Côn Luân

Chương 70 : Đại thiên vương tự

Hoa Sinh bừng tỉnh, nhảy choàng ngay dậy, buột miệng kêu luôn: - Hiểu Sương! Hiểu Sương! Chú thảng thốt ngó quanh, nhưng chi bắt gặp bộ mặt âm thầm của Lương Tiêu, chú bỗng thót tim, mồm méo xệch như sắp khóc. Cửu Như thở ra nặng nhọc: - Nơi này không tiện ở lâu. Con cõng thầy về chỗ Chu Dư Lão. vết máu chưa khô trên mình lão khiến Hoa Sinh kinh hãi: - Sư phụ bị thương à? Cửu Như mắng át: - Thương xót gì, chảy chút máu thôi. Hoa Sinh bổn chôn cõng Cửu Như lên. Lương Tiêu gắng kìm nén nỗi lo đang còn cào gan ruột, dẫn hai thầy trò đi xuyên qua Vô sắc am, vượt tường ra ngoài, các m cô trố mắt nhìn theo, không ai dám ngăn cản. Ba người tránh bọn cấm quân, trở về ngôi miếu nát. Chu Dư Lão hoảng hồn trước bộ dạng máu me thiểu não của họ, bèn lập cập đi đun nước nóng. Cửu Như xua tay: - Khỏi cần nấu nước, mau lấy mười cân rượu lại đây. Chu Dư Lão há hốc mồm, Lương Tiêu ngạc nhiên: - Đại sư đang bị thương, uống rượu sao được? Cửu Như cười nói: - Ngươi không biết rồi, rượu không chỉ giúp giải buồn mà còn giúp người ta lấy lại sức lực, lọc kinh hoạt huyết, đả huyệt thông mạch, riêng đối với bần tăng thì là liều thuốc bổ công hiệu nhất trần đời. Bần tăng uống một phần rượu là thêm một phần khỏe, nếu uống đủ mười phần thì ha ha... bất luận nội hay ngoại thương đều không thành vấn đề. Lương Tiêu để lạc Hiểu Sương và Triệu Bính, ngực nặng như đá đeo, nghe nhà sư nói ngang mà cũng không lòng dạ nào tranh luận với lão, bèn im lặng lùi ra chỗ khác. Chu Dư Lão bưng vò rượu đến. Cửu Như tu một ngụm thật to, quẹt mép vẫy tay gọi Hoa Sinh: - Ngươi kể ngọn ngành việc bị đánh ngã cho ta nghe, không được để sót chi tiết nào hết. Hoa Sinh lắc đầu: - Con cũng chẳng rõ sự thể ra sao, vừa thấy lưng đau nhói là đã ngã chúi xuống đất rồi. Cửu Như ngạc nhiên: - Ngươi không nhìn thấy đối thủ ư? truyencuatuI.net/ Hoa Sinh lắc đầu. Lương Tiêu nôn nóng, chợt mắng: - Đồ ăn hại, đối thủ mặt ngang mũi dọc ra sao cũng không nhìn thấy. Ngoài nhai nuốt ra ngươi còn biết làm gì? Gã chưa nổi cáu như thế bao giờ, chú tiểu vừa sợ vừa ăn năn, bỗng ôm mặt khóc hu hu. Lương Tiêu dứt lời là hối hận ngay, nghe Hoa Sinh khóc đâm bối rối, không mắng mỏ gì nữa. Cửu Như uống thêm một ngụm rượu rồi trấn an Lương Tiêu: - Ngươi khỏi phải cuống. Thủ phạm là ai, bần tăng đã đoán được vài phần. Mắt Lương Tiêu ngời sáng, lộ rõ vẻ hi vọng. Cửu Như phân tích: - Nhìn khắp vòm trời này, kẻ khống chế Hoa Sinh mà nó không hay biết có thể đếm được trên đầu ngón tay. - Lão gập dần các ngón. - Ngoài ta, ngươi, còn lão đồ gàn Công Dương Vũ, lão quái vật Tiêu Thiên Tuyệt, lão háo sắc Sở Tiên Lưu, lão rùa già Thích Thiên Phong, à, thêm con rắn độc Hạ Đà La nữa. Thích Thiên Phong đã giao thủ với ngươi, tất không thể phân thân làm việc khác. Ba kẻ đầu rất đường hoàng nghĩa khí, không đời nào giở trò ám toán ai. ư, tính đi tính lại chỉ có Hạ Đà La mà thôi... Lương Tiêu lắc đầu: - Không thể nào là hắn được. - Vì sao? - Cửu Như thắc mắc. Lương Tiêu bèn kể sơ lược chuyện bỏ Hạ Đà La lại trên đảo hoang. Cửu Như cười bảo: - Hạ xú xà mắc lỡm cú này, thật khiến người ta hả dạ. - Rồi nhướng mày, lão tần ngần. - Vậy là bần tăng đoán không đúng, à, có lẽ vẫn sót một người. Lương Tiêu hỏi: - Thiên hạ còn cao thủ nào nữa chăng? - Đế sư Bát Tư Ba của Đại Nguyên là đệ nhất cao thủ phái Mặt tông Tây Tạng. Bần tăng chưa từng so tài với hắn, nhưng nghe đồn kẻ này anh hoa phát tiết từ khi còn trẻ, là nhân vật kiệt xuất của Mặt tông. Hồi mười sáu tuổi, hắn đã vô địch Thổ Phồn về võ cống và Phật pháp, sau đó đấu pháp hai lần với Toàn Chân giáo trung nguyên, đè bẹp hết lý luận Đạo gia khiến bọn này không sao ngóc đầu lên được nữa. Với bản lĩnh ấy thì hạ gục Hoa Sinh cũng chẳng có gì là khó, song thân danh hắn cao quý rỡ ràng như vậy, chắc không đời nào tự tay xuất thủ... Lương Tiêu ruột rối như tơ, miễn cưỡng gật đầu. Cửu Như uống một hơi cạn sạch rượu, mặt phớt ánh đỏ, một quầng khí trắng dày đặc bốc lên quanh đầu. Lão vẫy tay bảo Hoa Sinh: - Đồ đệ ngoan, lại đây! Hoa Sinh lau nước mắt, dằn dỗi hỏi: - Làm gì? - Nghe này, ngươi có phải là đồ đệ ngoan của ta hay không? Hoa Sinh gật gật đầu. Cửu Như nói: - Tốt, trời sắp sáng rồi, giờ mão càng gần kể. Thầy đây vừa uống rượu, phải nghỉ ngơi chốc lát còn vận công tộ thương, không đến Đại Thiên Vướng tự phó ước được nữa. Con đã là đồ đệ ngoan, vậy hãy thay thầy đi gặp bọn cao thủ Mặt tông ấy, đờ cho thầy mang tiếng sư già thất tín. Hoa Sinh phát hoảng, bình sinh chú ghét nhất đấu đá, lại nhớ tới hai lạt ma béo gầy thì càng sợ hãi khôn tả7 liền lắc đầu quầy quậy: - Con không đánh được người ta, con không đi đâu. Cửu Như sầm mặt: - Ngươi có còn là đồ đệ của ta không thế? - Còn. - Thế ngươi đi hay không đây? - Không. Cửu Như nghe giọng chú tiểu đanh thép thì rất sửng sốt, sực nghĩ ra một cách, bèn mắng: - Nếu ngươi không đi, ta không nhận ngươi làm đồ đệ nữa. Hoa Sinh trố mắt, mặt hết tái lại đỏ. cửu Như cương quyết giữ thái độ sắt đá, nhắm mắt lại không nhìn. Hoa Sinh thẩn thờ hồi lâu, cuối cùng ứa lệ lê bước ra cửa. Chú để mất Hiểu Sương và Triệu Bính, nghe Lương Tiêu trách mắng, trong lòng đã đau khổ lắm rồi, bây giờ lại bị sư phụ đầy vào đường cùng nên bi phẫn không sao tả nổi, ngồi thụp xuống một góc trong ngõ, khóc rưng rức. Đang khóc lóc rất đỗi đau thương, chợt cảm thấy có người bước tới gần, Hoa Sinh ngẩng lên, Qua làn nước mắt mông lưng, nhận ra Lương Tiêu đang đăm đăm ngó mình, chú nghẹn ngào nói: - Xin lỗi, Lương Tiêu! Lương Tiêu lắc đầu, đưa tay kéo chú tiểu dậy: - Ta mới có lỗi, lẽ ra ban nãy ta không nên mắng đệ. Nghe gã nói vậy, Hoa Sinh cũng thấy bớt tủi, liền quay mình lủi thủi bưởc đi. Lương Tiêu hỏi: - Đệ đi đâu? - Mỗ đến chùa Đại Vương, Lương Tiêu nhắc: - Chùa Đại Thiên Vương chứ. Này Hoa Sinh, ngay nơi chốn mà đệ còn không nhớ rõ thì đi làm gì? Hoa Sinh xấu hổ nói lấp: - Đúng đúng, chùa Đại Thiên Vương, - đoạn nhẩm thầm mấy lượt cho in sâu vào lòng. Lương Tiêu lại hỏi: - Chúng ta có phải là huynh đệ không? - Phải chứ sao không. - Hôm kết nghĩa kim lan trên thuyền, chúng ta đã từng giao ước chia ngọt sẻ bùi, đệ còn nhớ không? Hoa Sinh đã quên lời thề từ đời tám hoánh nào rồi, nghe Lương Tiêu nhắc mới nhớ ra, ngây ngô gật đầu. Lương Tiêu thở dài: - Đã hứa chia ngọt sẻ bùi, nếu đệ phải đến chùa Đại Thiên Vương thì ca ca này không đi cùng sao được? - Gã ngửa mặt nhìn vầng trăng sáng nơi chân trời, cười nhạt - Vả chăng ta cũng muốn xem cái tên Đế sư Bát Tư Ba đó rốt cục có bản lĩnh gì ghê gớm. Hoa Sinh băn khoăn: - Nhưng Hiểu Sương... Lương Tiêu xua tay: - Giả sử mục đích của kẻ ám toán là ta thì sớm muộn gì hắn cũng phải xuất hiện. Còn chẳng may Hiểu Sương có bề nào, chỉ e từ nay thiên hạ không thể yên ổn được nữa. Mắt gã tối sầm đi vì sát khí, Hoa Sinh bỗng phát run, luống cuống nhìn nhanh xuống. Lương Tiêu đeo mặt nạ A Tu La vào, trịnh trọng nói: - Nhớ kỹ đây, một ngày là huynh đệ, cả đời sẽ là huynh đệ, dù sao chăng nữa ta cũng không bao giờ để mặc Hoa Sinh. Chú tiểu nghe thấy yên lòng, liền hăng hái nhắc lại: - Đúng, một ngày là huynh đệ, cả đời sẽ là huynh đệ. Hai người nhìn nhau, bao nhiêu khúc mắc lúc trước đều được hóa giải. Họ cùng cất tiếng cười vang, sóng vai bước dưới ánh trăng sao nhấp nháy, tiến về phía chùa Đại Thiên Vương. Suốt mười dặm đường, phố xá quạnh hiu tịch mịch, sương sớm trong trẻo im lìm buông. Trên đầu thành, tiếng ca của đám lính canh vang lên rắn rõi, lông lộng khắp bầu trời. Cuối giờ đần đầu giờ mão, Lương Tiêu và Hoa Sinh tới cổng chùa. Bên trong đèn đuốc rỡ ràng chiếu sáng trưng như ban ngày. Bên ngoài vắng ngắt không một bóng người, đại môn khép chặt, hai pho sư tử đá nặng đến nghìn cân đứng chắn kín lối ra vào. Lương Tiêu cau mày gọi to: - Bát Tư Ba! Đệ tử của Cửu Như là Hoa Sinh vâng lệnh sư phụ đến dự cuộc hẹn giờ mão, tại sao các hạ khóa chặt cổng lớn, đặt thạch sư cản đường? Đây đâu phải cách thức tiếp khách của một chủ nhà! Sự yên lặng kéo dài thêm một thoáng, rồi giọng Bát Tư Ba, hòa nhã mà uy nghiêm, vang lên chậm rãi: - Ngươi nói vậy là sai! Trời có cửa không? Đất có cửa không? Lương Tiêu đáp: - Nực cười, trời đất mênh mông, lấy đâu ra cửa? Bát Tư Ba bác bỏ: - Không phải, nếu tâm vô tạp niệm thì sẽ mở được cánh cửa thuận tiện vào cõi Diêm phù. Lương Tiêu choáng váng: "Gay thật, đây là cuộc tương tranh Phật môn, không chỉ so đọ bản lĩnh thần thông mà còn tỉ thí kiến thức Phật pháp nữa. Ta nhanh nhảu đoảng nên thua một trận rồi". Gã cau mày bảo Hoa Sinh: - Người ta khảo ngươi đó! Hoa Sinh ngoẹo đầu ngẫm nghĩ, đoạn khịt khịt mũi bước đến gần cổng chùa, đặt hai tay lên một pho thạch sư rồi đầy mạnh, miệng thét: - Đi! Con sư tử đá hấp thụ thần lực Đại Kim cương, lập tức lăn lộc cộc đi xa ba trượng. Hoa Sinh ôm con còn lại, thét: - Lên! - rồi cử khối đá ngàn cân ấy qua đỉnh đầu, vận lực dộng nó vào cổng chùa, cánh cổng liền vụn ra như cám. Hoa Sinh nâng cao con sư tử, bước vào đưa mắt nhìn quanh. Trên khoảng sân rộng trước chùa, phải đến mấy trăm mấy ngàn lạt ma đang đứng dày đặc quanh một cột cờ cao chót vót. Hoa Sinh cười ha ha: - Đi! - rồi ném mạnh con sư tử đá xuống đất. "Rầm" một tiếng, sân chùa rung chuyển. Đám lạt ma há hốc miệng trước sức vóc ghê gớm của chú tiểu, Long Nha gầm lên: - Hòa thượng lỗ mãng kia, chính ngươi phá cửa phải không? Hoa Sinh có Lương Tiêu hậu thuẫn nên gan đạ khác hẳn ngày thường, đảo mắt ngó quanh cười hì hì: - Cửa đâu? Mỗ chẳng trông thấy. Trước đây khi chú lén lút đánh chén rượu thịt: của sư phụ, Cửu Như từng hỏi: "Đồ đệ mất dạy, ngươi ăn vụng thịt phải không?". Hoa Sinh luôn chối bay chối biến: "Thịt đâu? Con chẳng trông thấy". Mỗi lần như vậy Cửu Như đều trợn mắt tức giận, nhưng không biết bắt lỗi thé nào. Kiểu câu hỏi của Long Nha vốn đã quen tai Hoa Sinh quá rồi, chú liền thuận miệng đáp luôn, chỉ khác là sửa chữ "thịt" thành chữ "cửa" cho hợp tình hợp cảnh mà thôi. Long Nha nổi điên vì thái độ trêu ngươi ấy: - Bậy bạ! Rõ ràng là đại môn ở kia, ngươi mù mắt chắc... Tiếng thở dài của Bát Tư Ba từ chái điện vọng sang cắt ngang câu nói của lão: - Long Nha, không phải hắn mù mắt, mà ngươi mù tim. Long Nha sởn gai ốc, chắp tay đáp: - Đế sư dạy rất phải, Long Nha biết lỗi rồi, - đoạn cúi đầu cụp mắt, không dám nói năng gì nữa. Sư Tầm thấy tình thế bất lợi, bèn giơ tay lên trước ngực, nhẹ nhàng bước ra khỏi hàng, cười nham hiểm: - Tiểu hòa thượng vì sao sư phụ ngươi không đến? Hoa Sinh định kể thật, Lương Tiêu đã nói át: - Cửu Như đại sư là thần tàng đương thế, Phật pháp thông thiên, đâu thể tự hạ xuống hạng bằng vai phải lửa với các ngươi, nay phái đồ đệ đến coi như cũng nể mặt các ngươi lắm rồi. Nghe giọng gã phát ra từ trong chùa, Hoa Sinh hết sức kinh ngạc, bèn ngước mắt tìm thì thấy Lương Tiêu đeo mặt nạ A Tu La đang xếp bằng ngồi trên mái cong của Đại Hùng bảo điện [1]. Ánh ban mai chầm chậm lan tới, gió sớm hây hẩy từ đằng đông thôi lại, lùa mái tóc dài bay lộng quanh đầu gã khiến nó rối tung. Long Nha và Sư Tầm vốn tập trung chú ý vào Hoa Sinh, đều không phát hiện ra Lương Tiêu đã nhảy lên nóc nhà bằng cách nào. Long Nha biến sắc hô: - Hàng Ma cửu bộ! Chín lạt ma áo đỏ chắp tay bước ra khỏi hàng, tất cả cùng một khổ người, tay đều cầm Kim cương hàng ma chử [2]. Long Nha trỏ Lương Tiêu: - Mau lôi hắn xuống! Chín người dạ ran, phóng lên mái cong vây Lương Tiêu vào giữa. Đại Hùng bảo điện cao tới hai trượng, chín người xách món binh khí hơn trăm cân đáp xuống lẹ làng đến thế đủ thấy công phu khinh thân ghê gớm đến nhường nào. Bọn lạt ma bên dưới cất tiếng hò reo vang dội, khiến các viên ngói rung chuyển lách cách. Lương Tiêu chống một tay vào hông, khinh miệt hỏi: - Long Nha, ngươi tường người đông là ghê gớm lắm đấy à? Long Nha nhếch mép: - Tên giấu mặt, ngươi đừng yênh vang, thử nghe cái này đã. Lão vỗ tay, bên chái điện vẳng sang tiếng trẻ con khóc, nhưng chỉ khóc đúng một nhịp rồi lặng tắt. Âm thanh ngắn ngủi nhưng cũng đủ để Lương Tiêu nhận ra Triệu Bính, gã sốt ruột sốt gan, hung hăng hỏi: - Bát Tư Ba, ngươi đường đường là một Đế sư mà giở cái trò vô liêm sỉ ấy à? Bát Tư Ba điềm đạm đáp: - Đừng rườm lời nữa, mỗ gia ở bên này, ngươi có giỏi thì cứ sang. Lương Tiêu không nghe thấy tiếng Hiểu Sương, nhưng tin chắc cô cũng đang bị Bát Tư Ba khống chế. Hơi mất bình tĩnh, gã nói lớn: - Được, ta sang đây! - rồi nhún chân bay về phía chái điện. Long Nha cười gần: - Muốn gặp đứa bé ấy, trước tiên ngươi phải vượt qua cửa ải Hàng Ma cửu bộ, với điều kiện: chúng có thể tấn công ngươi, nhưng ngươi không được phép hoàn thủ. Dù ngươi chỉ động một ngón tay vào người chúng thôi thì đứa bé kia sẽ gặp nguy hiểm. Lương Tiêu thầm nhủ: "Bát Tư Ba không mang Bính nhi lên tâng công với Hốt Tất Liệt mà chỉ dùng nó để uy hiếp ta, đủ thấy hắn chưa biết rõ thân thế thằng bé. Nhưng quái thật, làm sao họ đoán được ta sẽ đến đây?". Gã đang mải nghi hoặc, Hàng Ma cửu bộ đã nhúc nhích, một tên trong bọn, mặt đen như lọ nồi bảo khẽ: - Người mặt nạ kia, trận đấu này kể cũng thiếu công bằng, nếu ngươi sợ thì hãy nhận thua trước đi, Lương Tiêu điềm tĩnh nói: - Làm gì có chuyện nhận thua! Lạt ma mặt đen bèn quát: - Được, vậy hãy tiếp chiêu! Kim cương chứ quét rẹt qua người gã, kéo theo một vạt lành phong sắc lẹm. Lương Tiêu bị ràng buộc bởi lời hăm dọa của Long Nha nên không dám hoàn thủ, chỉ choãi chân bước tránh. Một tên lạt ma khác ào đến, cây chảy sắt trong tay hắn đâm vù tới lưng Lương Tiêu. Lương Tiêu bỗng hụp mình xuống, bóng dáng tan biến. Chỉ nghe "keng" một tiếng, hai ngọn Kiin cương chứ xọc vào nhau tóe lửa. Bảy tên lạt ma đồng thanh quát vang, bày đạo kim quang cùng lúc phóng vù tới người Lương Tiêu. Gã lập tức thi triển Thập phương bộ nhảy cao hụp thấp, xoay bên nọ rẽ bên kia. Chín ngọn Kim cương chứ càng lúc càng thần tốc, thân pháp Lương Tiêu cũng tăng nhanh dần. Từ dưới sân nhìn tên, chỉ thấy một vệt xanh mờ luồn qua lách lại giữa chín luồng sáng vàng, trông như con rồng vùng vẫy trong biển chớp đặc dày. Thình lình, một lạt ma nện chảy hụt, đánh thủng một lỗ to tướng trên mái điện. Thêm hai chiêu nữa, một lạt ma khác không kịp thu thế nên giã gãy tiếp một chiếc đòn đông. Yên chí vì Lương Tiêu đã bị vây hãm, Sư Tầm quay sang Hoa Sinh cười tươi: - Tiểu sư phụ lặn lội đương xa đến đây, Sư Tầm xin sắp xếp một khúc Thập lục thiên ma vũ [3] để giải sầu cho tiểu sư phụ. Hoa Sinh chẳng buồn nghĩ ngợi, đáp luôn: - Hay lắm! Sư Tầm hết sức kinh ngạc trước thái độ dửng dưng ấy: "Hắn có phép thần thông gì chăng? Tại sao nghe đến tên Thập lục thiên ma vũ mà vẫn bình thản như vậy?". Lão trầm ngâm một thoáng rồi vỗ song thủ. Đám đông tách đôi mở một lối đi, từ đó bước ra hai mươi bảy thiếu nữ tuyệt sắc. Trong bọn có mười một ả vận áo bó, đầu đội mũ phượng, tay cầm các loại nhạc cụ; mười sáu ả còn lại để tóc xõa mượt, đội mũ ngà, vai khoác dải lụa, lưng thắt đai tơ, cổ đeo chuỗi ngọc, đuôi áo dài chấm đất, tay cầm lục lạc đồng và hoa ưu đàm, sắc vóc diễm lệ quyến rũ. Hoa Sinh lóa hết cả mắt, chẳng hiểu ra sao. Mấy cô gái bước về vị trí xong, người đứng đầu có khuôn mặt trái xoan tách tốp bước lên, nghiêng mình bái chào: - Tiểu sư phụ khỏe không? Hoa Sinh đỏ mặt, tim đập thình thịch, thẹn thò đáp: - Mỗ... mỗ khỏe lắm. Người con gái nhìn bộ dạng lúng túng của chú tiểu, thầm nghĩ: "Sư Tầm càng già càng hèn hay sao ấy! Đối phó với kỏ non nớt này mà phải huy động đến Thập lục thiên ma ư?". Ả nũng nịu: - Không hay đâu nhé. Ta hỏi thăm ngươi mà ngươi chẳng hỏi thăm lại ta gì cả! Hoa Sinh vội gật đầu: - Hay chứ, mỗ hay ngươi cũng hay, tất cả đều hay. Nghe chú tiểu nói năng lớ ngớ, đám con gái đều phì cười. Thiếu nữ mặt trái xoan lại hỏi: - Tiểu sư phụ, ngươi bảo ta hay, vậy ta hay ở chỗ nào? Hoa Sinh ngắm ả, nói khẽ: - Hay ở chỗ ngươi đẹp. Đám con gái nghe mà buồn cười. Một thiếu nữ mặt tròn trách khẽ: - Tiểu sư phụ thiên vị quá. Chỉ có Liên Ngạc thư thư đẹp, còn chúng ta không đẹp hay sao? Hoa Sinh đời nào hiểu được những câu phong tình bóng gió, lưởng người ta trách mình thật nên tái mét mặt, mồ hôi tuôn ướt đầm người, giọng lạc đi: - Đẹp, đều đẹp cả. Một thiếu nữ mày thanh mắt to cười trêu: - Nói thế còn được, nhưng tiểu sư phụ thử nhận xét xem, ai đẹp nhất? Hoa Sinh ngẩn ngơ ngắm hết ả này sang ả nọ, ruột gan rối bởi. Ai cũng kiều diễm vô song, không thể phân định được cao thấp. Liên Ngạc đoán hiểu tâm tư chú ta, chợt mỉm cười khoe hai lúm đồng tiền ẩn hiện, đoạn lắc khẽ cái lục lạc trong tay. Trừ Long Nha và Sư Tầm, các lạt ma khác đều lui xuống, nhắm mắt ngồi xếp bằng, cả khoảng sân rộng lớn chìm vào im lặng. Hoa Sinh đang ngạc nhiên, mười một cô gái cầm nhạc cụ bắt đầu diễn tấu, tiếng sáo réo rất tiếng đàn dìu dặt, tiếng sênh phách rộn ràng, gây cảm giác lâng lâng hư ảo. Liên Ngạc dạo bưức vòng quanh, cất tiếng hát: - Thập lục thiên ma nữ, chia hàng uyển chuyển vây. Giọng ả ngọt ngào khiến lòng người xao xuyến. Thiếu nữ mặl tròn nổi lời; - Ngàn hoa dệt trưởng gấm, vạn bảo dát áo mây. Dư âm chưa dứt, thiếu nữ mày thanh mắt to đã hòa vào: - Xoay tít không nhìn rõ, lướt đì nhịp nhàng thay. Lúc này, những bàn tay thiếu nữ đã kết xong hình hoa, cả bọn cùng cất tiếng: - Giữa vòng quay thật gấp, lần lượt muốn vút bay. Cùng với lời ca, đấm con gấi ưỡn cao lưng, uốn đầy hai tay lên xuống nhịp nhàng, những gót chân sen nhún nhảy xoay tròn, dáng vẻ như thiên nga xòe cánh, sẵn sàng chớp bay. Hoa Sinh chưa từng chiêm ngưỡng vũ điệu diệu kỳ như thế bao giờ, mặt mày hớn hở, lòng trào lên niềm khoái lạc vô bờ. Liên Ngạc nhận ra ánh mắt Hoa Sinh bắt đầu đờ dẫn để mê, biết rằng chú tiểu đã sa bẫy nên đắc ý vô cùng, nhếch môi cười chiến thắng. Đột ngột, giữa đám đông bật lên một tiếng rống, một lạt ma bỗng dưng nhảy choi choi, hai mắt ngầu máu, hoa chân múa tay cắm cổ chạy tới gần bọn vũ nữ, chợt lăn lông lốc rồi nằm bật ngửa, miệng sùi bọt trắng. Biến cố ấy làm Hoa Sinh choàng tỉnh, chú gãi đầu lẩm bẩm: - Oi chà, suýt nữa mỗ lú lẫn mất rồi! số là âm nhạc và điệu múa của Thập lục thiên ma khi kết hợp với nhau có thể tạo ra một ma lực cực mạnh, người nào thiếu khả năng tự kiềm chế thì sẽ bị rối loạn thần trí, Trong các lạt ma ở đây, ngoài vài ba nhân vật cao cường, số còn lại cũng dều phải nhắm mắt tĩnh trí, dùng tâm pháp Mặt tông đối kháng. Nhưng cũng có những kẻ không biết lợi hại, ti hí mắt dòm lén, chỉ thoáng nhìn mà bị điệu múa lời ca lung lạc tâm trí, điên cuồng ngất lịm đi. Hoa Sinh còn ít tuổi nhưng từ nhỏ đã luyện tập nội công Thiền tông, công phu thiền định rất cao cường, dù bị mê hoặc nhất thời nhưng vừa nghe tiếng gào rú của lạt ma là lập tức tỉnh táo. Chỉ chốc lát, mắt chú trở lại trong sáng tinh anh, bọn thiên ma hết sức ngạc nhiên, không dám khinh thường như lúc đầu nữa, họ lại uốn éo đầy dụ hoặc, như hờn trách nũng nịu, như yêu chiều duyên dáng. Tư thế, động tác, vóc người... đều mềm mại huyền hoặc tựa ảo ảnh, mắt Hoa Sinh bắt đầu mờ đi, trí nâo hoạt động chậm lại. Thình lình, có tiếng hô vang như sấm động: - Nhắm mắt vào, Hoa Sinh! Nhận được lời cảnh tình của Lương Tiêu, chú tiểu vội vàng nhắm mắt. Khổ nỗi, không nhìn thấy nữa nhưng vẫn bị âm thanh sa đã đôi trụy luồn vào tai, vóc dáng yếu điệu của bọn thiên ma vẫn theo tiếng nhạc quay cuồng hiện hình trong tâm trí, không tài nào xua đi được. Lương Tiêu đang mắc kẹt trong vòng vây bọn Hàng Ma cửu bộ khẩn cấp quá nên mới chỉ nhắc Hoa Sinh nhắm mắt chứ chưa kịp bậo chú bịt tai. Chú tiểu thầm nhủ: "Giá đừng nghe nữa thì ổn hơn... ", nhưng lại đắn do: "Lương Tiêu dặn mỗi nhắm mắt, không nói gì tới bịt tai, mỗ phải vâng kẻo bị quở". Thế là, chú càng nghe càng mê mẩn tâm thần, cuối cùng bứt rứt quá đành hé mi lén nhìn. Những cặp mắt đẹp đang lóe sáng lạ kỳ. Những tấm thân mềm nhũn như không xương, uốn éo phơi ra vô vàn tư thế kỳ lạ mà chú tiểu chưa từng trông thấy, thậm chí chưa bao giờ tưởng tượng ra. Máu nóng bốc rần rật trong người, khuôn mặt đầy vẻ say sưa hoan hỉ, chú bắt đầu khua tay nhún chân theo nhịp múa của bọn con gái. Nhờ tập võ từ nhỏ nên cơ thể và xương khớp chú rất dẻo dai, điệu múa tuy không có được cái nhẹ nhàng yếu điệu như Triệu Phi Yến, nhưng những điệu lắc hông, hất má, múa tay đưa mắt đều mềm mại uyển chuyển chẳng kém Dương Ngọc Hoàn bao nhiêu. Thấy Hoa Sinh lại chìm đắm vào nhạc vũ, không tự bứt mình ra được, Lương Tiêu vụt cất tiếng hú, thân pháp bỗng nhanh hẳn lên. Hàng Ma cửu bộ đoán rằng gã chuần bị đột phá vòng vây, cùng gầm lên cuồng nộ, sử chảy nhanh mạnh gấp đôi, đập cho ngói bắn tưng tóe, gỗ văng tứ tung. Lương Tiêu chợt nhấn chân xuống xà ngang rồi búng mình lên cao, thét vang: - Xuống hết! Chỉ tích tắc, tựa sấm rền nổ giữa trời quang, Đại Hùng bảo điện rầm rầm sụp đổ. Biến cố quá đột ngột, chín lạt ma không đặt chân vào đâu được, đành hoa chân múa tay đáp xuống đất giữa lớp lớp gạch ngói tơi bởi. Số là Kim cương chứ nặng tới trăm cân, sử dụng nó rất mất sức, Hàng Ma cửu bộ càng đưa tay mau thì càng khó kiểm soát cử động. Vì thế Lương Tiêu cố ý tăng nhanh thân pháp, dụ chín tên khua chảy loạn xạ nện mái nhà nứt nẻ bung lở, sau đó đột ngột phản kích, giậm chân chấn vỡ xà ngang, mái nhà không chịu nổi lực liền sụp đổ. Lương Tiêu ra chiêu thành công, liền búng chân bật cao lên mãi như cánh chim ưng, lộn liền ba đường vòng cung đều nhau trên không, vòng cung thứ ba gần khép kín là lúc gã đã lên đến độ cao sáu trượng, thình lình gã quạt mạnh tay áo rồi nhẹ nhàng đáp xuống như một chiếc bông vụ. Long Nha, Sư lầm cùng chạy tới, chặn giữa gã và Hoa Sinh, ngăn gâ ra tay cứu viện. Lương Tiêu thấy Hoa Sinh mặt mày tươi rói, múa may tít mù, thầm hiểu cứ thế này mãi thì hậu quả thật khó lương. Ngặt vì Long Nha, Sư Tầm đã khó đối phó, lại thêm Bát Tư Ba đang chằm chằm quan sát ngay gần đấy, dẫu cuối cùng gã may mắn chiến thắng thì có khi Hoa Sinh đã thần mê ỷ loạn, không tài nào cứư chữa được. Bao nhiêu ý nghĩ nhộn nhạo trong trí, đột ngột gã cuốn tay áo, bắt tay sau lưng đứng yên, Long Nha, Sư Tầm tưởng gã ngừng xuất thủ, kinh ngạc tự hỏi: "Hắn không màng tới sống chết của đồng bọn hay sao, thật chẳng ra gì". Đúng lúc đó, Lương Tiêu bật ngón tay môi he hé, phát ra một tiếng vi vu, thoạt tiên còn khẽ và rất khó phân định bằng tai thường, nhưng dần dần dâng cao như tiếng huýt, lông lộng vang xa tớỉ tận mây xanh. Âm thanh ong ong vi vút, tiết tấu khoáng hoạt lạ lùng, tạo nên không khí sôi nổi dạt dào, chưa ai nghe thấy bao giờ. Mười một nhạc nữ bị tiếng huýt gây nhiễu, diễn tấu lập tức chệch choạc. Lương Tiêu phất tay áo rộng, tiếng huýt bỗng dồn dập như nước chảy, tiết điệu dằng dặc ngân nga, thoắt trầm lắng, thoắt hào hùng, khi trúc trắc như đường tơ gỉăng mắc, khi thẳng đừ như binh khí phóng đâm, đặc biệt thường bật cao hạ thấp ở những quãng bất ngờ, chẳng thuộc cung thương, không phải chùy vũ, âm giai khác hẳn nhạc lý thông thường. Thập lục thiên ma vũ gồm múa và nhạc, âm nhạc là nền tảng của vũ điệu. Tính chất của Thiên ma vũ là dùng sức mạnh tinh thần mê hoặc địch thủ, sức mạnh tình thần ấy luôn tăng lên tương ứng với khả năng tự kiểm soát của địch thủ. Các nhạc nữ ở đây đều có quá trình luyện tập lâu dài, không những tính thông nhạc lý mà còn vững vàng về nội công, uy lực của màn hợp tấu do đó hết sức mạnh mẽ. Họ vốn chưa phải dốc sức khi đối phó với Hoa Sinh, nhưng khi loạn nhịp vì tiếng huýt cửa Lương Tiêu, họ bắt buộc phải vận dụng toàn bộ tâm lực ra chống trả. Song le, Thập lục thiên ma khúc dù là cực phẩm trong âm nhạc, đã trải qua bao lần rèn luyện trau dõi, nhưng rốt ráo vẫn là tiết tấu của con người. Còn tiếng huýt của Lương Tiêu bắt nguồn từ biển khơi, là âm thanh thiên nhiên do dòng tộc cá kình trải qua ức vạn năm gọt rũa mới ngộ ra được. So vớỉ nó, âm giai của loài người vẫn còn kém hem một bậc. Dần dần, mười một nhạc nữ kiệt sức, mồ hôi chảy ròng ròng, khăn áo ướt đẫm, phô ra những đường cong dịu dàng của cư thể. Đám vũ nữ cũng ngừng nhảy múa, lắc lục lạc trợ trận, nhưng hai mươi bảy người liên thủ vẫn không chống nổi tiếng huýt lạ lùng của Lương Tiêu. Tiếng huýt cao vút, mỏng tựa dây tơ giữa hợp âm sênh phách sáo đàn nặng nề. Đột ngột, "tinh tinh" mấy tiếng, dây hồ cầm tÿ bà theo nhau đứt phựt. Tiếng huýt quái lạ nọ còn ngân nga dai dẳng mãi ở âm vực cực cao, sau khi nhẹ nhàng luyến xuống một cung thấp hơn lại thình lình bật lên mấy quãng, lần này là âm thanh lách tách liên miên, những đường nứt dài mảnh đồng loạt xuất hiện trên những thân sáo, địch. Thập lục thiên ma vủ khống chế đối thủ đơn thuần nhờ tinh thần, hễ thất bại sẽ quay ngược về tấn công chủ nhân. Bọn nhạc nữ, vũ nữ kia từ khi thành nghệ đến nay chưa bao giờ gặp phải kẻ địch nào ghé gớm như vậy, thõng tay chịu thua thì chẳng khác nào tự sát, đành gắng gượng vặn căng chốt chinh dây, khổ sở trì kéo, không rảnh tay nào mà đối phó Hoa Sinh nữa. Chú tiểu được giải vây nhờ thiền tâm thâm hậu nền lập tức tỉnh táo, kinh ngạc nhìn cảnh tượng xung quanh. Bọn vũ nữ mất hết tự chủ, đổi sang nhảy nhót theo giai điệu của tiếng huýt, lúc xoay vù vù như con quay, lúc ôm chầm lấy nhau lăn tông lốc, vặn eo uốn hông, mặt mày rúm ró, động tác thô lỗ, dâu còn xứng với hai chữ "thiên ma". Hoa Sinh thấy ngộ quá, không nhịn được phá lên cười ha hả. Chút ma lực tinh thần còn sót lại trong người chú cũng tan biến theo tiếng cười, tựa tuyết đọng chảy đi dưới gió xuân. Đám con gái vật vã khổ sở, mép ứa máu, cuối cùng lảo đảo ngã vật xuống đất. Hoa Sinh giật mình, vội chạy lại gần Liên Ngạc để đỡ ả dậy, chợt một luồng chưởng phong nóng bỏng thốc vào mặt làm mắt mũi chú cay xè. Chú tiểu liền vặn mình xuất quyền. Quyền chưởng chạm nhau, Long Nha thụt lùi nửa bộ, cảm thấy nội phủ tưng tức, khí cơ tắc nghẹn. Hoa Sinh nhân đó đỡ các thiên ma dậy, bọn họ không ngờ chú ta tốt bụng đến thế, ai cũng ngỡ ngàng xấu hổ. Long Nha bận lo điều tức,. chẳng rỗi mà ngăn cản, chỉ trố mắt nhìn Hoa Sinh xăng xái cứu mỹ nhân: "Hắn vừa đỡ một chưởng của lão nạp mà cứ bình thường như không hề hấn gì lằ sao?". Lương Tiêu ngừng huýt, phất tay áo di xăm xăm về phía chái điện: - Bát Tư Ba, còn mánh khóe gì thì giở nốt ra đi. Sư Tầm bước ra cản đường gâ, cười hì hì: - Lão nạp cũng biết đối với đàn việt, bản lĩnh của Hàng Ma cửu bộ chẳng đáng gì, vừa rồi đưa chúng ra cốt khảo nghiệm công phu của đàn việt mà thôi. Nhưng Đế sư thân danh cao quý, không phải muốn gặp là gặp dược đâu. Lương Tiêu cười nhạt: - Ta chẳng tin. Gã nhấc chân. Hàng lạt ma đầu tiên nhất loạt rút chuyển kinh luân [4] ra khỏi thắt lưng, vung tay phóng mạnh. Tức thì một trăm ống tròn tuột khỏi cán cầm, bay vo vo đến Lương Tiêu như ong vỡ tổ. Lương Tiêu đang dịnh giật lui, những ống tròn ấy lại đột ngột quay về, lạch cạch găm vào các chuôi cầm như cũ. Vụt phóng vụt thu, trăm người như một, đường bay riêng biệt, không hề xô đâm, đủ thấy ngày thường họ luyện tập thành thục đến cỡ nào. Sư Tầm nhìn Lương Tiêu, khóe miệng nhếch cao giễu cợt, tựa cười mà không phải cười. Lương Tiêu quét mắt rất nhanh khắp đám người, vụt gầm vang như sấm nổ. Tiếng gầm dứt, gã cũng bốc mình lên, chỉ nghe "póc" một tiếng, mười mấy ống chuyển kinh nhất tề phóng ra, kình phong táp mạnh tới khiến lông tóc Lương Tiêu dựng lởm chởm. Gã điểm mũi chân xuống đất, tách song chưởng, thân hình xoay tít như cối xay, thi triển Oa toàn kình, một chiêu trong Lục đại kỳ kình thuộc Bích hải kinh đào chướng. Oa toàn kình chứa đặc tính xoáy lốc của thủy lưu, có thể làm lệch trọng lực ở hạ bàn đối thủ, cuốn hắn xoay theo, kẻ nào công lực yếu ớt sẽ phải xoay vun vút cho đến khi mép sùi bọt trắng mà ngất lịm đi. Các ống chuyển kinh bị chưởng lực dẫn động, không chạm được đến Lương Tiêu mà cứ bay tròn quanh minh gã như giän vệ tinh. Bọn lạt ma đều tái mặt, nhiều kẻ vận lực ném tiếp ống chuyển kinh nhưng tất thảy hễ chạm vòng Oa tữàn kình thì lại bị chưởng lực của Lương Tiêu cuốn vào lốc xoáy. Dần dần, những ống tròn lớn nhỏ quanh Lương Tiêu đã tăng đến sáu mươi cái, từ ngoài nhìn vào khác nào cơn lốc cuồn cuộn, cứ loang rộng mẫi trong đám đông, chất đồng bắt nắng, hất loc lóe những tia kim quang. Đám lạt ma sửng sốt, hấp tấp nhảy tránh. Đang đã xoay, Lương Tiêu bỗng thét lớn: - về! Liền đó là một tràng âm thanh lộp bộp lanh canh náo loạn, các ống chuyển kinh rời lốc xoáy, bay văng trở vào đám người. Nhiều kẻ sứt da chảy máu, đau đóm kêu rống lên. Đôi mắt ti hí của Sư Tầm trợn tướng lên trước phong thái thần uy lẫm lẫm ấy, lão quát: - Liên Hoa Sinh Phật... Bấy giờ Long Nha đã bình phục, nhẹ nhàng phất tay áo rộng bay mình về vị trí, hô vang đáp lời: - Thiên ma hàng phục. Đám lạt ma nhận được hiệu lệnh liền tản rộng ra bốn phía, chia nhóm kết thành một đóa hoa sen cửu phẩm, dàn bày trận pháp Liên hoa phục ma tuyệt luân của Mặt tông. Tương truyền trận pháp này do sư tổ Mặt tông là Liên Hoa Sinh sáng tạo, uy lực cực lớn, hàng phục được rồng hổ yêu ma. Lương Tiêu đưa mắt nhìn khắp lượt, cười hỏi: - Muốn đấu trận pháp à? Gã lao thẳng vào trận, vẫy song chưởng đánh tan luôn một tốp lạt ma. Long Nha, Sư Tầm cùng phát hoảng, bởi chỗ đó chính là "nhụy sen". Liên hoa phục ma trận có chửi cánh và một nhụy, thiên biến vạn hóa của chín cánh đều do một nhụy dẫn động, nhụy nằm sâu trong vùng chín cánh, rất khó tìm ra, Người đời thường bị hình thức bề ngoài che mắt, trong trường hợp này thấy Sư Tâm, Long Nha hô hào ra lệnh thì sẽ dồn sức tấn công họ vì tưởng hai người chính là linh hồn của trận pháp, chứ ai ngờ được một tốp nhân thù nhỏ nhoi nằm khuất giấu mới đủ quyền năng chạy trận; và thế là bị trong đánh ra ngoài đánh vào, đến chết cũng không nghĩ ra nguyên nhân thất bại ở đâu. Nhưng Lương Tiêu thì khác, vốn là đại hành gia về trận pháp, lại từng theo học Lan Á về toán thuật hải ngoại, nay gặp một trận pháp bắt nguồn từ Thiên Trúc, tuy khác với trận pháp của trung nguyên nhưng lại rất phù hợp với hệ thống toán thuật xứ ngoài ấy, gã thoáng nhìn là đủ hiểu tính chất, xác định ngay được yếu lĩnh khắc chế. Nhụy hoa bị tấn công, trận pháp bắt đầu có dấu hiệu rối loạn. Long Nha liền nhún chân nhảy tới gần Lương Tiêu, xuất một chiêu Đồ diệt thần chưởng. Lương Tiêu chắn tay đỡ. Sau mấy chiêu, Lương Tiêu vẫn chiếm giữ nhụy hoa. Long Nha dốc toàn lực cũng không ép nổi gã rời vị trí, ngược lại còn bị Lương Tiêu biến thành trung gian dẫn động một cánh sen đánh vào tám cánh khác. Sư Tầm lo cuống, biết rõ tà nếu Lương Tiêu chiếm được nhụy sen, điều khiển chín cánh hoa thì Liên hoa phục ma trận sẽ tự đánh phá lẫn nhau, không cần kẻ địch tiêu diệt cũng tan vở. Lão đành bất chấp thân phận, chạy vào liên thủ với Long Nha đầy Lương Tiêu ra khỏi vị trí nhụy sen. Kể về lễ Phật luận đạo, hai người này chỉ vào loại tầm tầm, nhưng kể về võ công thi thuộc hạng nhất lưu cao thủ trong phái Mặt tông. Lương Tiêu có thể ứng phó được một trong hai, nhưng cùng lúc chống đỡ màn giáp kích của cả đôi thì hơi quá sức. Chưa tới mười chiêu, tương quan đã có phần chênh lệch, Lương Tiêu bắt đầu lao đao. Đấu thêm hai chiêu nữa, gã chợt vỗ một chưởng vào mặt Long Nha lão liền xòe tay chặn đỡ. Tay hai bên vừa chạm nhau, một thứ hấp lực bỗng toát ra từ chưởng tâm Lương Tiêu. Long Nha không kịp thu tay về nên bị hút dính luôn. Thứ hấp lực này chính là Hãm không lực thuộc Lục đại kỳ kình, lấy ý từ đáy biển sâu diệu vợi, đủ sức dìm lấp vạn vật, Long Nha thầm than khốn khổ, đang định vận công giằng ra, Lương Tiêu lại sử Oa toàn kỉnh, xoay mạnh cánh tay phải khiến hắn hẫng bộ tấn, lăng mạnh người vào Sư Tầm. Lão lạt ma béo giật mình, dịch về mé hữu tránh Long Nha, đoạn huy chưởng vỗ lên ngực trái Lương Tiêu. Gã trẻ tuổi cười nhạt, phóng chưởng trái đón rồi hút luôn cả Sư Tầm. Hai sư huynh đệ cả mừng, đồng vận nội lực tấn công Lương Tiêu, cùng chắc mẩm: "Bọn ta hợp sức, có lẽ đâu không ép được ngươi dẹp lép!". Cảm thấy hai luồng nội lực ùn ùn đổ vào mình, một là Viên mãn tâm tủy chí dương chí đại, một là Phật mẫu thần công chí âm chí nhu, Lương Tiêu lập tức vận tâm pháp Ấm dương lưu để kình lực chứa đủ hai dòng nóng lạnh rồi đầy suốt xuống lòng bàn tay, đón hai luồng nội lực vào kinh mạch, đoạn xoáy chuyển cho Lão âm sinh Thiếu dương Lão dương sinh Thiếu âm, sau đó xả Viên mãn tấm tủy sang phía Sư Tầm, còn Phật mẫu thần công đổ sang phía Long Nha. Hai lạt ma hoảng hồn, vội vã vận công chống cự, nội kình của người này mạnh thêm bao nhiêu thì người kia bị công kích nặng nề bấy nhiêu. Nhưng trong lúc khẩn cấp chỉ cầu thoát thân, họ cứ gồng mình vận đủ mười thành công lực. Thế là, bộ mặt dăn deo của Long Nha đỏ lừ nhu gả chọi, toát ra hơi nóng cuồn cuộn, còn đôi má xề xệ của Sư Tầm thì trắng bệch, lởn vởn khí xanh, hơi lạnh tỏa khắp mình. Ba người đứng im không nhúc nhích, bọn lạt ma những tưởng Long Nha và Sư Tầm đã khống chế được Lương Tiêu, một tên muốn lập công, bèn nhảy xồ ra, vung quyền giã vào lưng gã. Lương Tiêu hoán chuyển âm dương chẳng mất bao nhiêu công sức, trong người hiện đang sẵn dư lực, nghe tiếng gió liền vận Oa toàn kình, đảo chân xoay một vòng. Long Nha, Sư Tầm đã kiệt sức vì khổ chiến nội lực với nhau, không kháng cự nổi liền bị lôi bật theo Lương Tiêu. Tấm thân phì nộn của Sư Tâm va đánh bốp vào tên lạt ma lăng xăng nọ, hất hắn bay vù ra xa hơn một trượng, ngã chổng vó. Lương Tiêu thét vang, thi triển thần uy xoay mình vun vút, biến Long Nha và Sư Tầm thành hai món binh khí tuyệt luân, một món nóng sực như lửa, một món lạnh giá như băng, phóng tới đâu thì băng và lửa áp đảo tới đó. Lương Tiêu tung hoành một hồi, Liên hoa phục ma trận đã thất điên bát đảo, không ra hình thù gì nứa. Trong khi đó Hoa Sinh bị ba bốn mươi lạt ma chặn cứng ở một bên. Những lạt ma này đều là cao thủ Mặt tông, chẳng mấy chốc Hoa Sinh thân cô thế cô đã phải rút lui, dần dà áp lưng vào cột cờ, Vòng vây khép lại lừ từ, toàn những bộ mặt dữ tợn hung ác, Hoa Sinh sợ cuống, thình lình lộn nhào ôm luôn lấy cột cờ, thoăn thoắt leo lên. Có hai lạt ma đuổi theo bắt, nhưng bị chú đạp ngã dúi xuống cả. Hoa Sinh quyết chí chạy trốn nôn leo rất nhanh, lúc dừng lại thì đã cách xa mặt đất những hai mươi trượng, người ngợm bên dưới nhỏ tí như đàn kiến bâu xâu, chú nhìn mà chóng mặt, sợ hãi vì mình leo cao quá. Lương Tiêu dùng Long Nha và Sư Tầm làm binh khí, thoạt tiên hết sức thuận lợi, nhưng đầu sao sức lực gã cũng có hạn, lâu dần chân khí tiêu hao, cử động chậm chạp dần. Bọn lạt ma thì cứ lớp trước ngã xuống, lớp sau ùn lên, tinh thần dũng mãnh không hề giảm sút, Lương Tiêu biết rõ cứ kéo dài tình thế này thì chỉ thua chứ không tài nào thắng nổi, bèn ngó quanh quất tìm trợ thủ. Nhìn mãi mới phát hiện chú tiểu đã bám chót vót chỗ chạc gài cờ, tóc áo tung bay xem chừng tiêu dao lắm, gã giận điên người, quát ầm lên: - Đồ sư trọc xấu xa, mau xuống đây, ta không đỡ nổi nữa rồi! Hoa Sinh ngó xuống bên dưới, thấy địch nhân chen chúc dày đặc, đùn đầy qua lại kìn kìn như nước triều, chứ đậm ngần ngại, cuối cùng quyết định nơi này vẫn là yền ổn nhất. Đang lúc nghĩ cách tương trợ Lương Tiêu, chú bỗng mót tiểu, thế là một tia sáng lóe lên trong óc: - Lương Tiêu, xem mỗ giúp ngươi đây! Chú lần tay tháo dải rút, chả khách sáo gì, thoải mái xả luôn một vòi khai nồng xuống sân. Bọn lạt ma quanh chần cột cờ đang ngửa mặt mạ lị, chợt thấy mưa bắn túa xuống như vãi hạt, vài kẻ không kịp ngậm mồm nên nuốt trúng mấy giọt vừa mặn vừa khai, bèn mở mắt nhìn kỹ, bất giác cùng nhảy lên đùng đùng như động đất, chửi bới ầm ĩ, không buồn cần nhắc gì nữa, vung ngay Kim cương chừ chặt lia lịa vào thân cột cờ. Cái cột kêu răng rắc, mau chóng bị đốn ngã, đổ về hướng bắc. Hoa Sinh sợ tái mặt, ôm cột cờ trượt dần xuống, vừa trượt vừa gọi: - Lương Tiêu, cứu mỗ! Lương Tiêu, cứu mỗ! Lương Tiêu thầm chửi rủa thậm tệ, đành ngừng thi triển Hãm không lực. Long Nha và Sư Tầm đã mệt lử cò bcr, mất đã lăn lông lốc về hai phía, cùng bò đậy nhắm mắt điều tức. Lương Tiêu rảo bước xuyên qua đám đông, chạy tới bên dưới cột cờ, búng mình phóng ngược một chưởng đánh trúng thân cột. Cột cờ đổ chậm hơn, Hoa Sinh nhân đó lật mình đáp xuống, mặt mày xám xanh, ruột gan vẫn nhộn nhạo, ngó lại thì thấy Lương Tiêu đang nhắm mắt đứng im, hai tay run bần bật. Chẳng là gã giao đấu quá lâu, nội lực tiêu hao gần hết lại phải gắng sức chặn đã đổ của cột cờ kềnh càng, thành thử phủ tạng bị chấn động mạnh, Chú tiểu chột dạ hỏi: - Ngươi làm sao thế? Lương Tiêu khàn khàn đáp: - Ta nguy rồi, ngươi... chặn địch đi. Bấy giờ bọn lạt ma lại ùn ùn từ bốn phía đổ về, chú tiểu không kịp nghĩ nhiều, bèn cúi xuống nắm chót cột cờ, vận đủ mười thành Đại Kim cương thần lực quay mình lăng tròn, chỉ nửa vòng đã quét ngã bảy tám tên, đến khi quét đủ một vòng thì dưới đất đã có hơn hai mươi tên bị gạt ngã. Bọn lạt ma la ở inh tai, tản rộng ra bốn phía. Lòng tự tin trở lại, Hoa Sinh bèn nắm đoạn giữa cột xoay ngang ra, tư thế như cầm thương cưỡi ngựa đánh dẹp ngàn quân chốn sa trường. Bọn lạt ma qua cơn kinh hãi lại thét vang, nhao nhao nhảy xổ vào, Hoa Sinh quyết bảo vệ Lương Tiêu, cặp mắt trợn tròn, múa thân cột như vũ bão, ngang đầy dọc hất, trên dưới tung bay, tung chiêu dữ dội đến nỗi bọn lạt ma chỉ chạy lờn vờn ngoài phạm vi cột cờ, không tên nào dám bén mảng lại gần. Lương Tiêu điều tức hồi lâu, khí cơ dần dần bình phục, liền mở mắt ra nhìn, trông thấy Hoa Sinh vũ động cột cờ như giông bão thì vui mừng nói: - Tiểu hòa thượng bản lĩnh lắm. - Không chậm trễ, gã phóng lên thân cột, quát - Hất ta lên! Hoa Sinh hiểu ý, liền xoay mạnh cột cờ quét ngang đám người, hướng một đầu về phía cửa điện thờ mé bên. Lương Tiêu hú dài, thuận đã lắc mình chạy tớỉ đầu cột cờ, búng chân phi vút vào chái điện. Một luồng khí nóng tạt thẳng vào mặt Lương Tiêu ngay khi chân gã vừa chạm bậu cửa. Giữa điện treo một cái vạc đại bằng đồng đựng đầy nước sôi ùng ục, bên dưới củi đang cháy đượm. Bên kia vạc đồng có một lạt ma đang ngồi ngay ngắn, mình bận áo vàng để trần vai phải, đứng thị hầu sau lưng y là một lạt ma áo đỏ, chính là Đảm Ba tôn giả mà Lương Tiêu đã từng gập ở Lâm An. Triệu Bính ngồi bên chân Đảm Ba, tứ chi cứng đơ, riêng đôi mắt vẫn còn linh động, nó trào lệ khi nhìn thấy Lương Tiêu. "Kẻ áo vàng này hẳn là Bát Tư Ba", Lương Tiêu tự nhủ và đưa mắt ngó nghiêng hai bên, không thấy bóng dáng Hiểu Sương đâu, gã phập phòng lo sợ. Lạt ma áo vàng bỗng mở bừng mắt, cao giọng nói: - Mời đàn việt ngồi! - rồi nhấc một tấm bổ đoàn, hất tay ném. Tấm bổ đoàn đến cách Lương Tiêu chừng một thước thì xoay khẽ rồi hạ xuống, ngay ngắn nằm đúng bên chân gã. Động tác ném hết sức chính xác. Lương Tiêu thầm khâm phục, ngồi xuống xếp bằng, ngắm nghía kỹ càng vị Đế sư đương triều. Da y trắng mát, đường nét thanh tú, khuôn mặt đầy đặn tươi nhuận trông giống thư sinh hơn là một cao tăng tài phép thần thông, Lương Tiêu hỏi: - Còn ai nữa chăng? Bát Tư Ba mỉm cười: - Ở đây chỉ có bốn chúng ta, còn ai nữa là sao? Lương Tiêu trợn mắt, sắp sửa nổi nóng thì Bát Tư Ba nhướng đôi mày kiếm, ôn tồn nhận xét: - Thiện tai, thiện tai! Tâm trí đàn việt rối loạn quá. Lương Tiêu choáng người: "Phải, đại địch trước mặt, ta không thể đổ mình mất bình tĩnh". Gắng nén cơn nộ hỏa, gã nói: - Đi thẳng vào việc vậy. Ta muốn mang đứa bé kia về. Bát Tư Ba chắp tay: - Thẳng thắn lắm. Nhưng chúng ta phải đấu một trận đã. Nếu thắng mỗ gia, ngươi được quyền quyết định về đứa bé. Lương Tiêu hỏi: - Đấu thế nào? Bát Tư Ba mỉm cười: - Trước hết, cho phép mỗ gia kể một câu chuyện. Lương Tiêu chẳng hiểu đối phương định giở trò gì, trầm ngâm một thoáng rồi quyết định cứ bình tĩnh xem điỗn biến ra sao, bèn gật đầu đáp: - Xin mời. Bát Tư Ba bắt đầu kể: - Ngày xưa ở Thiên Trúc, có một vị quốc vương nằm mộng gặp hươu chúa ngũ sắc. Thấy nó đẹp đẽ, Quốc vương yêu thích vô cùng, bèn yết bảng khắp nước truy tìm... Trong lúc kể, hai tay Bát Tư Ba kết thành các thủ ấn khác nhau, lúc như hoa sen, lúc như kiếm báu, thoắt vuông thoắt tròn hết sức nhịp nhàng tự nhiên. Cùng với cử dộng của đôi tay y, hơi nước trắng mờ trên vạc đồng dần dần tụ hình một con hươu cái, ngửa cổ duỗi chân, nhảy nhót linh hoạt. Lương Tiêu phát khicp, nghĩ bụng: "Dùng nội lực uốn nắn hơi nước, khiến nó thành hình không phải là khó. Nhưng đổ nó sống động như thật thế thì chẳng de chút nào. Cách kết ấn này phải chăng là Đại thủ ấn thần thông của Mặt tông?". Bát Tư Ba vẫn đều đều kể: - Một hôm, nông dân phát hiện ra dấu tích của con hươu chúa, bèn bẩm báo quốc vương. Ngài hoan hỉ lắm, bèn phát binh bủa vây. Lúc này bên cạnh hươu chúa có hai con hươu con. Hươu chúa đoán chừng không thể thoát nạn, bèn quỳ tâu quốc vương rằng: "Mệnh tôi bất hạnh, rơi vào tay đại vương, bị ngài lột da ăn thịt, cạo xương hút tủy cùng không dám oán. Nhưng mong đại vương từ bi tha cho tính mạng con tôi", Quốc vương vui vẻ đáp ứng, nào ngờ hai con hươu con khóc nói: "Mất mẹ thì làm sao chúng con sống nổi. Tiếc nỗi tuổi cỏn thơ bé, không thể đánh đổi tính mạng để cứu mẹ, chỉ mong được đồng tử đồng sinh, quyết không lay lắt đời thừa tạm bợ", rồi chúng thiết tha xin chịu nạn cùng mẹ. Quốc vương thở dài: "Hươu còn như thế, huống hồ là người?", bèn thả hươu chúa, thanh thản trở về. Phối hợp với câu chuyện của Bát Tư Ba, hơi nước tụ tán ghép tách, biến hóa vô vàn hình người hình thú, hoặc to hoặc nhỏ, lúc chạy lúc đi, trỏng còn sinh động hơn rối bóng nhiều lần, mãi cho đến khi quốc vương thả con hươu, các ảo ảnh từ hơi nước mới tan loãng, trở lại mông tung hỗn độn như ban dầu. Lương Tiêu tuy không biết truyện ngụ ngôn trên bắt nguồn từ kinh Phật, nhưng hiểu rất rõ hằm ý của Bát Tư Ba: "Lạt ma này định ra uy, muốn ta bắt chước con hươu cái kia cúi đầu chịu thua đây mà". Im lặng một lát, gã cười: - Đưực rồi, để đáp lại, ta cũng xin kể một câu chuyện về hươu. Bát Tư Ba không giấu được ngạc nhiên: - Đàn việt cũng kể chuyện hươu? Bát Tư Ba xin rửa tai lắng nghe. Lương Tiêu chậm rãi kể: - Ngày xưa, có một con hươu đực sống trên dãy núi kia, khát thì cúi uống nước suối, đói thì ngẩng bứt quả rừng, cuộc sống rất tiêu dao khoái lạc. Trong lúc kể, gã vỗ nhẹ song chưởng, một chưởng dùng Hãm không lực hút vào bôn trong, một chưởng dùng Thao thiên kỉnh hóa chảy bên ngoài. Thao thiên kình cứng thuộc Lục đại kỳ kình, uy lực vô cùng to lớn, nếu được thi triển đủ mười thành thì thanh thế dữ dội như sóng lớn ngập trời. Hai luồng kỳ kình phối hợp với nhau, một phóng một thu, tạo thành Sinh diệt đạo trong Lục đại kỳ kình, sóng cuồn cuộn mây tan loãng, khí trắng ngưng tụ thành hình, đáng vóc như con hươu đực tung tăng nhảy nhót. Bát Tư Ba ngỡ ngàng tán thưởng: - Chưởng pháp tuyệt quá! Lương Tiêu kể tiếp: - Một ngày kia, hươu đực đến bên suối uống nước. Một con sói già bỗng từ bụi cỏ nhảy ra, lao vào ãn thịt nó. Sói già thọt chân, chưa kịp rờí đi lại gặp một con hổ dữ. Con sói sức yếu, biến thành môi ngon trong nanh vuốt hổ. Con hổ no nê mãn ý, quay về hang ổ, nào hay nửa đường gặp một gã thợ săn thiện nghộ. Hắn dùng tên tầm thuốc và đinh ba sắt giết chết con hổ, rồi hân hoan vác nó về nhà. Rủi thay đường núi gồ ghề hiểm trở, thợ săn trượt chân lăn xuống vực, cả người và hổ đều tan thây. Hai thi thể bị sâu bọ đục khoét, không lâu sau chỉ còn trơ xương cốt. Sâu bọ sởm sinh chiều chết, nhuyễn thân giáp xác đều mục nát, thấm vào lòng đất, thành chất dinh dưỡng vun cây cối sinh trưởng. Đến ngày cây khai hoa kết quả, một con hươu đực lại tìm tới ăn... Theo sự dẫn động của chưởng lực, hơi nước trên vạc lần lượt biến hình sói già, hổ đói, thợ săn, cỏ cây, côn trùng sâu bọ, tuần tự biểu diễn một vòng luân hồi sinh tử. Mãi cho đến khi con hươu đực xuất hiện trở lại thì Lương Tiêu mới phẩy tan khói mây, kết luận: - Vì vậy, hôm nay Đế sư săn được hổ, nhưng biết đâu mai sau lại biến thành hươu để bị săn. Lẽ trời tuần hoàn, báo ứng không bao giờ sai trật. Bát Tư Ba lim dim mắt hồi lâu, chợt thốt: - Ngụ ngôn hay đấy, - rồi mỉm cười, cong ngón tay gọi Đâm Ba. Đảm Ba vâng lời tiến tới gần. Bát Tư Ba điềm đạm hỏi: - Đại thủ ấn có tổng cộng bao nhiêu ấn pháp? Đảm Ba cung kính đáp: - Đại thủ ấn gồm bốn mươi chín thủ ấn lớn, một thủ ấn lớn gồm bốn mươi chín thủ ấn vừa, một thủ ấn vừa gồm bốn mươi chín thủ ấn nhỏ, nhân lên ta được mười một vạn bảy nghìn sáu trăm bốn mươi chín ấn pháp. Bát Tư Ba nói: - Thiện tai! Tu tập đến nay, con đã lưyện được bao nhiêu loại ấn pháp rồi? Đảm Ba đáp: - Đảm Ba ngu độn, chi mới luyện được ba nghìn. Bát Tư Ba thở dài: - Hồi mười lăm tuổi, sư phụ cũng đã luyện được ba nghìn. Đảm Ba hoảng hồn: - Sư tôn là kỳ tài trời sinh, thứ Đảm Ba làm sao sánh kịp. Bát Tư Ba lắc đầu: - Nhưng mười tám tuổi, sư phụ chỉ còn nhớ được ba trăm, tám năm tiếp theo thì chỉ còn nằm lòng ba mươi thủ ấn mà thôi... Đảm Ba chưng hửng: "Làm gì có chuyện học nhiều quên nhiều như thế nhỉ!". Tuy nghi hoặc đầy một bụng, hắn cũng không dám hỏi ra miệng. Bát Tư Ba lại nói: - Con thử đoán xem, đến nay sư phụ còn biết sử dụng bao nhiêu thủ ấn? Đảm Ba ngơ ngẩn hồi lâu, trán ướt mồ hôi, mãi mới cau mày chắp tay: - Thứ cho Đảm Ba ngu độn không đoán nổi. Bát Tư Ba vẫy nhẹ tay tới trước, đống lửa bên dưới cái vạc vẫn rần rật như cũ, nhưng đám hơi nước trên miệng vạc đã biến mất tăm. Bát Tư Ba thong thả nói: - Phật giáo có câu: muôn pháp về một. Bây giờ sư phụ chỉ cùn thông thạo một pháp thôi, chính là Bát Tư Ba ấn! Đảm Ba đờ mắt, ngớ ngẩn không hiểu. Lương Tiêu mỉm cười, cong ngón tay búng ra một luồng chỉ phong, xé rách màn chưởng lực đang bưng kín miệng vạc của Bát Tư Ba, luồng khí trắng dày đặc lại ngùn ngụt bốc lên. Bát Tư Ba vỗ nhẹ tả chưởng, bưng kín khe hở lại như cũ. Lương Tiêu liền sử Trích thủy lành thuộc Lục đại kỳ kình. Người đời có câu nước chảy đá mòn, Trích thủy kình dồn tụ toàn lực về một điểm, không cách gì lay chuyển nổi. Bát Tư Ca một tay vê ấn quyết, một tay ngăn chỉ lực của Lương Tiêu. Lương Tiêu cứ xuất thủ như nhả tên, chỉ lực càng lúc càng dày. Bát Tư Ba thẩy khó mà bưng kín miệng vạc được nữa, bèn tách song chưởng, hóa một con hươu đực trong làn hơi nước, cúi sừng húc về phía Lương Tiêu. Con hươu đực trông bề ngoài mỏng manh hư ảo, thực chất chứa đựng uy lực cực kỳ to lớn. Lương Tiêu lập tức biến chỉ thành chưởng, nắn hơi nước ra hình một con sói già, lao vào cắn xé con hươu đực. Bát Tư Ba múa tay tạo mãnh hổ vô sói già, Lương Tiêu liền nặn con gấu ngựa, thúc nó xông tới cào xé mãnh hổ. Bát Tư Ba tuyên Phật hiệu, tung hình giao long bay lượn trên không, uyển chuyển lao xuống, Lương Tiêu liền bắt chéo song chưởng, biến ra một cái kéo cắt ngang giữa mình giao long. Bát Tư Ba thấy gã chơi trò trẻ con như vậy, khẽ mỉm miệng cười, chắp song chưởng, hơi nước bỗng ngưng tụ, biến thành pho tượng của chính bản thân y ngồi xếp bằng chắp tay, râu mắt đều rõ rệt. Cái kéo vừa chạm vào hình người, liền tan ra. Đảm Ba theo dõi đến đây mới hiểu, buột miệng kêu lên: - Thiện tai, tuyệt quá! Muôn pháp về một thật chí lý! Bát Tư Ba ấn quả tuyệt vời! Lương Tiêu nghe câu đó, sực nhớ lại điều Hiểu Sương đã nói hôm ở trước mộ Triêu Vân: "Tất cả các pháp hữu vi đều là mộng, như hình bóng, như tia chớp, như giọt móc, chớ thọ chấp các ảo ảnh đó mà trở nên u mê mù quáng". Gã bỗng thấy lòng sáng bừng, liền buông song chưởng, mặc cho pho tượng hơi khói ấy là là bay đến gần mình, mỉm cười nói: - Bát Tư Ba ấn quá tầm thường, có đáng kể gì! Nghe Lương Tiêu miệt thị, Bát Tư Ba hơi tự ái, gắng điềm tĩnh hỏi: - Đàn việt còn cao chiêu gì chăng? Lương Tiêu lắc đầu. - Cao chiêu thì không, nhưng xin hỏi Đế sư: Muôn pháp về một, vậy một về đâu? Bát Tư Ba choáng váng mở to hai mắt, trân trân nhìn Lương Tiêu hồi lâu, cuối cùng cụp mắt thở dài: - Thiện tai, thiện tai! Mỗ gia thua rồi. Đảm Ba, con trả đứa trẻ cho hắn đi. Đảm Ba ngạc nhiên: - Bẩm thượng sư... Bát Tư Ba thở dài: - Đệ tử Phật môn lấy Phật pháp làm đầu, võ học chỉ là đường ngang ngõ tắt mà thôi. Phật pháp đã bại thì mỗ gia còn gì để nói đây! Đảm Ba đành đưa tay vỗ thông huyệt đạo cho Triệu Bính. Thằng bé nhảy cẫng lên, lao đến bên Lương Tiêu, reo mừng: - Thúc thúc! Lương Tiêu vội hỏi: - Sương di đâu? Mắt Triệu Bính vụt đỏ hoe: - Con không biết, khi tỉnh lại con đã ở đây rồi. Trực giác mách bảo Lương Tiêu rằng ai đó đang dàn xếp một âm mưu rắc rối quanh gã, nhưng chân tướng mờ mịt như đêm đen, chưa thể đoán định được mình bạch. Gã suy nghĩ rất lung, thình lỉnh tường thủng hoác một lỗ, Hoa Sinh mặt mày lem luốc lao vào, kêu oai oái: - Chúng nó toàn giờ trò hai đánh một, mỗ đấu không lại. Bấy giờ Long Nha, Sư Tầm cũng đuổi tới nơi. Mặt Long Nha trắng bệch, môi Sư Tầm vẫn gắn nụ cười muôn thuở, chỉ khác là trán lão còn lởn vởn khí xanh, hiển nhiên chưa hồi phục hoàn toàn. Lương Tiêu đứng dậy, thong thả nói: - Hoa Sinh, đệ dắt Bính nhi về trước đi! Chú tiểu thắc mắc: - Còn ngươi? - Ta sẽ về sau. Hoa Sinh xoa cái đầu trọc lốc: - Vậy mỗ về chỗ sư phụ đợi ngươi. Ngươi nhớ dắt Hiểu Sương về cùng luôn. Lương Tiêu gật đầu: - Cái đó cố nhiên. Hoa Sinh thấy cử chỉ của gã ung dưng như thường thì rất yên tâm, bèn cười ha ha, xốc Triệu Bính chạy ra cổng chùa. Long Nha, Sư Tám đồng thời tung mình chắn đường. Lương Tiêu vụt phóng lên thét lớn, đầy song chưởng tấn công. Hai người đã từng khốn đốn dưới tay gã, nay khác nào chim trúng tên làn sợ cành cong, liền vội vàng dạt ra trước khi kình phong chạm tới. Hoa Sinh thừa cơ lao xuống sân, chạy ào đi mất. Bát Tư Ba thở dài: - Đàn việt đã lấy lại đứa bé, tại sao vẫn chưa đi? Lương Tiêu lạnh lùng nói: - Đế sư đãng trí quá, ngươi còn giữ một người, ta đi sao nổi? Bát Tư Ba nhướng mày: - À, người con gái đó phải không? Được, nếu đàn việt đủ kiên nhẫn, xin nghe mỗ gia kể tiếp một câu chuyện. Lương Tiêu tự nhủ: "Quả nhiên Hiểu Sương đang ở trong tay hắn. Hừ, để xem ngươi còn giở trò ma gì. Cùng lắm là chết cả, ta há sợ ư?". Tầm ý đã quyết, gã gật đầu: - Xin mời. Bát Tư Ba chậm rãi kể: - Ngày xưa, có một đứa trẻ xuất gia từ nhỏ, ít tuổi mà đã rất thông mình, kinh vãn chỉ lướt mắt một lần là thuộc, miệng lưỡi lại trơn tru lưu loát, không ngại biện luận với cao tăng. Lương Tiêu phì cười: - Chắc Đế sư kể chuyện mình chứ gì? Bát Tư Ba không phủ nhận, lại tiếp: - Năm đứa bé gần mười ba tuổi, đại quân Mông cổ kéo vào giày xéo Thổ Phồn. Nó và đệ đệ theo sư phụ đi gặp Đại hãn Mông cổ, cầu xin người đừng chiếm đóng quê hương. Nhưng Đại hãn Mông cổ không thèm đếm xỉa đến lời bọn họ, sư phụ của đứa bé bị bệnh rồi chết, còn mỗi đứa bé và đệ đệ của nó. May sao, Tứ vương gia, thân đệ của Đại hãn lại rất yêu mến tiểu lạt ma nọ, bèn lưu hai anh em nó lại trong trưởng. Tiểu lạt ma mất bao nhiêu công thuyết phục mới khiến được Tứ vương gia tin theo những lời giáo huấn của Phật tổ, không cho binh mã tiến vào Thổ Phồn nữa. Ngờ đâu thói đời chẳng thiếu phong ba, một hôm, có một lão lạt ma tìm đến phục vụ dưới trưởng Tứ vương gia. Lão thuộc một tông phái khác với tông phái của tiểu lạt ma, nhưng bản lĩnh cao cường, có tài luận thuyết. Lão sỉ nhục tiểu lạt ma, cho rằng nó xuất thân tà phái, dùng lời xiểm mị dụ hoặc công chúng. Tứ vương gia bán tín bán nghi, hạ lệnh cho tiểu lạt ma đấu phép với lão lạt ma, đồng thời còn giao hẹn nếu nó thắng thì người sẽ đuổi lão lạt ma, nếu nó bại thì cả hai huynh đệ sẽ bị xử tội chết. Tiểu lạt ma hồi ấy chưa đầy mười lăm tuổi, tu luyện chưa sâu, nhưng vì mạng sống nên cũng cắn răng khổ chiến. Trận đấu phép kéo dài suốt một canh giờ, tiểu lạt ma bị đối phương đồn đến góc lều, thất bại đã kể trước mắt... Y chợt ngừng lời, Lương Tiêu hỏi: - Sau đó thì sao? Anh mắt xa xăm như soi vào hồi ức, Bát Tư Ba buồn buồn thở dài: - Sau đó à? May thay trong số khách quan chiến có một chàng thanh niên tài ba, tuổi còn trẻ nhưng võ công rất cao cường. Bất bình với cảnh lão lạt ma ỷ lớn hiếp nhỏ, nhân lúc mọi người không để ỷ, chàng lén chạy ra ngoài trưởng, lặng lẽ đứng sau lưng tiểu lạt ma, truyền nội lực vào lưng nó qua lần vải bạt. Tiểu lạt ma được trợ giúp, vừa phản kích đã đánh bại lão lạt ma, không chỉ bảo toàn tính mệnh mà còn may mắn trở thành thượng sư của Tứ vương gia. Sau ngày đó, tiểu lạt ma âm thầm phát thệ, hễ có cơ hội, nhất định sẽ báo đáp vị ân nhân của mình. Lương Tiêu gật đầu: - Chàng thanh niên có lòng cứu khốn phò nguy, đúng là một trang hảo hán. Tuy vậy câu chuyện quá khứ của đại sư có liên quan gì đến sự việc hôm nay? - Liên quan đấy. Nếu vị ân nhân đó yêu cầu được giúp đỡ, mỗ gia có nên nhận lời không? Lương Tiêu trầm tư đáp: - Đại trượng phu ân oán phân mình, đâu thể hàm ơn mà không báo đền. - Đàn việt nói rất đúng, Bát Tư Ba tu hành nửa đời người, càng không thể học thói vô ơn. Đã vậy, xin đàn việt tiếp chiêu. Y chắp hai tay lại rồi tách nhanh ra, vẫy mạnh tới trước. Lương Tiêu chẳng hiểu tại sao, nhưng Bát Tư Ba ấn đang đổ ập xuống như vũ bão, gã đành giở Bích hải kinh đào chưởng ra đón đỡ. Hai người phát chưởng từ khoảng cách xa, mỗi lần chưởng phong chạm nhau, cả hai đều lui chừng một tấc. Chưởng lực càng lúc càng dày, tiếng gió rú rít đầy ngạt khoảng không. Kể như ngày thường, ai thắng ai bại còn chưa chắc, nhưng Lương Tiểu tử lúc vào chùa đã phải khổ chiến khá nhiều, khó tránh được mệt mỏi. Bát Tư Ba thì nghỉ ngơi đợi sẵn, tinh lực sung mãn. Chỉ lát sau, trên đỉnh đầu Lương Tiêu đã nghi ngút hơi trắng, vừa dày vừa nặng bốc thẳng-lên như cây cột. Ba người kia thấy Bát Tư Ba đã nắm chắc phần thắng trong tay thì nhìn nhau mỉm cười. Lại thêm hai chiêu nữa, Lương Tiêu thét to một tiếng, vận Thao thiên kình quét trúng đống lửa dưới vạc đồng, tàn lửa bắn tung tóe, hất về phía Bát Tư Ba. Vị Đế sư quạt chưởng đánh bạt đi, chuẩn bị phản kích, Lương Tiêu liền nhồi Oa toàn kình vào tay áo rộng, quất chiếc vạc đồng. Chiếc vạc xoay lục cục, bỗng bật lên không, luồng nước sôi phụt ra, hệt như một con rồng, bắn về chỗ Bát Tư Ba. Bát Tư Ba vội vàng thu thế cản làn nước sôi. Lương Tiêu chiếm được tiên cơ, liền phóng chưởng lực liên miên bất tuyệt, quấy cho củi lửa và nước sôi cùng cuồn cuộn đổ về phía Bát Tư Ba. Tuy bản lĩnh của Bát Tư Ba không phải tầm thường, nhưng màn thủy hỏa sục sôi này quả thật khó đỡ. Chỉ lát sau, đầu y đã bị nước sôi bắn trúng, chéo áo cũng bắt lửa, bắt đầu cháy bùng bùng. Đảm Ba tôn giả không bình chân như vại được nữa, bèn nhặt một hòn gạch xanh dưới đất ném véo vào cái vạc khiến nó bục một lỗ. Nước sôi chảy hết xuống, dập đống lửa tắt ngấm. Không làm thì thôi, đã làm phải làm cho trót, Long Nha, Sư Tầm cũng đồng thời xuất thủ. Nhưng cả bốn đều hổ thẹn, thầm biết hành động hợp kích này không xứng với thân phận mình, nên tuy đánh tập thể nhưng không xông lên một lượt, chỉ trấn giữ các góc khác nhau luân phiên xuất thủ, dùng tối xa luân chiến làm tiêu hao sinh lực Lương Tiêu. Chú thích: [1] Điện thờ Phật. [2] Chử là chảy. Kim cương chứ (hình vương trượng, gồm một hoặc nhiều mũi nhọn) là một pháp khí cứng rắn và mạnh mẽ, nằm trang số những biểu tượng quan trọng của Phật giáo. [3] Vũ diệu được biên soạn dưới thời nhà Nguyên, dành cho mười sáu vũ công, thoạt tiên chỉ biểu diễn trong cung đình, vẻ sau lan rộng ra nhiều lễ hội trong dân chúng, trong vũ điệu có lông tích truyện Thiên ma tìm cách mê hoặc Bổ tát. [4] Một pháp khí phổ biến trong Phật giáo Tạng truyện, gồm một cán cầm và một ông ngắn như cái trống, có thể xoay được, gắn bên trên, trong trống chứa bàn kinh văn Lục tự đại mình, mỗi lần xoay trống tương ứng với một lần niệm chân ngôn.