ra, làm thịt khô xào củ từ và gà hấp.  Qua nhà trưởng thôn hái chút đậu đũa, nhân tiện mời mọi người nhà trưởng thôn buổi tối qua dùng bữa. Ô liu xào đậu cô ve, ớt xào cải trắng, nấm xào rau xanh, trứng chim xào dưa chuột. Trong nhà không đủ chỗ ngồi, trực tiếp khiêng bàn ra ngoài sân, đồ ăn xếp đầy trên bàn. Đều là thanh niên trai tráng, Đỗ Vĩ Minh sợ không đủ nên làm thêm chút bánh ngô. Hoành thánh nhân rau tể thái, Đỗ Vĩ Minh tốn rất nhiều công sức, đầu tiên rửa sạch rau, ngâm trong nước ấm, lấy thêm nấm làm nhân, còn thừa thì nấu canh.Sau khi rửa sạch rau và nấm, đem băm nhỏ, ướp thêm muối, còn đập thêm bốn quả trứng chim làm chất kết dính. Gói hơn trăm cái hoành thánh, cho vào canh nấm bưng ra ngoài, vừa nấu vừa ăn.  Mọi người lần đầu thấy cách ăn kỳ lạ như thế, cầm thìa vui vẻ ăn. Bụng mọi người no căng, đồ ăn toàn bộ bị tiêu diệt, may mà mấy trăm cái hoành thánh, Đỗ Vĩ Minh còn chừa lại một ít cất trong tủ, chuẩn bị để mai ăn sáng, nếu mà mang ra thì đã bị ăn sạch, ngay cả bánh ngô cũng không sót lại cái nào.  Kỳ thật, Đỗ Vĩ Minh thấy vài người giấu bánh ngô trong tay áo mang về, nhưng hắn cũng không nói gì. Chưa tới vụ thu hoạch, nên hơi thiếu lương thực, cứ để họ lấy vậy. Từ khi có Chu Văn và Vương Võ, Đỗ Vĩ Minh thoải mái hơn trước, tuy trong nhà có thêm bảy mẫu đất, nhưng có Chu Văn và Vương Võ, còn thêm một con trâu, nên việc trồng trọt so với trước nhanh hơn. Trong đó, bốn mẫu xen canh giữa ngô và đậu nành, khoảng cách giữa cây ngô khá lớn, nên trồng xen đậu nành ở giữa. Có đậu nành hỗ trợ, ngô lơn rất tốt.  Hai mẫu đất trồng lúa, phần đất còn lại trồng đậu phộng và một ít vừng. Xong việc, sau này mọi chuyện liên quan đến đồng áng sẽ do Vương Võ lo, còn Chu Văn chủ yếu chăm gia súc, đặc biệt là con trâu kia, đó là một nửa tài sản trong nhà đó. Đôi khi phải tưới nước hay dọn cỏ thì tổng động viên mọi người cùng làm. Đỗ Vĩ Minh phát hiện thời đại này mọi người không quan tâm nhiều đến việc bón phân, cho nên sản lượng nông nghiệp không cao. Tuy không có phân hóa học, nhưng vài loại phân cơ bản vẫn có, ví dụ như phân tro và phân hữu cơ đều là phân thiên nhiên rất tốt. Đỗ Vĩ Minh dặn dò Chu Văn và Vương Võ chú ý việc bón phân, lúc đầu hai người còn không hiểu được, Đỗ Vĩ Minh phải làm mẫu một lần. Dùng phân tro vẫn tiện lợi nhất, sạch sẽ. Còn phân hữu cơ thì phiền toài hơn, không thể bón trực tiếp mà phải ủ, mùi hôi thì không phải bàn. Đỗ Vĩ Minh làm mấy cái khẩu trang, nhưng vẫn không chịu nổi. Chu Văn và Vương Võ đâu dám không làm, đùa, họ sao dám để Lưu Cảnh Nguyên làm những việc này. Mùi phân lan khắp thôn, mọi người không hiểu Lý Nhị đang làm gì, có người đến hỏi, Đỗ Vĩ Minh trả lời đang bón phân, còn nói có thể gia tăng sản lượng, ai nấy đều nửa tin nửa ngờ rời đi. Lưu Cảnh Nguyên biết mình không thể ở lại nữa. Hồi tưởng những ngày tháng sống ở đây, vui vẻ mà không cần lo nghĩ. Lưu Cảnh Nguyên chính là Tam hoàng tử, là anh em cùng mẹ với đương kim thái tử, mẫu thân là Mục hoàng hậu. Nhưng Hoàng hậu đã mất từ khi anh em họ còn rất nhỏ, Hoàng thượng lại có tam cung lục viện mấy trăm phi tử.  May thay Hoàng huynh lại là thái tử, phụ hoàng cũng rất yêu thương hai người, chăm sóc cẩn thận. Nhưng Nhị hoàng huynh của hắn lại là một người khó đối phó. Nhị hoàng huynh là con của Trân phi, sủng phi hiện tại của hoàng thượng, Trân phi còn có chỗ dựa là phụ thân làm Thừa tướng, đối với hai anh em họ như hổ rình mồi.  Kỳ thật, Lưu Cảnh Nguyên không hứng thú với ngôi vị hoàng đế, nhưng hoàng huynh lại là thái tử, nên hắn không thể đứng ngoài cuộc chiến tranh giành ngôi vị này. Ông ngoại hắn là Đại tướng quân, tay cầm quân quyền, bằng không hai huynh đệ họ cũng chẳng sống được tới giờ. Lần này rời kinh là muốn trợ giúp Hoàng huynh thị sát dân sinh ở Cù Châu. Châu phủ của Cù Châu hai năm qua thường xuyên qua lại với Thừa tướng, nuốt không ít tiền thuế của triều đình.  Trên triều, quan phủ của Cù Châu dâng sớ xin giảm thuế, nhưng ở dưới lại không thực hiện việc miễn giảm. Hoàng huynh bí mật dặn hắn kiểm tra chuyện này, tuy cố gắng che giấu nhưng vẫn bị phát hiện, thế là bên đó ra tay trước, cho người truy sát hắn, cuối cùng được ám vệ liều mình ngăn cản, sau khi trốn thoát thì gặp được Vĩ Minh. Ngày tháng sống chung với Vĩ Minh vừa bình yên vừa hạnh phúc, Vĩ Minh tuy tuổi còn nhỏ, quanh năm suốt tháng phải tính kế sinh nhai, nhưng hắn chưa từng trải qua những ngày tháng nhàn nhã như vậy. Cả hai cùng làm ruộng, dạy hắn đọc chữ, cùng nhau leo núi, thời gian rảnh thì ngồi uống trà nói chuyện phiếm.  Tiếp xúc với Vĩ Minh càng nhiều, thường bị những hành động của hắn làm cho kinh ngạc, không biết trong cái đầu nhỏ của hắn còn chứa bao nhiêu ý tưởng mới. Hắn rất muốn tiếp tục trải qua cuộc sống như vậy với Vĩ Minh, nhưng hiện tại không được, hắn phải trợ giúp hoàng huynh lên ngôi vị hoàng đế, thời khắc quyết định đã đến rồi. Vào một buổi tối, Cảnh Nguyên quyết định nói với Đỗ Vĩ Minh chuyện mình phải rời đi, Đỗ Vĩ Minh không hề ngạc nhiên chút nào. Đỗ Vĩ Minh tuy rằng không biết thân phận của hắn là gì, nhưng từ quần áo, những vết đao trên người, kể cả khí chất của hắn biểu thị thân phận không đơn giản, chắc chắn không phải chỉ là một vị công tử bình thường gặp thổ phỉ. Sáng hôm sau, Lưu Cảnh Nguyên đã đi mất, khi Đỗ Vĩ Minh còn đang ngủ say, Hắn đã lặng lẽ rời đi. Đỗ Vĩ Minh không muốn thấy cảnh ly biệt, nên Cảnh Nguyên cũng chiều theo. Đêm hôm qua, hắn đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho Cảnh Nguyên, lương khô, đồ ăn hắn tự làm, Cảnh Nguyên còn xin mấy bộ xà phòng và dầu ô liu. Mấy tháng sớm chiều ở chung, bây giờ đột nhiên tách ra khiến cả hai đều không thích ứng.